Câu 10: trình bầy hiện tượng huyết khối và tắc mạch máu ở cá ? cho ví dụ
Câu 10: trình bầy hiện tượng huyết khối và tắc mạch máu ở cá ? cho ví dụ
a. Hiện tượng huyết khối
Định nghĩa: Là sự thành cục trong lòng bộ máy tuần hoàn của 1 cơ thể sống
Huyết khối có thể sinh ra ở động mạch, tỉnh mạch, ví mạch hoặc buồng tim. Có 2 loại
- Huyết khối lấp: Khi lấp hoàn toan lòng mạch hay buồn tim
- Huyết khối thành: Khi chỉ chỉ có 1 màng huyết khối bám vào thành mạch hoặc là nội tâm mạc
Hình thái: Dựa vào thành phần cấu tạo cục huyết có thể phân biệt các loại sau đây
- Cục Huyết khối đỏ (ít gặp): thường là khối đông lớn, gồm mạng lưới tơ huyết, chứa hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Cục huyết khối trắng ( thường gặp hơn): kích thước nhỏ, trong mờ, nhaayd và rất dính; bao gồm nhưng đám tiểu cầu lẫn với sợi tơ huyến và 1 it bạch cầu. Các tiểu cầu tự hủy nhanh, tạo thành 1 khối dạng hạt , ưa toan
- Cục huyết khối hỗn hợp: (Rất hay gặp) Gồm 3 phần
+ Đầu : Gồm những đám tiểu cầu gắng chặc vào thành mạch
+ Thân: Thẳng góc với thành mạch nếu là huyết khối lấp, song song với thành mạch nếu là huyết khối thành. Cấu tạo của than gồm những vạch trắng và vạch đỏ xen lẫn nhau. Vạch trắng gồm những đám tiểu cầu (còn gọi là vạch zahn), vạch đỏ do tơ huyết đông đặc
- Đuôi: là cục máu đông, máu đỏ thuần nhất, mảnh dẻ, ít dính, bơi lơ lửng trong lòng mạch, dễ bong dưới áp lực của dòng máu
Cơ chế: Có 3 yếu tố gây nên huyết khối
- Tổn thương nội mô: Là yếu tố mang tính chất quyết định. Nội mạc có cấu trúc mỏng manh, dễ bị bong ra hoặc sinh ra các kẻ nứt. Có nhiều nguyên nhân gây nên tổn thương: Độc tố vi khuẩn, phức hợp kháng nguyên - kháng thể, chứng thương, phẫu thuật...Hậu quả là tiểu cầu dính vòa nội mô đã bị tổn thương, khởi đầu cho sự hình thành huyết khối.
- Tăng tính đông máu: Bình thương có sự cân băng giữa yếu tố tạo đông máu và chống đông. Tình trạng tăng đông máu có thể do hoạt động quá mức của yếu tố tạo đông máu hoặc thiếu hụt các chất chống đông. Ví dụ : Ổ hoại tử, mô ung thư điều sinh ra yếu tố tạo đông máu. Các yếu tố khác gây ra tăng đông máu như:
+ Độ quánh của máu tăng sau chảy máu nhiều hoặc mất nước, Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn nặng, các bệnh miễn dịch thường kèm theo tăng fibrin, fibrinogen, polysaccharide, globulin, ... làm tăng khả năng kết dính tế bào máu
- Rối loạn huyết động học: Khi máu chảy chậm hoặc ứ đọng thì dễ gây huyết khối do: các tb máu gần nhau nên dễ kết dính, tiểu cầu, bạch cầu chạy sát thành mạch nên dễ bị tổn thương do thiếu oxy nên dễ gây hiện tượng bám dính
Nguyên nhân chèn ép tỉnh mạch, xuy thành tĩnh mạch, xuy tim, nằm bất động quá lâu
- Tiến triển:
+ Mô hóa : Thông thường cục huyết khối đc chuyển thành mô lien kết do mô bào và tb sợi non của lớp áo trong xâm nhập vào huyết khối. Các vi mạch máu mới được tái tạo. Cục huyêt khối lúc này mới đc gắng chặc vào thành mạch chuyển thành 1 mô lien kết - huyết quản. Cục huyết khối có thể ngấm calci tạo nên sợi tĩnh mạch
+ Nhuyễn hóa dạng mủ vô khuẩn: Thường xảy ra ở các huyết khối lớn, chứa nhiều bạch cầu, khi tự hủy ní giải phóng ra nhiều men làm tiêu lỏng tơ huyết
+ Nhuyễn hóa mủ nhiễm khuẩn
+ Di chuyển: cục huyết khối có thể tách rời một phần di chuyển theo dòng tuần hoàn, dừng lại 1 nơi khác gây nên tắc mạch do huyết khối
b. Tắc mạch máu
Định nghĩa: là hiện tượng máu nuôi dưỡng dị đột ngột lấp kín do dị vật khác đưa tới gây nhồi máu phủ tạng
Giải phẩu bệnh: Tổn thương giải phẩu bệnh của cơ quan phủ tạn bị tắc mạch là các loại nhồi máu: nhồi máu đỏ và nhồi máu trắng. Sự hình thành các ổ nhồi máu này phụ thuộc vào tính chất của vật tắc, tính chất của mô bị tắc giầu hay nghèo huyết quản phụ
Cơ chế: 99% cục nghẻn là cặn máu, 1% còn lại là do tb ối, tb K, giọt mỡ, không khí
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro