Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 10

CÂU 10: LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

I. Khái niệm, phân loại lãnh thổ

1. Khái niệm

- Lãnh thổ là toàn bộ trái đất: vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng long đất, khoảng không vũ trụ

2. Phân loại

a. Căn cứ vào chủ quyền

- Lãnh thổ QG có chủ quyền

- Lãnh thổ QG có quyền chủ quyền và quyền tài phán

- Lãnh thổ QG ko có chủ quyền

b. Căn cứ vào quy chế pháp lý

• Lãnh thổ QG

- nằm trong đường biên giới QG, hoàn toàn, tuyệt đối thuộc chủ quyền của QG đó

- Toàn vẹn và bất khả xâm phạm

- Lãnh thổ QG thuộc chủ quyền QT: Kênh Panama, Xuyê...

• Lãnh thổ QT

- Bộ phận lãnh thổ được sủ dụng chung cho cả cộng đồng QT như biển QT, vùng trời QT, vùng đáy biển QT...

- Ko có QG nào có chủ quyền hoặc quyền chủ quyền

- Tất cả các Ct đều có quyền bình đẳng sử dụng vào mục đích hòa bình, phát triển (cơ sở: nguyên tắc tự do biển cả; tụ do bay trong vùng trời QT...)

• Lãnh thổ QG được sử dụng QT

- là bộ phận của lãnh thổ QG mà quy chế pháp lý của chúng được QT hóa 1 phần nhằm phục vụ lợi ích của toàn thể cộng đồng QT.

+Kênh QT: Đường giao thông nhân tạo để nối 2 bộ phận của các vùng biển tự do

+Sông QT: là song nằm trên lãnh thổ của nhiều QG

Chế độ qua lại trên sông : do các nước ven sông quy định

Vấn đề sử dụng nguồn nước sông QT: các nước ven sông có quyền bình đẳng trong việc sử dụng nguồn nước

• Lãnh thổ QG có quyền chủ quyền

- Ko phải lãnh thổ QG, ko phải lãnh thổ QT

- Chỉ 1 bộ phận của các QG có biển (khoảng nằm giữa vùng biển QG và vùng biển QT)

+Thềm lục địa

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải

+ Vùng đặc quyền KT

- Các chủ thể khác cũng có quyền

- Áp dụng: LQT+LQG

• Lãnh thổ đặc thù

- Vùng nước quần đảo

- Eo biển QT

II. Lãnh thổ QG

1. Khái niệm

a. Định nghĩa:

- là 1 phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng long đất. thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt, tuyệt đối của QG. Lãnh thổ QG là toàn vẹn và bất khả xâm phạm

b.Cấu thành

* Vùng đất

- phụ thuộc vào vị trí địa lý của mỗi QG: lục địa, đảo, đất nằm trên các QG khác

>chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối

* Vùng nước

- nằm phía trong đường biên giới QG trên biển

+ Vùng nước nội thủy: giới hạn bởi bờ biển QG và đường cơ sở

>chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối (các QG khác phải xin phép)

+Vùng nước lãnh hải: giới hạn bởi đường cơ sở và đường biên giới QG trên biển

Bề rộng ko quá quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở

>chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

*Vùng trời: là khoảng ko gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước, đảo...

*Vùng lòng đất: Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của QG

Mặc nhiên công nhận vùng lòng đất kéo dài tới tận tâm TĐ

III. Tính chất chủ quyền đối với bộ phận cấu thành lãnh thổ

IV. Xác lập chủ quyền lãnh thổ

V. Biên giới QG

1. Khái niệm:

- Là ranh giới phân định lãnh thổ của QG này với QG khác hoặc với các vùng mà QG có chủ quyền trên biển

2. Bộ phận cấu thành

- Biên giới trên bộ: là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa...

- Biên giới trên biển: là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải với vùng biển tiếp liền mà QG có quyền chủ quyền hoặc phân định với nội thủy, lãnh hải của QG khác có bờ biển liền kề

- Biên giới trên ko và biên giới lòng đất: được thừa nhận chung dưới dạng tập quán QT trên sở sở biên giới trên bộ và trên biển

3. Xác định biên giới QG

a. Xác định biên giới trên bộ: Được xác định trên các ĐƯQT song phương và đa phương

- Hoạch định biên giới

+Hoạch định biên giới mới

+Sử dụng đường ranh giới đã có

- Phân giới và cắm mốc thực địa: Là giai đoạn ko thể bỏ qua, phải tiến hành ngay

+ Phương pháp cuốn chiếu

+Phương pháp phân giới xong mới thực hiện cắm mộc

+ Cắm mốc

Sau khi cắm mốc xong phải lập bản đồ về biên giới; Ký kết hoặc phê chuẩn Hiệp định về biên giới

b. Xác định biên giới QG trên biển: Do các QG ven bờ tự xác định hoặc do các QG hữu quan tự thỏa thuận xác đinh

- Là phân định vùng lãnh hải của QG với vùng biển tiếp liền mà QG có quyền chủ quyền

c. Biên giới trên ko và biên giới lòng đất:

4. So sánh đường biên giới trên bộ và đường bgiới trên biển

a. Giống nhau

- Đều là hàng rào pháp lý phân định chủ quyền lãnh thổ của QG với QG; QG với các vùng QG có quyền chủ quyền; QG với các vùng lãnh thổ QT...

b. Khác nhau

Tiêu chí Biên giới QG trên bộ Biên giới QG trên biển

Chức năng Phân định lãnh thổ 2 QG - Phân định lãnh thổ QG và lãnh

thổ có quy chế pháp lý khác.

- Trường hợp chồng lấn: phân định

lãnh thổ 2 QG.

Là biên giới hoàn toàn Là bgiới ko hoàn toàn (bgiới 1 nửa)

Cơ sở pháp

lý ĐƯQT song phương và đa phương Do các QG thỏa thuận hoặc các

QG ven bờ đơn phương xác đinh

Xác định Thỏa thuận, thương lượng qua

các giai đoạn: hoạch định,

phân giới và cắm mốc Hoạch định

5. Quy chế pháp lý biên giới QG

VI. Các vùng biển thuộc chủ quyền QG

1. Nội thủy

a. Khái niệm

- Khoản 1 Điều 8 công ước luật biển 1982

b. Chế độ pháp lý

- QG có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và đầy đủ

- Chế độ đi qua ko gây hại của tàu thuyền:

Mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền, phương tiện bay nước ngoài đều phải xin phép

+ Tàu thuyền TM: nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại

+ Tàu thuyền NN mục đích ko TN và Tàu thuyền QS: phải xin phép

- Khi có sự vi phạm, QG ven biển có quyền thực hiện tài phán DS

- Tàu NN dùng vào mục đích phi TM+tàu QS khi vi phạm: QG ven biển yêu cầu rời khỏi nội thủy và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của QG mà tàu mang cờ trừng trị

- Vi phạm HS và DS trên tàu : Luật áp dụng là luật QG mà tàu mang cờ. QG ven biển can thiệp khi:

+ HVVP do 1 người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện

+ Thuyền trưởng yêu cầu

+Hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh, trật tự của cảng

2. Lãnh hải

a. Khái niệm

- Là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của QG

- Chủ quyền QG ko phải là hoàn toàn tuyệt đối do thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài (ko áp dụng cho phương tiện bay)

- Chiều rộng ko quá quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là đường biên giới QG trên biển

b. Xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải

- Đường cơ sở thông thường:

+Địa hình bờ biển tương đối bằng phẳng, hầu như ko có đảo: Là mức nước thủy triều xuống thấp nhất

+QG ven bờ đơn phương xác định và công bố

+ Ưu điểm: phản ánh trung thực địa hình bờ biển của các QG000, hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của QG.

+ Nhược điểm: Khó áp dụng với vùng biển có địa hình khúc khuỷu, phức tạp

+Nguyên nhân áp dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất là muốn mở rộng vùng nước thuộc chủ quyền QG

- Đường cơ sở thẳng

+ Là hệ thống các đoạn thẳng nối những điểm nhô ra nhất của bờ biển và những điểm nhô ra nhất của các đảo ven bờ (phán quyết 1952 vụ ngư trường Anh - Nauy)

+ ĐK xác định đường cơ sở thẳng: Địa hình bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều đảo; Tồn tại 1 chuỗi đảo chạy dọc và nằm ngang sát ven bờ hoặc có ĐK thiên nhiên đặc biệt gây ra sự ko ổn định của bờ biển như sự hiện diện của châu thổ

+ Phương pháp kẻ: Hệ thống các đường cơ sở phải đi theo hướng chung của biển; Các vùng biển nằm bên trong đường cơ sở phải liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi như vùng nước nằm trên chế độ nội thủy; Điểm xuất phát ko được từ những bãi cạn nửa nổi nửa chìm (trừ khi có đèn biển hoặc các thiết bị thường xuyên nhô trên mặt nước...)

 1 QG đồng thời có thể sử dụng cả 2 phương pháp này

c. Quyền đi qua ko gây hại

- Là đi qua nhưng ko làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự, lợi ích của QG ven biển

- Tàu thuyền đi qua ko phải xin phép hoặc thông báo trước

- QG ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, phân chia các luồng giao thông

- Khi có sự VP, các QG ven biển có quyền đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình

d. Quyền tài phán trong lãnh hải

- Tàu QS và tàu NN dùng vào mục đích phi QS được miễn trừ tài phán HS và DS. Nhưng các QG mà tàu mang cờ phải có TN trước các VP này

- QG ven biển sẽ can thiệp khi:

+ Vi phạm đó mở rộng đến QG ven biển

+ Vụ vi phạm có tính chất đe dọa hòa bình, an ninh, trật tự của QG ven biển

+ Thuyền trưởng , viên chức ngoại giao, lãnh sự yêu cầu

+ Trấn áp buôn lậu ma túy, chất kích thích

- QG ven biển được bắt giữ,dự thẩm đối với tàu nước ngoài đi từ nội thủy ra lãnh hải. Nếu tàu đi từ cảng nước ngoài vào lãnh hải mà ko đi vào nội thủy thì Qg ven biển ko được can thiệp khi có VPHS.

- Quyền tài phán DS (Điều 28 công ước Luật biển): QG ven biển ko được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải dừng lại hay thay đổi lịch trình để thực hiện tài phán DS với 1 người trên tàu đó; Có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt hay đảm bảo DS khi tàu nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy đang đậu hoặc đang đi qua lãnh hải.

VII. Các vùng lãnh thổ QG có quyền chủ quyền và quyền tài phán

1. Vùng tiếp giáp lãnh hải

a. Khái niệm: là vùng nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải

- QG ven biển có thẩm quyền riêng biệt và hạn chế vơi tàu thuyền nước ngoài

b. Chế độ pháp lý

Trong vùng này, QG vừa có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn TNTN, sinh vật... như ở vùng đặc quyền KT, vừa có quyền thực hiện 2 chức năng ngăn ngừa và trừng trị những hành vi VPPL của QG ven biển đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư trên lãnh thổ or trong lãnh hải của mình.

- Rộng ko quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Là bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền KT. QG ven biển có thẩm quyền với khảo cổ, hiện vật có tính lịch sử nằm trên đáy biển của vùng này.

2. Vùng đặc quyền KT

a. Khái niệm:

- Là vùng nằm phía ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải . Chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

b. Chế độ pháp lý

- Là vùng biển đặc thù, QG ven biển có quyền:

+ Quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn TNTN, sinh vật...

+Quyền tài phán: Lắp đặt, sử dụng đảo nhân tạo, nghiên cứu KH biển, bảo vệ MT biển..

Ngoại lệ đối với TN sinh vật: Nếu tổng khối lượng cho phép đánh bắt lớn hơn khả năng khai thác của QG ven biển thì QG phải có NV cho phép các QG khác khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này (ưu tiên cho các QG ko có biển, địa lý bất lợi)

- Quyền tự do tất cả các QG đều có:

+ Tự do hàng hải

+ Tự do hàng ko

+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

3. Thềm lục địa

a. Thềm lục địa địa chất: là 1 bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm khoảng 22% bề mặt đại dương gồm 3 phần: thềm lục địa, dốc lục địa và bờ lục địa

b. Thềm lục địa pháp lý: gồm đáy biển và lòng đất đươi đáy biển

- Ranh giới phía trong: Đường biên giới biền

- Ranh giới phía ngoài: bờ ngoài của rìa lục địa

+ < 200 hải lý tính từ đường cơ sở: Xác định là 200 hải lý ~ vùng đặc quyền KT

+ > 200 hải lý: có 2 phương pháp xác định

• Phương pháp chân dốc lục địa: từ chân dốc lục địa kéo ra 60 hải lý

• Phương pháp bề dày lớp đá trầm tích: Khoảng cách từ điểm xác định phải = 1% từ điểm đó tới chân dốc lục địa. Ranh giới này ko được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m 1 khoảng cách ko quá 100 hải lý

c. Chế độ pháp lý

- QG ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác TNTN.

- Có đặc quyền cho phép khoan ở thềm lục địa bất kể vào mục đích gì

- Có các quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình thềm lục địa, nghiên cứu KH biển, bảo vệ MT biển...

- Các QG khác ko được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, phải tuân theo ĐK, quy định, sự thỏa thuận của QG đó

VIII. Lãnh thổ QG được sử dụng QT

1. Kênh đào QT

2. Sông QT

3. Eo biển QT

a. Khái niệm:

- là eo biển giữa 1 bộ phận của biển cả hoặc 1 vùng đặc quyền KT và 1 bộ phận khác của biển cả hoặc 1 vùng đặc quyền KT

b. Chế độ pháp lý

- Tàu thuyền và phương tiện bay được hưởng quyền quá cảnh. Quá cảnh là đi qua liên tục, nhanh chóng trên các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông do QG ven biển xác định

- Quyền quá cảnh của phương tiện bay lớn hơn tàu thuyền

- Các trường hợp ko được áp dụng quyền quá cảnh:

- NV của các tàu thuyền, phương tiện bay khi thực hiện quyền quá cảnh

- Các QG ven biển có quyền, NV

IX. Vùng lãnh thổ đặc thù

1. Vùng nước quần đảo ( chỉ có ở các QG quần đảo)

a. Khái niệm

- Là vùng biển nằm trong đường cơ sở quần đảo. Đường cơ sở quần đảo do QG quần đảo tự xác định, thường xác định theo phương pháp đường cơ sở thẳng. Được chọn làm tọa độ gốc để xác định các đường tiếp theo

- Chiều dài đường cơ sỏ từ 100 đến 125 hải lý

b. Chế độ pháp lý:

- Trong vùng nước quần đảo các QG khác được hưởng quyền đi qua vùng nước quần đảo

- QG quần đảo được xác định đường cơ sở 2: đường giới hạn vùng nước nội thủy, nằm trong đường cơ sở quần đảo. Trong vùng nội thủy, các tàu thuyền nước ngoài muốn qua lại phải xin phép

- Tàu thuyền nước ngoài vẫn có quyền đi qua ko gây hại trong vùng nước quần đảo

Phải tuân thủ các tuyến đường do QG quần đảo vạch sẵn > quyền đi qua vùng nước quần đảo. Nếu ko tuân thủ, chỉ được hưởng quyền đi qua ko gây hại

- Quyền đi qua vùng nước quần đảo ko thể bị đình chỉ (khác so với quyền đi qua ko gây hại)

- Quyền đi qua ko gây hại của lãnh hải và quyền đi qua vùng nước quần đảo cơ bản giống nhau. Khác ở chỗ: lãnh hải áp dụng cho cả tàu thuyền và phương tiện bay, quyền này có thể bị đình chỉ. Vùng nước quần đảo thì quyền này ko bị đình chỉ

- So sánh quy chế pháp lý của quần đảo với nội thủy, lãnh hải

+ Phía trong đường cơ sở của QG là nội thủy > Quy chế hoàn toàn, tuyệt đối

+ Phía tròn đường cơ sở của QG quần đảo là vùng nước quần đảo > Quy chế pháp lý như vùng lãnh hải của QG.

c. Phân biệt quyền đi qua vùng nước quần đảo của QG quần đảo (1) với quyền đi qua ko gây hại ở lãnh hải của QG có biển (2):

(1) (2)

Đối tượng

áp dụng Tàu thuyền thương mại, qsự,

tàu ngầm đi theo phương thức hàng

hải bình thường (tàu ngầm đi chìm) Tàu thuyền thương mại, quân sự,

tàu ngầm; tàu ngầm phải đi nổi và

treo cờ quốc tịch.

Quy chế

với phương

tiện bay Được bay ko gây hại Ko được

Đình chỉ

quyền của QG Ko được Được

d. So sánh đường cơ sở quần đảo (1) - đường cơ sở của QG có biển (2):

• Giống: về bản chất đều do các QG có biển xác định để xác định chiều rộng của các vùng biển tiếp theo (được chọn là tọa độ gốc để xác định).

• Khác:

(1) (2)

Phương pháp

xác định Thường bằng đường cơ sở thẳng = đường csở thông thường

or đường csở thẳng.

Chế độ pháp

lý - Ở vùng nước quần đảo trong đường

cơ sở quần đảo, tàu thuyền nước ngoài

được tự do qua lại.

- Ngoài đường csở qđảo còn có 1 đường csở

khác (đường giới hạn vùng nội thủy) x/đ ranh

giới bên trong của QG qđảo đó, trong vùng nội

thủy này, tàu thuyền nước ngoài qua lại

phải xin phép. Ở nội thủy trong đường cơ

sở, tàu thuyền nước ngoài

qua lại phải xin phép.

Chế độ qua

lại ko gây hại Áp dụng trong phạm vi giữa đường csở quần

đảo và ranh giới bên trong. Áp dụng từ đường csở trở

ra.

X. Lãnh thổ QT khác

1. Biển QT

- Ko nằm trong nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền KT, vùng nước quần đảo của QG

- Chế độ pháp lý:

+ Dựa trên ngtắc tự do biển cả. Quyền tự do biển cả gồm các quyền theo khoản 1 Điều 87 CƯ luật biển, quyền miễn trừ tài phán dành cho các tàu quân sự và các tàu thuyền của nhà nước ko dùng vào mục đích thương mại, các quyền cảnh sát trên biển, quyền truy đuổi...

+ CƯ luật biển còn qđ nghĩa vụ của các QG trấn áp việc buôn bán nô lệ, nạn cướp biển, việc buôn bán các chất ma túy và các chất kích thích, phát sóng ko được phép từ biển cả và nghĩa vụ giúp bất kỳ ai nguy khốn trên biển.

- Khi vị phạm trong vùng biển QT, nguyên tắc "luật cờ tàu" > con tàu mang cờ QG nào thì QG đó sẽ thực hiện quyền tài phán.

2. Vùng

- Là đáy biển + lòng đất dưới đáy biển, nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán của QG

- Chế độ pháp lý: Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của nhân loại, thể hiện:

+ Vùng và tài nguyên vùng ko phải là đối tượng của việc chiếm hữu.

+ Vùng được sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình.

+ Mọi h/đ trong vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người. Cơ quan quyền lực QT quản lý vùng và điều hòa lợi ích trên cơ sở công bằng, ko phân biệt đối xử sẽ trực tiếp tham gia khai thác.

3. Khoảng ko vũ trụ

- là khoảng ko gian nằm ngoài khoảng ko khí quyển và các hành tinh

- nguyên tắc tụ do và nghiên cứu sử dụng khoảng ko vũ trụ trên cơ sở có giới hạn

4. Vùng trời QT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: