Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cán cân thanh toán quốc tế (ccttqt)

• Khái niệm:

    Cán cân thanh toán quốc tế là một bản ghi chép lại tất cả các giao dịch quốc tế như mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ; mua bán trao đổi tài sản….

   Các giao dịch này xảy ra giữa các quốc gia ( giữa QG này với phần còn lại của TG). Chủ thể của giao dịch ở đây là quốc gia, chủ thể QG bao gồm cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân. Các giao dịch được ghi chép lại trong một khoản thoài gian nhất định, thường là một năm. Tuy nhiên đối với từng quốc gia có thể theo quý ( thường là QG phát triển), 1 năm ( QG đang phát triển).

  Theo IMF, các quốc gia thành viên phải sử dụng bảng thanh toán theo biểu mẫu BPM5 (2000), để cho IMF dễ hoach toán

 Tại VN, cơ quan heo dõi CCTTQT là ngân hàng nhà nước VN, các bộ liên quan (bộ kế hoạch đầu tư, bộ công thương, bộ tài chính, tổng cục hải quan, tổng cục thống kê)

• Các bộ phận cấu thành:

  + Các cân thường xuyên ( hay còn gọi là hạn mục thường xuyên, hay khoản mục thường xuyên): Ghi chép tất cả các giao dịch bao gồm mua bán hàng hóa và dịch vụ (cán cân thương mại); giao dịch chuyển giao đơn phương ( như: viện trợ ho hoàn lại, quà biếu, nhận lãi suất cho vay….ko nhằm mục đích kinh doanh mà chủ yếu nhằm sử dụng)

  + Cán cân luồng vốn: Ghi lại tất cả các giao dịch quốc tế liên quan đến dòng chảy của nguồn vốn vào và ra khỏi quốc gia ( các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài trừ các khoản chuyển giao đơn phương)

  + Cán cân dự trữ chính thức:

 Dự trữ chính thức của mối quốc gia thường là vàng, ngoại tệ mạnh, đồng SDR.

Cán cân dự trữ chính thức ghi chép lại sự thay đổi về tài sản dự trữ chính thức của một quốc gia và sự thay đổi tài sản dự trữ chính thức của nước ngoài ở quốc gia đó trong từng thời kỳ nhất định, thường là một năm. ( Lưu ý tổng giao dịch tự định + tổng giao dịch điều chỉnh=0).

 + Khoản mục sai sót thống kê: theo nguyên tắc ghi sổ kép thì CCTTQT của 1 QG phải cân bằng, nhưng trên thực tế thì hiếm khi cân bằng do: Sự khác nhau về hệ thống hạch toán giữa các QG; hai vế ghi sổ của giao dịch là tách rời nhau; sai sót khia nhập và xử lý số liệu. Vậy khi ta xem xét khoản mục này nhằm để cân đối lại CCTTQT.

• Mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân:

 Cán cân thường xuyên là một bộ phận của thu nhập quốc dân

Theo đẳng thức cơ bản của kinh tế học vĩ mô ta có:

 Y = C + I + G + (X – M)

(X – M) = Y – (C + I + G)

Khi (X – M) < 0 thì thu nhập của quốc gia nhỏ hơn chi tiêu của quốc gia ( hay nói cách khác GDP giảm). Do đó biện pháp là tăng Y hoặc giảm C hoặc giảm G.

Khi (X – M) > 0 thì thu nhập của QG lớn hơn chi tiêu QG ( GD tăng)

Như vậy, cán cân thường xuyên có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập quốc dân và là bộ phận quan trọng.

• Các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế đối với các nước đamg phát triển:

   Vay nợ nước ngoài

Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, có thể giải quyết tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, biện pháp này có hạn chế là việc vay nợ nước ngoài không phải thuận lợi trong mọi trường hợp do các điều kiện mà các nước chủ nợ đặt ra đối với các nước đi vay, bên cạnh đó lượng vốn được vay không được nhiều. Nếu không có chiến lược vay và trả nợ rõ ràng sẽ tạo ra gánh nặng cho các thế hệ sau.

      Giảm dự trữ ngoại tệ:

Biện pháp này cũng đơn giản và có thế cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán trong ngắn hạn, và có thế thực hiện biện pháp này một cách chủ động. Việc giảm dự trữ ngoại tệ có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ mức thâm hụt CCTT. Biện pháp này chỉ thích hợp với các nước có dự trữ ngoại tệ lớn.

Phá giá đồng tiền trong nước.

Đây là biện pháp thực hiện thông qua việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tiến hành giảm giá đồng tiền trong nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và hạn chề nhập khẩu. Đồng thời, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước.

Tuy nhiên biện pháp này không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn nếu như cầu về hàng XK và hàng NK không co giãn theo giá. Biện pháp này còn dẫn đến tình trạng làm tăng các khoản nợ nước ngoài và gây ảnh hưởng đến quan hệ với các nước, ngoài ra việc phá giá sẽ làm tăng lạm phát trong nước do tăng giá hàng NK đồng thời lợi thế thúc đẩy XK hàng hoá sẽ bị giảm do giá NVL NK tăng.

Kiểm soát NK:

Đây là bpháp nhằm hạn chế lượng hàng NK thông qua sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạcg, giấy phép NK hoặc các bpháp hành chính. Bpháp này góp phần làm tăng mức độ bảo hộ đvới các nhà sx trong nước, khuyến khích tăng sản lượng và thúc đẩy XK và tăng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên bpháp này làm giảm mức độ hội nhập của nền ktế đi ngược lại với xhướng tự do hoá TM gây ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của các nhà sx và làm giảm khả năng cạnh trành của hàng hoá.

Các biện pháp trên đây có thể thực hiện một cách đồng thời hoặc độc lập khi giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Khi áp dụng cần phải cân nhắc thận trọng tác động tích cực, tiêu cực và đk cụ thể của từng nước, đồng thời cần tính đến các mối quan hệ song phương và đa phương khi áp dụng các bpháp này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: