cau 1 THNC
CÂU 1: Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng. Vai trò của nó đối với nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay?
1. K/niệm TGQ và TGQ DVBC
1.1. k/n: TGQDVBC là TGQ mà cơ sở của nó là duy vật và cách tiếp cận là biện chứng. Là hệ thống các quan điểm của con người về TG, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tại TG, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình.
1.2. Nội dung: bao gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý sự phát triển), 3 quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lai, quy luật phủ định của phủ định), 6 cặp phạm trù với tính cách là những quy luật ko cơ bản (cái chung và cái riêng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực)
1.3. Bản chất của TGQDVBC
Bản chất đc thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ TGQDV với phép BC, ở quan niệm DV triệt để và ở tính thực tiễn cách mạng với nó.
- Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn: Vấn đề cơ bản của TH là mqh giữa tư duy và tồn tại. Ở đây mqh này đc hiểu là mqh giữa VC và YT. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của XH, các nhà DVBC đã khắc phục được hạn chế của CNDV trước đó để giải quyết thỏa đáng các vấn đề cơ bản của TH.
- Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV với PBC: Trước Mác, CNDV và PBC về cơ bản bị tách rời nhau. CNDV tuy có chức đựng một số tư tưởng BC nhất định, nhg nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thống trị đặc biệt trong CNDV thế kỷ XVII – XVIII
Trong khi đó PBC lại đạt đến đỉnh cao của CNDT với qniệm về sự ptriển của “ý niệm tuyệt đối” trong TH cổ điển Đức. Việc tách rời giữa TGQDV với PBC đã ko chỉ làm các nhà DT mà ngay cả các nhà DV trước Mác ko hiểu về mlhệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật hiện tượng trong TGVC.
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của XH đương thời, C Mác và Ănghen đã giải thoát TGQDV khỏi hạn chế siêu hình và cứu PBC khỏi tính chất DT thần bí để hình thành nên CNDVBC với sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV với PBC.
- Quan niệm DV triệt để (DV cả về mặt XH): CNDV trước Mac là CNDV ko triệt để. Khẳng định SXVC là cơ sở của đời sống XH, PTSX quyết định quá trình SHXH, chính trị và tinh thần nói chung, TTXH quyết định YTXH và coi sự ptriển của XH loài người là một quá trình lịch sử – tự nhiên, CNDVBC đã khắc phục được tính ko triệt để của CNDV cũ.
1.4. Những ngtắc ppluận của TGQDVBC
- Tôn trọng khách quan: là tôn trọng vai tròi quyết định của VC, nó đòi hỏi trong nhận thức và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.
- Phát huy tính năng động chủ quan: là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của YT và phát huy vai tròi của nhân tố con người trong việc VC hóa những tính chất ấy.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT
2.1. Vai trò của VC đối với YT
Trong mối quan hệ với YT, VC là cái có trước, YT là cái có sau, VC là nguồn gốc của YT, VC quyết định YT, YT là sự phản ánh đối với VC.
VC quyết định sự ra đời của YT
VC có trước, YT có sau. YT là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có YT. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới VC thì con người là quá trình phát triển lâu dài của thế giới VC, là sản phẩm của thế giới VC. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của YT( bộ óc người, TGKQ tác động đến bộ óc gây ra hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ) , hoặc chính bản thân thế giới VC( TG KQ) , or những dạng tồn tại của vật chất( bộ óc người. hiện tượng phản ánh, lao động ngôn ngữ) nên VC là nguồn gốc của YT.
VC quyết định bản chất của YT
YT là sự phản ánh thế giới VC, là hình ảnh chủ quan về TGVC nên nội dung của YT được quyết định bởi VC. YT mang bản chất của Lịch sử xã hội
c, VC quyết định sự biến đổi của YT
Sự vận động và phát triển của ỶT, hình thức biểu hiện của YT bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như sự biến đổi của YT.
à Giá trị phương pháp luận: Tôn trọng hiện thực khách quan, xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thaí độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật , nhận thức và hành động theo quy luật, tôn trọng đối với vai trò quy định của đời sống vật chất đối với con người, xã hội. điều đó dòi hỏi trong nhận thức và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch biện pháp, phải lấy thực tế khách quan là cơ sở , phương tiện, phải tìm ra những nhân tố vật chất , tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
2.2 Vai trò của YT đối với VC
a. Vai trò của YT đối với hành vi của con người và hoạt động xã hội
- là nhân tố đặc trưng cho hành vi con người: có ÝT( khác với động vật không có YT)
- Là cơ sở hoạt động cải tạo thế giới qua thực tiễn.
- là cơ sở sáng tạo cho hoạt động cải biển đời sống xã hội( Tri thức khoa học tác động vào sản xuất)
- YT có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn
- Nhận thức về bản chất quy luật khách quan giúp xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động
- đề ra biện pháp tổ chức thực hiện HĐ thực tiễnà cải biến thực tiễn.
- Bằng nỗ lực ý chí con người có thể thực hiện mục tiêu đề ra trong điều kiện vật chất cụ thể.
b. Phưong thức và điều kiện phát huy vai trò của YT.
- phương thức: đề cao tính tích cực của YT
- Điều kiện tác động: phụ thuộc Điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan, điều kiện vật chất, điều kiện xã hội…
à Giá trị phương pháp luận: Phát huy tính năng động, sáng tạo của YT trong hoạt động của con người. điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động, Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghi lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giưa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan trong nhậ thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, đó là hành động lấy ý trí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách… đây cũng là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ,… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn,
3. Sự vận động của đảng ta trong đường lối đổi mới của đất nước.
Như bạn biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo đều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.)
- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa.
- Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất.
- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.
- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chăng hạn, nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ, vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.
- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất, và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn, ý thức của Đảng được nâng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhằm nâng cao ý thức của con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro