Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau 13

cau 13:xay dung dao duc moi theo ng.tac nao trog TTHCM?phan tich cac ng.tac

TRA LOI

3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức. Người để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy. Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "nói thì phải làm". Người còn làm nhiều hơn những điều Người nói, kể cả việc làm mà không nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. Đây là một bài học quý giá cho mỗi chúng ta muốn tìm hiểu những tầng sâu bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thì không chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói, mà phải khám phá những hành vi đạo đức của Người, nghiên cứu những bài nói, bài viết của bạn bè quốc tế, những học trò của Người.

Tại sao nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức?

Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt một cách rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất

là nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích không phải cho quần chúng nhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột.

Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. Sáu mươi năm qua, từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, nơi này, nơi khác, trên những mức độ khác nhau ở cán bộ, đảng viên ta vẫn còn tồn tại hiện tượng nói không đi đôi với làm. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới. Ngay từ tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói tới những kẻ "vác mặt làm quan cách mạng". Sau này, trong nhiều lần bàn tới việc cần tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh, Người chỉ rõ: "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng,

trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ"1.

Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông.Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm,

và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"2. Noi theo tấm gương của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh cũng đào tạo các thế hệ cách mạng người Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức cao cả.

Theo Hồ Chí Minh hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng "đạo làm gương". Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy chiếu khác nhau. ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Giai đoạn cách mạng nào cũng cần

có nhiều tấm gương. Tùy theo nhiệm vụ và tình hình cụ thể mà tấm gương đó được biểu hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu, lao động, học tập, cuộc sống đời thường trong

gia đình, ngoài xã hội... Việc bồi dưỡng, nêu gương "người tốt, việc tốt" là rất quan trọng và cần thiết, không được xem thường. Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều đó là "chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc". Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu

biểu.

b) Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo

đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những

lý do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"1. Mặt khác, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cuộc chiến đấu khổng lồ. Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường

có ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta; nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy; nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia.

Nhận thức như vậy để thấy rằng "đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng"2. Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình, không hiếu danh, không

kiêu ngạo, ít lòng tham muốn về vật chất, vị công vong tư...

Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam.

Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.

Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất nhiên, giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau. Đồng thời, phải chú ý tới hoàn cảnh, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng. Xa rời thực tiễn và khư khư giữ lấy những nội dung cũ khi thực tiễn đã vượt qua đều không phù hợp với quan điểm xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh.

Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm. Trước hết mỗi người và tổ chức phải có ý thức tự giác trau dồi đạo đức cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quý đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình

là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những

cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"1.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh cũng viết rõ điều này: Để chống lại những

gì đã cũ kỹ, hư hỏng và tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, cần phải động viên toàn dân,

tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn phát động phong trào quần chúng rộng rãi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đó là phong trào thi đua tăng

gia sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; cuộc vận động "3 xây, 3 chống": nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

c) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được những việc lớn khác như "trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân

của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công"2.

Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người"1. Vì vậy, Người đòi hỏi "gian nan rèn luyện mới thành công". "Kiên trì và nhẫn nại... Không nao núng tinh thần".

Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng,

mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có

ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh

so sánh: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ"2. Nếu không chú ý điều này, sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội

với nhân dân.

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tthcm