cam xa hoc
Cảm xạ địa sinh học - Cảm xạ địa sinh học
Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:40
(HQV) Địa sinh học nghiên cứu tương tác giữa con người với Trái đất và môi trường xung quanh, các tương tác này thông qua 1 trường chưa xác định rõ bản chất.
Mở đầu
Cảm xạ học thực nghiệm rèn luyện nâng cao trực giác của con người trong việc khám phá các tiềm năng đặc biệt của các sinh thể. Các tiềm năng đặc biệt này cũng liên quan đến các trường năng lượng tồn tại quanh các sinh thể.
Từ hàng ngàn năm nay đã có nhiều ý kiến về trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống, với các tên gọi là Khí (ở Trung Quốc), Prana (ở Ấn Độ), Trường lực sống (Châu Âu), Trường sinh học (Mỹ)... Khoa học hiện đại chưa có 1 giải thích chính xác về trường này, nên gây ra nhiều tranh luận giữa các trường phái duy vật - duy tâm, khoa học - tâm linh.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu 10 thực nghiệm khoa học tiêu biểu trong thế kỷ XX do các nhà khoa học lớn tiến hành để bước đầu khẳng định có một trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống (tạm gọi là trường năng lượng sinh thể). Các tương tác của trường này với nhà cảm xạ là nguồn gốc của môn Cảm xạ học, Địa sinh học hay các khoa học cận tâm lý (ngoại cảm) nói chung.
Việc tìm kiếm các xác nhận khoa học cho những vấn đề liên quan đến trực giác là một hành trình dài, có thể phải hàng trăm năm nữa mới có những kết luận chắc chắn.Những gì khoa học hiện nay biết chắc còn ít hơn nhiều những điều chưa biết ( lấy tỷ lệ vật chất tối chiếm đến 97% vật chất nói chung cũng là một cách hình dung).
ảnh: K.Godel và A.Einstein
Cũng phải nói thêm về giới hạn của khoa học trong nghiên cứu thế giới. Theo định lý bất toàn của Godel , không có một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993). Một nhà khoa học đã diễn tả rất hay khái niệm trực giác như là những "sự thật bất chợt" và nhấn mạnh ý nghĩa của Định lý bất toàn như sau: "Định lý Godel đã được sử dụng để lý luận rằng một computer không bao giờ thông minh được như con người bởi vi phạm vi hiểu biết của nó bị giới hạn bởi một tập hợp cố định các tiên đề, trong khi con người có thể khảm phá ra những sự thật bất chợt".
1. Thực nghiệm Eisntein - Podolski - Rosen:
Năm 1935, ba nhà vật lý A. Einstein, B. Podolski, N. Rosen đưa ra một thực nghiệm để phản bác lý thuyết cơ học lượng tử do Niels Bohr đưa ra. Thực nghiệm này gây tranh luận cho đến ngày nay và nổi tiếng với tên "Nghịch lý EPR", lấy chữ đầu của 3 nhà khoa học nói trên.
Ảnh 3 nhà khoa học
Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới "biết" là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không "biết" được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể "đoán" được A đang làm gì để có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện "Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa" cũng như không thể có "hành động quỷ ma nào ở gần", Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải "biết" hướng nào mình sẽ đi đến và "báo" cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa "những ẩn số" mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.
Minh hoạ thực nghiệm EPR
Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là "Bất đẳng thức Bell", có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon "tương tác" nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau- Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn "biết" ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon "tương tác" này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về "nơi này" và "chỗ kia" trở thành vô nghĩa bởi vì "nơi này" cũng chính là "chỗ kia". Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là "tính bất-khả-phân" hay "phi-cục-bộ" của không gian
Liên quan đến bản chất của Trường năng lượng thống nhất có thực nghiệm về tính nhị nguyên sóng - hạt của ánh sáng. Cuộc tranh luận về bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt kéo dài suốt gần 2 thế kỷ, đến nỗi có câu đùa nổi tiếng "ánh sáng là vùng tối nhất của vật lý". Giữa thế kỷ XX mới có một thực nghiệm xác định ánh sáng có cả bản chất sóng và bản chất hạt: cho 1 hạt ánh sáng đi qua 2 khe hẹp nằm cạnh nhau, hạt này dường như cùng lúc đi qua cả 2 khe hẹp đó gây hiện tượng giao thoa - vốn là thuộc tính của sóng.
Tính nhị nguyên của ánh sáng cũng được coi là tính nhị nguyên của trường điện từ (ánh sáng nhìn thấy chỉ là 1 dải hẹp của trường điện từ). Vậy lúc nào trường điện từ biểu thị đặc tính hạt? Câu trả lời là bình thường trường biểu hiện thuộc tính sóng, nhưng khi ta quan sát nó lại thể hiện thuộc tính hạt.
Thực nghiệm này có ảnh hưởng đến trường năng lượng quanh cơ thể sống, đến các nghiên cứu về vật lý, sinh học tế bào, thần kinh học...
2. Thực nghiệm Penzias - Wilson phát hiện bức xạ nền của vũ trụ:
Giải Nobel Vật lý năm 1978 đã được trao cho hai nhà thiên văn học vô tuyến người Mỹ là Arno A. Penzias và Robert W. Wilson. Trong quyết định trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã đánh giá như sau:
"Sự phát hiện của A. A. Penzias và R.W. Wilson là phát hiện mang ý nghĩa rất căn bản: Nó giúp chúng ta có thể thu nhận được những thông tin về quá trình vũ trụ phát sinh từ thời kỳ hình thành đã rất xa xưa".
Trước hết, chúng ta hãy xem xét quá trình phát hiện của họ. Năm 1965, khi đặt ăngten thông tin vệ tinh siêu nhạy ở Holmdel (New Jersey), họ đã thu được tín hiệu nhiễu từ vũ trụ ở 3,5oK (oK là nhiệt độ tuyệt đối, 0oC = 273oK). (Vì nhiệt độ càng cao thì dao động của điện tử càng mạnh, tín hiệu nhiễu cũng lớn, cho nên phải dùng nhiệt độ tuyệt đối để chỉ độ lớn nhỏ của tín hiệu nhiễu).
Ăngten của họ dùng không phải là ăngten vô tuyến hình trụ ta thường thấy, mà là ăngten hình loa kèn dùng thu sóng cực ngắn. Loại ăngten hình chảo này, chúng ta đều có thể nhìn thấy ở trạm thông tin mặt đất hoặc ở nóc nhà cao tầng và căn cứ rađa của quân đội. Tín hiệu nhiễu 3,5oK thu được từ trên cao làm cho hai nhà khoa học suy nghĩ nát óc không tìm ra lời giải đáp, sau một thời gian kiểm tra đi, kiểm tra lại, tin chắc rằng đó không phải là sự cố do bản thân ăngten gây ra, học đã bỏ ra cả một năm trời, hướng ăngten về đủ bốn phương tám hướng, lần lượt theo từng mùa tiết, tín hiệu nhiễu không thay đổi theo mùa tiết và phương hướng, thế thì nó không do hệ mặt trời tạo nên, đương nhiên cũng không phải do tinh cầu nào đó trong hệ mặt trời phát ra, mà là do bức xạ tràn ngập toàn bộ khoảng không vũ trụ, gọi là "bức xạ nền" là bức xạ có từ thuở Big Bang, sóng cực ngắn ở tần số 4080 triệu Hz. Sau đó người ta đã đánh giá phát hiện của Penzias và Wilson là "Cánh cửa lớn mở ra việc nghiên cứu sự tiến hóa sinh vật của toàn vũ trụ". Từ bức xạ này, người ta tìm ra nguồn gốc vũ trụ cách đây 14 tỷ năm và xác định tuổi của các vì sao, đưa thuyết Big Bang lên địa vị cao trong khoa học. Chính "bức xạ nền" này tạo một nền tảng chung cho các bức xạ khác trong một trường vũ trụ thống nhất.
Lý thuyết thịnh hành nhất của vũ trụ ngày nay là thuyết Vụ nổ lớn Big Bang. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu khoảng 14 tỷ năm về trước từ một trạng thái vô cùng nóng, đặc, nhỏ trong một Vụ nổ và đẩy các hợp phần của vũ trụ ra khỏi nhau. Vũ trụ giãn nở theo một hàm số mũ (gọi là sự lạm phát). Ở đó là cội nguồn của không gian và là bắt đầu của thời gian. Pha lạm phát kết thúc ở thời điểm 10-32 giây sau Vụ nổ. Sau đó, vũ trụ giãn nở chậm dần và ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được sự giãn nở đó. Câu chuyện về vũ trụ cũng là câu chuyện về sự tiến hoá và tổ chức của vật chất. Từ một chân không choáng đầy bởi năng lượng, xuất hiện một thứ xúp nguyên thuỷ của vật chất tạo bởi các hạt quark, electron, photon, notrino và tất cả các phản hạt của chúng. Bởi vì có sự ưu tiên tinh tế cho vật chất hơn là phản vật chất, khoảng một phần tỷ, nên chúng ta sống trong một vũ trụ được cấu thành bởi vật chất với một tỷ lệ khoảng tỷ photon cho mỗi hạt vật chất. Sau đó, cứ 3 hạt quark kết hợp với nhau để tạo nên proton và neutron. Proton và neutron được xem là những viên gạch tạo nên những ngưyên tố nguyên thuỷ, chủ yếu là hydrogen và helium, cộng thêm một chút ít deuterium và lithium. Sau vài phút đầu tiên, khoảng 3/4 khối lượng của vũ trụ là hydrogen và còn lại 1/4 là helium. Những chất liệu cấu tạo nên các ngôi sao và thiên hà mà ngày nay chúng ta quan sát thấy. Vũ trụ vẫn còn mờ đục cho đến 380.000 năm sau Vụ nổ. Về sau khi vũ trụ đã đủ lạnh (khoảng 10.000 K) để cho phép tạo thành các nguyên tử, và từ đây nó bắt đầu trở nên trong suốt. Đó cũng là thời điểm bức xạ nền được sinh ra và ngập tràn toàn bộ vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được dưới dạng sóng ngắn
PHẦN 3
PHẦN 4
3. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Ảnh: thực nghiệm Foucauld
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologram
Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 5
PHẦN 6
4. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7
PHẦN 8
5. Thực nghiệm Kirlian chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống:
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm, năm 1939, nhà vật lý Liên Xô, Sêmion Kirlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý, nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang động. Năm 1972, tại New York - Mỹ, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian; Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là 1 bước đột phá nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỹ trước với các tiến bộ vũ bão trong ngành điện tử, các camera ghi lại hào quang dùng hiệu ứng Kirlian đã phổ cập và việc phân tích tâm lý, chẩn đoán bệnh tật qua hào quang đã dần dần được áp dụng ở nhiều nước.
Hiệu ứng Kirlian
Năng lượng là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mc2. Vật lý hiện đại cho rằng: "Vật chất mà ta đang có chỉ là 1 dạng tính của năng lượng".
Đối với các cơ thể sống năng lượng bao gồm hai thành phần: cơ thể sống và thông tin. Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin hình thành một Trường đặc biệt quanh cơ thể sống. Trường này hiện chưa hoàn toàn rõ bản chất, nhưng các yếu tố cục bộ của nó đang được nghiên cứu.
* MỘT THỬ NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG KIRLIAN:
Một nhà nghiên cứu bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. "Đấy là aura, tức trường năng lượng sinh thể của một người được thí nghiệm", nhà nghiên cứu nói và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này cho ruột non, vùng này cho xương cụt... Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn... Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công".
Thử nghiệm này cho ta thấy có thể từng bước định lượng được tương tác giữa trường của các hệ sinh thể.
PHẦN 9
PHẦN 10
6. Thực nghiệm Backster xác định thực vật có trí nhớ và biết truyền tin:
Năm 1972, nhà khoa học Mỹ Clever Backster làm thực nghiệm như sau: lấy hai điện cực nối với hai phía của một chiếc lá của một cây cỏ hoa, và thử xem cây đó có cảm nhận được sự đe dọa không. Muốn thế, Backster cho một bông hoa của một cây cùng loại rơi vào trong mộc cốc cà phê nóng. Ông không thấy một phản ứng nào của cây cùng loại, qua chiếc lá trên. Cái kim nối với các điện cực không hề chuyển động.
Nhưng nếu bày ra một sự hăm dọa khác, dữ dội hơn thì sao? Backster thay cốc cà phê nóng bằng lửa. Một chiếc hoa cho rơi vào... lửa. Trong trường hợp căng thẳng này, chiếc kim thực nghiệm quay. Như thế là cây cỏ có trao đổi thông tin với nhau. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Backster. Một điều cần lưu ý: dường như cây cỏ làm quen dần được với các tình huống bi thảm. Chẳng hạn khi thực nghiệm bỏ các hoa cùng loại nói trên nhiều lần vào lửa, thì cái kim thực nghiệm sẽ quay yếu dần.
Nhà sinh học C. Backster
Trong vấn đề chữa bệnh bằng trường sinh học cũng thế. Dường như khó chữa bệnh hơn cho những người thân, những người sống gần gũi với mình, những người trong địa phương mình...
Một thực nghiệm khác của Backster: Thực nghiệm cây cỏ làm chứng cho các vụ án mạng. Trong một phòng Backster để hai cái hoa như nhau. Và lần lượt cho 6 người đi vào, ông là người thứ bảy, Backster thấy một trong sáu người đó đã lấy tay vò nát một trong hai bông hoa. Có phát hiện ra được "thủ phạm" hay không từ bông hoa còn lại? Backster liền nối hai điện cực vào hai bên của bông hoa còn lại (hoa Philadentron). Sau đó ông bảo 6 người kia lần lượt đi ra khỏi phòng, thì kim tại chiếc hoa còn lại... quay chiếc hoa đó đã phản ứng, có một cảm xúc mạnh. Điều này chứng tỏ thêm rằng hoa cũng có trí nhớ. Sự tìm kiếm thủ phạm vò nát hoa tiến hành như thế đó trong các thực nghiệm của Backster. Backster cũng nhận xét rằng, khi thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, thì cũng có thể làm thay đổi được điện thế của các lá cây xung quanh. Ông con sử dụng thành công cây cỏ để phát hiện thông tin sinh học giữa người với người và hình thành thuật ngữ mới: thông tin sinh hoa (biocommunications).
Thực nghiệm Backster gây chấn động trong giới khoa học và sau đó được hơn 500 phòng thí nghiệm tại các nước trên thế giới lập lại và xác nhận. Từ thời gian đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trường quanh cơ thể thực vật, nhất là giai đoạn sau 1990, khi các máy chụp hào quang (Aura Camera) được các máy tính mạnh hỗ trợ.
Các thực nghiệm này được công bố nhiều trên báo chí với nhiều bằng chứng là khi con người yêu thương cây cối, các cây này tươi tốt hơn, ra quả nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng có một số thí nghiệm của trường phái nhân điện, tăng năng suất lúa và hoa màu bằng phát xung năng lượng sinh học vào cây.
PHẦN 11
PHẦN 12
7. Thực nghiệm chứng minh thực vật đã sẵn có ăngten thu sóng cực ngắn:
Năm 1979, Sau khi được tin các nhà khoa học nước ngoài do được tia bức xạ sóng cực ngắn từ khoảng không vũ trụ, rồi lại nhìn thấy hình dáng của lá và tán cây rất giống những ăngten thu sóng, một số nhà khoa học Trung Quốc đã dùng dây dẫn nối từ các cây to ngoài sân, các cây cảnh trong nhà vào lỗ cắm ăngten của tivi, quả nhiên không ngờ, hình ảnh đã rõ hơn nhiều so với dùng ăngten trong nhà. Vì lá của cây cỏ tỏa ra các hướng, nên chẳng phải điều chỉnh ăngten như trong nhà để tìm phương hướng tốt nhất.
Không chỉ có vậy, năm 1990, một tạp chí Khoa học Kỹ thuật có đăng một tin rất mới, nội dung là: "Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra những cây chuối tiêu, chẳng những có thể cung cấp cho con người những quả chín thơm ngon, mà lá của cây còn là một ăngten thu sóng tuyệt diệu. Cách làm là đem dây dẫn cắm vào đường dẫn nhựa của thân cây (ống hút nước), còn đầu kia thì nối vào tivi, sẽ thu được hình ảnh rõ nét".
Các bức xạ sóng cực ngắn truyền thẳng, khi chiếu vào vật thể hay nhân thể thì cũng có biểu hiện phản xạ, thấu xạ và nhiễu xạ của sóng ánh sáng. Giống như rađa, động thực vật trên trái đất, nếu muốn thu hút được nhiều hơn khí của vũ trụ thì cũng phải có sẵn một chiếc angten thu sóng, một chiếc angten có hình cái chảo hoặc cái loa kèn. Đương nhiên, không thể đạt được trình độ hoàn mỹ như cái chảo, cái loa kèn, nhưng chỉ cần có độ cong nhất định, dạng vòng nhất định thì cũng đã được rồi.
Nếu chúng ta quan sát kỹ càng toàn cảnh thiên nhiên rộng lớn, sức sống bừng bừng một lượt thì sẽ phát hiện ra rằng các loài thực vật đủ hình, đủ sắc cũng đều có những angten tiếp thu sóng cực ngắn. Trước hết, hãy nhìn những cành lá của thực vật, phần lớn lá có hình cái thìa, thường thường lại vươn lên phía trên, hơn nữa còn cùng với thân và cánh tạo ra một cái vòm vươn lên không trung như đài rađa ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Chúng ta lại ngắm các đóa hoa, phần lớn chúng đều do các cánh hoa hình cái thìa canh xếp thành hình loa kèn. Có loại thậm chí rõ ràng có hình dạng một chiếc loa kèn chuẩn mực, "hoa loa kèn" cũng được đặt tên theo hình của nó.
Mọi người đều biết công năng của lá và hoa của cây cỏ là tạo ra tác dụng quang hợp, nhưng đứng trên quan điểm đại vũ trụ để xem xét thì sở dĩ chúng không phải là hình dẹt, mà là hình cái thìa, chính là để hấp thu được nhiều hơn Khí của vũ trụ ở dạng sóng cực ngắn.
PHẦN 13
PHẦN 14
8. Thực nghiệm chứng minh loài chim sinh ra đã có angten thu bức xạ cực ngắn:
Sự thực khách quan của cân bằng sinh thái đã chỉ rõ vấn đề này: Phàm những nơi có trường khí tốt, không những người ở đông đúc, mà cũng là nơi ngay loài chim cũng rất thích đến trú đậu, cho nên loài chim không phải là không có cảm ứng đối với các bức xạ của trường sóng cực ngắn.
Trong một báo cáo khoa học có trình bày thí nghiệm: Sóng cực ngắn có thể làm cho loài chim có một cách phản ứng rất thích hợp. Khi chim con thu được bức xạ cực ngắn tần số 9,29 GHz với bình quân mỗi mm2 có 50.10-6 W thì nó dừng mọi hoạt động và có phản ứng nằm nghiêng mình, tức là cánh và đùi chỗ gần nguồn bức xạ thì dang ra, còn mình và chi phía bên kia thì co lại. Bồ cây và hải âu cũng có phản ứng tương tự như thế khi bắt đầu bay liệng.
Các nhà khoa học vặt hết lông của chim non trong điều kiện đã gây mê, khi thử nghiệm thì những phản ứng trên đây đều mất hết. Mãi 12 ngày asu, khi các lông chim mọc lại đầy đủ mới thấy xuất hiện lại các phản ứng trên. Rõ ràng lông vũ đã có tác dụng rất quan trọng về mặt cảm thụ sóng cực ngắn.
Về sau lại có thêm các nhà khoa học nữa tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng "lông vũ của loài chim có tác dụng như một angten trung gian" và cho rằng "lông vũ về mặt cảm thụ độ mạnh của trường sóng cực ngắn, có thể có tác dụng như một cơ quan tiếp Khí".
PHẦN 15
PHẦN 16
9. Thực nghiệm Nghiêm Tân phát khí thay đổi thành phần vật chất:
Khoảng năm 1978-1982, có cuộc khảo sát khí công toàn Trung Quốc, khí công sư Nghiêm Tân có khả năng biến đổi được rượu: Trên bàn đặt một cốc rượu rất ngay ngắn, "bàn tay đang xoa" của ông ta giơ lên, nồng độ của rượu đã nhạt đi rõ rệt; rượu nồng độ càng cao thì cảm giác so sánh càng rõ rệt. Ngoài ra, những hoa quả kẹo bánh được ông ta sờ qua thì mùi vị càng thơm ngon hơn.
Rượu Mao Đài nói chung phải tồn trữ 5-8 năm mới đạt tới độ thơm ngon, còn rượu mới vừa được cất từ cơm nếp lên men bao giờ cũng có vị chua cay, thậm chí còn đắng chát, rất khó uống.
Thực nghiệm chứng minh rằng xử lý rượu mới cất bằng sóng cực ngắn có thể trong một hai phút, khử được hết vị tạp của rượu mới. Rượu mới cất sau khi xử lý, về cơ bản có thể cũng thơm ngon như rượu ngấu kỹ một cách tự nhiên. Sóng điện từ ở tần số cực cao, khi dùng để đẩy nhanh độ ngấu của rượu mới cất, có thể sử dụng sóng ở tần số 915-2.450 MHz. Nguyên lý dùng sóng cực ngắn đẩy nhanh độ ngấu của rượu là ở chỗ: Sóng này có thể làm cho phân tử nước kết hợp với phân tử cồn êtylic, đẩy nhanh phản ứng hóa học và biến đổi vật lý của chúng, cho nên có thể làm cho vị rượu trở nên thơm ngon.
"Xoa tay" của khí công sư và sóng cực ngắn đều có thể làm cho vị rượu thay đổi, làm cho rượu mới cất ngấu kỹ.
Những năm gần đây, những người nghiên cứu khí công của Trung Quốc từ lòng bàn tay của khí công sư, đã đo được sóng điện từ phóng ra, trong đó có sóng là bức xạ hồng ngoại được điều chế ở tần số thấp.
Một thực nghiệm khác do Đại học Thanh Hoa tiến hành đã kết luận: "Khí công sư Nghiêm Tân đã phát công qua khoảng cách 4.000 km làm xúc tác để xảy ra một phản ứng hóa học trong 1 phòng thí nghiệm đặt tại Bắc Kinh. Thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần để xác minh có thể truyền năng lượng đi xa mà độ suy giảm không tuân theo các quy luật thông thường.
PHẦN 17
PHẦN 18
10. Thực nghiệm về tâm thức tập thể:
Khái niệm tâm thức tập thể do Carl G. Jung đưa ra vào khoảng năm 1913 nói về hiện tượng vô thức không thể là vấn đề của 1 cá nhân mà là có tính tập thể. Khái niệm này giải thích được nhiều hiện tượng tâm lý kỳ lạ.
Để chứng minh khái niệm nay, khoảng những năm 1970, một nhóm các nhà khoa học Pháp tiến hành thực nghiệm sau:
- Đưa 500 con khỉ đến 5 hòn đảo thuộc quần đảo Polynesia, các hòn đảo cách nhau trên 100 km để đảm bảo nhóm khỉ ở hòn đảo này không thể bơi qua đảo khác.
- Khi tập cho 1 con khỉ trong 1 hòn đảo có tập tính mới thì chỉ sau 1 năm, các con khỉ trên cùng hòn đảo cũng có tập tính mới học (phản ứng bắt chước).
- Vấn đề ngạc nhiên là sau 3 năm, các con khỉ trên các hòn đảo khác cùng thể hiện tập tính đã huấn luyện cho con khỉ đầu tiên. Như vậy, đã có hiện tượng truyền 1 tổ hợp thông tin hoàn chỉnh trên khoảng cách lớn.
Thực nghiệm này về cơ bản xác nhận khái niệm tâm thức tập thể của C. Jung và giải thích nhiều hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp (như hiệu ứng đám đông ở sân bóng đá hay một cuộc bạo loạn ở 1 đoàn biểu tình).
PHẦN 19
PHẦN 20
* CÁC KẾT LUẬN:
Qua 10 thực nghiệm lớn trình bày ở trên, có thể rút ra mấy kết luận:
Vũ trụ chúng ta đang sống là một thể thống nhất, không phân chia, không định xứ. Nói theo Cơ học Lượng tử :" trong mỗi nguyên tử chứa đựng toàn bộ vũ trụ" Tính thống nhất này cho phép ta nghĩ đến sự tồn tại 1 trường năng lượng quanh cơ thể sống. Trường năng lượng này có biểu hiện đặc tính của trường điện từ, trường nhiệt... và có khả năng chuyển tải cả năng lượng và thông tin đến khoảng cách vô tận trong toàn vũ trụ.
- Các cơ thể sống có trường bao quanh sẽ tương tác với các trường khác cũng như tương tác với Trường năng lượng vũ trụ để tồn tại và phát triển. Chính các tương tác này đã giúp nhà cảm xạ Địa sinh học cảm nhận một số thông tin và năng lượng như kiểu máy thu tivi thu sóng điện từ.
Hoàng Quang Vinh
PHẦN 21
PHẦN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brennan.B.A.
Bàn tay ánh sáng. Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng con người. 374 trang. NXB 1996. Lê Trọng Bổng dịch.
2. Capra .F
Đạo của Vật lý. 432 trang. NXB Trẻ. 2001. Nguyễn Tường Bách dịch.
3. Mundasev.E
Chúng ta thoát thai từ đâu. 652 trang. NXB Trẻ. 2004.
4. Trịnh Xuân Thuận, Richard Matthieu
Cái vô hạn trong lòng bàn tay. 482 trang. Phạm Xuân Thiều và Ngô Vũ dịch. NXB Trẻ 2005.
6. Nguyễn Hoàng Phương
Con người và Trường sinh học. 626 trang. NXB Văn hoá thông tin 2003
7. Dư Quang Châu, Trần văn Ba.
Năng lượng cảm xạ với Địa sinh học. 283 trang. NXB Thông tin. 2002.
8. Đỗ Kiên Cường.
Lý giải một số hiện tượng dị thường. 232 trang NXB Văn hoá thông tin 2002.
9. Hawkin Stephan
Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ. 254 trang. Nguyễn tiến Dũng và Vũ Hồng Nam dịch NXB Trẻ 2004.
10. Nguyễn Đình Phư. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologramĐiều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 54. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7Cảm xạ địa sinh học - Cảm xạ địa sinh học
Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:40
(HQV) Địa sinh học nghiên cứu tương tác giữa con người với Trái đất và môi trường xung quanh, các tương tác này thông qua 1 trường chưa xác định rõ bản chất.
Mở đầu
Cảm xạ học thực nghiệm rèn luyện nâng cao trực giác của con người trong việc khám phá các tiềm năng đặc biệt của các sinh thể. Các tiềm năng đặc biệt này cũng liên quan đến các trường năng lượng tồn tại quanh các sinh thể.
Từ hàng ngàn năm nay đã có nhiều ý kiến về trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống, với các tên gọi là Khí (ở Trung Quốc), Prana (ở Ấn Độ), Trường lực sống (Châu Âu), Trường sinh học (Mỹ)... Khoa học hiện đại chưa có 1 giải thích chính xác về trường này, nên gây ra nhiều tranh luận giữa các trường phái duy vật - duy tâm, khoa học - tâm linh.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu 10 thực nghiệm khoa học tiêu biểu trong thế kỷ XX do các nhà khoa học lớn tiến hành để bước đầu khẳng định có một trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống (tạm gọi là trường năng lượng sinh thể). Các tương tác của trường này với nhà cảm xạ là nguồn gốc của môn Cảm xạ học, Địa sinh học hay các khoa học cận tâm lý (ngoại cảm) nói chung.
Việc tìm kiếm các xác nhận khoa học cho những vấn đề liên quan đến trực giác là một hành trình dài, có thể phải hàng trăm năm nữa mới có những kết luận chắc chắn.Những gì khoa học hiện nay biết chắc còn ít hơn nhiều những điều chưa biết ( lấy tỷ lệ vật chất tối chiếm đến 97% vật chất nói chung cũng là một cách hình dung).
ảnh: K.Godel và A.Einstein
Cũng phải nói thêm về giới hạn của khoa học trong nghiên cứu thế giới. Theo định lý bất toàn của Godel , không có một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993). Một nhà khoa học đã diễn tả rất hay khái niệm trực giác như là những "sự thật bất chợt" và nhấn mạnh ý nghĩa của Định lý bất toàn như sau: "Định lý Godel đã được sử dụng để lý luận rằng một computer không bao giờ thông minh được như con người bởi vi phạm vi hiểu biết của nó bị giới hạn bởi một tập hợp cố định các tiên đề, trong khi con người có thể khảm phá ra những sự thật bất chợt".
1. Thực nghiệm Eisntein - Podolski - Rosen:
Năm 1935, ba nhà vật lý A. Einstein, B. Podolski, N. Rosen đưa ra một thực nghiệm để phản bác lý thuyết cơ học lượng tử do Niels Bohr đưa ra. Thực nghiệm này gây tranh luận cho đến ngày nay và nổi tiếng với tên "Nghịch lý EPR", lấy chữ đầu của 3 nhà khoa học nói trên.
Ảnh 3 nhà khoa học
Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới "biết" là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không "biết" được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể "đoán" được A đang làm gì để có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện "Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa" cũng như không thể có "hành động quỷ ma nào ở gần", Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải "biết" hướng nào mình sẽ đi đến và "báo" cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa "những ẩn số" mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.
Minh hoạ thực nghiệm EPR
Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là "Bất đẳng thức Bell", có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon "tương tác" nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau- Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn "biết" ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon "tương tác" này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về "nơi này" và "chỗ kia" trở thành vô nghĩa bởi vì "nơi này" cũng chính là "chỗ kia". Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là "tính bất-khả-phân" hay "phi-cục-bộ" của không gian
Liên quan đến bản chất của Trường năng lượng thống nhất có thực nghiệm về tính nhị nguyên sóng - hạt của ánh sáng. Cuộc tranh luận về bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt kéo dài suốt gần 2 thế kỷ, đến nỗi có câu đùa nổi tiếng "ánh sáng là vùng tối nhất của vật lý". Giữa thế kỷ XX mới có một thực nghiệm xác định ánh sáng có cả bản chất sóng và bản chất hạt: cho 1 hạt ánh sáng đi qua 2 khe hẹp nằm cạnh nhau, hạt này dường như cùng lúc đi qua cả 2 khe hẹp đó gây hiện tượng giao thoa - vốn là thuộc tính của sóng.
Tính nhị nguyên của ánh sáng cũng được coi là tính nhị nguyên của trường điện từ (ánh sáng nhìn thấy chỉ là 1 dải hẹp của trường điện từ). Vậy lúc nào trường điện từ biểu thị đặc tính hạt? Câu trả lời là bình thường trường biểu hiện thuộc tính sóng, nhưng khi ta quan sát nó lại thể hiện thuộc tính hạt.
Thực nghiệm này có ảnh hưởng đến trường năng lượng quanh cơ thể sống, đến các nghiên cứu về vật lý, sinh học tế bào, thần kinh học...
PHẦN 2
2. Thực nghiệm Penzias - Wilson phát hiện bức xạ nền của vũ trụ:
Giải Nobel Vật lý năm 1978 đã được trao cho hai nhà thiên văn học vô tuyến người Mỹ là Arno A. Penzias và Robert W. Wilson. Trong quyết định trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã đánh giá như sau:
"Sự phát hiện của A. A. Penzias và R.W. Wilson là phát hiện mang ý nghĩa rất căn bản: Nó giúp chúng ta có thể thu nhận được những thông tin về quá trình vũ trụ phát sinh từ thời kỳ hình thành đã rất xa xưa".
Trước hết, chúng ta hãy xem xét quá trình phát hiện của họ. Năm 1965, khi đặt ăngten thông tin vệ tinh siêu nhạy ở Holmdel (New Jersey), họ đã thu được tín hiệu nhiễu từ vũ trụ ở 3,5oK (oK là nhiệt độ tuyệt đối, 0oC = 273oK). (Vì nhiệt độ càng cao thì dao động của điện tử càng mạnh, tín hiệu nhiễu cũng lớn, cho nên phải dùng nhiệt độ tuyệt đối để chỉ độ lớn nhỏ của tín hiệu nhiễu).
Ăngten của họ dùng không phải là ăngten vô tuyến hình trụ ta thường thấy, mà là ăngten hình loa kèn dùng thu sóng cực ngắn. Loại ăngten hình chảo này, chúng ta đều có thể nhìn thấy ở trạm thông tin mặt đất hoặc ở nóc nhà cao tầng và căn cứ rađa của quân đội. Tín hiệu nhiễu 3,5oK thu được từ trên cao làm cho hai nhà khoa học suy nghĩ nát óc không tìm ra lời giải đáp, sau một thời gian kiểm tra đi, kiểm tra lại, tin chắc rằng đó không phải là sự cố do bản thân ăngten gây ra, học đã bỏ ra cả một năm trời, hướng ăngten về đủ bốn phương tám hướng, lần lượt theo từng mùa tiết, tín hiệu nhiễu không thay đổi theo mùa tiết và phương hướng, thế thì nó không do hệ mặt trời tạo nên, đương nhiên cũng không phải do tinh cầu nào đó trong hệ mặt trời phát ra, mà là do bức xạ tràn ngập toàn bộ khoảng không vũ trụ, gọi là "bức xạ nền" là bức xạ có từ thuở Big Bang, sóng cực ngắn ở tần số 4080 triệu Hz. Sau đó người ta đã đánh giá phát hiện của Penzias và Wilson là "Cánh cửa lớn mở ra việc nghiên cứu sự tiến hóa sinh vật của toàn vũ trụ". Từ bức xạ này, người ta tìm ra nguồn gốc vũ trụ cách đây 14 tỷ năm và xác định tuổi của các vì sao, đưa thuyết Big Bang lên địa vị cao trong khoa học. Chính "bức xạ nền" này tạo một nền tảng chung cho các bức xạ khác trong một trường vũ trụ thống nhất.
Lịch sử Vũ trụ và bức xạ nền
Lý thuyết thịnh hành nhất của vũ trụ ngày nay là thuyết Vụ nổ lớn Big Bang. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu khoảng 14 tỷ năm về trước từ một trạng thái vô cùng nóng, đặc, nhỏ trong một Vụ nổ và đẩy các hợp phần của vũ trụ ra khỏi nhau. Vũ trụ giãn nở theo một hàm số mũ (gọi là sự lạm phát). Ở đó là cội nguồn của không gian và là bắt đầu của thời gian. Pha lạm phát kết thúc ở thời điểm 10-32 giây sau Vụ nổ. Sau đó, vũ trụ giãn nở chậm dần và ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được sự giãn nở đó. Câu chuyện về vũ trụ cũng là câu chuyện về sự tiến hoá và tổ chức của vật chất. Từ một chân không choáng đầy bởi năng lượng, xuất hiện một thứ xúp nguyên thuỷ của vật chất tạo bởi các hạt quark, electron, photon, notrino và tất cả các phản hạt của chúng. Bởi vì có sự ưu tiên tinh tế cho vật chất hơn là phản vật chất, khoảng một phần tỷ, nên chúng ta sống trong một vũ trụ được cấu thành bởi vật chất với một tỷ lệ khoảng tỷ photon cho mỗi hạt vật chất. Sau đó, cứ 3 hạt quark kết hợp với nhau để tạo nên proton và neutron. Proton và neutron được xem là những viên gạch tạo nên những ngưyên tố nguyên thuỷ, chủ yếu là hydrogen và helium, cộng thêm một chút ít deuterium và lithium. Sau vài phút đầu tiên, khoảng 3/4 khối lượng của vũ trụ là hydrogen và còn lại 1/4 là helium. Những chất liệu cấu tạo nên các ngôi sao và thiên hà mà ngày nay chúng ta quan sát thấy. Vũ trụ vẫn còn mờ đục cho đến 380.000 năm sau Vụ nổ. Về sau khi vũ trụ đã đủ lạnh (khoảng 10.000 K) để cho phép tạo thành các nguyên tử, và từ đây nó bắt đầu trở nên trong suốt. Đó cũng là thời điểm bức xạ nền được sinh ra và ngập tràn toàn bộ vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được dưới dạng sóng ngắn
PHẦN 3
PHẦN 4
3. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Ảnh: thực nghiệm Foucauld
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologram
Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 5
PHẦN 6
4. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7
PHẦN 8
5. Thực nghiệm Kirlian chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống:
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm, năm 1939, nhà vật lý Liên Xô, Sêmion Kirlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý, nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang động. Năm 1972, tại New York - Mỹ, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian; Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là 1 bước đột phá nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỹ trước với các tiến bộ vũ bão trong ngành điện tử, các camera ghi lại hào quang dùng hiệu ứng Kirlian đã phổ cập và việc phân tích tâm lý, chẩn đoán bệnh tật qua hào quang đã dần dần được áp dụng ở nhiều nước.
Con người có thể thu năng lượng trực tiếp từ bên ngoài. 318 trang. NXB Văn hoá thông tin 1999.
PHẦN 2Hiệu ứng Kirlian
Năng lượng là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mc2. Vật lý hiện đại cho rằng: "Vật chất mà ta đang có chỉ là 1 dạng tính của năng lượng".
Đối với các cơ thể sống năng lượng bao gồm hai thành phần: cơ thể sống và thông tin. Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin hình thành một Trường đặc biệt quanh cơ thể sống. Trường này hiện chưa hoàn toàn rõ bản chất, nhưng các yếu tố cục bộ của nó đang được nghiên cứu.
* MỘT THỬ NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG KIRLIAN:
Một nhà nghiên cứu bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. "Đấy là aura, tức trường năng lượng sinh thể của một người được thí nghiệm", nhà nghiên cứu nói và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này cho ruột non, vùng này cho xương cụt... Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn... Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công".
Thử nghiệm này cho ta thấy có thể từng bước định lượng được tương tác giữa trường của các hệ sinh thể.
PHẦN 9
6. Thực nghiệm Backster xác định thực vật có trí nhớ và biết truyền tin:
Năm 1972, nhà khoa học Mỹ Clever Backster làm thực nghiệm như sau: lấy hai điện cực nối với hai phía của một chiếc lá của một cây cỏ hoa, và thử xem cây đó có cảm nhận được sự đe dọa không. Muốn thế, Backster cho một bông hoa của một cây cùng loại rơi vào trong mộc cốc cà phê nóng. Ông không thấy một phản ứng nào của cây cùng loại, qua chiếc lá trên. Cái kim nối với các điện cực không hề chuyển động.
Nhưng nếu bày ra một sự hăm dọa khác, dữ dội hơn thì sao? Backster thay cốc cà phê nóng bằng lửa. Một chiếc hoa cho rơi vào... lửa. Trong trường hợp căng thẳng này, chiếc kim thực nghiệm quay. Như thế là cây cỏ có trao đổi thông tin với nhau. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Backster. Một điều cần lưu ý: dường như cây cỏ làm quen dần được với các tình huống bi thảm. Chẳng hạn khi thực nghiệm bỏ các hoa cùng loại nói trên nhiều lần vào lửa, thì cái kim thực nghiệm sẽ quay yếu dần.
Nhà sinh học C. BacksterTrong vấn đề chữa bệnh bằng trường sinh học cũng thế. Dường như khó chữa bệnh hơn cho những người thân, những người sống gần gũi với mình, những người trong địa phương mình...
Một thực nghiệm khác của Backster: Thực nghiệm cây cỏ làm chứng cho các vụ án mạng. Trong một phòng Backster để hai cái hoa như nhau. Và lần lượt cho 6 người đi vào, ông là người thứ bảy, Backster thấy một trong sáu người đó đã lấy tay vò nát một trong hai bông hoa. Có phát hiện ra được "thủ phạm" hay không từ bông hoa còn lại? Backster liền nối hai điện cực vào hai bên của bông hoa còn lại (hoa Philadentron). Sau đó ông bảo 6 người kia lần lượt đi ra khỏi phòng, thì kim tại chiếc hoa còn lại... quay chiếc hoa đó đã phản ứng, có một cảm xúc mạnh. Điều này chứng tỏ thêm rằng hoa cũng có trí nhớ. Sự tìm kiếm thủ phạm vò nát hoa tiến hành như thế đó trong các thực nghiệm của Backster. Backster cũng nhận xét rằng, khi thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, thì cũng có thể làm thay đổi được điện thế của các lá cây xung quanh. Ông con sử dụng thành công cây cỏ để phát hiện thông tin sinh học giữa người với người và hình thành thuật ngữ mới: thông tin sinh hoa (biocommunications).
Thực nghiệm Backster gây chấn động trong giới khoa học và sau đó được hơn 500 phòng thí nghiệm tại các nước trên thế giới lập lại và xác nhận. Từ thời gian đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trường quanh cơ thể thực vật, nhất là giai đoạn sau 1990, khi các máy chụp hào quang (Aura Camera) được các máy tính mạnh hỗ trợ.
Các thực nghiệm này được công bố nhiều trên báo chí với nhiều bằng chứng là khi con người yêu thương cây cối, các cây này tươi tốt hơn, ra quả nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng có một số thí nghiệm của trường phái nhân điện, tăng năng suất lúa và hoa màu bằng phát xung năng lượng sinh học vào cây.
Cảm xạ địa sinh học - Cảm xạ địa sinh học
Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:40
(HQV) Địa sinh học nghiên cứu tương tác giữa con người với Trái đất và môi trường xung quanh, các tương tác này thông qua 1 trường chưa xác định rõ bản chất.
Mở đầu
Cảm xạ học thực nghiệm rèn luyện nâng cao trực giác của con người trong việc khám phá các tiềm năng đặc biệt của các sinh thể. Các tiềm năng đặc biệt này cũng liên quan đến các trường năng lượng tồn tại quanh các sinh thể.
Từ hàng ngàn năm nay đã có nhiều ý kiến về trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống, với các tên gọi là Khí (ở Trung Quốc), Prana (ở Ấn Độ), Trường lực sống (Châu Âu), Trường sinh học (Mỹ)... Khoa học hiện đại chưa có 1 giải thích chính xác về trường này, nên gây ra nhiều tranh luận giữa các trường phái duy vật - duy tâm, khoa học - tâm linh.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu 10 thực nghiệm khoa học tiêu biểu trong thế kỷ XX do các nhà khoa học lớn tiến hành để bước đầu khẳng định có một trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống (tạm gọi là trường năng lượng sinh thể). Các tương tác của trường này với nhà cảm xạ là nguồn gốc của môn Cảm xạ học, Địa sinh học hay các khoa học cận tâm lý (ngoại cảm) nói chung.
Việc tìm kiếm các xác nhận khoa học cho những vấn đề liên quan đến trực giác là một hành trình dài, có thể phải hàng trăm năm nữa mới có những kết luận chắc chắn.Những gì khoa học hiện nay biết chắc còn ít hơn nhiều những điều chưa biết ( lấy tỷ lệ vật chất tối chiếm đến 97% vật chất nói chung cũng là một cách hình dung).
ảnh: K.Godel và A.Einstein
Cũng phải nói thêm về giới hạn của khoa học trong nghiên cứu thế giới. Theo định lý bất toàn của Godel , không có một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993). Một nhà khoa học đã diễn tả rất hay khái niệm trực giác như là những "sự thật bất chợt" và nhấn mạnh ý nghĩa của Định lý bất toàn như sau: "Định lý Godel đã được sử dụng để lý luận rằng một computer không bao giờ thông minh được như con người bởi vi phạm vi hiểu biết của nó bị giới hạn bởi một tập hợp cố định các tiên đề, trong khi con người có thể khảm phá ra những sự thật bất chợt".
1. Thực nghiệm Eisntein - Podolski - Rosen:
Năm 1935, ba nhà vật lý A. Einstein, B. Podolski, N. Rosen đưa ra một thực nghiệm để phản bác lý thuyết cơ học lượng tử do Niels Bohr đưa ra. Thực nghiệm này gây tranh luận cho đến ngày nay và nổi tiếng với tên "Nghịch lý EPR", lấy chữ đầu của 3 nhà khoa học nói trên.
Ảnh 3 nhà khoa học
Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới "biết" là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không "biết" được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể "đoán" được A đang làm gì để có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện "Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa" cũng như không thể có "hành động quỷ ma nào ở gần", Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải "biết" hướng nào mình sẽ đi đến và "báo" cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa "những ẩn số" mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.
Minh hoạ thực nghiệm EPR
Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là "Bất đẳng thức Bell", có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon "tương tác" nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau- Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn "biết" ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon "tương tác" này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về "nơi này" và "chỗ kia" trở thành vô nghĩa bởi vì "nơi này" cũng chính là "chỗ kia". Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là "tính bất-khả-phân" hay "phi-cục-bộ" của không gian
Liên quan đến bản chất của Trường năng lượng thống nhất có thực nghiệm về tính nhị nguyên sóng - hạt của ánh sáng. Cuộc tranh luận về bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt kéo dài suốt gần 2 thế kỷ, đến nỗi có câu đùa nổi tiếng "ánh sáng là vùng tối nhất của vật lý". Giữa thế kỷ XX mới có một thực nghiệm xác định ánh sáng có cả bản chất sóng và bản chất hạt: cho 1 hạt ánh sáng đi qua 2 khe hẹp nằm cạnh nhau, hạt này dường như cùng lúc đi qua cả 2 khe hẹp đó gây hiện tượng giao thoa - vốn là thuộc tính của sóng.
Tính nhị nguyên của ánh sáng cũng được coi là tính nhị nguyên của trường điện từ (ánh sáng nhìn thấy chỉ là 1 dải hẹp của trường điện từ). Vậy lúc nào trường điện từ biểu thị đặc tính hạt? Câu trả lời là bình thường trường biểu hiện thuộc tính sóng, nhưng khi ta quan sát nó lại thể hiện thuộc tính hạt.
Thực nghiệm này có ảnh hưởng đến trường năng lượng quanh cơ thể sống, đến các nghiên cứu về vật lý, sinh học tế bào, thần kinh học...
PHẦN 2
2. Thực nghiệm Penzias - Wilson phát hiện bức xạ nền của vũ trụ:
Giải Nobel Vật lý năm 1978 đã được trao cho hai nhà thiên văn học vô tuyến người Mỹ là Arno A. Penzias và Robert W. Wilson. Trong quyết định trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã đánh giá như sau:
"Sự phát hiện của A. A. Penzias và R.W. Wilson là phát hiện mang ý nghĩa rất căn bản: Nó giúp chúng ta có thể thu nhận được những thông tin về quá trình vũ trụ phát sinh từ thời kỳ hình thành đã rất xa xưa".
Trước hết, chúng ta hãy xem xét quá trình phát hiện của họ. Năm 1965, khi đặt ăngten thông tin vệ tinh siêu nhạy ở Holmdel (New Jersey), họ đã thu được tín hiệu nhiễu từ vũ trụ ở 3,5oK (oK là nhiệt độ tuyệt đối, 0oC = 273oK). (Vì nhiệt độ càng cao thì dao động của điện tử càng mạnh, tín hiệu nhiễu cũng lớn, cho nên phải dùng nhiệt độ tuyệt đối để chỉ độ lớn nhỏ của tín hiệu nhiễu).
Ăngten của họ dùng không phải là ăngten vô tuyến hình trụ ta thường thấy, mà là ăngten hình loa kèn dùng thu sóng cực ngắn. Loại ăngten hình chảo này, chúng ta đều có thể nhìn thấy ở trạm thông tin mặt đất hoặc ở nóc nhà cao tầng và căn cứ rađa của quân đội. Tín hiệu nhiễu 3,5oK thu được từ trên cao làm cho hai nhà khoa học suy nghĩ nát óc không tìm ra lời giải đáp, sau một thời gian kiểm tra đi, kiểm tra lại, tin chắc rằng đó không phải là sự cố do bản thân ăngten gây ra, học đã bỏ ra cả một năm trời, hướng ăngten về đủ bốn phương tám hướng, lần lượt theo từng mùa tiết, tín hiệu nhiễu không thay đổi theo mùa tiết và phương hướng, thế thì nó không do hệ mặt trời tạo nên, đương nhiên cũng không phải do tinh cầu nào đó trong hệ mặt trời phát ra, mà là do bức xạ tràn ngập toàn bộ khoảng không vũ trụ, gọi là "bức xạ nền" là bức xạ có từ thuở Big Bang, sóng cực ngắn ở tần số 4080 triệu Hz. Sau đó người ta đã đánh giá phát hiện của Penzias và Wilson là "Cánh cửa lớn mở ra việc nghiên cứu sự tiến hóa sinh vật của toàn vũ trụ". Từ bức xạ này, người ta tìm ra nguồn gốc vũ trụ cách đây 14 tỷ năm và xác định tuổi của các vì sao, đưa thuyết Big Bang lên địa vị cao trong khoa học. Chính "bức xạ nền" này tạo một nền tảng chung cho các bức xạ khác trong một trường vũ trụ thống nhất.
Lịch sử Vũ trụ và bức xạ nền
Lý thuyết thịnh hành nhất của vũ trụ ngày nay là thuyết Vụ nổ lớn Big Bang. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu khoảng 14 tỷ năm về trước từ một trạng thái vô cùng nóng, đặc, nhỏ trong một Vụ nổ và đẩy các hợp phần của vũ trụ ra khỏi nhau. Vũ trụ giãn nở theo một hàm số mũ (gọi là sự lạm phát). Ở đó là cội nguồn của không gian và là bắt đầu của thời gian. Pha lạm phát kết thúc ở thời điểm 10-32 giây sau Vụ nổ. Sau đó, vũ trụ giãn nở chậm dần và ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được sự giãn nở đó. Câu chuyện về vũ trụ cũng là câu chuyện về sự tiến hoá và tổ chức của vật chất. Từ một chân không choáng đầy bởi năng lượng, xuất hiện một thứ xúp nguyên thuỷ của vật chất tạo bởi các hạt quark, electron, photon, notrino và tất cả các phản hạt của chúng. Bởi vì có sự ưu tiên tinh tế cho vật chất hơn là phản vật chất, khoảng một phần tỷ, nên chúng ta sống trong một vũ trụ được cấu thành bởi vật chất với một tỷ lệ khoảng tỷ photon cho mỗi hạt vật chất. Sau đó, cứ 3 hạt quark kết hợp với nhau để tạo nên proton và neutron. Proton và neutron được xem là những viên gạch tạo nên những ngưyên tố nguyên thuỷ, chủ yếu là hydrogen và helium, cộng thêm một chút ít deuterium và lithium. Sau vài phút đầu tiên, khoảng 3/4 khối lượng của vũ trụ là hydrogen và còn lại 1/4 là helium. Những chất liệu cấu tạo nên các ngôi sao và thiên hà mà ngày nay chúng ta quan sát thấy. Vũ trụ vẫn còn mờ đục cho đến 380.000 năm sau Vụ nổ. Về sau khi vũ trụ đã đủ lạnh (khoảng 10.000 K) để cho phép tạo thành các nguyên tử, và từ đây nó bắt đầu trở nên trong suốt. Đó cũng là thời điểm bức xạ nền được sinh ra và ngập tràn toàn bộ vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được dưới dạng sóng ngắn
PHẦN 3
PHẦN 4
3. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Ảnh: thực nghiệm Foucauld
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologram
Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 5
PHẦN 6
4. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7
PHẦN 8
5. Thực nghiệm Kirlian chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống:
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm, năm 1939, nhà vật lý Liên Xô, Sêmion Kirlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý, nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang động. Năm 1972, tại New York - Mỹ, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian; Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là 1 bước đột phá nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỹ trước với các tiến bộ vũ bão trong ngành điện tử, các camera ghi lại hào quang dùng hiệu ứng Kirlian đã phổ cập và việc phân tích tâm lý, chẩn đoán bệnh tật qua hào quang đã dần dần được áp dụng ở nhiều nước.
Hiệu ứng Kirlian
Năng lượng là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mc2. Vật lý hiện đại cho rằng: "Vật chất mà ta đang có chỉ là 1 dạng tính của năng lượng".
Đối với các cơ thể sống năng lượng bao gồm hai thành phần: cơ thể sống và thông tin. Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin hình thành một Trường đặc biệt quanh cơ thể sống. Trường này hiện chưa hoàn toàn rõ bản chất, nhưng các yếu tố cục bộ của nó đang được nghiên cứu.
* MỘT THỬ NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG KIRLIAN:
Một nhà nghiên cứu bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. "Đấy là aura, tức trường năng lượng sinh thể của một người được thí nghiệm", nhà nghiên cứu nói và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này cho ruột non, vùng này cho xương cụt... Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn... Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công".
Thử nghiệm này cho ta thấy có thể từng bước định lượng được tương tác giữa trường của các hệ sinh thể.
PHẦN 9
PHẦN 10
6. Thực nghiệm Backster xác định thực vật có trí nhớ và biết truyền tin:
Năm 1972, nhà khoa học Mỹ Clever Backster làm thực nghiệm như sau: lấy hai điện cực nối với hai phía của một chiếc lá của một cây cỏ hoa, và thử xem cây đó có cảm nhận được sự đe dọa không. Muốn thế, Backster cho một bông hoa của một cây cùng loại rơi vào trong mộc cốc cà phê nóng. Ông không thấy một phản ứng nào của cây cùng loại, qua chiếc lá trên. Cái kim nối với các điện cực không hề chuyển động.
Nhưng nếu bày ra một sự hăm dọa khác, dữ dội hơn thì sao? Backster thay cốc cà phê nóng bằng lửa. Một chiếc hoa cho rơi vào... lửa. Trong trường hợp căng thẳng này, chiếc kim thực nghiệm quay. Như thế là cây cỏ có trao đổi thông tin với nhau. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Backster. Một điều cần lưu ý: dường như cây cỏ làm quen dần được với các tình huống bi thảm. Chẳng hạn khi thực nghiệm bỏ các hoa cùng loại nói trên nhiều lần vào lửa, thì cái kim thực nghiệm sẽ quay yếu dần.
Nhà sinh học C. Backster
Trong vấn đề chữa bệnh bằng trường sinh học cũng thế. Dường như khó chữa bệnh hơn cho những người thân, những người sống gần gũi với mình, những người trong địa phương mình...
Một thực nghiệm khác của Backster: Thực nghiệm cây cỏ làm chứng cho các vụ án mạng. Trong một phòng Backster để hai cái hoa như nhau. Và lần lượt cho 6 người đi vào, ông là người thứ bảy, Backster thấy một trong sáu người đó đã lấy tay vò nát một trong hai bông hoa. Có phát hiện ra được "thủ phạm" hay không từ bông hoa còn lại? Backster liền nối hai điện cực vào hai bên của bông hoa còn lại (hoa Philadentron). Sau đó ông bảo 6 người kia lần lượt đi ra khỏi phòng, thì kim tại chiếc hoa còn lại... quay chiếc hoa đó đã phản ứng, có một cảm xúc mạnh. Điều này chứng tỏ thêm rằng hoa cũng có trí nhớ. Sự tìm kiếm thủ phạm vò nát hoa tiến hành như thế đó trong các thực nghiệm của Backster. Backster cũng nhận xét rằng, khi thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, thì cũng có thể làm thay đổi được điện thế của các lá cây xung quanh. Ông con sử dụng thành công cây cỏ để phát hiện thông tin sinh học giữa người với người và hình thành thuật ngữ mới: thông tin sinh hoa (biocommunications).
Thực nghiệm Backster gây chấn động trong giới khoa học và sau đó được hơn 500 phòng thí nghiệm tại các nước trên thế giới lập lại và xác nhận. Từ thời gian đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trường quanh cơ thể thực vật, nhất là giai đoạn sau 1990, khi các máy chụp hào quang (Aura Camera) được các máy tính mạnh hỗ trợ.
Các thực nghiệm này được công bố nhiều trên báo chí với nhiều bằng chứng là khi con người yêu thương cây cối, các cây này tươi tốt hơn, ra quả nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng có một số thí nghiệm của trường phái nhân điện, tăng năng suất lúa và hoa màu bằng phát xung năng lượng sinh học vào cây.
PHẦN 11
PHẦN 12
7. Thực nghiệm chứng minh thực vật đã sẵn có ăngten thu sóng cực ngắn:
Năm 1979, Sau khi được tin các nhà khoa học nước ngoài do được tia bức xạ sóng cực ngắn từ khoảng không vũ trụ, rồi lại nhìn thấy hình dáng của lá và tán cây rất giống những ăngten thu sóng, một số nhà khoa học Trung Quốc đã dùng dây dẫn nối từ các cây to ngoài sân, các cây cảnh trong nhà vào lỗ cắm ăngten của tivi, quả nhiên không ngờ, hình ảnh đã rõ hơn nhiều so với dùng ăngten trong nhà. Vì lá của cây cỏ tỏa ra các hướng, nên chẳng phải điều chỉnh ăngten như trong nhà để tìm phương hướng tốt nhất.
Không chỉ có vậy, năm 1990, một tạp chí Khoa học Kỹ thuật có đăng một tin rất mới, nội dung là: "Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra những cây chuối tiêu, chẳng những có thể cung cấp cho con người những quả chín thơm ngon, mà lá của cây còn là một ăngten thu sóng tuyệt diệu. Cách làm là đem dây dẫn cắm vào đường dẫn nhựa của thân cây (ống hút nước), còn đầu kia thì nối vào tivi, sẽ thu được hình ảnh rõ nét".
Các bức xạ sóng cực ngắn truyền thẳng, khi chiếu vào vật thể hay nhân thể thì cũng có biểu hiện phản xạ, thấu xạ và nhiễu xạ của sóng ánh sáng. Giống như rađa, động thực vật trên trái đất, nếu muốn thu hút được nhiều hơn khí của vũ trụ thì cũng phải có sẵn một chiếc angten thu sóng, một chiếc angten có hình cái chảo hoặc cái loa kèn. Đương nhiên, không thể đạt được trình độ hoàn mỹ như cái chảo, cái loa kèn, nhưng chỉ cần có độ cong nhất định, dạng vòng nhất định thì cũng đã được rồi.
Nếu chúng ta quan sát kỹ càng toàn cảnh thiên nhiên rộng lớn, sức sống bừng bừng một lượt thì sẽ phát hiện ra rằng các loài thực vật đủ hình, đủ sắc cũng đều có những angten tiếp thu sóng cực ngắn. Trước hết, hãy nhìn những cành lá của thực vật, phần lớn lá có hình cái thìa, thường thường lại vươn lên phía trên, hơn nữa còn cùng với thân và cánh tạo ra một cái vòm vươn lên không trung như đài rađa ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Chúng ta lại ngắm các đóa hoa, phần lớn chúng đều do các cánh hoa hình cái thìa canh xếp thành hình loa kèn. Có loại thậm chí rõ ràng có hình dạng một chiếc loa kèn chuẩn mực, "hoa loa kèn" cũng được đặt tên theo hình của nó.
Mọi người đều biết công năng của lá và hoa của cây cỏ là tạo ra tác dụng quang hợp, nhưng đứng trên quan điểm đại vũ trụ để xem xét thì sở dĩ chúng không phải là hình dẹt, mà là hình cái thìa, chính là để hấp thu được nhiều hơn Khí của vũ trụ ở dạng sóng cực ngắn.
PHẦN 13Cảm xạ địa sinh học - Cảm xạ địa sinh học
Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:40
(HQV) Địa sinh học nghiên cứu tương tác giữa con người với Trái đất và môi trường xung quanh, các tương tác này thông qua 1 trường chưa xác định rõ bản chất.
Mở đầu
Cảm xạ học thực nghiệm rèn luyện nâng cao trực giác của con người trong việc khám phá các tiềm năng đặc biệt của các sinh thể. Các tiềm năng đặc biệt này cũng liên quan đến các trường năng lượng tồn tại quanh các sinh thể.
Từ hàng ngàn năm nay đã có nhiều ý kiến về trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống, với các tên gọi là Khí (ở Trung Quốc), Prana (ở Ấn Độ), Trường lực sống (Châu Âu), Trường sinh học (Mỹ)... Khoa học hiện đại chưa có 1 giải thích chính xác về trường này, nên gây ra nhiều tranh luận giữa các trường phái duy vật - duy tâm, khoa học - tâm linh.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu 10 thực nghiệm khoa học tiêu biểu trong thế kỷ XX do các nhà khoa học lớn tiến hành để bước đầu khẳng định có một trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống (tạm gọi là trường năng lượng sinh thể). Các tương tác của trường này với nhà cảm xạ là nguồn gốc của môn Cảm xạ học, Địa sinh học hay các khoa học cận tâm lý (ngoại cảm) nói chung.
Việc tìm kiếm các xác nhận khoa học cho những vấn đề liên quan đến trực giác là một hành trình dài, có thể phải hàng trăm năm nữa mới có những kết luận chắc chắn.Những gì khoa học hiện nay biết chắc còn ít hơn nhiều những điều chưa biết ( lấy tỷ lệ vật chất tối chiếm đến 97% vật chất nói chung cũng là một cách hình dung).
ảnh: K.Godel và A.Einstein
Cũng phải nói thêm về giới hạn của khoa học trong nghiên cứu thế giới. Theo định lý bất toàn của Godel , không có một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993). Một nhà khoa học đã diễn tả rất hay khái niệm trực giác như là những "sự thật bất chợt" và nhấn mạnh ý nghĩa của Định lý bất toàn như sau: "Định lý Godel đã được sử dụng để lý luận rằng một computer không bao giờ thông minh được như con người bởi vi phạm vi hiểu biết của nó bị giới hạn bởi một tập hợp cố định các tiên đề, trong khi con người có thể khảm phá ra những sự thật bất chợt".
1. Thực nghiệm Eisntein - Podolski - Rosen:
Năm 1935, ba nhà vật lý A. Einstein, B. Podolski, N. Rosen đưa ra một thực nghiệm để phản bác lý thuyết cơ học lượng tử do Niels Bohr đưa ra. Thực nghiệm này gây tranh luận cho đến ngày nay và nổi tiếng với tên "Nghịch lý EPR", lấy chữ đầu của 3 nhà khoa học nói trên.
Ảnh 3 nhà khoa học
Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới "biết" là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không "biết" được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể "đoán" được A đang làm gì để có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện "Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa" cũng như không thể có "hành động quỷ ma nào ở gần", Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải "biết" hướng nào mình sẽ đi đến và "báo" cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa "những ẩn số" mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.
Minh hoạ thực nghiệm EPR
Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là "Bất đẳng thức Bell", có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon "tương tác" nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau- Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn "biết" ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon "tương tác" này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về "nơi này" và "chỗ kia" trở thành vô nghĩa bởi vì "nơi này" cũng chính là "chỗ kia". Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là "tính bất-khả-phân" hay "phi-cục-bộ" của không gian
Liên quan đến bản chất của Trường năng lượng thống nhất có thực nghiệm về tính nhị nguyên sóng - hạt của ánh sáng. Cuộc tranh luận về bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt kéo dài suốt gần 2 thế kỷ, đến nỗi có câu đùa nổi tiếng "ánh sáng là vùng tối nhất của vật lý". Giữa thế kỷ XX mới có một thực nghiệm xác định ánh sáng có cả bản chất sóng và bản chất hạt: cho 1 hạt ánh sáng đi qua 2 khe hẹp nằm cạnh nhau, hạt này dường như cùng lúc đi qua cả 2 khe hẹp đó gây hiện tượng giao thoa - vốn là thuộc tính của sóng.
Tính nhị nguyên của ánh sáng cũng được coi là tính nhị nguyên của trường điện từ (ánh sáng nhìn thấy chỉ là 1 dải hẹp của trường điện từ). Vậy lúc nào trường điện từ biểu thị đặc tính hạt? Câu trả lời là bình thường trường biểu hiện thuộc tính sóng, nhưng khi ta quan sát nó lại thể hiện thuộc tính hạt.
Thực nghiệm này có ảnh hưởng đến trường năng lượng quanh cơ thể sống, đến các nghiên cứu về vật lý, sinh học tế bào, thần kinh học...
PHẦN 2
2. Thực nghiệm Penzias - Wilson phát hiện bức xạ nền của vũ trụ:
Giải Nobel Vật lý năm 1978 đã được trao cho hai nhà thiên văn học vô tuyến người Mỹ là Arno A. Penzias và Robert W. Wilson. Trong quyết định trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã đánh giá như sau:
"Sự phát hiện của A. A. Penzias và R.W. Wilson là phát hiện mang ý nghĩa rất căn bản: Nó giúp chúng ta có thể thu nhận được những thông tin về quá trình vũ trụ phát sinh từ thời kỳ hình thành đã rất xa xưa".
Trước hết, chúng ta hãy xem xét quá trình phát hiện của họ. Năm 1965, khi đặt ăngten thông tin vệ tinh siêu nhạy ở Holmdel (New Jersey), họ đã thu được tín hiệu nhiễu từ vũ trụ ở 3,5oK (oK là nhiệt độ tuyệt đối, 0oC = 273oK). (Vì nhiệt độ càng cao thì dao động của điện tử càng mạnh, tín hiệu nhiễu cũng lớn, cho nên phải dùng nhiệt độ tuyệt đối để chỉ độ lớn nhỏ của tín hiệu nhiễu).
Ăngten của họ dùng không phải là ăngten vô tuyến hình trụ ta thường thấy, mà là ăngten hình loa kèn dùng thu sóng cực ngắn. Loại ăngten hình chảo này, chúng ta đều có thể nhìn thấy ở trạm thông tin mặt đất hoặc ở nóc nhà cao tầng và căn cứ rađa của quân đội. Tín hiệu nhiễu 3,5oK thu được từ trên cao làm cho hai nhà khoa học suy nghĩ nát óc không tìm ra lời giải đáp, sau một thời gian kiểm tra đi, kiểm tra lại, tin chắc rằng đó không phải là sự cố do bản thân ăngten gây ra, học đã bỏ ra cả một năm trời, hướng ăngten về đủ bốn phương tám hướng, lần lượt theo từng mùa tiết, tín hiệu nhiễu không thay đổi theo mùa tiết và phương hướng, thế thì nó không do hệ mặt trời tạo nên, đương nhiên cũng không phải do tinh cầu nào đó trong hệ mặt trời phát ra, mà là do bức xạ tràn ngập toàn bộ khoảng không vũ trụ, gọi là "bức xạ nền" là bức xạ có từ thuở Big Bang, sóng cực ngắn ở tần số 4080 triệu Hz. Sau đó người ta đã đánh giá phát hiện của Penzias và Wilson là "Cánh cửa lớn mở ra việc nghiên cứu sự tiến hóa sinh vật của toàn vũ trụ". Từ bức xạ này, người ta tìm ra nguồn gốc vũ trụ cách đây 14 tỷ năm và xác định tuổi của các vì sao, đưa thuyết Big Bang lên địa vị cao trong khoa học. Chính "bức xạ nền" này tạo một nền tảng chung cho các bức xạ khác trong một trường vũ trụ thống nhất.
Lịch sử Vũ trụ và bức xạ nền
Lý thuyết thịnh hành nhất của vũ trụ ngày nay là thuyết Vụ nổ lớn Big Bang. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu khoảng 14 tỷ năm về trước từ một trạng thái vô cùng nóng, đặc, nhỏ trong một Vụ nổ và đẩy các hợp phần của vũ trụ ra khỏi nhau. Vũ trụ giãn nở theo một hàm số mũ (gọi là sự lạm phát). Ở đó là cội nguồn của không gian và là bắt đầu của thời gian. Pha lạm phát kết thúc ở thời điểm 10-32 giây sau Vụ nổ. Sau đó, vũ trụ giãn nở chậm dần và ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được sự giãn nở đó. Câu chuyện về vũ trụ cũng là câu chuyện về sự tiến hoá và tổ chức của vật chất. Từ một chân không choáng đầy bởi năng lượng, xuất hiện một thứ xúp nguyên thuỷ của vật chất tạo bởi các hạt quark, electron, photon, notrino và tất cả các phản hạt của chúng. Bởi vì có sự ưu tiên tinh tế cho vật chất hơn là phản vật chất, khoảng một phần tỷ, nên chúng ta sống trong một vũ trụ được cấu thành bởi vật chất với một tỷ lệ khoảng tỷ photon cho mỗi hạt vật chất. Sau đó, cứ 3 hạt quark kết hợp với nhau để tạo nên proton và neutron. Proton và neutron được xem là những viên gạch tạo nên những ngưyên tố nguyên thuỷ, chủ yếu là hydrogen và helium, cộng thêm một chút ít deuterium và lithium. Sau vài phút đầu tiên, khoảng 3/4 khối lượng của vũ trụ là hydrogen và còn lại 1/4 là helium. Những chất liệu cấu tạo nên các ngôi sao và thiên hà mà ngày nay chúng ta quan sát thấy. Vũ trụ vẫn còn mờ đục cho đến 380.000 năm sau Vụ nổ. Về sau khi vũ trụ đã đủ lạnh (khoảng 10.000 K) để cho phép tạo thành các nguyên tử, và từ đây nó bắt đầu trở nên trong suốt. Đó cũng là thời điểm bức xạ nền được sinh ra và ngập tràn toàn bộ vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được dưới dạng sóng ngắn
PHẦN 3
PHẦN 4
3. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Ảnh: thực nghiệm Foucauld
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologram
Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 5
PHẦN 6
4. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7
PHẦN 8
5. Thực nghiệm Kirlian chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống:
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm, năm 1939, nhà vật lý Liên Xô, Sêmion Kirlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý, nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang động. Năm 1972, tại New York - Mỹ, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian; Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là 1 bước đột phá nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỹ trước với các tiến bộ vũ bão trong ngành điện tử, các camera ghi lại hào quang dùng hiệu ứng Kirlian đã phổ cập và việc phân tích tâm lý, chẩn đoán bệnh tật qua hào quang đã dần dần được áp dụng ở nhiều nước.
Hiệu ứng Kirlian
Năng lượng là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mc2. Vật lý hiện đại cho rằng: "Vật chất mà ta đang có chỉ là 1 dạng tính của năng lượng".
Đối với các cơ thể sống năng lượng bao gồm hai thành phần: cơ thể sống và thông tin. Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin hình thành một Trường đặc biệt quanh cơ thể sống. Trường này hiện chưa hoàn toàn rõ bản chất, nhưng các yếu tố cục bộ của nó đang được nghiên cứu.
* MỘT THỬ NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG KIRLIAN:
Một nhà nghiên cứu bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. "Đấy là aura, tức trường năng lượng sinh thể của một người được thí nghiệm", nhà nghiên cứu nói và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này cho ruột non, vùng này cho xương cụt... Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn... Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công".
Thử nghiệm này cho ta thấy có thể từng bước định lượng được tương tác giữa trường của các hệ sinh thể.
PHẦN 9
PHẦN 10
6. Thực nghiệm Backster xác định thực vật có trí nhớ và biết truyền tin:
Năm 1972, nhà khoa học Mỹ Clever Backster làm thực nghiệm như sau: lấy hai điện cực nối với hai phía của một chiếc lá của một cây cỏ hoa, và thử xem cây đó có cảm nhận được sự đe dọa không. Muốn thế, Backster cho một bông hoa của một cây cùng loại rơi vào trong mộc cốc cà phê nóng. Ông không thấy một phản ứng nào của cây cùng loại, qua chiếc lá trên. Cái kim nối với các điện cực không hề chuyển động.
Nhưng nếu bày ra một sự hăm dọa khác, dữ dội hơn thì sao? Backster thay cốc cà phê nóng bằng lửa. Một chiếc hoa cho rơi vào... lửa. Trong trường hợp căng thẳng này, chiếc kim thực nghiệm quay. Như thế là cây cỏ có trao đổi thông tin với nhau. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Backster. Một điều cần lưu ý: dường như cây cỏ làm quen dần được với các tình huống bi thảm. Chẳng hạn khi thực nghiệm bỏ các hoa cùng loại nói trên nhiều lần vào lửa, thì cái kim thực nghiệm sẽ quay yếu dần.
Nhà sinh học C. Backster
Trong vấn đề chữa bệnh bằng trường sinh học cũng thế. Dường như khó chữa bệnh hơn cho những người thân, những người sống gần gũi với mình, những người trong địa phương mình...
Một thực nghiệm khác của Backster: Thực nghiệm cây cỏ làm chứng cho các vụ án mạng. Trong một phòng Backster để hai cái hoa như nhau. Và lần lượt cho 6 người đi vào, ông là người thứ bảy, Backster thấy một trong sáu người đó đã lấy tay vò nát một trong hai bông hoa. Có phát hiện ra được "thủ phạm" hay không từ bông hoa còn lại? Backster liền nối hai điện cực vào hai bên của bông hoa còn lại (hoa Philadentron). Sau đó ông bảo 6 người kia lần lượt đi ra khỏi phòng, thì kim tại chiếc hoa còn lại... quay chiếc hoa đó đã phản ứng, có một cảm xúc mạnh. Điều này chứng tỏ thêm rằng hoa cũng có trí nhớ. Sự tìm kiếm thủ phạm vò nát hoa tiến hành như thế đó trong các thực nghiệm của Backster. Backster cũng nhận xét rằng, khi thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, thì cũng có thể làm thay đổi được điện thế của các lá cây xung quanh. Ông con sử dụng thành công cây cỏ để phát hiện thông tin sinh học giữa người với người và hình thành thuật ngữ mới: thông tin sinh hoa (biocommunications).
Thực nghiệm Backster gây chấn động trong giới khoa học và sau đó được hơn 500 phòng thí nghiệm tại các nước trên thế giới lập lại và xác nhận. Từ thời gian đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trường quanh cơ thể thực vật, nhất là giai đoạn sau 1990, khi các máy chụp hào quang (Aura Camera) được các máy tính mạnh hỗ trợ.
Các thực nghiệm này được công bố nhiều trên báo chí với nhiều bằng chứng là khi con người yêu thương cây cối, các cây này tươi tốt hơn, ra quả nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng có một số thí nghiệm của trường phái nhân điện, tăng năng suất lúa và hoa màu bằng phát xung năng lượng sinh học vào cây.
PHẦN 11
PHẦN 12
7. Thực nghiệm chứng minh thực vật đã sẵn có ăngten thu sóng cực ngắn:
Năm 1979, Sau khi được tin các nhà khoa học nước ngoài do được tia bức xạ sóng cực ngắn từ khoảng không vũ trụ, rồi lại nhìn thấy hình dáng của lá và tán cây rất giống những ăngten thu sóng, một số nhà khoa học Trung Quốc đã dùng dây dẫn nối từ các cây to ngoài sân, các cây cảnh trong nhà vào lỗ cắm ăngten của tivi, quả nhiên không ngờ, hình ảnh đã rõ hơn nhiều so với dùng ăngten trong nhà. Vì lá của cây cỏ tỏa ra các hướng, nên chẳng phải điều chỉnh ăngten như trong nhà để tìm phương hướng tốt nhất.
Không chỉ có vậy, năm 1990, một tạp chí Khoa học Kỹ thuật có đăng một tin rất mới, nội dung là: "Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra những cây chuối tiêu, chẳng những có thể cung cấp cho con người những quả chín thơm ngon, mà lá của cây còn là một ăngten thu sóng tuyệt diệu. Cách làm là đem dây dẫn cắm vào đường dẫn nhựa của thân cây (ống hút nước), còn đầu kia thì nối vào tivi, sẽ thu được hình ảnh rõ nét".
Các bức xạ sóng cực ngắn truyền thẳng, khi chiếu vào vật thể hay nhân thể thì cũng có biểu hiện phản xạ, thấu xạ và nhiễu xạ của sóng ánh sáng. Giống như rađa, động thực vật trên trái đất, nếu muốn thu hút được nhiều hơn khí của vũ trụ thì cũng phải có sẵn một chiếc angten thu sóng, một chiếc angten có hình cái chảo hoặc cái loa kèn. Đương nhiên, không thể đạt được trình độ hoàn mỹ như cái chảo, cái loa kèn, nhưng chỉ cần có độ cong nhất định, dạng vòng nhất định thì cũng đã được rồi.
Nếu chúng ta quan sát kỹ càng toàn cảnh thiên nhiên rộng lớn, sức sống bừng bừng một lượt thì sẽ phát hiện ra rằng các loài thực vật đủ hình, đủ sắc cũng đều có những angten tiếp thu sóng cực ngắn. Trước hết, hãy nhìn những cành lá của thực vật, phần lớn lá có hình cái thìa, thường thường lại vươn lên phía trên, hơn nữa còn cùng với thân và cánh tạo ra một cái vòm vươn lên không trung như đài rađa ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Chúng ta lại ngắm các đóa hoa, phần lớn chúng đều do các cánh hoa hình cái thìa canh xếp thành hình loa kèn. Có loại thậm chí rõ ràng có hình dạng một chiếc loa kèn chuẩn mực, "hoa loa kèn" cũng được đặt tên theo hình của nó.
Mọi người đều biết công năng của lá và hoa của cây cỏ là tạo ra tác dụng quang hợp, nhưng đứng trên quan điểm đại vũ trụ để xem xét thì sở dĩ chúng không phải là hình dẹt, mà là hình cái thìa, chính là để hấp thu được nhiều hơn Khí của vũ trụ ở dạng sóng cực ngắn.
PHẦN 13
PHẦN 14
8. Thực nghiệm chứng minh loài chim sinh ra đã có angten thu bức xạ cực ngắn:
Sự thực khách quan của cân bằng sinh thái đã chỉ rõ vấn đề này: Phàm những nơi có trường khí tốt, không những người ở đông đúc, mà cũng là nơi ngay loài chim cũng rất thích đến trú đậu, cho nên loài chim không phải là không có cảm ứng đối với các bức xạ của trường sóng cực ngắn.
Trong một báo cáo khoa học có trình bày thí nghiệm: Sóng cực ngắn có thể làm cho loài chim có một cách phản ứng rất thích hợp. Khi chim con thu được bức xạ cực ngắn tần số 9,29 GHz với bình quân mỗi mm2 có 50.10-6 W thì nó dừng mọi hoạt động và có phản ứng nằm nghiêng mình, tức là cánh và đùi chỗ gần nguồn bức xạ thì dang ra, còn mình và chi phía bên kia thì co lại. Bồ cây và hải âu cũng có phản ứng tương tự như thế khi bắt đầu bay liệng.
Các nhà khoa học vặt hết lông của chim non trong điều kiện đã gây mê, khi thử nghiệm thì những phản ứng trên đây đều mất hết. Mãi 12 ngày asu, khi các lông chim mọc lại đầy đủ mới thấy xuất hiện lại các phản ứng trên. Rõ ràng lông vũ đã có tác dụng rất quan trọng về mặt cảm thụ sóng cực ngắn.
Về sau lại có thêm các nhà khoa học nữa tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng "lông vũ của loài chim có tác dụng như một angten trung gian" và cho rằng "lông vũ về mặt cảm thụ độ mạnh của trường sóng cực ngắn, có thể có tác dụng như một cơ quan tiếp Khí".
Cảm xạ địa sinh học - Cảm xạ địa sinh học
Thứ ba, 07 Tháng 4 2009 00:40
(HQV) Địa sinh học nghiên cứu tương tác giữa con người với Trái đất và môi trường xung quanh, các tương tác này thông qua 1 trường chưa xác định rõ bản chất.
Mở đầu
Cảm xạ học thực nghiệm rèn luyện nâng cao trực giác của con người trong việc khám phá các tiềm năng đặc biệt của các sinh thể. Các tiềm năng đặc biệt này cũng liên quan đến các trường năng lượng tồn tại quanh các sinh thể.
Từ hàng ngàn năm nay đã có nhiều ý kiến về trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống, với các tên gọi là Khí (ở Trung Quốc), Prana (ở Ấn Độ), Trường lực sống (Châu Âu), Trường sinh học (Mỹ)... Khoa học hiện đại chưa có 1 giải thích chính xác về trường này, nên gây ra nhiều tranh luận giữa các trường phái duy vật - duy tâm, khoa học - tâm linh.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu 10 thực nghiệm khoa học tiêu biểu trong thế kỷ XX do các nhà khoa học lớn tiến hành để bước đầu khẳng định có một trường năng lượng đặc biệt quanh cơ thể sống (tạm gọi là trường năng lượng sinh thể). Các tương tác của trường này với nhà cảm xạ là nguồn gốc của môn Cảm xạ học, Địa sinh học hay các khoa học cận tâm lý (ngoại cảm) nói chung.
Việc tìm kiếm các xác nhận khoa học cho những vấn đề liên quan đến trực giác là một hành trình dài, có thể phải hàng trăm năm nữa mới có những kết luận chắc chắn.Những gì khoa học hiện nay biết chắc còn ít hơn nhiều những điều chưa biết ( lấy tỷ lệ vật chất tối chiếm đến 97% vật chất nói chung cũng là một cách hình dung).
ảnh: K.Godel và A.Einstein
Cũng phải nói thêm về giới hạn của khoa học trong nghiên cứu thế giới. Theo định lý bất toàn của Godel , không có một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993). Một nhà khoa học đã diễn tả rất hay khái niệm trực giác như là những "sự thật bất chợt" và nhấn mạnh ý nghĩa của Định lý bất toàn như sau: "Định lý Godel đã được sử dụng để lý luận rằng một computer không bao giờ thông minh được như con người bởi vi phạm vi hiểu biết của nó bị giới hạn bởi một tập hợp cố định các tiên đề, trong khi con người có thể khảm phá ra những sự thật bất chợt".
1. Thực nghiệm Eisntein - Podolski - Rosen:
Năm 1935, ba nhà vật lý A. Einstein, B. Podolski, N. Rosen đưa ra một thực nghiệm để phản bác lý thuyết cơ học lượng tử do Niels Bohr đưa ra. Thực nghiệm này gây tranh luận cho đến ngày nay và nổi tiếng với tên "Nghịch lý EPR", lấy chữ đầu của 3 nhà khoa học nói trên.
Ảnh 3 nhà khoa học
Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất cho thấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới "biết" là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không "biết" được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể "đoán" được A đang làm gì để có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện "Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa" cũng như không thể có "hành động quỷ ma nào ở gần", Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải "biết" hướng nào mình sẽ đi đến và "báo" cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa "những ẩn số" mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.
Minh hoạ thực nghiệm EPR
Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là "Bất đẳng thức Bell", có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon "tương tác" nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau- Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn "biết" ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon "tương tác" này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về "nơi này" và "chỗ kia" trở thành vô nghĩa bởi vì "nơi này" cũng chính là "chỗ kia". Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là "tính bất-khả-phân" hay "phi-cục-bộ" của không gian
Liên quan đến bản chất của Trường năng lượng thống nhất có thực nghiệm về tính nhị nguyên sóng - hạt của ánh sáng. Cuộc tranh luận về bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt kéo dài suốt gần 2 thế kỷ, đến nỗi có câu đùa nổi tiếng "ánh sáng là vùng tối nhất của vật lý". Giữa thế kỷ XX mới có một thực nghiệm xác định ánh sáng có cả bản chất sóng và bản chất hạt: cho 1 hạt ánh sáng đi qua 2 khe hẹp nằm cạnh nhau, hạt này dường như cùng lúc đi qua cả 2 khe hẹp đó gây hiện tượng giao thoa - vốn là thuộc tính của sóng.
Tính nhị nguyên của ánh sáng cũng được coi là tính nhị nguyên của trường điện từ (ánh sáng nhìn thấy chỉ là 1 dải hẹp của trường điện từ). Vậy lúc nào trường điện từ biểu thị đặc tính hạt? Câu trả lời là bình thường trường biểu hiện thuộc tính sóng, nhưng khi ta quan sát nó lại thể hiện thuộc tính hạt.
Thực nghiệm này có ảnh hưởng đến trường năng lượng quanh cơ thể sống, đến các nghiên cứu về vật lý, sinh học tế bào, thần kinh học...
PHẦN 2
2. Thực nghiệm Penzias - Wilson phát hiện bức xạ nền của vũ trụ:
Giải Nobel Vật lý năm 1978 đã được trao cho hai nhà thiên văn học vô tuyến người Mỹ là Arno A. Penzias và Robert W. Wilson. Trong quyết định trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã đánh giá như sau:
"Sự phát hiện của A. A. Penzias và R.W. Wilson là phát hiện mang ý nghĩa rất căn bản: Nó giúp chúng ta có thể thu nhận được những thông tin về quá trình vũ trụ phát sinh từ thời kỳ hình thành đã rất xa xưa".
Trước hết, chúng ta hãy xem xét quá trình phát hiện của họ. Năm 1965, khi đặt ăngten thông tin vệ tinh siêu nhạy ở Holmdel (New Jersey), họ đã thu được tín hiệu nhiễu từ vũ trụ ở 3,5oK (oK là nhiệt độ tuyệt đối, 0oC = 273oK). (Vì nhiệt độ càng cao thì dao động của điện tử càng mạnh, tín hiệu nhiễu cũng lớn, cho nên phải dùng nhiệt độ tuyệt đối để chỉ độ lớn nhỏ của tín hiệu nhiễu).
Ăngten của họ dùng không phải là ăngten vô tuyến hình trụ ta thường thấy, mà là ăngten hình loa kèn dùng thu sóng cực ngắn. Loại ăngten hình chảo này, chúng ta đều có thể nhìn thấy ở trạm thông tin mặt đất hoặc ở nóc nhà cao tầng và căn cứ rađa của quân đội. Tín hiệu nhiễu 3,5oK thu được từ trên cao làm cho hai nhà khoa học suy nghĩ nát óc không tìm ra lời giải đáp, sau một thời gian kiểm tra đi, kiểm tra lại, tin chắc rằng đó không phải là sự cố do bản thân ăngten gây ra, học đã bỏ ra cả một năm trời, hướng ăngten về đủ bốn phương tám hướng, lần lượt theo từng mùa tiết, tín hiệu nhiễu không thay đổi theo mùa tiết và phương hướng, thế thì nó không do hệ mặt trời tạo nên, đương nhiên cũng không phải do tinh cầu nào đó trong hệ mặt trời phát ra, mà là do bức xạ tràn ngập toàn bộ khoảng không vũ trụ, gọi là "bức xạ nền" là bức xạ có từ thuở Big Bang, sóng cực ngắn ở tần số 4080 triệu Hz. Sau đó người ta đã đánh giá phát hiện của Penzias và Wilson là "Cánh cửa lớn mở ra việc nghiên cứu sự tiến hóa sinh vật của toàn vũ trụ". Từ bức xạ này, người ta tìm ra nguồn gốc vũ trụ cách đây 14 tỷ năm và xác định tuổi của các vì sao, đưa thuyết Big Bang lên địa vị cao trong khoa học. Chính "bức xạ nền" này tạo một nền tảng chung cho các bức xạ khác trong một trường vũ trụ thống nhất.
Lịch sử Vũ trụ và bức xạ nền
Lý thuyết thịnh hành nhất của vũ trụ ngày nay là thuyết Vụ nổ lớn Big Bang. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu khoảng 14 tỷ năm về trước từ một trạng thái vô cùng nóng, đặc, nhỏ trong một Vụ nổ và đẩy các hợp phần của vũ trụ ra khỏi nhau. Vũ trụ giãn nở theo một hàm số mũ (gọi là sự lạm phát). Ở đó là cội nguồn của không gian và là bắt đầu của thời gian. Pha lạm phát kết thúc ở thời điểm 10-32 giây sau Vụ nổ. Sau đó, vũ trụ giãn nở chậm dần và ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được sự giãn nở đó. Câu chuyện về vũ trụ cũng là câu chuyện về sự tiến hoá và tổ chức của vật chất. Từ một chân không choáng đầy bởi năng lượng, xuất hiện một thứ xúp nguyên thuỷ của vật chất tạo bởi các hạt quark, electron, photon, notrino và tất cả các phản hạt của chúng. Bởi vì có sự ưu tiên tinh tế cho vật chất hơn là phản vật chất, khoảng một phần tỷ, nên chúng ta sống trong một vũ trụ được cấu thành bởi vật chất với một tỷ lệ khoảng tỷ photon cho mỗi hạt vật chất. Sau đó, cứ 3 hạt quark kết hợp với nhau để tạo nên proton và neutron. Proton và neutron được xem là những viên gạch tạo nên những ngưyên tố nguyên thuỷ, chủ yếu là hydrogen và helium, cộng thêm một chút ít deuterium và lithium. Sau vài phút đầu tiên, khoảng 3/4 khối lượng của vũ trụ là hydrogen và còn lại 1/4 là helium. Những chất liệu cấu tạo nên các ngôi sao và thiên hà mà ngày nay chúng ta quan sát thấy. Vũ trụ vẫn còn mờ đục cho đến 380.000 năm sau Vụ nổ. Về sau khi vũ trụ đã đủ lạnh (khoảng 10.000 K) để cho phép tạo thành các nguyên tử, và từ đây nó bắt đầu trở nên trong suốt. Đó cũng là thời điểm bức xạ nền được sinh ra và ngập tràn toàn bộ vũ trụ mà ngày nay chúng ta quan sát được dưới dạng sóng ngắn
PHẦN 3
PHẦN 4
3. Thực nghiệm con lắc Foucauld và tính toàn đồ của vũ trụ:
Một thực nghiệm nổi tiếng do Leon Foucauld (người Pháp) tiến hành lần đầu vào năm 1851 đã trở thành sự kiện quan trọng xác nhận quả đất quay và tính thống nhất của toàn bộ vũ trụ. Có thể tóm tắt thí nghiệm này như sau:
Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.
Ảnh: thực nghiệm Foucauld
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà, mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khoảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.
Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.
Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ
Đến năm 1926, nhà khoa học Áo tên là Ernst Mach đã hoàn chỉnh tóm tắt lại "Trọng lượng của một vật thể trên trái đất chịu ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ" (Nguyên lý Mach). Nguyên lý Mach và thực nghiệm Foucauld có ảnh hưởng lớn đến thuyết tương đối và các giải thích về các tương tác trong vũ trụ.
Năm 1971, Nhà khoa học gốc Hungary, Dennis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn ký đầu tiên.
Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
Cách tạo ảnh hologram
Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu.
Thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được gọi là sự vận động toàn thể)
Nguyên lý toàn đồ này được áp dụng trong vật lý và dẫn đến nhiều phát hiện mới xác nhận tính tương đồng của thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
TS. Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và/hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể.
Tiến sĩ Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này nảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi: tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Một ví dụ của tính toàn đồ trong cơ thể người là từ 1 chuỗi ADN của 1 tế bào bất kỳ, có thể vẽ nên toàn bộ thông tin về 1 con người.
PHẦN 5
PHẦN 6
4. Hiệu ứng cộng hưởng điện từ và hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein:
Khi chúng ta suy nghĩ, ít nhất là với bản chất điện hóa, các xung động thần kinh có thể phát sóng điện từ xung quanh não, theo đúng định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay các hệ sinh học được xem là nguồn phát nhiều loại sóng điện từ, với dải tầng trải dài từ vùng quang học có tần số cực cao (cỡ 4-10 tỷ Hz) tới vùng tần số cực thấp (nhỏ hơn 1000 Hz). Các tín hiệu điện từ-sinh học đó có nhiều đặc trưng thú vị, mà quan trọng nhất là tính cộng hưởng trong điều kiện cường độ cực nhỏ.
Hiệu ứng cộng hưởng là một đặc tính vật lý cho phép các sinh hệ có thể trao đổi các tín hiệu rất yếu ớt với nhau trên cái nền can nhiễu rất mạnh (sóng phát thanh, truyền hình, ô nhiễm điện từ...).
Nhờ một số hiện tượng cộng hưởng (như cộng hưởng Schumann của vỏ Trái đất), các tín hiệu kết hợp sinh học đó có thể dễ dàng tách khỏi nhiễu và lan truyền vòng quanh trái đất qua ống dẫn sóng giữa tầng điện ly và mặt đất, tương tự sóng phát thanh. Thực nghiệm đã đo được tín hiệu này có các bước sóng 37,5 và 10 m, gần dải các đài phát thanh sóng dài và sóng trung hay dùng. Về nguyên lý, một sinh hệ khác có thể bắt được sóng này ở khoảng cách xa tùy ý (đến mức nhiều người cho là các tín hiệu nhỏ này không bị suy giảm theo khoảng cách). Và để đọc được những tín hiệu nhỏ yếu đó, cơ thể có thể dùng một hiệu ứng lượng tử đặc biệt là ngưng tụ Bose-Einstein: nếu nhiệt độ T của hệ thống hạ xuống dưới mức xác định Tc thì tập hợp các hạt vi mô sẽ chuyển sang một trạng thái rất đặc biệt gọi là ngưng tụ Bôzơ - Anhxtanh ( Bose - Einstein Condensatinon -BEC).
Minh hoạ hiệu ứng BEC
Trong trường hợp các BEC chế tạo từ khí loãng các nguyên tử thì đây là tập thể các nguyên tử đồng nhất. Chúng có cùng một trạng thái lượng tử, mô tả bằng cùng một hàm sóng, nghĩa là có cùng tần số, cùng bước sóng. Cả khối hàng chục vạn nguyên tử trong BEC có hành vi như một nguyên tử khổng lồ, chúng có tính chất đồng bộ (coherent) như các photon của một chùm laze.
Đó là sự thống nhất hóa hành vi của các phần tử trong một hệ, giống trong 1 triệu người mặc áo trắng sẽ rất dễ tìm 1 người mặc áo đỏ, hiệu ứng ngưng tụ Bose - Einstein cho phép cơ thể nhận ra những tác động nhỏ nhất của môi trường. Nhờ hiệu ứng này, một người nặng 70kg có thể đo điện trường 10-6 V/m, từ trường 10-13 Tesla, ngưỡng năng lượng 10-17 W/cm2. Khi đứng dang tay, cơ thể người là một lưỡng cực điện phát tín hiệu 30 MHz (10m), công suất 1W. Nhờ hiệu ứng Bose - Einstein, một cơ thể nhạy cảm (ví dụ nhà cảm xạ) cách nửa vòng trái đất có thể nhận tín hiệu rất yếu này.
PHẦN 7
PHẦN 8
5. Thực nghiệm Kirlian chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống:
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm, năm 1939, nhà vật lý Liên Xô, Sêmion Kirlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh hào quang quanh cơ thể sống. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý, nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang động. Năm 1972, tại New York - Mỹ, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian; Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là 1 bước đột phá nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỹ trước với các tiến bộ vũ bão trong ngành điện tử, các camera ghi lại hào quang dùng hiệu ứng Kirlian đã phổ cập và việc phân tích tâm lý, chẩn đoán bệnh tật qua hào quang đã dần dần được áp dụng ở nhiều nước.
Hiệu ứng Kirlian
Năng lượng là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mc2. Vật lý hiện đại cho rằng: "Vật chất mà ta đang có chỉ là 1 dạng tính của năng lượng".
Đối với các cơ thể sống năng lượng bao gồm hai thành phần: cơ thể sống và thông tin. Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin hình thành một Trường đặc biệt quanh cơ thể sống. Trường này hiện chưa hoàn toàn rõ bản chất, nhưng các yếu tố cục bộ của nó đang được nghiên cứu.
* MỘT THỬ NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG KIRLIAN:
Một nhà nghiên cứu bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. "Đấy là aura, tức trường năng lượng sinh thể của một người được thí nghiệm", nhà nghiên cứu nói và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này cho ruột non, vùng này cho xương cụt... Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn... Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công".
Thử nghiệm này cho ta thấy có thể từng bước định lượng được tương tác giữa trường của các hệ sinh thể.
PHẦN 9
PHẦN 10
6. Thực nghiệm Backster xác định thực vật có trí nhớ và biết truyền tin:
Năm 1972, nhà khoa học Mỹ Clever Backster làm thực nghiệm như sau: lấy hai điện cực nối với hai phía của một chiếc lá của một cây cỏ hoa, và thử xem cây đó có cảm nhận được sự đe dọa không. Muốn thế, Backster cho một bông hoa của một cây cùng loại rơi vào trong mộc cốc cà phê nóng. Ông không thấy một phản ứng nào của cây cùng loại, qua chiếc lá trên. Cái kim nối với các điện cực không hề chuyển động.
Nhưng nếu bày ra một sự hăm dọa khác, dữ dội hơn thì sao? Backster thay cốc cà phê nóng bằng lửa. Một chiếc hoa cho rơi vào... lửa. Trong trường hợp căng thẳng này, chiếc kim thực nghiệm quay. Như thế là cây cỏ có trao đổi thông tin với nhau. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Backster. Một điều cần lưu ý: dường như cây cỏ làm quen dần được với các tình huống bi thảm. Chẳng hạn khi thực nghiệm bỏ các hoa cùng loại nói trên nhiều lần vào lửa, thì cái kim thực nghiệm sẽ quay yếu dần.
Nhà sinh học C. Backster
Trong vấn đề chữa bệnh bằng trường sinh học cũng thế. Dường như khó chữa bệnh hơn cho những người thân, những người sống gần gũi với mình, những người trong địa phương mình...
Một thực nghiệm khác của Backster: Thực nghiệm cây cỏ làm chứng cho các vụ án mạng. Trong một phòng Backster để hai cái hoa như nhau. Và lần lượt cho 6 người đi vào, ông là người thứ bảy, Backster thấy một trong sáu người đó đã lấy tay vò nát một trong hai bông hoa. Có phát hiện ra được "thủ phạm" hay không từ bông hoa còn lại? Backster liền nối hai điện cực vào hai bên của bông hoa còn lại (hoa Philadentron). Sau đó ông bảo 6 người kia lần lượt đi ra khỏi phòng, thì kim tại chiếc hoa còn lại... quay chiếc hoa đó đã phản ứng, có một cảm xúc mạnh. Điều này chứng tỏ thêm rằng hoa cũng có trí nhớ. Sự tìm kiếm thủ phạm vò nát hoa tiến hành như thế đó trong các thực nghiệm của Backster. Backster cũng nhận xét rằng, khi thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, thì cũng có thể làm thay đổi được điện thế của các lá cây xung quanh. Ông con sử dụng thành công cây cỏ để phát hiện thông tin sinh học giữa người với người và hình thành thuật ngữ mới: thông tin sinh hoa (biocommunications).
Thực nghiệm Backster gây chấn động trong giới khoa học và sau đó được hơn 500 phòng thí nghiệm tại các nước trên thế giới lập lại và xác nhận. Từ thời gian đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trường quanh cơ thể thực vật, nhất là giai đoạn sau 1990, khi các máy chụp hào quang (Aura Camera) được các máy tính mạnh hỗ trợ.
Các thực nghiệm này được công bố nhiều trên báo chí với nhiều bằng chứng là khi con người yêu thương cây cối, các cây này tươi tốt hơn, ra quả nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng có một số thí nghiệm của trường phái nhân điện, tăng năng suất lúa và hoa màu bằng phát xung năng lượng sinh học vào cây.
PHẦN 11
PHẦN 12
7. Thực nghiệm chứng minh thực vật đã sẵn có ăngten thu sóng cực ngắn:
Năm 1979, Sau khi được tin các nhà khoa học nước ngoài do được tia bức xạ sóng cực ngắn từ khoảng không vũ trụ, rồi lại nhìn thấy hình dáng của lá và tán cây rất giống những ăngten thu sóng, một số nhà khoa học Trung Quốc đã dùng dây dẫn nối từ các cây to ngoài sân, các cây cảnh trong nhà vào lỗ cắm ăngten của tivi, quả nhiên không ngờ, hình ảnh đã rõ hơn nhiều so với dùng ăngten trong nhà. Vì lá của cây cỏ tỏa ra các hướng, nên chẳng phải điều chỉnh ăngten như trong nhà để tìm phương hướng tốt nhất.
Không chỉ có vậy, năm 1990, một tạp chí Khoa học Kỹ thuật có đăng một tin rất mới, nội dung là: "Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra những cây chuối tiêu, chẳng những có thể cung cấp cho con người những quả chín thơm ngon, mà lá của cây còn là một ăngten thu sóng tuyệt diệu. Cách làm là đem dây dẫn cắm vào đường dẫn nhựa của thân cây (ống hút nước), còn đầu kia thì nối vào tivi, sẽ thu được hình ảnh rõ nét".
Các bức xạ sóng cực ngắn truyền thẳng, khi chiếu vào vật thể hay nhân thể thì cũng có biểu hiện phản xạ, thấu xạ và nhiễu xạ của sóng ánh sáng. Giống như rađa, động thực vật trên trái đất, nếu muốn thu hút được nhiều hơn khí của vũ trụ thì cũng phải có sẵn một chiếc angten thu sóng, một chiếc angten có hình cái chảo hoặc cái loa kèn. Đương nhiên, không thể đạt được trình độ hoàn mỹ như cái chảo, cái loa kèn, nhưng chỉ cần có độ cong nhất định, dạng vòng nhất định thì cũng đã được rồi.
Nếu chúng ta quan sát kỹ càng toàn cảnh thiên nhiên rộng lớn, sức sống bừng bừng một lượt thì sẽ phát hiện ra rằng các loài thực vật đủ hình, đủ sắc cũng đều có những angten tiếp thu sóng cực ngắn. Trước hết, hãy nhìn những cành lá của thực vật, phần lớn lá có hình cái thìa, thường thường lại vươn lên phía trên, hơn nữa còn cùng với thân và cánh tạo ra một cái vòm vươn lên không trung như đài rađa ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Chúng ta lại ngắm các đóa hoa, phần lớn chúng đều do các cánh hoa hình cái thìa canh xếp thành hình loa kèn. Có loại thậm chí rõ ràng có hình dạng một chiếc loa kèn chuẩn mực, "hoa loa kèn" cũng được đặt tên theo hình của nó.
Mọi người đều biết công năng của lá và hoa của cây cỏ là tạo ra tác dụng quang hợp, nhưng đứng trên quan điểm đại vũ trụ để xem xét thì sở dĩ chúng không phải là hình dẹt, mà là hình cái thìa, chính là để hấp thu được nhiều hơn Khí của vũ trụ ở dạng sóng cực ngắn.
PHẦN 13
PHẦN 14
8. Thực nghiệm chứng minh loài chim sinh ra đã có angten thu bức xạ cực ngắn:
Sự thực khách quan của cân bằng sinh thái đã chỉ rõ vấn đề này: Phàm những nơi có trường khí tốt, không những người ở đông đúc, mà cũng là nơi ngay loài chim cũng rất thích đến trú đậu, cho nên loài chim không phải là không có cảm ứng đối với các bức xạ của trường sóng cực ngắn.
Trong một báo cáo khoa học có trình bày thí nghiệm: Sóng cực ngắn có thể làm cho loài chim có một cách phản ứng rất thích hợp. Khi chim con thu được bức xạ cực ngắn tần số 9,29 GHz với bình quân mỗi mm2 có 50.10-6 W thì nó dừng mọi hoạt động và có phản ứng nằm nghiêng mình, tức là cánh và đùi chỗ gần nguồn bức xạ thì dang ra, còn mình và chi phía bên kia thì co lại. Bồ cây và hải âu cũng có phản ứng tương tự như thế khi bắt đầu bay liệng.
Các nhà khoa học vặt hết lông của chim non trong điều kiện đã gây mê, khi thử nghiệm thì những phản ứng trên đây đều mất hết. Mãi 12 ngày asu, khi các lông chim mọc lại đầy đủ mới thấy xuất hiện lại các phản ứng trên. Rõ ràng lông vũ đã có tác dụng rất quan trọng về mặt cảm thụ sóng cực ngắn.
Về sau lại có thêm các nhà khoa học nữa tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng "lông vũ của loài chim có tác dụng như một angten trung gian" và cho rằng "lông vũ về mặt cảm thụ độ mạnh của trường sóng cực ngắn, có thể có tác dụng như một cơ quan tiếp Khí".
PHẦN 15
PHẦN 16
9. Thực nghiệm Nghiêm Tân phát khí thay đổi thành phần vật chất:
Khoảng năm 1978-1982, có cuộc khảo sát khí công toàn Trung Quốc, khí công sư Nghiêm Tân có khả năng biến đổi được rượu: Trên bàn đặt một cốc rượu rất ngay ngắn, "bàn tay đang xoa" của ông ta giơ lên, nồng độ của rượu đã nhạt đi rõ rệt; rượu nồng độ càng cao thì cảm giác so sánh càng rõ rệt. Ngoài ra, những hoa quả kẹo bánh được ông ta sờ qua thì mùi vị càng thơm ngon hơn.
Rượu Mao Đài nói chung phải tồn trữ 5-8 năm mới đạt tới độ thơm ngon, còn rượu mới vừa được cất từ cơm nếp lên men bao giờ cũng có vị chua cay, thậm chí còn đắng chát, rất khó uống.
Thực nghiệm chứng minh rằng xử lý rượu mới cất bằng sóng cực ngắn có thể trong một hai phút, khử được hết vị tạp của rượu mới. Rượu mới cất sau khi xử lý, về cơ bản có thể cũng thơm ngon như rượu ngấu kỹ một cách tự nhiên. Sóng điện từ ở tần số cực cao, khi dùng để đẩy nhanh độ ngấu của rượu mới cất, có thể sử dụng sóng ở tần số 915-2.450 MHz. Nguyên lý dùng sóng cực ngắn đẩy nhanh độ ngấu của rượu là ở chỗ: Sóng này có thể làm cho phân tử nước kết hợp với phân tử cồn êtylic, đẩy nhanh phản ứng hóa học và biến đổi vật lý của chúng, cho nên có thể làm cho vị rượu trở nên thơm ngon.
"Xoa tay" của khí công sư và sóng cực ngắn đều có thể làm cho vị rượu thay đổi, làm cho rượu mới cất ngấu kỹ.
Những năm gần đây, những người nghiên cứu khí công của Trung Quốc từ lòng bàn tay của khí công sư, đã đo được sóng điện từ phóng ra, trong đó có sóng là bức xạ hồng ngoại được điều chế ở tần số thấp.
Một thực nghiệm khác do Đại học Thanh Hoa tiến hành đã kết luận: "Khí công sư Nghiêm Tân đã phát công qua khoảng cách 4.000 km làm xúc tác để xảy ra một phản ứng hóa học trong 1 phòng thí nghiệm đặt tại Bắc Kinh. Thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần để xác minh có thể truyền năng lượng đi xa mà độ suy giảm không tuân theo các quy luật thông thường.
PHẦN 1710. Thực nghiệm về tâm thức tập thể:
Khái niệm tâm thức tập thể do Carl G. Jung đưa ra vào khoảng năm 1913 nói về hiện tượng vô thức không thể là vấn đề của 1 cá nhân mà là có tính tập thể. Khái niệm này giải thích được nhiều hiện tượng tâm lý kỳ lạ.
Để chứng minh khái niệm nay, khoảng những năm 1970, một nhóm các nhà khoa học Pháp tiến hành thực nghiệm sau:
- Đưa 500 con khỉ đến 5 hòn đảo thuộc quần đảo Polynesia, các hòn đảo cách nhau trên 100 km để đảm bảo nhóm khỉ ở hòn đảo này không thể bơi qua đảo khác.
- Khi tập cho 1 con khỉ trong 1 hòn đảo có tập tính mới thì chỉ sau 1 năm, các con khỉ trên cùng hòn đảo cũng có tập tính mới học (phản ứng bắt chước).
- Vấn đề ngạc nhiên là sau 3 năm, các con khỉ trên các hòn đảo khác cùng thể hiện tập tính đã huấn luyện cho con khỉ đầu tiên. Như vậy, đã có hiện tượng truyền 1 tổ hợp thông tin hoàn chỉnh trên khoảng cách lớn.
Thực nghiệm này về cơ bản xác nhận khái niệm tâm thức tập thể của C. Jung và giải thích nhiều hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp (như hiệu ứng đám đông ở sân bóng đá hay một cuộc bạo loạn ở 1 đoàn biểu tình).
* CÁC KẾT LUẬN:
Qua 10 thực nghiệm lớn trình bày ở trên, có thể rút ra mấy kết luận:
Vũ trụ chúng ta đang sống là một thể thống nhất, không phân chia, không định xứ. Nói theo Cơ học Lượng tử :" trong mỗi nguyên tử chứa đựng toàn bộ vũ trụ" Tính thống nhất này cho phép ta nghĩ đến sự tồn tại 1 trường năng lượng quanh cơ thể sống. Trường năng lượng này có biểu hiện đặc tính của trường điện từ, trường nhiệt... và có khả năng chuyển tải cả năng lượng và thông tin đến khoảng cách vô tận trong toàn vũ trụ.
- Các cơ thể sống có trường bao quanh sẽ tương tác với các trường khác cũng như tương tác với Trường năng lượng vũ trụ để tồn tại và phát triển. Chính các tương tác này đã giúp nhà cảm xạ Địa sinh học cảm nhận một số thông tin và năng lượng như kiểu máy thu tivi thu sóng điện từ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro