Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cảm nhận về "Thương vợ"-Tú Xương

    Thơ ca trung đại nổi tiếng với chất liệu văn chương điển phạm, tính phí ngã cùng nội dung chủ yếu là"thì dĩ nói chí, văn dĩ tải đạo", trở thành 1 đặc trưng tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của các nhà nho. Chính vì thế, những cái tên như Tú Xương, Nguyễn Khuyến trở nên hiếm gặp hơn bởi chính bút pháp trữ tình và trào phúng mà họ tạo ra khi viết về những cái nhìn thời cuộc của đất nước lúc bấy giờ. Đến với " Thương vợ" của Tú Xương, người ta bắt gặp ở đó một con người nho gia đã sẵn sàng từ bỏ những ý nghĩ phong kiến lạc hậu, lỗi thời, biết trân trọng, đề cao đức hi sinh tần tảo, thầm lặng của người vợ, người mẹ trong gia đình, tạo ra một cái cười tự trào sâu sắc và tiếng nói châm biếm sâu cay những lễ giáo phong kiến khắt khe lạc hậu đã đày đoạ cũng như gây ra những nỗi đau vô hình cho con người thời thế.
     Dù để lại cho kho tàng thơ ca dân tộc một sáng tác không hề đồ sộ về mặt số lượng, nhưng dấu ấn của Tú Xương lại được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên những mảng màu sắc mới cho thi ca trung đại Việt như một cây cầu nối tạo nên chất liệu bút pháp đầy khác biệt mà đến nay nhiều tác gia vẫn sử dụng. Chính điều này đã tạo nên 1 "Thương vợ" không thể nhầm lẫn, bài thơ của lòng yêu thương, sự kính trọng mà Tú Xương dành cho người vợ tần tảo của mình, cũng là cái cười tự trào đã kích chính ông dành cho bản thân, cho xã hội phong kiến:

    "Quanh năm buôn bán ở mom sông.
      Nuôi đủ năm con với một chồng.
      Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
      Eo sèo mặt nước buổi đò sông."

    Không có lời giới thiệu trước, lời thơ bắt cái nhìn của tác giả từ nơi bà Tú làm việc và kiếm sống qua việc nêu ra đặc điểm, thời gian "Buôn bán ở mom sông" ám chỉ sự buôn bán nơi mom sông- phần đất ở phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập. Nhưng công việc này cũng không phải chỉ một là một sớm, một chiều mà diễn ra liên tục, đều đặn kéo dài quanh năm, suốt tháng không nghỉ ngày nào dù mưa dù nắng. Nó cho thấy sự cơ cực, vất vả, kiên trì của bà Tú hi sinh vì gia đình để kiếm tiền nuôi "Đủ năm con với một chồng". "Đủ" tức là không thừa cũng không thiếu chỉ sự gồng gánh, vun vén, xoay sở chu toàn của bà Tú để có thể lo cho chồng con một ngày ba bữa. Cách nói hình tượng đầy thú vị khi dùng số từ " năm, một" để đếm, cùng với việc đặt "chồng" nhưng lại ngang hàng với "con" của tế Xương bật ra một cái cười trào phúng sâu sắc khi ở đây tác giả đang dường như ví chính mình giống một người con mà bà Tú phải chăm sóc. Giọng điệu thơ  đầy hóm hỉnh, châm biếm cho thấy sự mỉa mai mà ông dành cho bản thân bởi việc tách riêng chồng, con đó nó còn nói lên những gánh nặng gia đình đang đeo trên đôi vai của bà Tú, sự vất vả lo toan cùng vẻ đẹp tần tảo của người phụ nữ luôn hết lòng vì tổ ấm của mình. Vượt lên trên những khó nhọc, gian truân đức hi sinh cùng tấm lòng cao cả trong một người vợ người mẹ như người vợ Tú Xương vẫn làm sáng lên những hình ảnh thơ sâu sắc và đẹp đẽ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò sông". Hai câu thực có sự gặp gỡ giao thoa với ca dao, dân ca dân tộc tạo nên sự đối chiếu rõ ràng càng làm nổi bật lên hình ảnh của bà Tú:

            "Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

     Đảo ngữ "lặn lội, eo sèo" được đặt ở đầu câu càng nói lên tính chất công việc mà bà Tú đang làm, nhấn mạnh những vất vả hiểm nguy khi cuộc sống bấp bênh phải liên tục thay đổi nơi làm việc "khi quãng vắng, buổi đò sông". Sự đối xứng giữa các hình ảnh thơ đưa không gian từ cái rợn ngợp, hiu hắt đến chỗ đông đúc, nhộn nhịp tạo nên cái bươn chải, chạy đôn chạy đáo, vừa phải thích nghi nhanh với hoàn cảnh, vừa phải kiếm tiền nuôi gia đình, chồng con. Sự hiểm nguy luôn là điều tất yếu và thường trực khi sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau nơi giao thương của buôn bán người dân làng chài cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Cái nhìn đồng cảm, thương xót của tác giả dành cho người vợ tần tảo hiện lên thật trân quý, nó chưa đựng sự lo lắng đồng thời cũng là tình cảm yêu thương mà ông trước những hy sinh cao cả của bà Tú. Giọng thơ trầm buồn và không mang sắc thái tự nhiên như ca dao bởi ở đây đó là "thân cò" chứ không phải "cái cò", ấy là nỗi đau thân phận khi trong xã hội phong kiến cái ăn mòn trong tư tưởng đương thời, thậm chí là cả Tú Xương- con người nho gia luôn là ba chữ tòng của người phụ nữ "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Họ không coi trọng những vất vả, tần tảo của người vợ, người mẹ trong gia đình mà thay vào đó còn cho đấy là điều hiển nhiên, là đúng. Chính vì vậy nên ở đây cái nhìn tiến bộ của Tú Xương đã được đề cao một sự cảm thương trân trọng nhưng đồng thời cũng mang cái bất lực của người "quan ăn lương vợ" không thể lo toan gánh vác, trụ cột  thay cho gia đình câu thơ có sức gợi vì độ nhoè ngữ nghĩa của nó lớn, lại nén một nỗi xót xa, cay đắng tiếp nối hai câu thực bằng xúc cảm chân thành:

        "Một duyên hai nợ âu đành phận.
        Năm nắng mười mưa dám quan công."

     Không còn chỉ nói riêng về bà Tú, đến đây tác giả nói đến duyên phận của cả hai người. Ngôn ngữ dân gian được sử dụng triệt để trở thành những hình ảnh thơ rất tự nhiên nhưng cũng giàu tính biểu cảm tạo nên sự giản dị gần gũi với người đọc. Đó là "duyên" mà cũng là "nợ", "một" lại kéo thêm "hai" như một gánh nặng trói buộc con người ta mà ông trời đã định sẵn. Ý thơ có sự gặp gỡ với câu ca của Tản Đà khi thi sĩ cũng đã từng nói:

           Vì ai cho tới lênh đênh
    Nặng lắm ai ơi một chữ tình".

    Nhưng đối mặt với những "duyên" và "nợ", ta thấy bà Tú vẫn chấp nhận chứ không hề trốn tránh, sợ hãi. "Âu đành phận" chỉ tâm thế của người phụ nữ dường như không hề hối tiếc dẫu cho hạnh phúc thì ít mà đắng cay lại nhiều, bà vẫn cam chịu hết mực lo toan, vun vén cho gia đình mặc cho những "năm nắng  mười mưa" là khó khăn, vất vả, nhọc nhằn người phụ nữ ấy chưa hề "dám quản công", trách phận mà vẫn tiếp tục nhẫn nại, kiên trì, gắng gượng để chăm lo cho tổ ấm. Câu thơ làm sáng lên vẻ đẹp của tấm lòng bao dung, đức hi sinh cao cả và lớn lao là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam luôn đặt gia đình, người thân lên trước bản thân mình. Khiến cho tác giả thậm chí là ngay cả mỗi người đọc dường như cũng có một chút hổ thẹn khi hình ảnh của bà Tú cũng chính đang hiện hữu ngay tại trong chính mái ấm của chúng ta. Hai câu thơ kết khép lại bài thơ chính là lời tựa cuối cùng nói lên trực tiếp thái độ khiển trách, cái tự chửi của nhà thơ cho chính bản thân ông:

       "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
        Có chồng hờ hững cũng như không".

    Xuyên suốt toàn tác phẩm ngôn ngữ dân gian luôn được sử dụng triệt để dể tạo nên giọng điệu gần gũi, quen thuộc, rất tự nhiên và cũng rất giản dị. "Cha mẹ thói đời" lời chửi của Tú Xương có phần gay gắt khi nói về cái thói ở đời sao bạc bẽo đắng cay. Cái nhìn của tác giả hiện đang chĩa về phía những thủ tục, lễ nghi phong kiến lỗi thời, lạc hậu những cái ý nghĩ, định kiến nho gia, khuânphép mà sáo rỗng khi người đời lúc đó đang cho là đúng đã đầy đọa người phụ nữ như bà Tú phải chịu những áp bức bất công. Lời chửi đời đáng lẽ của người vợ  nhưng lại xuất phát từ tác gia cho thấy cái nhìn đồng cảm của nhà thơ trước những vất vả, khó nhọc của bà Tú luôn tần tảo, hết lòng vì gia đình. Từ đó ông tự mắng mình là người "chồng hờ hững" có mà cũng như không, chỉ biết đứng nhìn vợ mìnhchịu khổ nhưng không biết giúp bằng cách nào. Có thể là do cái ngăn cách của lễ nghi phong kiến, cái định kiến của người đời, cũng có thể là do con người nho gia của Tế Xương vẫn có thể vượt qua chính mình, từ bỏ những giới hạn cuối cùng để san sẻ gánh nặng cho bà Tú trở thành trụ cột trong gia đình. Dù là gì đi chăng nữa, ta vẫn thấy được cái dằn vặt, cái tự trách, tự khinh, cái xấu hổ của nhà thơ khi tự kiểm điểm chính bản thân, sáng lên vẻ đẹp tình yêu thương, sự khâm phục nể trọng mà ông dành cho người vợ tần tảo.
    Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú cùng ngôn ngữ sáng tạo, kết hợp với nhiều yếu tố dân gian và giọng điệu thơ trữ tình hóm hỉnh nhưng mang đầy tính trào phúng bài thơ đã để lại một dấu ấn đặc trưng, tiêu biểu của tế Xương không thể nhầm lẫn.
     Gây nên tiếng vang trên nhiều diễn đàn văn học Việt "Thương vợ" đã trở thành một làn gió mới cũng như tiên phong cho bút pháp nghệ thuật viết về gia đình, người thân gần hơn là người vợ, người mẹ, không chỉ được tiếp bước bởi các nhà thơ cùng thời mà còn cho đến tận hôm nay. Nó khắc họa hình ảnh của bà Tú- một người phụ nữ tần tảo chịu thương chịu khó với đức hi sinh cao cả qua tình yêu thương, cái nhìn quan sát đầy tinh tế của Tú Xương trước những nỗi vất vả khó nhọc mà bà đã phải bươn chải để nuôi gia đình. Đằng sau đó, ta thấy bật lên tiếng cười tự trào của nhà thơ về chính bản thân, cũng như đả kích và châm biếm sâu cay những lễ nghi phong kiến lỗi thời, lạc hậu đã đẩy con người ta và cái khó nghèo, cái cùng cực và đắng cay.
     

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro