Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cải cách hành chính

Cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất.

Nền HCNN là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy HC, có trách nhiệm quản lý công việc hằng ngày của NN, do các cơ quan công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu của nhân dân. CCHC là hành vi HC nhằm nâng cao hiệu suất HC bằng cải biến chế độ và phương pháp HC cũ, xây dựng chế độ và phương pháp HC mới trên các phương diện cấu thành nền HC.

CCHC là yêu cầu khách quan của mọi nền HC và của bất cứ quốc gia nào. Đối với nước ta CCHC là yêu cầu cấp bách, nhằm:

- Khắc phục những yếu kém, bất cập của nền hành chính, nâng cao hiệu suất của nó.

- Bảo đảm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhất là đổi mới kinh tế, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN;

- Xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN,

- Đảm bảo nhu cầu phát huy dân chủ, quyền con người,

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế.

Quan điểm cải cách hành chính của Đảng và NN ta thể hiện như sau:

1- Gắn CCHC với đổi mới phương thức lđ của Đảng; nhằm giữ vững và phát huy bản chất gccn, xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự ld của đảng.

2- Xây dựng nền hành chính thành một hệ thống thống nhất, ổn định; hoạt động thông suốt, trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý, trách nhiệm rõ ràng; cơ quan HC và cbcc NN chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.

3 - Gắn CCHC với CC kinh tế và lấy CC kinh tế làm trọng tâm.

4 - Cải cách HC là nhiệm vụ rộng lớn, phức tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải pháp đồng bộ, kết hợp chặt chẽ CCHC với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp.

5- CCHC phải được tiến hành từng bước, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể.

Với mục tiêu đã được Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX nêu ra là: “Xd một nền hành chính dân chủ, TSVM, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc của NN pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; có đội ngũ cbcc đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước”.

Ngày 17/9/2001, TT Chính phủ đã có QĐ số 136/2001/QĐ – TTg phê duyệt chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010, bao gồm 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công.

1. Cải cách thể chế; - Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.;

- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: rà soát và hệ thống hoá các văn bản QPPL; tăng cường năng lực của cơ quan HCNN trong việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định và thông tư hướng dẫn, thi hành.

- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức: Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và trực tiếp đối thoại với dân, với doanh nghiệp. Nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán HC để giải quyết các khiếu kiện HC; phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm soát và tài phán.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục HC theo hướng phân cấp và làm rõ quyền hạn trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, người đứng đầu cơ quan và cá nhân CB,CC; công khai các quy định về thủ tục hành chính; đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc HC.

2. Cải cách tổ chức bộ mây hành chính: - Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.;

- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục những chống chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.;

- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương.;

- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp;

- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: - Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, quy hoạch, bố trí, sử dụng CB, CC. Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch bậc, các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh CB, CC; xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch.

- Cơ cấu lại đội ngũ CB, CC; loại bỏ những người kém phẩm chất và năng lực ra khỏi bộ máy NN. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cải cách tiền lương theo hướng đảm bảo tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, cải thiện và nâng cao đời sống CB,CC. Có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với CB, CC.

- Gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng CB, CC; đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng.

4. Cải cách tài chính công: - Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách;

- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách

- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.;

- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công ;

- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới như:

+ Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước

+ Thực hiện cơ chế hợp động một dịch vụ công trong cơ quan hành chính....

- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả chỉ tiêu tài chính được công bố công khai.

Sau khi Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. CCHC đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước:

- Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, hình thành dần cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền dân chủ của nhân dân và phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước có bước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.;

- Thể chế, pháp luật về quản lí tài chính công được tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện; - Thủ tục hành chính từng bước được cải cách theo hướng đơn giản hóa, công khai hóa, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của các cơ quan công quyền trong quan hệ với nhân dân và các doanh nghiệp;

- Kết quả rõ nét nhất về thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong những năm qua là chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương được điều chỉnh , khắc phục sự trùng dẫm, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động của chính quyền địa phương cũng như của các bộ, ngành trung ương.

- Đã có sự chuyển biến về thái độ, phong cách làm việc cũng như về trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước chưa đủ rõ, còn trùng lặp và chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lí nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế, luật pháp về quản lí tài chính công tuy có nhiều đổi mới, nhưng còn bất cập. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỉ luật, kỉ cương cán bộ, công chức chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của quản lí nhà nước còn nhiều yếu kém.

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém là :

- Chủ trương và nhận thức về một số vấn đề lớn, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nói chung và cải cách hành chính nói riêng còn lúng túng, chưa đủ rõ.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong việc thực hiện cải cách hành chính và thủ tục hành chính còn thiếu thống nhất, chưa kiên quyết; chưa gắn kết đồng bộ giữa cải cách hành chính với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, làm cho cải cách hành chính chậm và hiệu quả thấp.

- Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp đối với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính còn thiếu kiên quyết và chưa được tập trung cao; kỉ luật, kỉ cương trong cải cách hành chính chưa nghiêm; trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu chưa được quy định rõ.

Những vấn đề đặt ra trên đỏi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh CCHC. Tại HNTW 5 khóa X, Đảng ta đã ban hành NQ số 17 ngày 1/8/2007 về phương hướng đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của BMNN như sau :

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính, bảo đảm cải cách hành chính thành công.

2- Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp

3- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế: Tập trung chỉ đạo chặt chẽ và đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

4- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp. Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

5- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. - Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lí nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

6- Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ (NQTW9 khóa X).

7- Cải cách tài chính công: Phát huy vai trò của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và giám sát việc thu chi ngân sách.. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lí ngân sách nhà nước. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ và hiệu quả.

8- Hiện đại hoá nền hành chính: Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính.

9- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lí của các cơ quan hành chính nhà nước

10- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác cải cách hành chính. - Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành kỉ luật, kỉ cương của tổ chức đảng và đảng viên trong cả hệ thống chính trị về cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính.

Liên hệ: Sau khi thủ tướng chính phủ ban hành Quyết đinh 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trnh tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010, UBND tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai toăn diện câc nội dung về cng tâc CCHC. Sau 10 năm thực hiện, công tác CCHC ở địa bàn tỉnh Quảng Trị đê đạt được những kết quả sau:

Câc thể chế quản lý đê được cải cách và hoàn thiện một bước. Nhiều cơ chế chính sách được ban hành, sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương. Cải cách thủ tục hành chính đê tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc của nhân dân và doanh nghiệp. Tính công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động quản lý nhă nước từng bước được nâng cao. Sở tư pháp của tỉnh đê tiến hănh ră soât được 1.396 văn bản QPPL được ban hành từ 1989 -2009, phát hiện 692 VB cn hiệu lực, 610 VB hết hiệu lực, đề nghị sửa dổi bổ sung 85 VB, hủy bỏ 09 VB. Ở cấp huyện kiểm tra 1.130 VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành từ 2006-2009, xử lý 43 VB c sai sót. Tiến hành rà soát 1.731 thủ tục hănh chnh, kiến nghị giữ nguyín 425 thủ tục, sửa đổi, bổ sung 1.200 thủ tục, hủy bỏ 108 thủ tục, thay thế 38 thủ tục. Thí điểm mô hnh “kiểm tra 1 cửa, 1 điểm dùng” trong lĩnh vực hải quan đạt kết quả và hiệu quả cao. Thực hiện thành công dự án thí điểm cải cách thủ tục hành chính về giao đất, cấp GCNQSDĐ theo cơ chế “1 cửa”.

Hệ thống các cơ quan Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức bộ máy được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đa ngành, đa lĩnh vực. Việc phân cấp quản lý được đẩy mạnh, từng bước làm r hơn hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Chất lượng đội ngũ CBCC được nâng lên nhiều so với trước đặc biệt là trnh độ chuyên môn, lý luận chnh trị, kiến thức quản lý Nhă nước, kỹ năng hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết cng việc ngăy 1 tốt hơn đáp ứng được yêu cầu công tác trên địa bàn.

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhn chung câc đơn vị trong tỉnh đê chủ động hơn trong việc điều hành kinh phí, bố trí các nội dung nhiệm vụ chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Tích cực hiện các biện pháp tiết kiệm chi tiêu như văn phng phẩm, điện thoại, xăng dầu, điện nước…. nên đê cải thiện được 1 phần thu nhập cho CBCC.

Bên cạnh những kết quả đê đạt được, công tác CCHC ở Quảng Trị vẫn cn c những tồn tại, hạn chế: Thủ tục hănh chnh tuy đê được cải cách song vẫn cn 1 số thủ tục rườm rà gây phiền hà, ách tắc, chậm trễ trong giải quyết công việc của nhân dân và doanh nghiệp. Công tác rà soát VB chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Lênh đạo 1 số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về cơ chế một cửa, chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh nên trong chỉ đạo, điều hành thiếu kiên quyết, cn ty tiện. Đề án cải cách hành chính của một số đơn vị đê được UBND tỉnh phê duyệt nhưng triển khai thực hiện không theo đề án đó. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCB chủ yếu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định nên chất lượng đội ngũ CBCC chưa cao, nhất là đối với CBCC cấp xê, việc đào tạo, bồi dưỡng cn chậm so với kế hoạch đạt ra. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng như thực hành tiết kiệm, chống lêng ph trong sử dụng ngđn sâch tại 1 số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cn hạn chế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: