caidatphanmem
CHƯƠNG 3
CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
1. Thiết lập CMOS
1.1. Khái niệm về CMOS
CMOS (Complementary Metaloxide Semiconductor - chất bán dẫn oxit metal bổ sung, một công nghệ tốn ít năng lượng) làm nên ROM trên mainboard, ROM chứa BIOS (Basic Input/Output System) hệ thống các lệnh nhập xuất cơ bản để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành khởi động máy.
Một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng, những thiết lập này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những thiết lập mặc định.
1.2. Thiết lập CMOS
Để vào màn hình thiết lập lại thông tin, tùy theo từng dòng bo mạch chủ mà cách vào CMOS là khách nhau. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng thông báo dùng phím chức năng nào để vào CMOS Setup, về cơ bản có các phím chức năng sau:
• Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE.
• Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10.
• Đối với dòng máy DEL dùng phím F2.
Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau.
Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:
• Ngày giờ hệ thống.
• Thông tin về các ổ đĩa
• Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.
• Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.
• Cài đặt mật khẩu bảo vệ.
1.3. CMOS của mainboard thông dụng
Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy bạn sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS.
Các nội dung cơ bản trong CMOS Setup như sau:
* STANDARD CMOS SETUP:
Date: ngày hệ thống
Time: giờ của đồng hồ hệ thống
Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.
Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.
Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.
Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.
Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch.
Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed
Chú ý: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, bạn phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.
* BIOS FEATURES SETUP ( hoặc ADVANCED CMOS SETUP):
Trong mục này lưu ý các mục sau:
First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy.
Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.
Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.
Chú ý: khi muốn cài HĐH, thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.
* INTEGRATED PERIPHERALS:
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép bạn cho phép sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.
* Một số chức năng khác:
Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS.
User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.
IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE.
Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS.
Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.
1.4. CMOS của máy DELL
Khi khởi động máy tính, nhấn F2 để vào màn hình CMOS. Các thiết lập cơ bản:
System Time: giờ đồng hồ hệ thống
System Date: ngày hệ thống
Diskette Drive A: Thông tin về ổ mềm 3.5 ich. Nếu không có ổ chọn Not Installed.
Diskette Drive B: Not Installed, vì không còn sử dụng loại ổ mềm lớn nữa.
Primary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE1.
Primary Drive 1: Ổ đĩa phụ trên IDE1.
Secondary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE2.
Secondary Drive 1: Ổ đĩa chính trên IDE2.
Boot Sequence: Chọn danh sách ổ đĩa khởi động.
Chú ý:
• Lần đầu tiên sau khi gắn ổ đĩa vào phải chọn chế độ Auto để main nhận ra ổ gắn trên IDE (khác với các mainboard thông dụng hiện nay).
• Nếu không có thông tin về các ổ đĩa cần xem lại đã cắm đủ dây cáp, dây nguồn vào ổ chưa. Còn lại là trường hợp ổ bị hỏng.
1.5. CMOS của dòng máy Compaq
Khi khởi động máy tính, nhấn F10 để vào CMOS. Các thiết lập cơ bản:
System Information: thông tin chi tiết về hệ thống như tốc độ CPU, dung lượng RAM, card màn hình.
Set Time and Date: thiết lập ngày giờ hệ thống.
Save to Diskette: lưu các thiết lập vào ổ mềm.
Restore form Diskette: cập nhật các thiết lập từ phần đã lưu và đĩa mềm.
Set Default and Exit: Dùng thiết lập mặc định và thoát khỏi CMOS.
Ignore Changes and Exit: Bỏ qua các thiết lập thoát khỏi CMOS.
Save Changes and Exit: Lưu các thiết lập và thoát khỏi CMOS.
Diskette Drive: Thông tin về các ổ đĩa mềm.
Remoable Media: Thông tin về các ổ đĩa gắn rời.
IDE Devices: Thông tin về các ổ gắn rời.
IDE Options: Thiết lập cho các IDE.
Boot Order: Chọn danh sách ổ đĩa khởi động.
Setup Password: Đặt mật khẩu bảo vệ CMOS.
Power-on password: đặt mật khẩu đăng nhập.
Device Security: Bảo mật các thiết bị. Device available: cho phép dùng, Device hidden: không cho phép dùng.
2. Phân vùng và định dạng Ổ cứng
2.1. Khái niệm
2.1.1 Phân vùng
Để quản đĩa dữ liệu trên các ổ đĩa có dung lượng lớn, chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic, mỗi ổ logic gọi là một phân vùng (Partition) ổ đĩa cứng - partition.
Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu sử dụng.
Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ từ C: đến Z:.
2.1.2. FAT
Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là FAT (File Allocation Tbale).
Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS dành cho hệ điều hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các bảng FAT riêng biệt.
Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-DOS sẽ không nhận ra phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần mềm hỗ trợ để MS-DOS nhận diện được các phân vùng này.
2.2. Phân vùng ổ cứng
Các phần mềm phân vùng đĩa thường được sử dụng bao gồm:
FDISK
Partition Magic
Đĩa cài đặt HĐH
Trực tiếp trên HĐH
Trong đó Partition Magic là một phần mềm giúp phân vùng ổ cứng nhanh chóng, dễ sữ dụng. Sau đây là các thao tác cơ bản để phân vùng ổ cứng với Partition Magic.
Quy trình phân vùng một ổ cứng bao gồm các bước cơ bản:
• Khởi động công cụ phân vùng ổ cứng
• Tạo mới các phân vùng với dung lượng và số lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
• Định dạng các phân vùng.
* Khởi động:
- Chuẩn bị đĩa có phần mềm Partition Magic.
- Vào CMOS chọn chế độ khởi động First Boot Device: CD-ROM.
- Khởi động máy với CD-ROM có phần mềm Partitions Magic.
- Gõ lệnh pqmagic để khởi động phần mềm.
Nếu dùng đĩa Hiren's Boot:
Chọn Start BooCD để khởi động máy từ đĩa Hiren't Boot.
Chọn 1 nhấn Enter, tức chọn mục Disk Partition Tools- Các công cụ phân vùng ổ cứng.
Trong danh sách có rất nhiều công cụ phân vùng ổ cứng, chọn Partition Magic 8.2. Đợi trong giây lát để khởi động ứng dụng.
Về cơ bản, giao diện của Partition Magic xuất hiện như sau:
* Tạo một phân vùng:
- Chọn ổ đĩa cần tạo phân vùng, trong trường hợp máy bạn có gắn nhiều ổ cứng.
- Vào menu Operations. Chọn Create, hoặc kích nút C: trên thanh công cụ.
- Trong các phân vùng, chọn 1 phân vùng chính. Chọn ở mục Create as: Primary Partition, các phân vùng còn lại chọn là phân vùng luận lý Create as: Logical Partition.
- Nhập dung lượng vào mục Size.
- Gõ OK vào ô xác nhận (nếu có). Nhấn nút OK.
- Tạo xong các phân vùng. Nhấn nút Apply để hoàn tất
* Xóa phân vùng:
Để xoá một phân vùng, thực hiện như sau:
Dùng chuột kích chọn phân vùng cần xóa.
Vào menu Operations chọn Delete (Hoặc kích nút Delete trên thanh công cụ)
Nhập OK và ô xác nhận, nhấn OK để kết thúc.
Xong tất cả các thao tác, nhấn Apply để cập nhật.
2.3 Định dạng và chuyển đổi định dạng một phân vùng
2.3.1 Định dạng phân vùng
Tất cả các phân vùng sau khi tạo mới sẽ chưa thể chấp nhận dữ liệu, vì vậy cần phải định dạng cho phân vùng. Có thể định dạng phân vùng bằng chính phần mềm phân vùng.
Định dạng một phân vùng thực hiện như sau:
Kích chọn phân vùng cần định dạng.
Vào menu Operations. Chọn Format. (Hoặc kích nút [] trên thanh công cụ).
Trong hộp thoại Format Partition, chọn một bản FAT trong mục Partition Type.
Nhập nhãn đĩa trong mục Label.
Nhập OK vào mục xác nhận. Nhấn OK.
Nhấn Apply để cập nhật các thao tác.
2.3.2 Chuyển đổi định dạng
Để chuyển đổi định dạng, thực hiện như sau:
Dùng chuột kích chọn phân vùng cần chuyển đổi định dạng.
Vào menu Operations. Chọn Convert.
Chọn một bản FAT mới trong danh sách cho phân vùng.
Nhấn OK để đóng hộp thoại Convert.
Nhấn Apply để cập nhật lại tất cả các thao tác vừa thực hiện.
3. Cài đặt hệ điều hành
3.1. Chuẩn bị
Công tác chuẩn bị, bao gồm:
• Chuẩn bị đĩa cài đặt hệ điều hành tự khởi động được.
• Vào CMOS chọn chế độ khởi động máy từ đĩa CD trước tiên, chọn trong mục First Boot Device: CD-ROM First.
• Khởi động máy với đĩa CD cài đặt hệ điều hành.
3.2. Các bước cài đặt
Quy trình để cài đặt các hệ điều hành về cơ bản là tương tự như nhau, ở đây chúng ta tìm hiểu về quy trình thực hiện cài đặt hệ điều hành Windows 2000 Professional.
Công tác chuẩn bị:
• Chuẩn bị đĩa cài đặt Windows 2000 Professional tự khởi động được.
• Vào CMOS chọn chế độ khởi động máy từ đĩa CD trước tiên, chọn trong mục First Boot Device là CD-ROM First.
• Khởi động máy với đĩa CD cài đặt Windows 200 Professional.
1. Để bắt đầu cài đặt, đưa đĩa HĐH có chức năng khởi động vào ổ quang. Khi khởi động từ đĩa cài HĐH, xảy ra hai trường hợp:
Nếu ổ cứng đã có dữ liệu thì trên màn hình sẽ xuất hiện dòng Press any key to boot from CD... để bắt đầu quá trình cài đặt.
Nếu ổ cứng mới hoàn toàn, chưa định dạng hoặc không có dữ liệu thì máy sẽ tự khởi động quá trình cài đặt, bỏ qua bước trên.
2. Ngay sau đó bộ cài đặt sẽ kiểm tra tính tương thích của cấu hình phần cứng của máy bạn. Nếu kiểm tra phần cứng tốt, bộ cài đặt sẽ tiếp tục nạp các thành phần cần thiết cho quá trình cài đặt, quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động. Sau khi kiểm tra và thiết lập xong các thành phần cần thiết (bộ cài đặt thực hiện tự động), màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện:
Các lựa chọn bao gồm:
Nhấn Enter để tiếp tục quá trình cài đặt.
Nhấn R để sửa lại bản Windows 2000 đã cài trước đó.
Nhấn F3 để thoát khỏi màn hình cài đặt.
3. Để tiếp tục cài đặt, nhấn Enter chuyển qua bước xác nhận bản quyền:
4. Nhấn F8 để đồng ý và tiếp tục cài đặt với phần chọn phân vùng ổ cứng. Ở đây xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Ổ đĩa chưa được phân vùng: Nếu ổ cứng chưa có phân vùng, trước tiên cần phải phân vùng và định dạng phân vùng cài đặt HĐH trên ổ cứng. Màn hình thông báo như sau:
Để tạo một phân vùng bằng chính đĩa cài này, thực hiện như sau:
Dùng các phím mũi tên chọn vùng ổ cứng chưa có phân vùng (Unpartitioned Space).
Nhấn phím C để tạo mới một phân vùng. Tùy vào dung lượng ổ và nhu cầu sử dụng mà xác định dung lượng cho các phân vùng một cách phù hợp. Nhấn Enter để tiến hành tạo mới phân vùng. Chuyển qua bước 5 để tiếp tục quá trình cài đặt.
Lưu ý:
Lặp lại các thao tác đến khi tạo hết vùng không gian trống trên ổ cứng thành các phân vùng, các phân vùng phụ sẽ được định dạng khi cài xong Windows.
Trong trường hợp tạo sai, hoặc thấy không hợp lý, hoặc muốn xóa hẵn một phân vùng của ổ cứng đã có dữ liệu. Có thể xóa phân vùng đó, nhấn phím D để xóa phân vùng, nhấn tiếp L và Enter để xác nhận trong các màn hình cảnh báo.
Xóa phân vùng sẽ làm mất hoàn toàn dữ liệu của bạn trên phân vùng đó. Vì vậy khuyên bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác này.
Trường hợp 2: Ổ cứng đã có phân vùng, chuyển qua bước 5 để tiếp tục quá trình cài đặt.
5. Chọn một phân vùng để cài Windows 2000, nhấn Enter.
Ở đây cần chú ý:
Nếu ổ phân vùng đã được định dạng thì quá trình cài đặt sẽ tiếp tục với việc copy dữ liệu.
Nếu phần vùng chưa được định dạng thì sẽ tiếp tục với bước định dạng cho phân vùng đó. Khi thực hiện định dạng cho phân vùng, trình cài đặt yêu cầu lựa chọn bảng FAT hay NTFS. Nên chọn NTFS.
6. Copy dữ liệu. Trong quá trình này có thể xảy ra sự cố vì chất lượng của đĩa cài đặt, nếu suôn sẻ quá trình copy các tập tin của hệ điều hành vào phân vùng được chọn sẽ diễn ra trong vài phút.
7. Sau khi quá trình copy dữ liệu hoàn tất, máy sẽ tự khởi động lại sau vài giây:
8. Khi máy khởi động lại để tiếp tục quá trình cài đặt, sẽ xuất hiện dòng Press any key to boot from CD...( không được nhấn phím nào cả để tiếp tục quá trình cài đặt). Đợi cho đến khi màn hình Welcome xuất hiện, nhấn Next để tiếp tục.
9. Nhận dạng thiết bị phần cứng, bước này trình cài đặt tự động thực hiện.
10. Chọn ngôn ngữ sử dụng, thực hiện chọn ngầm định ngôn ngữ cho Windows 2000 bằng cách nhấn Next để chuyển qua bước tiếp theo.
11. Nhập thông tin cá nhân. Bước này, cần nhập đầy đủ thông tin về tên (vào mục Name), cơ quan (vào mục Organization). Những thông tin này sẽ được dùng trong quá trình cài đặt các phần mềm khác trong Windows. Nhấn Next để tiếp tục.
12. Nhập CD Key. Nhập các số CD Key bản quyền đi kèm với bộ cài đặt vào 5 vùng ô trong cửa sổ. Nhấn Next để tiếp tục.
13. Nhập tên máy và mật khẩu quản trị. Bao gồm một tên máy và một mật khẩu cho user Administrator - quyền quản trị máy.
14. Thiết lập ngày giờ hệ thống. Ngày giờ hệ thống được mặc định theo giờ cài đặt trong CMOS, nhấn Next chuyển qua bước tiếp theo.
15. Cấu hình để nối mạng nội bộ LAN. Bước này chỉ có nếu máy tính có gắn NIC card và NIC card này được HĐH nhận diện. Ở đây, nên chọn Typical Settings, nếu cần cấu hình mạng, khi cài xong HĐH thiết lập sẽ tiện lợi hơn. Nhấn Next để chuyển qua bước tiếp theo.
16. Hoàn tất cài đặt. Màn hình sau sẽ kết thúc quá trình cài đặt trong vài phút.
4. Cài đặt Driver
4.1 Khái niệm
Driver là những phần mềm giúp HĐH nhận dạng, quản lý và điều khiển hoạt động của các thiết bị (Device) ngoại vi.
Bất kỳ thiết bị ngoại vi nào cũng cần phải có driver để hoạt động. Driver có trong các đĩa đi kèm với các thiết bị ngoại vi. Riêng đối với những thiết bị như chuột, bàn phím luôn có sẵn driver đi kèm với hệ điều hành nên chúng ta không cần phải cài đặt.
Trình quản lý thiết của windows bị nhằm xác định thiết bị phần cứng nào của máy chưa có Driver, nếu chưa có phải cài driver cho thiết bị đó.
Để mở trình quản lý thiết bị, thực hiện: vào Control Panel, kích đúp biểu tượng System. Chọn thẻ Hardware, kích nút Device Manger.
Thiết bị nào không có driver sẽ có dấu hỏi màu vàng. Khi đó thiết bị sẽ không hoạt động được và bạn cần phải cài driver cho thiết bị đó.
4.2 Cài đặt Driver
Để cài đặt driver cho thiết bị, chúng ta có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau:
* Cách 1: Sử dụng trình thiết lập setup.exe:
• Chuẩn bị đĩa driver đi kèm thiết bị.
• Nhấn đúp tập tin setup.exe để cài.
* Cách 2: Thực hiện thiết lập bằng công cụ của windows:
• Kích phải chuột trên dấu hỏi màu vàng trong cửa sổ Device Manger.
• Chọn Properties. Chọn Reinstall Driver.
• Nhấn Next trong màn hình đầu tiên. Trong màn hình tiếp theo có hai lựa chọn:
o Search for a suitable driver for my device (hoặc Install the software automatically): windows tự tìm kiếm driver cho thiết bị.
o Display a list of the known drivers for this device so that I can choose a spacific driver (hoặc Install from a list or spacific location): tự xác định driver cho thiết bị.
• Chọn Search for a suitable driver for my device để máy tự động tìm một driver thích hợp nhất cho thiết bị của bạn. Nhấn Next để tiếp tục.
• Chỉ định một nơi để tìm driver. Nếu biết chính xác nơi chức driver của thiết bị, đánh dấu vào mục Specify a location và chỉ vào thư mục chứa driver của thiết bị
• Đợi trong giây lát để tìm driver thích hợp
• Nếu không tìm thấy driver thích hợp. Khi đó bạn cần quay lại từ đầu và chọn nơi chứa Driver khác.
5. Kiểm tra cấu hình máy
Chương trình DirectX Diagnostic Tool của windows quản lý các thiết bị máy tính. Để khởi động trình DirectX Diagnostic Tool ta thực hiện như sau:
Gõ Dxdiag vào cửa sổ RUN:
Màn hình giao tiếp của DirectX Diagnostic Tool như sau:
6. Cài đặt phần mềm thông dụng
6.1 Tổ chức dữ liệu của Windows
Windows thường có 3 thư mục hệ thống trên phân vùng chứa hệ điều hành:
• Documents and Settings: chứa các thư mục và thiết lập riêng tư của từng người dùng.
• Windows (hoặc Winnt): thư mục hệ thống, là bộ chỉ huy của hệ điều hành.
• Program Files: chứa các phần mềm ứng dụng được vài vào máy.
Để đảm bảo dữ liệu cá nhân trên máy cá nhân gọn gàn dễ quản lý, bảo mật cao thì nên thực hiện theo nguyên tắc sau:
• Lưu dữ liệu cá nhân vào thư mục My Documents, đây là thư mục đặc biệt để riêng tài liệu riêng cho từng người dùng để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật.
• Không nên tạo mới thư mục, tập tin trên trên phân vùng chính chứa HĐH trừ những thư mục do các dịch vụ gia tăng của Windows tạo ra để dễ quản lý dữ liệu.
• Quản lý dữ liệu bằng các thư mục theo chủ đề không nên tạo các tập tin trực tiếp vào thư mục gốc C:, D:...
• Thường xuyên sao lưu dữ liệu đến nơi an toàn như ghi đĩa CD, USB... để tránh trường hợp sự cố hỏng HĐH, hỏng ổ cứng...
6.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm
6.2.1. Giới thiệu các phần mềm thông dụng
Một số phần mềm thông dụng thiết yếu cần cài đặt vào máy bạn để phục vụ học tập, làm việc:
- Bộ tin học ứng dụng công tác văn phòng: MS Office hoặc Open Office.
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey, Vietkey,...
- Phần mềm giải trí (nghe nhạc, xem phim, xem tranh,..): Herosoft XP, (www.nhacso.net) , Windows Media 10 (www.microsoft.com), ...
- Phần mềm đồ họa: Photoshop, CorelDraw,..
- Phần mềm diệt virus: BKAV, Bitdefender, ....
- Phần mềm đọc ebooks (*.pdf): Acrobat Reader, foxit,...
.....
6.2.2 Quy trình cài đặt một phần mềm ứng dụng
Mỗi phần mềm có các bước cài đặt khác nhau và có hướng dẫn cụ thể. Sau đây là một số bước cơ bản nhất của một quá trình cài đặt:
- Chuẩn bị đĩa chứa bộ cài đặt của phần mềm ứng dụng cần cài.
- Nhấn đúp vào tập tin setup.exe, install.exe hoặc những biểu tượng đặc trưng của tập tin cài đặt.
- Đánh dấu vào mục I agree ..., I accept ... để đồng ý với các điều khoản trong bản quyền của phần mềm.
- Nhập số serial bản quyền của phần mềm.
- Chọn nơi lưu ứng dụng, nên chỉ vào C:\Program Files.
6.3. Cài đặt bộ Office
Chuẩn bị bộ đĩa cài đặt Office (Office 2000, Office XP, Office 2003,...).
Các bước cài đặt bộ Office 2000:
1. Chạy chương trình Setup để bắt đầu cài đặt.
2. Thực hiện điền thông tin các nhân và số serial trong trang Welcome to Microsoft Office 2000. Nhấn Next để tiếp tục...
3. Sau khi xác lập, chấp nhận các điều khoản của MS, thực hiện chọn mục “I accept the terms in the Lincense Agreement”, nhấn Next để tiếp tục...
4. Thực hiện lựa chọn chế độ cài đặt: Customize và Install Now. Ở đây nên chọn Customize để lựa chọn chế các ứng dụng cài đặt. Nếu bạn nhấn Install Now bộ Office sẽ được cài ngay và bỏ qua một số thành phần, điều này sẽ làm cho bộ Office không có đầy đủ các chức năng. Nhấn Next để tiếp tục...
5. Lựa chọn thư mục cài đặt. Nên để mặc định, nhấn Next để tiếp tục...
6. Lựa chọn các thành phần để cài đặt. Nếu muốn cài đặt tất cả, kích vào nút trên cùng chọn Run all from My Computer để cài tất cả các thành phần vào máy. Nhấn Install để bắt đầu quá trình copy các thành phần của bộ Office vào ổ cứng.
7. Sau khi trình cài đặt copy dữ thông báo quá trình cài đặt đã thành công. Nhấn nút Finish để hoàn tất. Khởi động lại máy trước khi bạn sử dụng MS Office.
6.4. Luyện tập cài đặt một số phần mềm khác.
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey, Vietkey
- Phần mềm giải trí (nghe nhạc, xem phim, xem tranh,..): Herosoft XP, Windows Media 10
- Phần mềm đồ họa: Photoshop, CorelDraw
- Phần mềm diệt virus: BKAV, Bitdefender
- Phần mềm đọc ebooks (*.pdf): Acrobat Reader, foxit
7. Gỡ bỏ các ứng dụng
1. Để gỡ bỏ các ứng dụng không có nhu cầu sử dụng, thực hiện: Vào Start - Settings - Control Pannel. Chạy mục Add / Remove Programs.
2. Chọn ứng dụng cần xóa. Nhấn nút Remove bên dưới.
3. Chọn Yes để xác nhận xóa ứng dụng nếu có hộp thoại yêu cầu xác nhận.
8. Sao lưu - Phục hồi máy tính
8.1 Sử dụng công cụ System Restore
* Tạo điểm mốc khôi phục:
Để tạo một mốc khôi phục, bạn mở (All) Programs trong thực đơn Start, chọn Accessories - System Tools - System Restore. Trong cửa sổ System Restore, nhấn Create A Restore Point, nhấn Next, nhập tên cho điểm khôi phục hệ thống, rồi nhấn Create.
* Khôi phục hệ thống:
Để đưa hệ thống trở lại một thời điểm nào đó, trong cửa sổ System Restore, chọn Restore My Computer To An Earlier Time, rồi chọn một điểm phù hợp để tiến hành khôi phục hệ thống. Sau khi nhấn Next 2 lần, hệ thống của bạn sẽ bắt dầu khôi phục về thời điểm bạn chọn. Quá trình này chỉ hoàn tất sau khi HĐH tự khởi động lại.
* Thay đổi cột mốc Restore:
Windows XP tự động kiểm soát, quản lý mọi thay đổi trong máy bạn. Như vậy, khi gặp một sự cố nào liên quan đến hệ thống (cài đặt chương trình hỏng, làm hư registry, thay đổi driver), với System Restore, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại những gì đã mất bằng cách trở về vài ngày trước đó, lúc mà sự cố chưa xảy ra.
Điều cần phải biết là tiện ích này tạo những “cột mốc khôi phục” theo từng thời gian nhất định. Thông thường, cứ mỗi 24 tiếng, System Restore thực hiện một cột mốc khôi phục. Nếu bạn là người thường xuyên install và uninstall nhiều phần mềm, bạn nên tăng tần số của System Restore để các cột mốc khôi phục được chính xác và cập nhật hơn, như vậy, việc “trở về quá khứ” của bạn sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, bạn nên giảm tần số nếu không muốn System Restore chiếm quá nhiều chỗ trong bộ nhớ của máy.
Để thực hiện điều này, vào Registry (Start/Run/Regedit). Tìm khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\ Microsoft\Windows NT\ CurrentVersion\ SystemeRestore. Sau đó, tìm bên cửa sổ bên phải giá trị DWORD mang tên RPGlobalInterval và nhấp đúp vào nó. Trong cửa số mới, chọn Base/Decimal để sử dụng các số trong hệ thập phân và trong khung Value Data, bạn sẽ thay đổi số 86400 (giây - 24 tiếng) theo ý mình. Đừng nên chọn số quá nhỏ. Ít nhất, bạn nên chọn tần số là 6 giờ (21600 giây) để System Restore tạo ra 4 cột mốc khôi phục mỗi ngày.
8.2. Sử dụng phần mềm Norton Ghost
Phần mềm Norton Ghost thường dùng để khôi phục lại phân vùng chứa hệ điều hành. Để thực hiện mà không gặp phải sai sót nào, hãy xác định cẩn thận các phân vùng trên các ổ đĩa.
Trước khi thực hiện, hãy chuẩn bị đĩa có tích hợp phần mềm Norton Ghost (thường có trên đĩa Hiren's Boot).
8.2.1 Các bước thực hiện cơ bản
1. Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD (nếu chạy ứng dụng Norton Ghost trên đĩa CD).
2. Khởi động máy từ Hiren's Boot CD, chọn Start Boot CD.
3. Chọn Disk Clone Tools (hoặc nhấn số 2), Enter để tiếp tục...
4. Chọn Norton Ghost (hoặc nhấn số 2), Enter để khởi động phần mềm Norton Ghost.
5. Các chức năng cơ bản của công cụ Norton Ghost:
Quit: thoát.
Options: thiết lập theo ý người sử dụng.
Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost.
Disk: Các lệnh với ổ đĩa
To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho (để khôi phục sau này).
From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao lưu.
Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa.
To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của phân vùng thành một tập tin *.gho - Lệnh này để sao lưu phân vùng có HĐH và các phần mềm cùng toàn bộ dữ liệu trên đó.
From Image: Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin hình ảnh *.gho đã sao lưu - Lệnh này để phục hồi phân vùng có HĐH đã sao lưu khi HĐH bị sự cố.
8.2.2 Sao lưu hệ thống
1. Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local - Partition - To Image để sao lưu phân vùng chứa HĐH thành một tập tin hình ảnh *.gho:
2. Chọn ổ đĩa có phân vùng cần tạo bản sao lưu (thường là bản chạy tốt nhất và ổn định). Nhấn OK:
(Ở trên là một hệ thống máy tính có 8 phân vùng, các phân vùng được đánh số thứ tự từ 1 đến 8, phân vùng chính đánh số 1)
3. Chọn phân vùng cần sao lưu trên ổ đĩa đã chọn. Để sao lưu phân vùng chứa hệ điều hành, bạn cần chọn phân vùng chính. Phân vùng cũng được đánh số thứ tự, phân vùng chính đánh số 1. Chọn xong nhấn OK:.
4. Chọn nơi lưu tập tin .gho chứa toàn bộ nội dung của phân vùng được sao lưu:
Nơi lưu trữ tệp tin *.gho là một phân vùng khác với phân vùng được sao lưu, và dung lượng còn trống của phân vùng này phải lớn hơn tổng dung lượng đang sử dụng trên phân vùng được sao lưu.
5. Đặt tên cho tập tin hình ảnh *.gho. Nên đặt tên ngắn gọn, nhấn Save. Sau đó chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast:
6. Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu. Nhấn Yes:
7. Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản thông báo hoàn tất.
8.2.3. Phục hồi hệ thống
Trong trường hợp HĐH bị lỗi, hoặc phần mềm ứng dụng bị lỗi, bạn có thể phục hồi toàn bộ phân vùng với tập tin đã được sao lưu. Hãy cẩn trọng, khi này toàn bộ dữ liệu trên phần vùng được sao lưu sẽ bị mất.
1. Khởi động máy Hiren's Boot. Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local - Partition - From Image.
2. Chọn tập tin hình ảnh *.gho đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi, chọn Open:
3. Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó. Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK:
4. Bước 5: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin *.gho vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận.
5. Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro