cau 10-11-13-14-19
Câu 10: Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam của Nguyễn ái Quốc, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng?
Trả lời:
Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châuđào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Đầu năm 1927, những bài viết của Nguyễn ái Quốc cho lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên goị là Đường cách mệnh. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên thực hiện chủ trương "Vô sản hoá", đưa hội viên của mình vào các nhà máy hầm mỏ,đồn điền trong nước, cùng sống và làm việc với công nhân, đồng thời cũng là phương thức truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh. Sự truyền bá của chủ nghiã Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với việc xây dựng các tổ chức cơ sở của Hột Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đã phát triển manh mẽ, đòi hotỉ phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng. Yêu cầu khách quan đó tác độn đến các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành các tổ chức cộng sản Việt Nam. Chỉ trong vòng bốn tháng ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời. Đứng trước tình hình đó Người chủ động triệu tập "đại biểu của hai nhóm (Đông Dương cộng sản và An Nam)" và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
Câu 11: Vai trò của Nguyễn ái Quốc đối với việc thành lập Đảng?
Trả lời:
Vai trò của Nguyễn ái Quốc được thể hiện ở 3 mặt sau:
11.1 Như chúng ta đã biết trong những năm đầu thế kỷ XX lần lượt các phong trào cách mạng đều thất bại mà một nguyên nhân cơ bản là do không tìm ra con đường cách mạng đúng đắn do đó việc Nguyễn ái Quốc chính là người đã tìm ra con đường cách mạng Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa hết sức to lớn
11.2 Không những tìm ra mà Nguyễn ái Quốc đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam một con đường cứu nước giải phóng dân tộc hoàn toàn đúng đắn và sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chính là cầu nối giữa Quốc Tế cộng sản và phong trào công nhân thế giới với phong trào cách mạng Việt Nam. Với tác phẩm: "Đường cách mệnh" Người đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, tác phẩm này đã trực tiếp chuẩn bị về mặt tư tưởng cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn ái Quốc đứng đầu đã giáo dục thuyết phục người yêu nước chân chính theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, đào tạo và rèn luyện họ trở thành những chiến sỹ cách mạng trung thành làm nòng cốt cho thành lập đảng cộng sản.
11.3 Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam bị phân chia với việc thành lập 3 tổ chức cách mạng (An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn) thì chính Người với uy tín và tầm ảnh hưởng to lớn của mình đã chủ trì hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), chính trong hội nghị Người đã dung hoà những bất đồng giữa các tổ chức cách mạng và đi đến nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức thành một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt do Người soạn thảo.
Câu 13: Hãy nêu ý nghĩa của thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập có những ý nghĩa cơ bản sau đây:
13.1 Sự ra đời của Đảng với một hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. từ nay phong trào cách mạng Việt Nam đã có giai cấp công nhân với sự trưởng thành về mặt đủ sức lãnh đạo cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin mà Bác Hồ đã lực chọn.
13.2 Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
13.3 Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tầm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Đảng ra đời là một kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 14: Trình bày cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)?
Trả lời:
Nội dung cơ bản như sau: Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
14.1 Về chính trị: Đánh đổ Pháp và phong kiến, giành độc lập dân tộc, dựng chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
14.2 Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ tài sản của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ.
14.3 Về văn hoá và xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Chống đế quốc, chống phong kiến song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc dành độc lập dân tộc.
14.4 Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, lôi kéo tiểu tư sản. trí thức, trung nông...đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông. trung tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ.
14.5 Lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Câu 19: So sánh sự giống và khác nhau giữa cao trào cách mạng 1930-1931 và cao trào 1936-1939?
Trả lời:
Giống nhau:
1.Quy mô: Cả hai phong trào thu hút đông đảo quần chúng trong cả nước trải dài từ Bắc tới Nam.
2.Lực lượng lãnh đạo: Với sự ra đời của Đảng, cả hai phong trào đều được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng.
Khác nhau:
Cao trào 1930-1931
1.Hoàn cảnh: Các nước tư bản chủ nghĩa nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc.
2.Đối tượng cách mạng: Chống đế quốc và phong kiến tay sai.
3.Hình thức đấu tranh: Biểu tình có vũ trang tự vệ, tiến công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phương của công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.
4.Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.
5.Kết quả: Tuy phong trào bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu gây ra nhiêu tổn thất cho cách mạng nhưng trong một thời gian khá dài đã thành lập được chính quyền Xôviết và đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
6.ý nghĩa: Lần đầu tiên xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, là trận thử thách đầu tiên và toàn diện của quần chúng công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cao trào 1936-1939
1.Hoàn cảnh: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít được thành lập từ tháng 5-1935 do Đảng cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936.
2.Đối tượng cách mạng: Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.
3.Hình thức đấu tranh: Chuyển từ hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi đòi các quyền tự do dân chủ
4.Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng tham gia bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và cả những người Pháp tiến bộ.
5.Kết quả: Giành được một số quyền tự do dân chủ cho người dân, nâng cao uy tín ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng là cuộc chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn cách mạng 1939-1945.
6.ý nghĩa: Chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được công khai tuyên truyền phổ cập trong tất cả quần chúng nhân dân. Là cuộc tổng diễn tập cuối cùng của Đảng để tiến tới cách mạng tháng 8-1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro