cau 1-HTTNGTDB
Câu 1: Khi khám nghiệm hiện trường một vụ tai nạn giao thông đường bộ, Điều tra viên trực tiếp khám nghiệm cần phải phát hiện, thu thập những dấu vết, tang vật gì? Trường hợp nạn nhân chết chưa rõ tung tích thì Điều tra viên phải làm gì và làm như thế nào?
Đáp án:
1. Khi khám nghiệm hiện trường một vụ tai nạn giao thông đường bộ, ĐTV trực tiếp khám nghiệm cần phải phát hiện, thu thập những dấu vết, tang vật gì?
Đáp án:
*) Khái niệm: Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật.
*) Những dấu vết, tang vật cần phải phát hiện, thu giữ:
- Dấu vết phanh cần xác định:
Số lượng các dấu vết phanh, khoảng cách giữa các dấu vết phanh, chiều dài, chiều rộng của từng vết phanh, khoảng cách điểm kết thúc vết phanh đến điểm tiếp xúc của lốp xe với mặt đường của lốp đã gây ra vết phanh, khoảng cách từ điểm bắt đầu và điểm kết thúc của dấu vết phanh đến mép đường bên phải, tình trạng dấu vết phanh liên tục hay ngắt quãng, màu sắc dấu vết phanh, độ đậm, nhạt, chiều hướng đậm, nhạt…
Tiến hành chụp ảnh dấu vết phanh, vẽ sơ đồ dấu vết phanh
- Dấu vết vân lốp.
Cần xác định rõ loại vân lốp, đặc điểm cá biệt, chiều hướng chuyển động.
- Dấu vết máu, dấu vết thương tích trên thân thể nạn nhân trong vụ tai nạn:
Dấu vết máu có thể để lại trên mặt đường hoặc trên cầu, thành cầu hoặc trên phà và trên các phương tiện giao thông trong vụ tai nạn. Mô tả rõ tình trạng khô, ướt, vũng, nhỏ giọt, quệt, phun, thấm… làm rõ kích thước, màu sắc, hình dạng, chiều hướng
- Dấu vết cà xước trên mặt đường:
Dấu vết cà xước trên mặt đường do các phương tiện giao thông khi gây tai nạn tạo nên.
- Dấu vết va quyệt để lại trên các phương tiện giao thông gây tai nạn tạo nên.
- Các dấu vết khác có liên quan.
+ Dấu vết các chất từ xe: Khi xe bị đâm, đổ, va quyệt vào các chướng ngại vật hay xe khác, sẽ có nhiều vật khác nhau từ xe rơi và để lại trên hiện trường như: Xăng, dầu, mỡ, than, sơn, các hàng hoá, vật liệu xe chuyên chở như đất, cát, xi măng, than, vôi...
+ Các phần gãy, vỡ, bong, sứt mẻ của các bộ phận xe để lại khi đâm, va quyệt vào các vật khác với một lực mạnh thì nhất định nhiều bộ phận của xe sẽ bị gãy, vỡ bong, sứt mẻ rơi ra hiện trường như: Chắn bảo hiểm, cần kính phản chiếu, tai xe bị rách đứt...
+ Những mảnh kính vỡ của pha đèn, gương, kính chắn gió.
+ Những mảnh sơn bị bong, những mảnh lốp bị sứt mẻ, những mảnh gỗ văng từ thùng xe. Những dấu vết trên giúp việc nhận định xe đã bị hư hỏng ở bộ phận nào. Những phần vật phát hiện được ở hiện trường là của loại xe nào, và nó có thể giúp việc truy tìm ra xe đã để lại dấu vết.
+ Ngoài ra còn có thể có các loại dấu vết khác như: Dấu vết tay trên tay lái, tay nắm cửa xe, cần quay kính cửa lái, cần số, các núm điều khiển. Dấu vết chân, giày, dép trên bệ lên xuống, sàn xe, đệm, quanh nơi xe đỗ. Dấu vết sinh vật (lông tóc, nước bọt, máu...). Các đồ vật: Dao, kéo, kìm, súng, đầu đạn, vỏ đạn và các vật chứng khác.
2. Trường hợp nạn nhân chết chưa rõ tung tích thì Điều tra viên phải làm gì và làm như thế nào?
Đáp án:
- Chụp ảnh nhận dạng, chụp ảnh đặc tả các đặc điểm riêng của tử thi và các đồ dùng, phương tiện mà nạn nhân mang theo.
- Sơ bộ nhận dạng về đặc điểm thể trạng, giới tính, trạc tuổi, các dấu vết và các đặc điểm nhận dạng. Đặc điểm nhận dạng cần chú ý là màu da, vết sẹo, chàm, bớt, các dị tật, các đặc điểm quần áo, giày dép hoặc tư trang hành lý đem theo của nạn nhân… Sau khi thống nhất các đặc điểm nhận dạng thì phải cùng cán bộ địa phương tiến hành tổ chức nhận dạng, đồng thời thông báo cho các vùng dân cư xung quanh hiện trường biết hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nhanh chóng tìm ra tung tích nạn nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro