Câu 11. Mạ crôm:
Câu 11. Mạ crôm: Crôm điện phân có độ cứng lớn (đến HB 1100), hệ số ma sát thấp và tính chống ăn mòn, chống rỉ cao vì vậy, mạ crôm được sử dụng để phục hồi các chi tiết quan trọng có độ mòn nhỏ để nhằm nâng cao độ chống mòn - rỉ, trang trí.
Quá trình mạ crôm được thực hiện từ dung dịch điện phân anhidrit crôm (150 ¸250g CrO3 trong 1 lít nước của axít crômic mạnh) sự điện phân được thực hiện với các dương cực chì không hòa tan. Chất lượng và tính chất của lớp mạ phụ thuộc vào nhiệt độ điện phân và mật độ dòng điện. Quá trình mạ đạt tối ưu khi mật độ dòng điện từ 10 ¸70 A/dm2. ở nhiệt độ 40 ¸600C và mật độ dòng điện 20 A/dm2 kết quả có lớp mạ sáng bóng,bề mặt có dạng mạng lưới rạn nứt. Nếu tăng nhiệt độ chất điện phân tiếp sẽ hình thành lớp mạ crôm dạng nhũ, không có vết rạn nứt, có độ dẻo cao nhất. Chiều dày lớp mạ crôm sau một giờ khi mật độ dòng điện bình thường là 15 ¸30 mK.
Mạ crôm dùng cho các chi tiết bằng thép, đồng, chì, nhôm và hợp kim nhôm. Mạ crôm có các hình thức mạ cứng, mạ xốp, mạ sữa và mạ hỗn hợp.
Mạ crôm xốp trong lớp crôm mạ có những lỗ xốp nâng cao rất nhiều khả năng chịu mài mòn của những cặp chi tiết làm việc trong các điều kiện bôi trơn không đủ.
Mạ crôm cứng dùng để nâng cao độ chịu mài mòn phục hồi kích thước các chi tiết bị mài mòn, tạo một lớp bảo vệ và trang trí cho chi tiết.
Mạ sữa có đặc điểm là độ xốp không cao, kết hợp với crôm cứng, lớp mạ sữa có tính chịu mài mòn và chống rỉ cao.
Mạ crôm dùng để phục hồi các chi tiết hoạt động thành cặp cũng như một số chi tiết của hệ thống nhiên liệu. Việc mạ crôm kim phun và plôngzơ có thể phục hồi kích thước của chúng để có thể sử dụng tiếp mà không cần thay thế.
Sau khi mạ crôm ta rửa sạch, đốt nóng tới 120 ¸1500C trong dầu nhờn để khử sạch hydro và mài cho đúng hình dạng hình học.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro