cau 11'
cau 11 :de xd con nguoi moi XHCN can fai thuc hien theo nhug tieu chuan dao duc nao trog tu tg HCM
TRA LOI
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
a) Trung với nước, hiếu với dân
"Trung" và "hiếu" vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ", phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với cha mẹ.
Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó
là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu.
Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một
cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Hồ Chí Minh đã lật ngược quan niệm đạo đức cũ, đạo đức Nho giáo, xây dựng đạo đức mới "như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời".
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề
ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh.
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người"1
Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ
bại, biến thành sâu mọt của dân.
Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ,
để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người vì mình" mà không biết "mình vì mọi người". Nó là một thứ giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Nó là bạn đồng minh của chủ nghĩa đế quốc và thói quen truyền thống
lạc hậu. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền... Tóm lại, "chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn
ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng
lợi - để ngóc đầu dậy". Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho một đảng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh viết: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"1. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu
tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo
lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của
tập thể thì không phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.
c) Thương yêu con người
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và
hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người
ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà.
Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ.
Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.
d) Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội
xã hội chủ nghĩa.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó
là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù,
bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản
đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân
thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro