Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1-2

Câu I: Chứng minh sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử.
Trả lời
:
1. Bối cảnh lịch sử lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
   Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.
- Trong nước, khi thực dân Pháp xâm lược, về thực trạng kinh tế xã hội,Việt Nam lúc bấy giờ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nhưng đó là một nước độc lập, chủ quyền. Thế nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vì muốn giữ ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc đã đầu hàng thực dân Pháp. Với việc nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp hiệp ước Patơnot (6-6-1884), trên thực tế chúng ta đã mất hết thực quyền, chính quyền đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.

- Thế nhưng điều đó không làm khuất phục được ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
Thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến nổ ra trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thiệt Thuật… nhưng các cuộc đấu tranh đó đều thất bại và bị dìm trong bể máu. Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù hợp với hoàn cảnh xu thế thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

- Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Chính sách khai thác thuộc địa này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hóa sâu sắc, Tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện. Cùng với ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản, các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc Tràn vào Việt Nam. Lúc này, phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổ ra như cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học.. nhưng tất cả đều thất bại.

- Khi Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên, phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã lâm vào thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa (12-1907); cuộc đấu tranh chống thuế của nhân dân Trung Kỳ bị đàn áp (4-1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01-1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các thanh niên yêu nước bị trục xuất ra khỏi nước Nhật, phong trào Duy Tân thất bại, người bị đưa lên máy bay chém người thì bị đày ra Côn Đảo… Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước một cách sâu sắc, “đen tối như không có đường ra”. Đứng trước tình hình đó, dân tộc Việt Nam cần có một người ưu tú để phất cao ngọn cờ yêu nước, tìm ra con đường cứu nước mới, giải phóng nhân tộc. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó của lịch sử.

2. Bối cảnh Quốc tế:
 Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị vào lúc lịch sử thế giới đã có những chuyển biến to lớn.
-Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xác lập phạm vi thống trị trên toàn thế giới. Chúng vừa tranh giành thuộc địa vừa hòa với nhau để nô dịch, đàn áp các cuộc đấu tranh của dân tộc bản xứ.

- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công, chủ nghĩa xã hội đã được xác lập hiện thực trên thế giới mở ra một thời đại mới – thời đại đưa nhân loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chính Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Giống như mặt trời chói lọi. Cách Mạng Tháng Mười chiếu sang khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

-Tháng 3-1919, V.I.Lê Nin thành lập Quốc tế III ( Quốc tế Cộng Sản). Sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về cách mạng của dân tộc thuộc địa. Từ đây các dân tộc thuộc địa đã có một tổ chức ủng hộ, giúp đỡ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc.

Câu II: Trình bày những tiền đề tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời:
1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:
* Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, “là dòng sữa tinh thần nuôi sống dân tộc Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay và mãi mãi về sau”. Hồ Chí Minh đã viết “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Có thể nói đây là nét đặc sắc nhất trong hệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo động lực to lớn quyết định đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. Người nói “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

*Tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc tương than tương ái:
Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, trong sản xuất, trong các câu ca dao tục ngữ, trong các truyền thuyết, truyện cổ tích và trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc Việt Nam, tạo động lực to lớn để nhân dân ta đoàn kết chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc.

*Truyền thống lạc quan yêu đời:
 Tinh thần lạc quan đó là cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản than mình, tin vào sự tất thắng của chân lý của chính nghĩa. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.

* Dân tộc Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh, sang tạo trong chiến đấu, trong sản xuất:
Việt Nam là dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu, làm sâu sắc thêm nền văn hóa của mình. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, nhân dân ta biết chọn lọc tiếp thu, cải biến những cái hay cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình.

Ngoài ra, văn hóa dân tộc Việt Nam còn có những giá trị đặc sắc khác như: tinh thần khoan dung, nhân nghĩa, thủy chung; tinh thần trọng trí thức hiền tài… Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của những giá trị truyền thống đó.

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
* Nho giáo:
Hồ Chí Minh đã kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Nho giáo, đồng thời phê phán và loại bỏ những mặt tiêu cực trong học thuyết này.
   Những mặt tích cực, hợp lý của Nho Giáo mà Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là:
-  Những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức cá nhân trong xã hội của Nho Giáo:
 Nho giáo đã đề cập đến các phạm trù đạo đức như “tam cương, ngũ thường”; các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, trung hiếu,…. Các phạm trù đạo đức này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển, đồng thời đưa vào đó những nội dung mới để xây dựng đạo đức cách mạng – đạo đức của con người Việt Nam mới.

- Tư tưởng về một xã hội đại đồng của Khổng Tử:
 Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khổng Tử vĩ đại (551 Trước CN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ khó không đều”. Chính từ tư tưởng này mà khi lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời nói của Khổng Tử để căn dặn cán bộ quản lý trong việc thực hiện phân phối sản phẩm lao động trong xã hội: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng: không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.

- Tư tưởng lấy dân làm gốc:
 Trong học thuyết của mình, Khổng Tử còn đề cập đến tư tưởng lấy dân làm gốc mà về sau được Mạnh Tử phát triển thành một mệnh đề hoàn chỉnh: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng sau, vua còn nhẹ hơn). Tư tưởng này được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển để xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; đồng thời, tư tưởng lấy dân làm gốc đã làm tỏa sáng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.

- Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời:
 Đó là lý tưởng về một xã hội bình dị; triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.

- Đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học, đề cao việc học, coi trọng hiền tài…

  Những mặt tiêu cực hạn chế của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã phê phán và khắc phục
- Nho giáo phân chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau: người tiểu nhân và người quân tử, kẻ lao tâm và người lao lực
- Coi khinh lao động chân tay
-Tư tưởng trọng nam khinh nữ
-Hủ tục lạc hậu, tụt lùi với sự phát triển xã hội.

*Phật giáo:
 Hồ Chí Minh cũng kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Phật giáo và loại bỏ những yếu tố hạn chế.
 Về mặt tích cực:
-Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân
- Nếp sông có đạo đức, trong sạch, giản dị.
- Đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, lên án sự phân chia xã hội thành các giai cấp.
- Đề cao lao động dưới mọi hình thức, chống lười biếng.
 Về mặt hạn chế:
-Tư tưởng của Phật giáo mang tính duy tâm khó thực hiện.

*Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn:
Đó chính là dân sinh, dân quyền và dân quốc, nghĩa là dân tộc thì được độc lập, dân quyền thì được tự do, dân sinh thì được hạnh phúc. Đặc biệt khi Cách Mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917), Tôn Trung Sơn đã chủ trương thân Nga, lien Cộng, phù trợ công-nông. Chính những tư tưởng tiến bộ đó của Tôn Trung Sơn mà Hồ Chí Minh từng khẳng định chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có những điều phù hợp với  điều kiện nước ta.

* Văn hóa phương Tây:
-Ngay từ khi học ở trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc Học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với nền văn hóa Pháp. Người nghiên cứu tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp như Rutxo, Mongtetxkio, Vonte, .. đó là những tư tưởng tiến bộ thể hiện trong các tác phẩm Tinh thần pháp luật, Khế ước xã hội hay học thuyết về tam quyền phân lập, cũng như tư tưởng Tự do- Bình đẳng- Bác ái ra đời trong Đại cách mạng Pháp năm 1789.
- Hồ Chí Minh còn nghiên cứu những tư tưởng trong Tuyên ngôn độc lập của Cách mạng Mỹ(1776); Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp (1791). Qua đó Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu về quyền con người và quyền dân tộc mà 2 cuộc cách mạng đó đã xác lập. Chính những tư tưởng này mà khi viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng quyền con người mà 2 bản Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và Pháp xác lập để nâng nó lên thành quyền của dân tộc Việt Nam.
- Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ cuộc sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong các buổi sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phobua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.

*Chủ nghĩa Mác- Lê Nin
 Chủ nghĩa Mac-Lê Nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh lấy thế giới quan duy vật biện chứng để xem xét những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam:
Trong hoạt động cách mạng, người luôn lấy thực tiễn để kiểm định chân lý, không tin vào những điều huyền bí, mầu nhiệm mà tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, tin vào chân lý của khoa học mà sinh thời C.Mac đã nhấn mạnh: phải lấy khoa học thay cho mộng tưởng.
- Người lấy linh hồn của phép biện chứng để xem xét giải quyết mọi vấn đề; tiếp thu và vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam
-Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mac-Lê Nin theo phương pháp nhận thức macxit; vận dụng lập trường quan điểm của Mac-Lê Nin để tự tìm những chủ trương, giải quyết, đối sách phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mac-Lê Nin xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người nhắc nhở: Học chủ nghĩa Mac-Lê Nin là phải sống với nhau có tình có lý. Nếu học Chủ nghĩa Mác mà song với nhau không có tình có lý thì không thể gọi là hiểu chủ nghĩa Mác được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: