câu 1234
Câu 1 Vì sao có thể nói sự ra đời cảu triết học Mác là một tất yếu lịch sử? là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học?
1.Tính tất yếu lịch sử ra đời của triết học mác :
Triết học mác không phỉa là một sản phẩm có tính chủ quan đồng thời nó cũng ko phải từ trên rơi xuống. Triết học mác là sản phẩm tất yếu cảu lịch sử, nó ra đời do sự đòi hỏi của thực tiễn kinh tế - xã hội, nó có nguồn gốc lý luận và có tiền đề khoa học tự nhiên:
a) Điều kiện kinh tế - xã hội
Triết học Mác ra đời gắn liền với điều kiện khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Xã hội thế kỷ XIX cũng là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn ấy được biểu hiện thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp hết sức sôi động và quyết liệt ở châu Âu.
Trước tình hình trên, cần phải có một sự kiến giải mới về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Và tất yếu xuất hiện một học thuyết mới đó là học thuyết triết học khoa học, do Mác và Ăngghen đề xướng, sau này được Lênin phát triển.
b) Nguồn gốc lý luận:
Triết học mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có phâ phán toàn bộ những thành tựu tư tưởng của nhân loại sáng tạo ra ở thế kỷ XIX, đó là triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh và CNXH không tưởng Pháp- Anh.
c)Tiền đề khoa học tự nhiên
Tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác bao gồm những phát minh lớn nhất của nhân loại gồm: Học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa và định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng. Những phát minh này làm bộc lộ hạn chế chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để phát triền tư duy biện trứng và hình thành phép biện chứng duy vật.
KL: như vậy, triết học mác cũng như chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử. không những là sự phản ánh hiện thực xã hội, nhất là thực tiễn phong trào cách mạng giai cấp công nhn , mf còn lf sự phts triển loogic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
2. Sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt cuẩ cách mạng trong triết học:
Được thể hiện ở những đặc điểm sau:
a.C.Mác và Awngghen đã kế thừa một cách có phê phán thành tựu tư duye của nhaan loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết triệt để, không điều hòa với CNDT và phép siêu hình.
b.Với sự ra đời cảu triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi.Các triết học trước kia chỉ nhằm giải thích thế giới, còn triết học Mác không chỉ nhằm giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới phục vụ cuộc sống con người.
c.Triết học mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã có một vũ khí tinh thần để đấu tranh.
d.Triết học Mác chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi triết học là "khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học.
Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Leenin? Ý nghĩa của định nghĩa?
1. Định nghĩa vật chất của lênin
Trong tác phẩm "chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật phê phán" Lênin đã đưa ra đinh nghĩa về "vật chất" như sau: "vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác củ chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
2. Phân tích định nghĩa
Cách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.
Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề:
-Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại.
-Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan theo Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người". Trong đời sống xã hội, " vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là " thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được con người phản ánh".
Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay chưa nhận thức được.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất.
Với những nội dung cơ bản trên, phạm trù vật chất trong quan niệm của Lênin có ý nghĩa cô cùng to lớn.
3.Ý nghĩa của định nghĩa
Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức.
Chống thuyết "Bất khả tri" cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lênin khắng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới.
Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác (đó là quan điểm siêu hình máy móc, quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất).
Là thế giới quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển.
Câu 3.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
a)Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức:
_ Vật chất là cái có trước nó sinh ra ý thức. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức. Não người là một dạng vật chất có tổ chức cao , là cơ quan để phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
_Vật chất quyết định sự thay đổi của ý thức, một hiện tượng ý thức nào thay đổi xét cho cùng đều bắt nguồn từ nguyên nhan vật chất( VD: những sinh hoạt vật chất thay đổi sẽ làm thay đổi thói quen, tâm lý... thay đổi).
_Vật chất còn là điều kiện khách quan để hiện thực hóa ý thức tư tưởng.Những chủ chương, kế hoạc của con người chỉ được thực hiện trên những cơ sở vật chất nhất định.
b) Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, hơn nữa sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, sáng tạo và chủ động chú ko thụ động , máy móc, nguyên xi thế giới vật chất. Nên có thể tác động ngược trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
_ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người thông qua quá trình cải tạo vật chất.
_ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định có thể kìm hãm sự phát triển của con người trong quá trình cải tạo vật chất
_Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất đinh chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất. Và suy cho cùng, ở mức độ nào đó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất và phỉa thông qua hoạt động thưc tiễn của con người.
c)ý nghĩa phương pháp luận
- Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất sẽ: Củng cố lập trường thế giới quan duy vật biện chứng. Tránh đượ quan điểm duy tâm, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức. Tranh được quan điểm duy vật tầm thường cho rằng ý thức hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất. tháy được tính sáng tạo của ý thức.
- Từ mối quan hệ của ý thức và vật chát đòi hỏi: MỌi suy nghĩ và hành động cảu con người phải xuất phát từ thực tế khách quan tránh bệnh chủ quan duy ý chí. Đồng thời pahir không ngừng nâng cao tính năng động chủ quan.
Câu 4 : Trình bày nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển? Tại sao trong nhận thwucs và hoạt động thực tiễn ta phỉa có điểm toàn diện và quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể?
1.Nguyên lý mối liên hệ phổ biến:
a) Một số quan điểm về mối liên hệ phổ biến:
- Triết học duy tâm thừa nhạn sự tồn tại của mối liên hệ phổ biến, nhưng nguồn gốc của nó do tinh thần, thượng đế hay ý niệm tuyệt đối sinh ra
- Triết học siêu hình không thừa nhận sự tồn tại của mối liên hệ phổ biến, cho sự vật là tồn tại độc lập tách rời không có sự ràng buộc lẫn nhau.
-Triết học Mác-Lenin cho rằng thế giới có vô vàn các sự vật hiện tượng khác nhau nhưng chúng thống nhất với nhau ở tính vật chất nên tất yếu phải nằm trong mối liên hệ phổ biến. Vậy liên hệ là gì?
b) Khái niệm liên hệ:
Liên hệ là một phạm trù triết học, nói lên sự tác động, ràng buộc lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới.
b) Các tính chất của mối liên hệ
-Tính khách quan: Nghĩa là tính chất liên hệ là cái vốn có của sự vật hiện tượng nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Và chỉ có liên hệ tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhay thù sự vật mới tồn tai, vận động và phát triển được.
-Tính phổ biến: Nghĩa là liên hệ diễn ra ở tất cả cá lĩnh vực của thế giới: cả tự nhiên xã hội và tư duy. Không có sự vật hiện tượng tồn tại một cách biệt lập riêng rẽ, tách rời.
-Tính đa dạng: Thế giới có vô vàn sự vật hiện tượng do đó có vô vàn mối liên hệ. Nhưng mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự phát triển của chúng. Có thể chia một số loại liên hệ sau:
+ liên hệ trực tiếp - gián tiếp
+ liên hệ bên trong bên ngoài
+liên hệ bản chất không bản chất
+liên hệ tất nhiên ngẫu nhiên
2) Nguyên lý về sự phát triển
a) một số quan điểm
- Triết học siêu hình: -: Sự phát triển của vật chất chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về số lượng, không có sự thay đổi về chất nếu có chỉ diễn ra trong vòng tròn khép kín.
- Triết học duy tâm: sự phát triển của sự vạt là yếu tố tinh thần, ý niệm so sự sáng tạo của đấng tối cao.
-Triết học Mác Lenin cho rằng sự vật , hiện tượng không những có mối liên hệ hữu cơ với nhau mà còn luôn ở trạng thái vận động , biến ddoooir và phát triển một cách không ngừng. Vậy phát triển là gì:
b) Khái niệm phát triển
Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động theo một khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
c) các tính chất của phát triển:
- Tính khách quan: vì sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mau thuẫn bên trong của sự vật , hiện tượng quy định. Do đó, sự phát triển của sự vật mang tính tượng tự thân.
-Tính phổ biến: vận động, phát triển lf thuộc tính cố hữu của vật chất. Sự phát triển mang tính chất phổ biến dc thể hiện trong tự nhiên xã hội và tư duy.
-Tính đa dạng: Sự phát triển của tự nhiên khác với xã hội, mặt khác ở mỗi lĩnh vực sự phát triển cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
-Tính kế thừa:Cái mới bao giờ cũng phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ.
3)Từ hai nguyên lý trên đòi hỏi trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể.
a) Phải quán triệt quan điểm phát triển toàn diện
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro