Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cap nuoc tn 11-21

Câu 11: Sơ đồ HTCN có TB + KN. NLLV và phạm vi áp dụng

Hệ thống này áp dụng khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên, nghĩa là trong các giờ dùng ít nước ( ban đêm ) nước cung cấp cho tất cả các dụng cụ vệ sinh trong nhà và dự trữ vào két, còn trong các giờ cao đIểm dùng nhiều nước thì két nước sẽ cung cấp cho các thiệt bị vệ sinh. Như vậy, két nước làm nhiệm vụ dự trữ nước khi thừa ( khi áp lực bên ngoài lên cao ) và cung cấp nước cho ngôi nhà trong những giờ cao đIểm (áp lực bên ngoài yếu)

Thông thường người ta thiết kế đường ống lên xuống chung làm một, khi đó đường kính ống phải chọn với trường hợp lưu lượng lớn nhất và trên đường ống dẫn nước từ đáy két xuống người ta thường bố trí van một chiều chỉ cho nước xuống mà không cho nước từ đáy vào két ( vì nó sẽ xáo trộn các cặn ở đáy làm cho nước bẩn). Nước từ đường ống bên ngoài lê thẳng két và nước từ két xuống ML đường ống bên trong nhà (đường ống lên và từ két xuống riêng biệt ).

Lúc đó đường ống chính cấp nước có thể ở phía trên - sơ đồ này thường có lợi đối với các ngôi nhà xây dựng trong các khu nhà ở nằm ở cuối ML. Phải tăng áp lực cục bộ và máy bơm khu nhà chạy điều hoà suốt ngày đêm.Hệ thống cấp nước có két trên mái có ưu điểm là dự trữ một lượng nước  lớn, nước không bị cắt đôt ngột, tiết kiệm điện, công quản lý . Tuy nhiên nếu dùng dung tích két quá lớn thì ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, chiều cáo két quá lớn thì ảnh hưởng tới mỹ quan kiến trúc ngôi nhà, mặt khác do nước lưu lạI trên két nên dễ làm cho két bị đóng cặn, mọc rêu và nước ở trên két sẽ bị bẩn.

Câu 13: So sánh ưu nhược điểm của MLCN bên trong CT có đ ố chính phía trên và phía dưới

Hệ thống cấp nước có đường ống chính bố trí ở phía dưới rất phổ biến. Tuy nhiên một số công trình thường hay sử dụng hệ thống đường ống chính ở phía trên như: nhà tắm công cộng , hệ thống phân vùng để tránh lãng phí ống và tận dụng áp lực.

Câu 14: Sơ đồ HTCN có BC + TB. Điều kiện áp dụng.

Hệ thống này áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước tới các dụng cụ vệ sinh trong nhà .

Trong trường hợp áp lực không đảm bảo đưa nước tới các dụng cụ vệ sinh trong nhà thì máy bơm làm nhiệm vụ thay cho két nước. Máy bơm mở theo chu kì bằng tay hay tự động nhờ các rơle áp lực (khi áp lưc bên trong nhà hạ thấp máy bơm sẽ tự động mở nước tới tất cả các dụng cụ vệ sinh trong nhà). Trường hợp này không kinh tế bằng két nước vì tốn thiết bị, tốn điện, tốn người quản lý ( nếu mở tay).

Trong trường hợp áp lực hoàn toàn không đảm bảp thì cũng phải có máy bơm để tăng áp, nhưng máy bơm làm việc liên tục chóng hỏng, tốn ngời quản lý. Hệ thống này trong thực tế ít dùng.

áp dụng trong trường hợp áp lức đường ống cấp nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo. Máy bơm làm việc theo chu kỳ, chỉ mở trong giờ cao điểm để đưa nước tới các thiêt sbị vệ sinh và dự trữ cho két nước. Trong những giờ dùng ít nước, két nước sẽ cung cấp nước cho ngôi nhà. Máy bơm có thể mở bằng tay hay tự động.

Câu 15: Sơ đồ cấu tạo, NLLV, phạm vi áp dụng của bãi lọc ngầm

Là công trình xử lý bổ sung đi theo sau bể tự hoại không ngăn lọc, để tiếp tục làm sach nước thải với mức độ cao hơn. Bãi lọc ngầm chỉ sử dụng khi đât có tính thấm tốt. Khi mưa to khả năng làm việc của nó giảm đi đáng kể. Nó bao gồm giếng phân phối và hệ thống ống khoan lỗ hoặc khe hở đặt sâu dưới đất 0,3- 1,2 m như giói thjiệu ở hình 10.4. Khi nước thấm qua đất, các hạt cặn được giữ lại trong đất. ở đây do hoạt động của các vi sinh vâtj hiếu khí lấy ô xytừ khí trời để ô xy hoá các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh bị tiêu diệt và nước được làm sạch. Hệ thống ống phân phối hay thu nước của bãi lọc bao gồm một ống chính, các ống nhánh khoan lỗ hoặc khe hở.

Các ống chính và nhánh nối vơí nhau bắng tê hoặc thập có thể làm bằng sành hoặc fibrô xi măng đường kính d = 100 mm đặt với độ dốc từ 0,003 đến 0,005. Thay cho ống có thể là mương rút nước bắng đá dăm hoặc sỏi cuội xếp lại để nước thấm trực tiếp vào đất. Khoảng cách các ống có thể lấy 1- 2m, tuỳ theo từng loại đất. Chiều dài mỗi đoạn ống nhánh thường khống lớn hơn 25 m. ống phải bố trí cao hơn mực nước ngầm tối thiểu là 1 m và cách xa công trình tối thiểu là 50 m. Chiều dài ống rút nước được xác đinh dựa trên các số liệu sau: khi lượng mưa trung bình 500 mm/năm thì khả năng rút nước cho 1 m ống trong một ngày đêm có thể lấy từ 4,5 đến 9,5 lít vơúi đất sét, 8- 10 lít với đất á cát và 16- 30 lít cho đất cát. Khi lượng mưa lớn hơn có thể giảm tiêu chuẩn 20-31%. Bãi lọc ngầm có ưu điểm là: hiệu quả làm sạch cao, không làm bẩm không khí, không gây ruồi muỗi nhưng dễ làm nhiễm bẩn nguồn nước, dễ bị tắc ống.

Câu 16: Sơ đồ cấu tạo, NLLV của bể tự hoại có ngăn lọc

Bể tự hoại có ngăn lọc giống như bể khống ngăn lọc và có thêm ngăn lọc ở cuối bể.

Khi nước chảy qua ngăn lọc, các cặn nhỏ còn lại sẽ được giữ lại giữa các khe hở của vật liệu lọc, ở đây do sự hoạt đọng của các vi khuẩn hiếu khí các chất hữu cơ bị ôxy hoá, nước thải được làm sạch. Trong quá trình hoạt động, các vi khuẩn hiếu khí đòi hỏi nhiều ôxy nên bể này ( ngăn lọc ) đòi hỏi phải thông hơi tốt, bởi vây ngăn lọc thường làm hở để lấy khống khí ngoài trời. Khi dùng ống thông hơi, nếu diện tích F nhỏ hơn 3 m2 dùng một ống d = 100 mm, F = 3- 5 m2 dùng hai ống d = 100 mm; F lớn hơn 5 m2 dung ba ống d = 100 mm.

Bể tự hoại có ngăn lọc thích hợp để xử lý nước phân nước tiểu hay xử lý toàn bộ nước thải sih hoạt cho ncác nhà nhỏ, ít người. Ưu điểm của bể này là: nước ra khỏi bể trong hơn, vi trùng còn lại ít hơn so với bể không ngăn lọc. Tuy nhiên có nhược điểm là giá thành xây dựng cao hưon (vì thêm ngăn lọc) quản lý phức tạp hơn (do phải định kỳ thau rửa lớp vật liệu lọc) và độ sâu chôn ống thoát nước sau bể lớn (do nước thoát ra ở đáy bể).

Câu 20: Nêu PP xác định LL NT tính toán cho từng đ/ố và tính toán thuỷ lực MLTN sân nhà

Tính toán ML thoát nước trong nhà bao gồm: xác định lưu lượng nước thải, tính toán thuỷ lực để chọn đường kính ống cũng như các thông số làm việc của đường ống thoát nước.

1.Xác định LL NT tính toán

Lưu  lượng nước thỉa trong các nhà ở gia đình, nhà công cộng phụ thuộc vào số lượng thiết bị vệ sinh bố trí trong nhà cũng như chế độ làm việc của chúng. Trong các nhà sản xuất, lưu lượng nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước của từng loại sản xuất.

Để xác định được lưu lượng nước thải của từng đoạn ống, cần phải biết lưu lượng nước thải của từng loại thiết bị vệ sinh chảy vào đoạn ống đó; lưu lượng nước thải lớn nhất tính toán cho thiết bị vệ sinh khác nhau, có thể tham khảo bằng

Lưu lượng nước tính toán các đoạn ống thoát nước trong nhà ở gia đình, hoặc nhà công cộng có thể xác định theo công thức sau

Qth = qc + qdcmax  ,  l/s               

Trong đó

Qth - lưu lượng nước thải tính toán, l/s   

qc - lưu lượng nước cấp tính toán xác định theo các công thức cấp nước trong nhà ;

qdcmax- lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán lấy theo bảng 23.2

Lưu lượng nước thải tính toán trong các phân xưởng, nhà tắm công cộn và phòng sinh hoạt của công nhân trong xí nghiệp xác định theo công thức

Qth = å(qo. n.b)/100  l/s          

Trong đó

Qth - lưu lượng nước thải tính toán, l/s

qo - Lưu lượng nước thải của từng thiết bị vệ sinh, cùng loại lấy theo bảng 

2.Tính toán thuỷ lực MLTN trong nhà

tính toán thuỷ lực ML với mục đích để chọn đường kính ống độ dốc, độ đầy, tốc độ nước chảy trong ống.

đường kính ống thoát nước trong nhà thường chọn theo lưu lượng nước thải tính toán và khả năng thoát nước của ống đứng và các ống dẫn (ống nhánh, ống thoát nước sàn nhà) có thể xác định theo công thứ Paplopski phụ thuộc vào độ dốc, độ đầy cho phép và đường kính ống có thể lấy theo bảng 

Khi chọn đường kính ống thoát nước trong nhà và sàn nhà cần lưu ý: để đảm bảo cho đường ống tự cọ sạch thì tốc độ tối thiểu nước chảy trong ống Vmin không nhỏ hơn 0,7 m/s còn đối với các máng hở thì Vmin = 0,4 m/s.

Câu 21: Các bộ phận của HTTN trong nhà. Chức năng

ML thoát nước trong nhà bao gồm các đường ống và phụ tùng nối  ống (trong đó chia ra ống nhánh, ống đứng, ống thoát nước ra khỏi nhà, các thiết bị xem xét tẩy rửa và thông hơi).

a.Đường ống thoát nước và các phụ tùng nối ống

ML thoát nước trong nhà thường được xây dựng bằng các loại ống sau: ống gang, ống sành, ống thép, ống fibrô ximăng, ống bê tông và các loại ống thoát nước khác

Để dẫn nước thải có tính chất xâm thực, người ta dùng các loại sành sứ, thuỷ tinh. Ngày nay ống chât dẻo đã được dùng rộng rãi ở nước ta và trở thành loại ống dùng phổ biến nhất cho hệ thống thoát nước trong nhà vì có nhiều ưu việt về đặc tính thuỷ lực, mỹ quan, dễ nối,v.v..

b.Ống nhánh thoát nước:Dùng để dẫn nước thải từ các thiết bị vệ sinh vào ống đứng thoát nước. ống nhánh có thể đặt trong sàn nhà ( trong lớp xỉ đệm) hoặc dưới trần nhà- dạng ống treo ( khi đó nên có trần che cho mỹ quan). Chiều dài một ống nhánh thoát nước không lớn quá 10 m để tránh bị tắc và tránh cho chiều dày sàn quá lớn nếu đặt ống trong sàn nhà.

c.Ống đứng thoát nước.

Thường đặt suốt các tầng nhà, thường bố trí ở góc tường, chỗ tập trung nhiều thiết bị vệ sinh, nhất là hố xí, vì dẫn phân đi xa dễ tắc. Ống đứng có thể bố trí hở ngoài tường hoặc bố trí chung trong hộp với các đường ống khác, hoặc lãn vào tường hoặc nằm trong khe giữa hai bức tường (một tường chịu lực và một tường che chắn).

d.Ống tháo ( óng xả)

Là ống chuyển tiếp từ cuối ống đứng dưới nền nhà tầng một hoặc tầng hầm ra giếng thăm ngoài sân nhà. Chiều dài lớn nhất của ống tháo lấy theo quy phạm

Trên đường ống tháo ra khỏi nhà, cách móng nhà 3-5 m người ta bố trí một giếng thăm, chỗ đường ống tháo gặp đường ống sân nhà cũng phải bố trí một giếng thăm (thường phải kết hợp hai giếng thăm đó làm một).

Góc ngoặt giữa ống tháo và ống ngoài sân nhà không được nhỏ hơn 90° theo chiều nước chảy. Có thể nối một hay 2 -3 ống tháo chung trong một giếng thăm. ống tháo có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính ống đứng. Có thể nối nhiều ống đứng với một ống tháo. Khi đó đường kính ống tháo phải chọn theo tính toán thuỷ lực.

e.Ống thông hơi

Là ống nối tiếp ống đứng đi qua hầm mái và lên cao hơn mái nhà tối thiểu là 0,7 m và cách xa cửa sổ, ban công nhà láng giềng tối thiểu là 4 m, để dẫn các khí độc , các hơi nguy hiểm có thể gây nổ ( như NH3 , H2S , C2H2 , CH4 , hơi dầu, .. .) ra khỏi mang lưới cấp nước bên trong nhà.

Việc thông hơi được thực hiện bằng con đường tự nhiên do có lượng không khí lọt qua các khe hở của nắp giếng thăm ngoài sân nhà đi vào các ống đứng thoát nước. Do có sự khác nhau về nhiệt độ và áp suất giữa không khí bên trong ống và ngoài trời, nó bay lên khỏi mái nhà và kéo theo các hơi độc dễ nổ. Trên nóc ống thông hơi có một chóp hình nón để che mưa bằng thép lá dày 1 - 1,5 mm, và có cửa để thoát hơi.

f.Các thiết bị quản lý

Đó là các ống kiểm tra, ống súc rửa phục vụ cho công tác quản lý ML thoát nước bên trong nhà. ống kiểm tra được bố trí trên ống thoát ở mỗi tầng nhà, cách mặt sàn khoảng một mét và phải cao hơn mép thiết bị vệ sinh là 15 cm và cũng có thể đặt trên các ống nằm ngang. Khi cần kiểm tra hay thông  tắc ta  tháo êcu mở nắp kiểm tra ra, dùng nước áp lực mạnh hoặc gậy mềm thông tắc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #thanhdat