camxahoc Cái bàn quay
Put your story text here...Chúng tôi đến Đà Lạt vào khoảng 14 giờ, chiều hôm đó mưa bay lất phất, thì ra cơn bão số 5 đang đổ bộ vào vùng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long gây không biết bao nhiêu tang tóc cho đồng bào miền tây, mà chúng tôi khi khởi hành đi Đà Lạt không hề hay biết gì cả!
Qua lời mời của anh chị em Cảm xạ tại đây, chúng tôi đến để trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm trong Cảm xạ học. Thật là vui mừng khi thấy anh em tiến bộ rất nhanh và yêu mến môn Cảm xạ, và chúng tôi cũng được các anh chị em đưa đi thăm cái bàn quay mà trong một thời gian dài đã được nhiều người nhắc đến. Nơi có cái bàn quay là đường vào chùa Tàu (trên đường Khe Sanh). Với cái bàn quay, khi có bốn hoặc năm người đứng quanh và cùng đặt hai tay lên mặt bàn, đồng thời họ cùng mong muốn mặt bàn xoay về hướng bên trái, thì chỉ trong vài giây mặt bàn xoay từ chậm cho đến nhanh và nếu muốn dừng lại thì ra câu lệnh ngừng lại, lập tức mặt bàn dừng lại. Nên nhớ bàn thường có 3 chân hoặc bốn chân, nhưng nguyên tắc chung vẫn là có một cái trục chính giữa với mặt bàn và chân bàn. Mặt bàn không thể tự nó chuyển động khi người chơi phát lệnh mà không dùng hai bàn tay chạm vào mặt bàn, như vậy yếu tố con người tham gia không thể loại trừ. Tất nhiên, để có thể làm chuyển động được mặt bàn cần phải có ba người trở lên tham dự.
Nhóm chúng tôi tham gia trò chơi, nhưng với phương cách Cảm xạ học. Chúng tôi quy ước thầm giống như khi sử dụng quả lắc, điều đặc biệt ở đây là quả lắc chỉ cần một người còn bàn thì cần đến bốn năm người cùng tham gia. Chúng tôi đặt câu hỏi: Chiều nay có mưa không? Tất nhiên những người tham gia đã nâng khí và đạt trong trạng thái vô thức. Nếu như trời mưa bàn sẽ xoay về phía bên phải và ngược lại. Cuối cùng là mặt bàn xoay về hướng phải và đúng như vậy buổi chiều hôm đó vẫn mưa tầm tả không tạnh. Như vậy chúng ta có thể tạm giải thích cái bàn trên cơ sở của Cảm xạ học như sau:
Theo Cảm xạ học, mọi mạch nước, khoáng sản, thực vật, động vật, con người... đều có sự rung động và phát ra bức xạ, và cái bàn cũng không ngoại lệ, bức xạ này đi xuyên qua mặt đất, xuyên qua các vật thể và tác động đến nhà Cảm xạ. Đây là nguồn thông tin mà nhà Cảm xạ phải phân tích để nhận biết điều cần tìm. Khi đó phản ứng của những người tham gia trò chơi, được truyền sang cái bàn (lúc đó mặt bàn trở nên một vật truyền giống như quả lắc hoặc đôi đũa), mặt bàn làm cho phản ứng đó thể hiện rõ nét bằng sự chuyển động và khuyếch đại phản ứng trên cho rõ nét.
Như vậy, cái bàn xoay không có gì là huyền bí cả. Để lặp lại thí nghiệm trên, khi trở về Sài Gòn chúng tôi đã thử áp dụng vào mâm bằng nhôm và bằng đồng và đều cho kết quả như thế. Tấm màn bí ẩn tạm thời được vén lên và bạn cũng có thể đặt tại bất cứ cửa hàng mộc dân dụng nào đó một cái bàn ba chân với bất kỳ loại gỗ nào. Điều quan trọng là ở giữa mặt bàn cần phải có một cái trục để bàn có thể xoay được.
Ngược dòng thời gian để tìm nguồn gốc cái bàn quay, chúng tôi thấy cần giới thiệu một số thông tin trong bộ sách Bách khoa toàn thư về khả năng tiên đoán trước (Encyclopédie de la Divination 1965. Tác giả GILBERT DURAND Professeur à la facuté des lettres et des sciences humaines de Grenoble. France). Cuốn sách cho biết trước 1975, có một vài tôn giáo đã sử dụng cái bàn cũng như một số dụng cụ khác còn gọi là cầu cơ, giáng cơ, nhằm mục đích tiếp xúc với thần linh để có những lời giáo huấn đối với các tín đồ trong tôn giáo.
Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu chuyện khá lý thú của Alix de Saint André:
Khi một thiên tài bị lưu đày vào thời điểm chưa có điện thoại, thật là bi thảm vì không được đối thoại với người khác. Nhờ có tài thông linh, Victor Hugo đã làm được cái bàn tròn có 3 chân để liên lạc với các thiên tài đồng nghiệp khác trong thế giới siêu nhiên.
Cái bàn được mua từ cửa hiệu bán đồ chơi. Lần đầu tiên, theo biên niên kỷ ghi chép: đó là ngày chủ nhật 11.9.1853: cái bàn đưa chân lên. Hồn ma của con gái Victor Hugo là Léopoldine Hugo trước đây bị chết một cách thê thảm mà chúng ta đều biết, đã hiện về lần đầu. Cô ấy không nói điều gì quan trọng nhưng mọi người đều khóc. Đó là một buổi chiều tối đầy cảm động.
Sau đó 2 ngày, vào ngày 13 tháng 9, lại một buổi tối chờ gặp hồn ma. Văn sĩ quá cố Chateaubriand, đọc tập sách cuối cùng của Victor Hugo, đã ca ngợi ông như sau: Đọc sách của ông, xương của tôi cũng rung động theo!. Thi sĩ Dante không đọc sách của Victor Hugo (thư viện trên thiên đường thiếu sách kinh khủng), thi sĩ Racine cũng không đọc nốt nhưng ông có bày tỏ tín hiệu: Bộ tóc giả của tôi trở nên đỏ hoe, một chi tiết hấp dẫn mà đến ngày nay những người đối thoại với hồn ma vẫn thường hỏi.
Tối ngày 8 tháng chạp năm 1853 vào lúc 22 giờ 30 Victor Hugo lại mời bạn bè đến dự buổi lên đồng lần nữa. Lần này, các hồn ma nói líu lưởi không rõ. Đầu tiên là Hannibal, một người kỳ quặc. Lúc đầu ông ta không muốn nói vì tấm thảm trải dưới bàn nhắc ông nhớ lại những kỷ niệm đau buồn. Sau khi người ta đổi hướng vật làm ông khó chịu, ông liền nói nhưng lại nói bằng tiếng La tinh. Cuối cùng ông nói bằng tiếng Pháp và lần này ông nói về Napoléon. Thình lình Moise cắt ngang câu chuyện. Đến lượt Hannibal, Aristote lại cắt đứt câu chuyện của nhà tiên tri một cách vụng về và nói rằng ông từ chối đến họp mặt vào ngày mai cùng với Socrate. Ông hẹn sẽ gặp vào lúc 8 giờ thứ bảy tới... lúc Cagliostro xuất hiện, ông đến quá trễ và người ta hẹn sẽ gặp ông lại lần sau.
Từ đó trở về sau, hồn ma các danh nhân thường xuyên lui tới thăm viếng Victor Hugo một cách tự do, không ngại ngùng gì hết. Nhất là Shakespeare, ông xuất hiện thường xuyên kể từ ngày 13 tháng giêng. Dây dưa mãi không dứt, không khi nào Shakespeare chịu ngừng đọc thơ của mình cho Hugo chép làm ông này mệt lã người. Cảm ơn thượng đế, Shakerspeare nói bằng tiếng Pháp vì tiếng Anh thua kém kém tiếng Pháp (chính William Shakespeare nói như thế).
Victor Hugo chịu không nổi nữa, đành phải cắt ngang, ngay cả Luther cũng phải làm vậy! Không chút ngần ngại, Victor Hugo gọi các hồn ma là mày tao tất, không thèm để ý đến tuổi tác của họ.
Đối với các thiên tài đã khuất, sự nổi tiếng của các tác phẩm của họ được sáng tác trong lúc hiện hồn về cho nhóm bạn của Hugo chép lại vang đi khắp mọi nơi. Các thiên tài ấy sáng tác nhiều tác phẩm mới được đọc cho người ta chép lại và thường là thơ gồm 12 vần : Molière (6 lần và ông hay càu nhàu về vấn đề này !), Eschyle và ngay cả Platon, hai vị này đều có bài giảng nói về giấc mơ cuối tháng tư năm 1864 ... André Chénier kể lại việc ông bị máy chém cắt cổ ra sao. "Lưỡi dao bén ngọt!" Không nói về Machiavel, Mahomet và Jésus, ông chỉ trả lời cho Hugo biết rằng ông không còn nhớ bài thơ ông làm lúc cuối đời nữa.
Nếu bạn chưa bao giờ làm cho cái bàn quay và nếu Victor Hugo có hiện hồn về chăng nữa, điều đó cũng chẳng sao vì ông là một hồn ma rất có ích trong trò chơi này. Không cần giấy, viết, bạn hãy đặt tay lên bàn: bạn sẽ được nghe một vở kịch gồm có năm hồi. Khá dài đấy!
Thế nào!, bạn nghĩ thế nào về câu chuyện kể của Alix de Saint - Amdré, khá vui chứ, còn tin hay không tùy ở bạn. Để tiếp câu chuyện vui này, chúng tôi có vài ý kiến về thuật thông linh, mà ngày xưa theo Alix de Saint - André cho rằng Victor Hugo đã dùng nó để có thể tiếp xúc với những người ở thế giới bên kia.
THUẬT THÔNG LINH
Định nghĩa:
Thuật thông linh là một phương thế giao tiếp với thế giới các hồn ma, một khả năng giao tiếp với những người đã khuất. Thuật thông linh này rất được mọi ngưới ưa chuộng cách nay hơn 100 năm và trong suốt thế kỷ XX này bị mọi người bỏ quên, không dùng đến nữa. Nhưng ngày nay lại được nhắc đến với các luận chứng duy linh của thời đại mới. Không có gì nguy hiểm hết, chủ nghĩa duy linh đề cập đến mọi vấn đề.
Đây là lời mời gọi tham gia thế giới siêu nhiên để khám phá ra những thông điệp, lời khuyên, lời cổ vũ đối với loài người. Sự thành công của cuộc thử nghiệm thuật thông linh này tùy thuộc ba yếu tố.
Số người tham dự.
Sự đồng cảm giữa những người tham dự.
Tính nghiêm túc của mục đích.
Tiếp xúc với các hồn ma người quá cố có thể làm cho ta bực mình hoặc cười cợt bông đùa. Vậy trước khi bắt đầu cần phải hiểu rằng:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro