Viết về đề tài Bác Hồ , trong kho tàng văn học hay thơ ca đều có không ít những tác phẩm thành công của nhiều tác giả . Viễn Phương cũng là một trong số ấy. Một năm sau khi đất nước được khánh thành, năm 1976, ông có dịp ra thăm miền Bắc và đã sáng tác ra bài thơ "Viếng lăng Bác" . Bài thơ đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác .
Bài thơ "Viếng lăng Bác" được Viễn Phương viết với tất cả lòng thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác lần đầu .
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"
Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Tiếng con gợi sự gần gũi, kính yêu của 1 người con đi lâu, đi xa nay mới về thăn cha. Dẫu tiếng con với người không xa lạ vì người không con m mà có triệu con . Người con xưng danh ở miền Nam - nơi thành đồng của Tổ quốc, nơi mà sinh thời Bác Hồ từng nhắc đến "miền Nam luôn trong trái tim tôi" . Nhà thơ đã cố tình thay từ "viếng" bằng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau thương nhưng vẫn không che giấu nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li. Đây còn là nỗi xúc động của 1 người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mơi được ra viếng Bác.
Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ là hàng tre Việt Nam- 1 dấu ấn đậm nét quanh lăng Bác:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi !Hàng tre xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ."
Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo . Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp 1 hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất , trong kháng chiến và ngay cả trong cuộc sống đời thường . "Bão táp mưa sa" là 1 thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất , sức sống bền bỉ của dân tộc. "Ôi" là từ cảm tháng bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến đối với đất nước, đối với dân tộc .Tất cả những chi tiết trên đã cho ta thấy được quang cảnh trước lăng thanh cao , rực rỡ , gần gũi , trang nghiêm.
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Sang khổ thơ thứ 2, 2 câu thơ đầu được tạo nên với nhiều hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.Điệp từ "ngày ngày" diễn tả quy luật của thời gian,mặt trời của tạo hoá , "đi , thấy" là nhân hóa, "mặt trời" trong lăng là Bác Hồ , "rất đỏ" là tính từ chỉ màu sắc cách mạng. Ẩn dụ chỉ Bác hồ kính yêu. Nếu ông mặt trên lăng đem sự sống cho muôn loài thì ông mặt trời trong lăng xua tan đêm trường nô lệ đem hạnh phúc cho dân tộc. Ông mặt trời trong lăng không còn nữa để lại tình cảm thương nhớ vô tận.
Hoa vào dòng người viếng lăng Bác , Viễn Phương xúc động nghẹn ngào:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân"
Dòng người đi trong thương nhớ, lòng người nặng trĩu nhớ thương, nối nhau vào lăng viếng Bác. "Kết tràng hoa" là nghệ thuật ẩn dụ, tả thực là vòng hoa,
là dòng người, tượng trưng là lập chiến công , báo công với Bác , dâng là thành kính , 79 mùa xuân là nghệ thuật hoán dụ , người hiến dâng cho dân tộc gieo mùa xuân cho đất nước . Tình cảm của tác giả được bộc lộ là tự hào, ca ngợi , yêu quý và ngưỡng vọng .
Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ , ở khổ thơ thứ 3 là những cảm xúc thương xót của nhà thơ:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền"
Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố nhưng người con thăm lăng Bác lại hình dung Bác nằm trong giấc ngủ bình yên dưới bầu trời độc lập thốnvg nhất của dân tộc . Giấc ngủ bình yên của Bác là giấc ngủ thanh bình, vĩnh hằng của 1 con người cống hiên trọn vẹn cuộc đời cho dân tộc , cảm xúc thương nhớ, ơn nghĩa của mọi người.
Không thể có vầng trăng thật trong lăng nhưng nhà thơ lại hình dung giấc ngủ của Bác giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền , cuộc đời của Bác rực sáng như Mặt trời , cách sống của Bác hiền dịu như ánh trăng .
Trăng còn gợi đến sinh thời Bác thích gần gũi với thiên nhiên, thơ Bác nhiều trăng, trăng với Bác như bạn bè tri kỉ. Lời thơ cho ta hiểu cảm xúc của nhà thơ đó là thấu hiểu, yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách Hồ Chí Minh .
" Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Trong lời thơ xuất hiện hình ảnh "vẫn biết trời xanh là mãi mãi" ẩn dụ công đức của Bác đối với mọi người, cuộc đời của Bác vốn cao đẹp như thế - trong cảm nhận của mọi người.
Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động:
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kìm nén cho tơi phút chia tay và tuôn thành dòng lệ . Trong cảm xúc nghẹn ngào , tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên người:
" Muốn làm con chim hót quang lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Tác giả đã sử dụng điệp từ ở 3 câu thơ trên để nhấn mạnh khát vọng đem niềm vui , vẻ đẹp trẻ trung đến bên người.
Trong 3 ước nguyện của tác giả , ước nguyện muốn làm cây tre trung hiếu là đáng chú ý nhất bởi cây tre bình dị, trung với nước hiến với dân để noi gương cuộc đời Bác cũng như lời hứa trước anh linh của người . Từ đó , tình cảm sâu nặng của tác giả được bộc lộ.
Thật vậy, với lời thơ cô động, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc . Bởi lẽ , Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Bác còn là vị cha già của Tổ quốc. Mặc dù không còn nữa nhưng Bác mãi mãi là ngọn đuốc thắp sáng cho dân tộc ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro