Câu 13: Trình bày mục tiêu, nội dung, động lực của CM XHCN.
Câu 13: Trình bày mục tiêu, nội dung, động lực của CM XHCN.
Trả lời:
1.Mục tiêu của CM XHCN:
Mục tiêu của CM XHCN là giải phóng XH, giải phóng con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của CM XHCN:
- Mục tiêu trong giai đoạn thứ nhất của CM XHCN là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai của CM XHCN là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân; và một khi xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.
2.Nội dung của CM XHCN:
CM XHCN là cuộc CM có nội dung toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
- Trên lĩnh vực chính trị:
Nội dung cơ bản của CM XHCN trên lĩnh vực chính trị là đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Muốn thực hiện được nội dung đó, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS phải dùng bạo lực CM đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp TS, như C.Mác – Ăng ghen nói: “Giai cấp VS mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”
Bước tiếp theo là giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rãi cho nhân dân, đảm bảo cho nhân dân lao động thực hiện đầy đủ quyền làm chủ về chính trị, tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân
- Trên lĩnh vực kinh tế
Việc giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là nhiệm vụ quan trọng bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của CM XHCN phải là phát triển kinh tế; nâng cao năng suất lao động và cả thiện đời sống nhân dân. Nên thực chất của CM XHCN là cuộc CM về kinh tế. Trong Điều lệ Quốc tế I, C.Mác viết: “Bất cứ cuộc CM chính trị nào cũng chỉ là thủ đoạn để giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế”. Trong Hệ tư tưởng Đức, ông nói: Xây dựng CN cộng sản về thực chất là xây dựng về kinh tế. Chỉ có giải phóng về kinh tế mới làm chủ được mặt tinh thần.
Nội dung của CM XHCN trên lĩnh vực kinh tế trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với TLSX. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư TBCN về TLSX, xác lập chế độ sở hữu XHCN về TLSX dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với TLSX. Sau đó phải cải tạo nền SX cũ, lạc hậu thành nền SX lớn XHCN có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân và tạo ra những cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Trên cơ sỡ đó, CNXH thực hiện nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
- Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
CM XHCN tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức và nội dung sinh hoạt tinh thần của XH theo hướng tiến bộ. Trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện việc tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại để thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Vì vậy, trong Tuyên ngôn của ĐCS, Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ: “ CM cộng sản CN là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”
Các nội dung trên diễn ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau đưa đến sự thành công của CM XHCN.
3.Động lực của CM XHCN:
CM XHCN với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức, bóc lột. Do vậy, nó thu hút sự tham gia của đông đảo giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động, tạo ra những động lực to lớn của CM.
Trước hết, đối với giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là ĐCS, là động lực cơ bản, quan trọng nhất, bở lẻ, giai cấp công nhân có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, SX ra nhiều của cải vật chất làm giài cho XH. Mặt khác, giai cấp công nhân đề ra mục tiêu giải phóng nhân dân lao động ra khỏi áp bức, bất công, nghèo nàn, lạc hậu đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, đi theo tạo thành sức mạnh tổng hợp. Hơn nữa, giai cấp công nhân với đường lối, chiến lược CM đúng đắn đã đưa CM từng bước đi đến thắng lợi. Do vậy, giai cấp công nhân và chính đảng của nó như là đầu tàu thúc đẩy cả con tàu CM chuyển động đi về đích. Nên thực tế lịch sử cho thấy, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sáng suốt thì CM đi lên. Nơi nào phong trào công nhân suy yếu, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sai lầm thì phong trào CM sẽ gặp khó khăn.
Thứ 2, dồi với giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là động lực quan trọng của CM XHCN vì giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, là lực lượng xã hội to lớn, đông đảo trong nhâ cư, có khả năng CM to lớn. Trong mỗi giai đoạn của CM, không thể thiếu vai trò của giai cấp nông dân.
Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi tập hợp được sức mạnh của giai cấp nông dân. Mác – Ăng ghen chỉ ra rằng: “CM VS ( theo nghĩa hẹp ) phải là bản đồng ca của 2 giai cấp : công nhân và nông dân. Trong các quốc gia còn tồn tại phổ biến là nông dân, nếu không có được bản đồng ca ấy thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành 1 bài ca ai điếu”.
Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời là lực lượng to lớn bảo vệ vững chắc thành quả của CM XHCN, là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh.
Thứ ba, đối với tầng lớp trí thức: trí thức đóng vai trò quan trọng trong CM XHCN, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Lenin đã từng khẳng định: “ Không có trí thức không thể có CNXH” vì rằng trí thức là những người có công lao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước; tham gia xây dựng đường lối của đảng, chính sách của nhà nước, đưa nó vào trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại phát triển thì vai trò động lực phát triển xã hội của trí thức lại càng cao. Tuy vậy, trí thức không bao giờ trở thành lực lượng lãnh đạo CM vì họ không đại biểu cho bất kì một phương thức SX nào; không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức phục vụ cho giai cấp nào thì mang ý thức của hệ giai cấp đó. Trí thức CNXH mang ý thức hệ của giai cấp công nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro