cau 10-18
Câu 10 : đk thành tạo sk ven bờ biển hồ
Trả lời : sk ven bờ biển hồ được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng thủy chiều và dòng chảy ven bờ. Dưới tác dụng đó và các đk địa chất địa mạo khác nhau tạo ra các hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi cho việc tích tụ sk.
Phân biệt 3 kiểu bờ:
+bờ bào mòn: các sp phong hóa bị sóng biển và các tác động khac rửa trôi
bờ tích tụ : là nơi trầm đọng dần dần các vật liệu trầm tích. Trong các vật liệu đó có các kv nặng tạo thành sk ven bờ
+ bờ ổn định: là bờ có trầm đọng vl và trong quá trình đó trầm tích không ngừng được bổ sung pha trộn phân dị và chọn lọc lại vì thế bờ ổn định thuận lợi nhất cho hthanh sk ven bờ
Về địa mạo có thể chia ra các yêu tố cấu trúc của bờ ổn định ra các đơn vị và các đới sau
1. Phần sâu
2. Sườn chìm ven bờ
3. Sườn nổi ven bờ
4. Gờ biển
5. Bờ cao
Câu 11: điều kiện thành tạo sa khoáng ven bờ, hồ (lực mà sát của nước ở đáy, cường độ và tốc độ của sóng ở xa bờ và gần bờ, sa khoáng ven bờ thường tích tụ ở đâu? ảnh hường của sự hoạt động thủy triều, các dòng chảy ven bờ)
Trả lời: - Điều kiện thành tạo sa khoáng ven bờ, hồ:(lực mà sát của nước ở đáy, cường độ và tốc độ của sóngở xa bờ và gần bờ):
1/ Do lực ma sát của nướcởđáy cho nên tốc độ sóngở phía trên mạnh hơn phía dưới. Vì thế, lực tác dụng của sóng sẽ không đều nhau. Cường độ và tốc độ sóngở xa bờ và gần bờ cũng khác nhau. Vào gần bờ năng lượng của sóng tới hạn nhưng tốc độ của nước giảm dần và dừng lại.
2/ Do cường độ sóng khác nhau, các vật liệu bở rời sẽ được phân dị và tạo ra các tập trung sa khoáng . Sự phân dịđó là do tốc độ của nước xô vào bờ luôn luôn lớn hơn tốcđộ của nước chảy ra. Quá trìnhđó được lặpđi lặp lại nhiều lần tạođiều kiệnphân dị và hình thành các vỉa quặng sa khoáng.
Nơi sk ven bờ tích tụ:Các sa khoáng ven bờ thường tích tụ thành những dải, những luống ở đới hút chìm, nhưng đôi khi phân bố ở cả trong bờ nổi. Các luống đó thường mỏng dần về 2 phía và có thể kéo rất dài dọc bờ biển. Những vật liệu có thể được mang đi rất xa và tích đọng lại ở những hoàn cảnh địa mạo thuận lợi như những chỗ uốn cong của bờ, những nơi có bờ ổn định.
Ảnh hưởng của sự hoạt động thủy triều, các dòng chảy ven bờ:
+/ Sự hoạt động của thủy triều trong việc thành tạo sa khoáng ven bờ chưa được nghiên cứu đầyđủ. Có lẽ tự quá trìnhđó chưa chắc tọa thành mỏ sa khoáng. Nhưng cùng với sự hoạt động của sóng, nó có thể đóng vai trò nhấtđịnh trong quá trình tích tụ và chọn lọc trầm tích. Nước triều lên hay xuống làm đớiảnh hưởng của sóng thay đổi. Sự thay đổiđó làm cho vật liệu được phân dị lại và vùng phân dị được mở rộng thêm. Vì thế, thủy triều góp phần với tác động của sóng để tạo ra sa khoángở cả bờ chìm và bờ nổi
+/ Các dòng chảy ven bờ có tác dụng di chuyển vật liệu trầm tích dọc theo bờ. Nó có thể mang các vật liệu mảnh vỡ với tốc độ khá lớn, có khi hàng chục hay hàng trăm mét trong một ngàyđêm. Bản thân sự di chuyển sự di chuyển theo dòng chảy cũng tạo ra một quá trình phân dị chọn lọc vật liệu.Các quá trình thường có mối liên quan mật thiết với nhau.
Câu 12: điều kiện thành tạo sa khoáng do hoạt động của gió? (vẽ sơ đồ)
Trả lời:Điều kiện thành tạo sa khoáng do hoạt động của gió:
+ Tính chất cơ học để thành tạo sa khoáng do hoạt động của gió tương tự như của nước, nhưng do môi trường khác nhau nên chúng có đặcđiểm riêng, tùy thuộc tốc độ gió mà có thể mang được các vật liệu có kích thước và khối lượng khác nhau.
+ So với nước thì tác động vận chuyển mảnh võ của gió yếu hơn. Nếu cùng một tốc độ chuyển động như nhau thì kích thước hạt do gió mang đi nhỏ hơn hàng trăm lần những hạt do nước sông mang đi.
+ Sơ đồ hình thành sa khoáng do gió trong phầnđuôi của đụn cát.
(hình vẽ2.10 -giáo trình –tr 36):
+ Dưới tác dụng của gió, vật liệu chủ yếu được di chuyển dưới trạng thái kéo kết hợp lăn. Trong quá trìnhđóđã tạo thành các cồn cát, đụn cát, đống cát, luống cát. Do quá trình phân dị chọn lọc dưới tác động của gió, các phần tử nhỏ nhẹ được mang đi xa hơn, những hạt lớn và nặng hơn được tích tụ lạiở phầnđuôi củađụn cát để thành tạo các mỏ sa khoáng.
Câu 13: Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa? Trình bày pp nghiên cứu tính định hướng của vật liệu trầm tích?
- Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa: 21pp
1. Hình dạng khoáng vật trọng sa 2. Tính đa dạng của khoáng vật 3. Song tinh 4. Trọng lượng riêng ( tỷ trọng)
5. Màu sắc khoáng vật 6. Màu vết vạch 7. Độ trong suốt của khoáng vật. 8. Anhs và chiết suất của khoáng vật
9. Cát khai và vết vỡ 10. Đọ cứng của khoáng vật 11. Sự phát quang của khoáng vật 12. Từ tính của khoáng vật
13. Tính dẫn điện của khoáng vật 14. Tính phóng xạ 15. Nghiên cứu thành phần độ hạt của khoáng vật
16. Nghiên cứu thành phần thạch học 17. Hình dáng và độ mài tròn của mảnh vỡ 18. Tính định hướng của vật liệu trầm tích 19. Nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng 20. Nghiên cứu các khoáng vật đi cùng.
21. Tính tiêu hình của khoáng vật trong sa
- PP nghiên cứu tính định hướng của vật liệu trầm tích
+ Tính định hướng của vật liệu trầm tích xuất hiẹn do sự vận chuyển của các mảnh vỡ theo hướng nhất định như do tác dụng của dòng sông, suối, sóng biển, sự vận chuyển của băng, hướng gió thổi. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm kiếm các mỏ trọng sa.
+ Việc nghiên cứu tính định hướng của vật liệu có thể lập lại hướng vận chuyển của chúng trong các thung lũng sông khi có sự đổi dòng và có thể xác định được đường bờ cũ trong các sa khoáng biển.
+ Tính định hướng của vật liệu thể hiện rõ nhất ở các sa khoáng ven bờ biển: các mảnh vỡ thường có trục dài, song song với đường bờ và vuông góc vơí hướng chuyển động của sóng. Vì vậy trục dài của vật liệu luôn vạch rõ vị trí của đường bờ.
+Trong vật liệu bồi tích sông, tính định hướng của cuội phụ thuộc vào chế độ của dòng chảy cũng như vị trí của lớp phủ với tuyến trục của sông và tính chất của mảnh vỡ.
+Băng tích ở đáy và cuối dòng chiều dài mảnh vỡ nằm ngang so với hướng chuyển động của bằng. Ở các tầng cao hơn, trục dài của mảnh vỡ song song với hướng vận chuyển của băng.
+ Nghiên cứu tính định hướng của mảnh vỡ có thể tiến hành theo 2 pp:
1. Quan sát trực tiếp trên vết lọ hay trong công trình khai đào bằng địa bàn. PP này chỉ dùng với các vật liệu lớn như cuội sạn.
2. Có thể đo tính định hướng theo chiều thẳng đứng ở vách vết lộ hay từng công trình.
Câu 14: Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa? Ý nghĩa của các pp nghiên cứu thành phần độ hạt và nghiên cứu thành phần thạch học của khoáng vật?
- Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa
1. Hình dạng khoáng vật trọng sa 2. Tính đa dạng của khoáng vật 3. Song tinh 4. Trọng lượng riêng ( tỷ trọng)
5. Màu sắc khoáng vật 6. Màu vết vạch 7. Độ trong suốt của khoáng vật. 8. Anhs và chiết suất của khoáng vật
9. Cát khai và vết vỡ 10. Đọ cứng của khoáng vật 11. Sự phát quang của khoáng vật 12. Từ tính của khoáng vật
13. Tính dẫn điện của khoáng vật 14. Tính phóng xạ 15. Nghiên cứu thành phần độ hạt của khoáng vật
16. Nghiên cứu thành phần thạch học 17. Hình dáng và độ mài tròn của mảnh vỡ 18. Tính định hướng của vật liệu trầm tích
19. Nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng 20. Nghiên cứu các khoáng vật đi cùng. 21. Tính tiêu hình của khoáng vật trong sa
- Ý nghĩa của các pp nghiên cứu thành phần độ hạt
+ Thành phần độ hạt chỉ ra đièu kiện phá huỷ cơ học của môi trường, điều kiện trầm đọng và nơi xuất phát của vật liệu trầm tích. Từ đó giúp các nhà tìm kiếm giải thích nguồn gốc của trầm tích, hướng di chuyển của vật liệu.
+ Ngoài thực địa, việc xác định thành phần đột hạt giúp ta xác định pp lấy mẫu thích hợp, khối lượng các mẫu trong những điều kiện khác nhau.
+ Các vật liệu trầm tích được phân loại theo kích thước, từ đó có thể tính toán thành phần độ hạt theo phần trăm,tính chất phân bố và suy đoán môi trường, nguồn gốc trầm tích.
- Ý nghĩa của nghiên cứu thành phần thạch học của khoáng vật
+ Giải thích nguồn gốc và hướng mang tới của vật liệu. Từ đó có thể suy đoán nguồn đá gốc mang các khoáng vật có ích trong trầm tích bở rời.
+ Phân chia địa tầng của các trầm tích bở rời, suy đoán hoàn cảnh thành tạo và điều kiện tập trung của chúng.
+ Có thể phát hiện khoáng vật quặng hay đá quý trong trầm tích.
Câu 15: Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa? Trình bày pp nghiên cứu hình dáng và độ mài tròn của vật liệu trầm tích?
- Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa
1. Hình dạng khoáng vật trọng sa 2. Tính đa dạng của khoáng vật 3. Song tinh 4. Trọng lượng riêng ( tỷ trọng) 5. Màu sắc khoáng vật 6. Màu vết vạch 7. Độ trong suốt của khoáng vật.b 8. Anhs và chiết suất của khoáng vật 9. Cát khai và vết vỡ 10. Đọ cứng của khoáng vật 11. Sự phát quang của khoáng vật 12. Từ tính của khoáng vật 13. Tính dẫn điện của khoáng vật 14. Tính phóng xạ 15. Nghiên cứu thành phần độ hạt của khoáng vật 16. Nghiên cứu thành phần thạch học 17. Hình dáng và độ mài tròn của mảnh vỡ 18. Tính định hướng của vật liệu trầm tích 19. Nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng 20. Nghiên cứu các khoáng vật đi cùng. 21. Tính tiêu hình của khoáng vật trong sa
- pp nghiên cứu hình dáng và độ mài tròn của vật liệu trầm tích:
+ Căn cứ vào độ mài tròn và tính chất của hạt có thể xác định được phương hướng vận chuyển, xác định độ dài quãng đường đi được, thành phần của đá trong mảnh vỡ và nguồn gốc trầm tích.
+ Hình dáng của mảnh vỡ được xác định chủ yếu theo độ mài tròn của chúng. Để phân biệt định lượng, người ta đưa ra hệ số mài tròn K, được tính bẳng tỷ số giữa bán kính nhỏ nhất r và bán kính lớn nhất R của chúng.
+ A.A. Cukharenco tính hệ số mài tròn bằng tỷ số giữa bán kính nhỏ nhất ( S) và bán kính lớn nhất ( S0) của chúng.
+ Theo A.V. Khabarov, xác định hệ số mài tròn ước lượng mắt, có thể chia cuội thành 5 hạng theo độ mài tròn khác nhau:
1. Hạng O: độ mài tròn bằng 0
2. Hạng II: độ mài tròn 25%
3. Hạng III: độ mài tròn 50%
4. Hạng IV: độ mài tròn 75%
5. Hạng V: độ mài tròn 100%
+ Ngày nay người ta có thể dùng pp chụp ảnh. N.P. Clenovitski đã dùng những ảnh có kích thước bằng kích thước thật của hòn cuội để đo kích thước các góc. Trong thực tế công tác tìm kiếm, người ta dùng pp đơn giản hơn, như chia độ mài tròn các hạt khoáng vật ra làm 3 loại:
1. Loại chưa bị mài tròn
2. Loại bị mài tròn ít
3. Loại mài tròn mạnh
Sau đó người ta thống kê số lượng từng loại và tính trung bình 1 cách tương đối. PP này ứng dụng trong thực tế hợp lý hơn vì đa số các hạt khoáng vật trọng sa đều có kích thước nhỏ không thể xác định được bán kính như các hòn cuội lớn.
Câu 16 : các phương pháp nghiên cứu khoáng vật trọng sa? Trình bày pp ng/c nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng?
- Các pp nghiên cứu khoáng vật trọng sa
1. Hình dạng khoáng vật trọng sa 2. Tính đa dạng của khoáng vật 3. Song tinh 4. Trọng lượng riêng ( tỷ trọng) 5. Màu sắc khoáng vật 6. Màu vết vạch 7. Độ trong suốt của khoáng vật. 8. Anhs và chiết suất của khoáng vật9. Cát khai và vết vỡ 10. Đọ cứng của khoáng vật 11. Sự phát quang của khoáng vật 12. Từ tính của khoáng vật13. Tính dẫn điện của khoáng vật 14. Tính phóng xạ 15. Nghiên cứu thành phần độ hạt của khoáng vật 16. Nghiên cứu thành phần thạch học 17. Hình dáng và độ mài tròn của mảnh vỡ 18. Tính định hướng của vật liệu trầm tích 19. Nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng 20. Nghiên cứu các khoáng vật đi cùng. 21. Tính tiêu hình của khoáng vật trong sa
Nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng trong các thân quặng gốc hay trong các đá khác nhau. Thường chứa những khoáng vật nag và vững bền khác nhau.
Những khoáng vật đó có thể tập trung trong thân khoáng dưới dạng mạch, ổ, thấu kính như các thân quặng chứa casiterit, wonframit, vàng tự sinh, kinova… nhưng phần lớn các khoáng vật trọng sa lúc đầu phân bố tản mạn trong đá hay xâm tán trong quặng như : monazit, zircon, columbit trong đá granitiut..
Dưới dạng đó, bản thân các khoáng vật có ích không có giá trị công nghiệp . trong quá trình phong hóa cơ học và hóa học , các đá và quặng bị bở rời , rửa trôi, và được các dòng nước băng, gió vận chuyển, phân dị chọn lọc, tập trung lại trong những điều kiện thuận lợi thành các mỏ sa khoáng có giá trị công nghiệp , có khi rất lớn.
Thường thường trong các thân quặng có nguồn gốc khác nhau hay các loại đá khác nhau, có những tổ hợp cộng sinh khoáng vật nhất định.
các loại đá và quặng khác nhau bị phá hủy thì các khoáng vật vững bên cững được tập trung theo các tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa khác nhau.
Từ Các tổ hợp cộng sinh khoáng vật nag trong các mỏ sa khoáng hay trong các vành phân tán trọng sa khác nhau có thể suy đoán nguồn cung cấp vật liệu cho sa khoáng.
Căn cứ theo các tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa còn có thể biết được khoảng cách từ đó đến nguồn cung cấp và từ đó có thể suy đoán giá trị công nghiệp của mỏ gốc
Do đó việc nghiên cứu các tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa và một số tính chất của các khoáng vật đó có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong côn g tác tìm kiếm khoáng sản rắn.
Từ một số khoáng vật trọng sa điển hình cũng có thể suy đoán được nguồn cung cấp cho mỏ trọng sa hay các vành phân tán khoáng vật nặngVD: mẫu gặp zircon, apatit, turmalin, topa, sfen thì nguồn cung cấp có thể là granit.
Trong thực tế có những khoáng vật trọng sa xuất hiện từ hai hay nhiều loại đá và quặng khác nhau, có khi tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa rất phức tạp . vi thế, còn phải nghiên cứu các tính chất khác của khoáng vật trọng sa như tính tiêu hình khoáng vật kết hợp với các kết quả nghiên cứu địa chất để suy đoán.
17. nguồn cung cấp khoáng vật cho sa khoáng ? từ các khoáng vật điển hình. Từ các tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa có thể suy đoán được điều gì ? cho vd.
nguồn cung cấp khoáng vật trọng sa là : đá mạch, đá syenit, gabro, đá siêu mafic, đá fun trào, biến chất, biến chất khu vực, từ đá bị skarn hóa, trong các mạch biến đổi nhiệt dịch
+/Từ Các tổ hợp cộng sinh khoáng vật nag trong các mỏ sa khoáng hay trong các vành phân tán trọng sa khác nhau có thể suy đoán nguồn cung cấp vật liệu cho sa khoáng.
+/Căn cứ theo các tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa còn có thể biết được khoảng cách từ đó đến nguồn cung cấp và từ đó có thể suy đoán giá trị công nghiệp của mỏ gốc
+/Từ một số khoáng vật trọng sa điển hình cũng có thể suy đoán được nguồn cung cấp cho mỏ trọng sa hay các vành phân tán khoáng vật nặngVD: mẫu gặp zircon, apatit, turmalin, topa, sfen thì nguồn cung cấp có thể là granit.
+/Trong thực tế có những khoáng vật trọng sa xuất hiện từ hai hay nhiều loại đá và quặng khác nhau, có khi tổ hợp cộng sinh khoáng vật trọng sa rất phức tạp . vi thế, còn phải nghiên cứu các tính chất khác của khoáng vật trọng sa như tính tiêu hình khoáng vật kết hợp với các kết quả nghiên cứu địa chất để suy đoán
Câu 18:Các pp n.cứu khoáng vật trọng sa? Trình bày PP n.cứu khoáng vật trọng sa đi cùng.
a.Các pp n.cứu khoáng vật trọng sa.
- Hình dạng khoáng vật trọng sa, Tính đa dạng của khoáng vật, Song tinh và cách ghép, Trọng lượng riêng của khoáng vật, Màu sắc của khoáng vật, Màu vết vạch, Độ trong suốt, Ánh và chiết suất, Tính cát khai, Độ cứng, Sự Phát quang, Từ tính, Tính dẫn điện, Tính Phóng xạ, Nghiên cứu tp độ hạt, Nghiên cứu tp thạch học, Độ mài tròn
,Tính định hướng của vật liệu trầm tích, Nguồn cung cấp khoáng vật trọng sa, Các khoáng vật đi cùng, Tiêu hình khoáng vật đi cùng.
b. Phương pháp N.cứu KV đi cùng:
- Từ các đá và các mỏ khác nhau, có thể cung cấp cho tt bở rời những tổ hợp cộng sinh khoáng vật nhất định. Những khoáng vật nặng bền có ích và không có ích đều đc chuyển vào trầm tích bở rời. Các Kv không có ích gọi là các khoáng đi cùng.
- Có thể phân biệt 3 nhóm Kv chính:
+ Các Kv đi cùng nguồn: các Kv đi cùng suất thân từ thân quặng gốc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tìm kiếm vì đá góp phần phát hiện ra mỏ gốc mà còn suy đoán được loại hình nguồn gốc và loại hình mỏ công nghiệp gốc đã tạo ra sa khoáng.
VD: Các kv có ích (Platin,Inmenit,..)+ các kv đi cùng(Olivin, Bronzit.diopxit,..)=> Đá siêu mafic
+ Các khoáng vật đi cùng trung gian: Trong quá trình vận chuyển và lắng đặng khoáng vật trầm tích từ quặng gốc mỏ còn phá hủy và vận chuyển lắng đọng các kv khác từ các đá khác nhau ngoài thân quặng gốc.Sự có mặt của các kv đi cùng trung gian trong sa khoáng ít nhiều phản ánh được thành phần của các đá trong vùng nhất định.Nếu quãng đường di chuyển dài và các kv trọng sa có ích được lắng đọng nhiều lần thì có thể các kv đi cùng nguồn bị mất đi thay vào đó là các kv đi cùng trung gian.
+ Các khoáng vật đi cùng trong sa khoáng hiện đại: Ở bờ biển thường là những khoáng vật đi cùng với nhau rất bền vững như Zircon, Rutin, Inmenit,...
Qua việc N.cứu đó có thể giải quyết được 1 số vấn đề sau:
+ Biết được phương hướng tìm kiếm các mỏ trọng sa có liên quan.
+ Biết được nguồn gốc và hướng vận chuyển của các khoáng vật trọng sa.
+ Có thể suy đoán được khoảng cách từ nơi mỏ sa khoáng tới mỏ gốc từ đó có thể đưa ra các pp tìm kiếm mỏ gốc
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro