Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cách làm bài văn NLXH về hiện tượng đời sống

Kĩ năng viết kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống



I. Dàn ý bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

2. Thân bài

- Luận điểm 1: Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.

- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)

- Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)

- Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận

3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.

- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận

II. Đề tham khảo

Đề: Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

1. Tìm hiểu đề.

- Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay.

- Kiểu bài:nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…

- Tư liệu: trong đời sống xã hội.

2. Lập dàn ý (gợi ý)

a) Mở bài.

Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

b) Thân bài.

- Phân tích hiện tượng.

+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…

+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường.

+ Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Bình luận về hiện tượng.

Đánh giá chung về hiện tượng.

Phê phán các biểu hiện sai trái:

. Thái độ học tập gian lận.

. Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

c) Kết bài.

- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục. 

Chào em! Dưới đây là một số gợi ý, em tham khảo nhé?
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề:
Bác Hồ từng nói:
"Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Nhưng trên thực tế, hiện nay có rất ít thí sinh thích học Môn Sử cũng như chọn khối thi đại học có môn Sử trong dó? Vậy nguyên nhân này đến từ đâu?
II. Thân bài:
1. Thực trạng:
- Học sinh bây giờ đa số chọn Ban tự nhiên để theo học, ít chọn ban xã hội
- Học sinh chọn khối thi Đại học, Cao đẳng cũng ít chọn khối C - Khối thi có môn Sử.
=> Học sinh ngại học Sử, thậm chí không thích học => Học qua loa, học cho có, học với tinh thần chống đối, di thi chép bài, coi tài liệu.
=> Học sinh Việt mà không biết và không hiểu lịch sử dân tộc.
2. Nguyên nhân: 
- Lịch sử không phải là môn học chính như Toán, Văn vì vậy nó chưa được chú trọng nhiều trong các trường phổ thông.
- Đây là một môn học tương đối khó vì có rất nhiều sự kiện, học sinh muốn học giỏi thì phải nhớ chính xác đến từng con số, năm bao nhiêu xảy ra sự kiện gì, đòi hỏi học sinh phải có một trí nhớ tốt.
- Phương pháp giảng dạy truyền thống của giáo viên: đọc - chép không tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Tài liệu về lịch sử chưa được phong phú, tính chất vẫn còn khô khan.
- Việc tuyên truyền về lịch sử của nước nhà chưa nhiều, chưa đánh thức được trí tò mò, ham thích tìm hiểu cho học sinh.
3. Giải pháp:
- Tăng cường các tiết học Sử trong nhà trường phổ thông.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sử: sử dụng các công cụ hỗ trợ trình chiếu để học sinh có cơ hội tiếp cận với những thước phim lịch sử, tổ chức nhiều buổi học ngoại khóa đến những địa điểm, di tích lịch sử, cải tiến nội dung sách giáo khoa...
- Không ngừng tìm tòi, sáng tác, làm đa dạng những tài liệu nói về liahj sử.
- Tuyên truyền qua các kênh truyền thông, thông tin về lịch sử của nước nhà, tăng cường sản xuất nhiều bộ phim lịch sử để đánh thức khả năng tìm tòi của học sinh.
III. Kết bài:
Thực trạng về việc học Sử của học sinh ngày càng xuống dốc, vì vậy để nâng cao sự yêu thích về môn học này thì cả thầy và trò đều phải cố gắng, nếu không muốn trả một cái giá khá đắt đó là một đất nước bị mất lịch sử, mất đi truyền thống dân tộc.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Qủa thực, trong bất kỳ giai đoạn, hoàn cảnh hay biến cố nào của lịch sử thì thanh niên vẫn luôn luôn là lực lượng trẻ, khỏe, hăn hái nhất; là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động nhất, nơi khởi nguồn cho biết bao kỳ vọng lớn lao mà biết bao thế hệ cha ông gửi gắm và cũng là lực lượng nòng cốt nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn cách mạng và hơn 25 năm bắt tay vào công cuộc Đổi mới toàn diện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” . Tuy nhiên hiện nay lại có 1 bộ phận thanh niên sống buông thả, không lí tưởng, thích hưởng thụ.

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nhấn mạnh: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Lí tưởng có thể nói là mục đích cao nhất, tuyệt vời nhất mà cá nhân hoặc nhóm cá nhân mong muốn vươn tới, đạt được. Hay nói cách khác, lí tưởng có thể hiểu là khát vọng, mong muốn và cũng là những viễn cảnh tươi đẹp mà mỗi chúng ta đã tự vẽ ra cho mình và chính vì hình ảnh tương lai đó đã thôi thúc chúng ta không ngừng vượt qua muôn vàn khó khăn, trở ngại; phấn đấu không ngừng để biến cái “viễn cảnh” ấy thành hiện thực đúng nghĩa nhất. Như vậy, nếu không có lý tưởng thì cuộc sống trở nên nhàm chán, con người không còn động lực để hiện hữu và không còn ý nghĩa của sự tồn tại.

Cách đây hơn 80 mươi năm, khi đất nước ta vẫn còn sống trong cảnh lầm than, thì đáng ngợi ca thay đã có biết bao thanh niên hăn hái lên đường ra trận giết quân thù “ra đi bảo tồn sông núi, ra đi thà chết chớ lùi”. Họ – những người như anh Lê Văn Tám, chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, chị Trâm, anh Thạc … tuổi thanh xuân, sinh mệnh… dâng trọn vẹn nhất cho đất nước. Họ đã hy sinh, nhưng tinh thần mãi còn trong lòng người ở lại, thấm sâu trong mỗi tấc đất quê hương, vĩnh hằng trong niềm kính yêu, ngưỡng mộ của những người yêu nước chân chính, và đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ngợi ca: “Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ làm ra đất nước”. Vậy khát vọng, lý tưởng của hàng triệu thế hệ ngày trước là gì? Đó không phải là kiếp sống trốn chạy trách nhiệm trước khốn cảnh mà nhân dân đang gánh chịu và đó cũng không phải là thái độ sợ sệt, thờ ơ trước nỗi nhục mất nước mà lý tưởng của họ đã hòa với lý tưởng của dân tộc làm một – lý tưởng vì ngày mai tươi sáng, một Việt Nam hòa bình, thống nhất, do nhân dân ta làm chủ và sạch bóng ngoại xâm; lý tưởng của họ là niềm vui được ra trận tuyến giết thù Tất cả lý tưởng ấy là khát vọng, hoài bão thiêng liêng, là bản anh hùng ca bất diệt “…góp phần trao dồi thêm lí tưởng cách mạng và tình cảm của mỗi chúng ta…”.

Có thể nói, ngày nay khi Công cuộc Đổi mới của đất nước đang diễn ra sôi nổi, thì tuổi trẻ hôm nay phần lớn vẫn đang kế tục lí tưởng ngời sáng của biết bao thể hệ đi trước một cách xứng đáng, vẫn đang giữ và làm cho ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ mãi cháy sáng và rực rỡ với tinh thần “ Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh). Nhìn một cách tổng quan nhất thì đại bộ phận thanh niên của chúng ta hôm nay vẫn có lí tưởng và hoài bão sống cao đẹp. Họ không phải chỉ biết sống ho mình mà cuộc sống của họ đã và đang hòa vào cộng đồng xã hội, khát khao cống hiến hơn bao giờ hết, muốn góp trí tài năng, trí tuệ của mình để hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên hoàn cầu. Họ là công dân tiêu biểu cho những con người giàu lòng yêu nước, biết sống và nghĩ cho cộng đồng, có trách nhiệm, bản lĩnh dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhịệm. Họ là những người không những biết sống có văn hóa, lành mạnh, có tình nghĩa mà còn là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ và lý luận chính trị vững vàng. Và cũng chính họ là những thủ lĩnh sinh viên xuất sắc trong các phong trào, các cuộc vận động của Đoàn, của Đảng như: Sinh viên 5 tốt, Phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Phong trào Thanh niên tình nguyện, “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị như Eureka, là chủ nhân của nhiều giải thường cao quý trong kì thi Olympic quốc tế, thể dục thể thao…làm rạng danh nước Việt… Và họ đã trở thành mẫu hình thanh niên thời đại mới – sống là cống hiến hăn say, sống là tích cực trong lao động, đam mê trong nghiên cứu, không đòi hỏi, tính toán thiệt hơn như Lời phát biểu của John.F.Kennedy nhân ngày lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ năm 1961: “”….my fellow Americans: ask not what your country can do for you ask what you can do for your country…” (Dịch là: “… những người bạn Hoa Kỳ của tôi: Đừng hỏi đất nước của bạn sẽ làm gì cho bạn hãy hỏi rằng bạn đã làm gì cho đất nước của mình…”).

Bên cạnh những mặt tích cực, những thành tích đáng tự hào của thế hệ trẻ đầy đầy tâm huyết, có lý tưởng sống và cống hiến cao đẹp, cháy bỏng cho Tổ quốc thì phải thừa nhận rằng ngày nay vẫn còn nhiều thanh niên đang sống buông thả, xa rời lí tưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của dân tộc Việt Nam. Họ đang thụ hưởng những điều kiện sống tốt nhất, được dành sự ưu ái nhất, được hội nhập và tiếp cận cái mới nhanh nhất…nhưng trước những trái của nền kinh tế thị trường, sự lỏng lẻo của các thiết chế xã hội trong đó có các giá trị bền vững của gia đình dần đổ vỡ theo cơ chế thị trường ấy, sự tác động chống phá của các thể lực thù địch với âm mưu “Dùng cộng sản con diệt cộng sản cha”, “Đầu vào kinh tế đầu ra chính trị”, khuyến khích lối sống hưởng thụ, hoài nghi, sa đọa… đã làm cho không ít thanh niên ta lệch lạc trong nhận thức, sai lầm trong hành vi; lạc lỏng, ăn chơi đua đòi và thói thờ ơ vô cảm….Nhiều thanh thiếu niên sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội, có lối sống lệch lạc, phát ngôn tùy tiện và quan trọng hơn là dường như lý tưởng của họ trở thành mong muốn tiêu cực, thiếu ý thức phấn đấu, không thiết tha với tổ chức Đoàn – Hội, công tác xã hội, hoạt động tình nguyện mà thay vào đó là các cuộc ăn chơi sa đọa, dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn, sử dụng ma túy, đua xe, cướp giật giết người. Nhiều thanh niên tuổi đời còn quá trẻ đã rơi vào vòng lao lý, sức khỏe bị tàn phá bởi những căng bệnh quái ác. Đấy là kết quả của chuỗi ngày ăn chơi trụy lạc và chẳng tiếc gì cuộc đời và đấy cũng là kết quả xứng đáng dành cho những ai đang mất dần lý tưởng, động cơ phấn đấu chân chính.

"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, thế hệ ấy không ai khác chính là các thế hệ thanh niên. Với sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự kỳ vọng của toàn xã hội, sự năng động, bản lĩnh, nhạy bén của thế hệ trẻ hôm nay tin chắc rằng tuổi trẻ Việt Nam sẽ mãi xứng đáng là rường cột nước nhà, là mùa xuân đất nước và là tương lai của dân tộc như Bác Hồ hằng mong ước. Hãy sống xứng đáng với sự mong mỏi, kì vọng của xả xã hội, đừng chỉ biết làm con sâu trong cái kén, đừng chỉ biết sống như một kẻ vô dụng, không lí tưởng, không nghề nghiệp, không tương lai...

Cái chết không phải là sự mất mát lớn nhất .... 

Có nhiều người nghĩ rằng chết là hết! Nhưng sự thật có phải như thế không? Nếu như mình chết đi, mình thấy không mệt mỏi,mình thấy nhẹ nhõm?! Vậy còn những người thân của mình thì sao? Họ sẽ đau buồn hay vui vẻ? Họ sẽ khóc hay cười...

Cuộc sống là sự nối tiếp không ngừng giữa quá khứ, hiện tại và tương lại.
Như một chiếc xe buýt luôn chạy theo tuyến cố định, chậm chân bạn sẽ bị bỏ lại; cuộc sống cũng không chờ đợi ai; mà điều quan trọng là ta nắm bắt cuộc sống bằng cách nào, như người hành khách lên buýt sớm thì sẽ tìm được chỗ ngồi tốt vậy.
Đôi khi, vì những lí do nào đó, bạn cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ, mọi người đang quay lưng về phía mình và trong một phút "hụt bước" nào đấy bạn thấy cuộc đời thật đáng buồn; bạn hoài nghi, mất niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình. Nhiều người mềm yếu sẽ nghĩ đến cái chết? Ừ thì chết là hết,chết thì những mối lo lắng sẽ tan theo mây khói, bạn sẽ không bao giờ buồn bã, thất vọng nữa. Nhưng mạng sống của bạn là của ba mẹ, của tạo hoá ban cho, bạn chỉ có thể gìn giữ, không có quyền tự huỷ hoại nó. Bởi thế mới nói, sống là nghĩa vụ đầu tiên của con người. Nhưng phải sống như thế nào? Nếu chìm đắm trong những nỗi đau khổ, mộng mị. những thú vui xa hoa phè phỡn để lỡ chuyến xe buýt cuộc sống thì sự sống ấy có khác gì cái chết? Xe buýt cuộc đời có nhiều chuyến, nếu bỏ lỡ chuyến này, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy chuyến khác, tìm thấy con đường khác cho mình.

 

Có thể đối với mỗi con người, sự ra đi của một ai đó là điều mất mát, là nỗi đau lớn nhất không thể nào bù đắp. Nhưng có một nỗi đau lớn hơn, gây nhiều thương tổn hơn là khi con người ta chết, chết ngay khi còn sống, cái chết về tinh thần. Đó là khi tâm hồn một con người hoàn toàn chai sạn, mất hết cảm xúc, lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại. Gặp một người lâm nạn, người đó vẫn điềm nhiêm làm lơ như không phải chuyện của mình. Dự một đám tang mà vẫn cười nói vô tư. Thấy một cụ già đứng khổ sở trên một chuyến xe buýt trước mặt, vẫn thản nhiên ngồi đó. Không có tình thương, tâm hồn người đó hoàn toàn mục ruỗng, khô cứng, chỉ biết sống co cụm, thu vào trong thế giới riêng của mình, dần dần tàn lụi, héo mòn...Đó chính là nỗi mất mát lớn nhất, còn hơn cả cái chết về thể xác. Xã hội hiện nay còn biết bao con người sống vô cảm, dửng dưng trước mọi chuyện xảy ra, chứng kiến một vụ đánh nhau mà vẫn giương mắt lám ngơ, đứng nhìn nạn nhân bị hành hạ. Đó là một thực trạng đáng báo động về lối sống của giới trẻ hiện nay!

 

Con người sinh ra trên đời không phải để thờ ơ với những thứ xung quanh, để sống với cái tôi của bản thân. Mà là để cống hiến, làm cái gì đó cho cái nơi mà ta đã gắn bó, đã chảy trong mình giọt máu ấy. Chết là hết - đôi khi cái chết là 1 sự giải thoát cho con người ra khỏi xã hội tàn lụi, đầy bê bối này. Nó để lại cho những người còn sống một nỗi buồn, một sự tiếc thương. Nhưng có phải đó là tất cả? Xét theo 1 hướng khác, khi con người mất đi điều mà con người cần làm cho xã hội này, cho những người thân yêu xung quanh, thì đó là một sự tàn lụi của tâm hồn. Những người thân yêu, họ không cần đến chúng ta những thứ vật chất phù phiếm đem đến mà vô hồn, vô cảm, họ cần ở chúng ta sự ấm áp của cho và nhận - bởi đó là bản chất của con người.Một điều là: phải sống - tốt - xứng đáng với bản thân và với những người xung quanh. Một con người không định hướng cho mình một lý tưởng, một điều mà nên làm để đáp lại những gì mình đã được nhận thì quả là vô tâm. Và cần làm gì để làm được điều đó: sống như những gì mình cần phải sống, nắm bắt mọi thứ, đừng bỏ rơi bất cứ cái gì ở trên con đường mà ta đi, khi muốn tìm lại thì nó đã ko còn ở đó nữa. Lụi tàn ở đây, tớ nghĩ là không làm được điều gì để cho cuộc sống này, đất nước này, để mọi thứ trôi qua một cách dễ dàng mà không biết rằng sống là phải biết cống hiến, dù lớn dù nhỏ. Vô tâm với điều mà mình đã được nhận.

Đối lập với sự sống là cái chết, là sự không - sống hay nói cách khác là sự tồn tại vô nghĩa của con người trong cuộc đời, trong sự tồn tại kéo dài lê thê theo dòng thời gian. Nó vô tận, vô nghĩa - là Chết. Sống - Chết là một quy luật. Cái gì được sinh ra rồi cũng sẽ chết đi. Cái chết - sự kết thúc của cuộc đời người. Nhưng...chết đâu phải là hết?Cái chết ko xóa đi hoàn toàn sự hiện hữu của con người, hãy nhìn xem, họ ko còn sống, ko hiện diện, trái tim ko còn đập nữa, ko còn hơi thở ấm áp, nhưng họ vẫn tồn tại, theo một hình thức nào đấy quanh ta. Giá trị của con người ko nằm ở những gì chúng ta nhìn thấy mà là những gì chúng ta cảm thấy trong tư tưởng, trong tiềm thức, trong những giá trị để lại cho cuộc đời.Cái chết đâu phải điều đáng sợ. Đó là quy luật tất yếu mà tạo hóa đã ban tặng. Đúng vậy, cái chết cũng là một món quà cuộc sống này dành tặng. Có mỏng manh, thì chúng ta mới cảm nhận được sự quý giá chứ, chẳng phải mỗi khi có một lằn ranh giới hạn, chúng ta mới phát huy hết những gì có thể sao? Chẳng phải rất, rất nhiều người, chỉ đến khi sắp rời xa cuộc sống mới nhận thấy thế giới này tươi đẹp biết bao? Nếu cứ trôi dạt về muôn phương, vô định hình, thì có lẽ CON NGƯỜI sẽ ngồi ôm mặt thở dài cho cái sự lê thê tẻ nhạt, nhàm chán trong vũng ao tù mệt mỏi...Cái chết cũng đâu phải mất mát lớn nhất của cuộc đời? Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh ko thể cưỡng lại. 

 

Có khi nào bạn tự hỏi: vì sao mình lại phải tồn tại trong cuộc đời này? Mình sinh ra để làm gì? Nếu một ngày kia mình không còn nữa, thì có ảnh hưởng đến ai không? Thì thời gian vẫn trôi, thì mặt trời vẫn mọc, thì những vì tinh tú cũng đâu ngừng sáng, thì người ta vẫn sống. Vậy mình sinh ra để làm gì khi sự tồn tại của mình quả không cần thiết? Này bạn ạ, sao lại không cần thiết, khi bản thân mình là một tuyệt khắc của thượng đế không có sự trùng lặp. Bạn là một cá nhân đặc biệt với hình hài và bản chất không hề giống với 6,5 tỷ người còn lại trên trái đất.Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là giành cho bạn một chỗ trên đời, cho nên bạn phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó.
Bạn chỉ sống và cống hiến cho đời một lần rồi ra đi mãi mãi, như những bông hoa chỉ nở một lần rồi chết, nó nở hết mình, làm đẹp hết mình cho đời rồi héo úa tàn phai. Chúng ta sống đâu phải chỉ cho mình mà còn sống cho những người xung quanh và cho xã hội này. Cuộc sống đã tươi đẹp biết bao khi có bạn, cha mẹ họ hàng cũng sung sướng biết bao khi bạn ra đời, những người bạn cũng vui vẻ khi bạn luôn bên cạnh họ. Bạn sống vì bạn là niềm hạnh phúc, niềm tự hào và mong mỏi đối với những người khác. Trong cuộc sống này vẫn còn biết bao tâm hồn đang héo úa dần dưói sự gặm nhấm của thời gian. Những con người sống ko mục đích, ko phương hướng, trôi dạt giữa cuộc đời...
Sống, sống sao cho có THIÊN LƯƠNG, mà THIÊN LƯƠNG là hội tụ của THIÊN TRI và THIÊN TÂM. Cần biết trau dồi, làm cho tâm hồn đó thấm đẫm những nhân văn, những tình cảm và hiểu biết. Phải biết sống với tư cách con người theo nghĩa con người chân chính, biết sống đủ, sống có ích và sống đẹp. Gia tăng sự hiểu biết về cái đẹp, phải tạo ra một tâm hồn biết yêu cái đẹp, biết quý trọng các giá trị mang vẻ đẹp nhân văn mà cha ông đã làm ra qua các thời đại khác nhau. Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, đó chính là giá trị tinh thần của con người. Giá trị ấy sẽ tồn tại bền vững với không gian và thời gian. Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cũng không thể sửa chữa. Để cho tâm hồn mình tàn lụi theo năm tháng, để cuộc đời trở thành già nua theo thời gian chính là sự chết dần chết mòn và đó mới là sự mất mát lớn nhất. Sống phải gắn liền với cách thức nên sống ntn, nên làm ntn để tâm hồn được mở rộng, thì không có con đường nào khác là phải mở rộng năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tích cực rèn luyện về các mặt. Có thế mới trở thành người có ích, mới không để tâm hồn tàn lụi khi đang sống, mới thể hiện cách sống tích cực, mới không sa vào khuôn thức tự mình giết mình mà không biết.

Vì rằng cuộc đời đâu chỉ có "chết". Như chiếc lá rời cành, trở về nguồn cội, bắt đầu một kiếp sống mới. Con người nằm xuống, nhắm mắt và ngủ một giấc dài, chỉ để nghỉ ngơi sau mấy mươi năm vật lộn với cuộc đời, bắt đầu một đời sống mới (sống trong tâm linh mọi người), ra đi để thế hệ khác tiếp tục hoàn thành phần đường mình đang đi dở. Vì rằng Thượng đế tặng ta trái tim, để nó đập, không chỉ để máu tuần hoàn đi nuôi cơ thể mà còn để ấp ủ yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn, để thế giới này không chỉ có "trắng", có "đen" mà còn có màu "hồng" của tình thương. Vì rằng cuộc đời ngắn ngủi, cố gắng sống trọn vẹn từng ngày bằng cả tâm hồn để khi từ giã cõi đời, cảm giác không hối tiếc, không vấn vương, không vướng bận, thanh thản và tự hào rằng ta đã sống một cuộc đời rất đỗi ý nghĩa. Vì rằng, cá sống trong nước, cây sống trong đất, ta sống trong tình thương con người.

 Cuộc sống con người là hằng số hữu hạn của biến số thời gian. Thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn nhưng “ cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” Nhận định của Nooc man- Kusin phải chăng đã định hướng cho con người trả lời câu hỏi: ta nên sống như thế nào?

Có nhiều người nghĩ rằng chết là hết! Nhưng sự thật có phải như thế không? Nếu như mình chết đi,mình thấy không mệt mỏi,mình thấy nhẹ nhõm?! Vậy còn những người thân của mình thì sao? Họ sẽ đau buồn hay vui vẻ? Họ sẽ khóc hay cười...
Cái này nói về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, tầm quan trọng của ý chí con người. Cái chết chính là phạm trù vật chất,tức là con người cần ý thức được rằng được sống ko phải là cái quan trọng nhất mà sống như thế nào mới là quan trọng
Cuộc sống là sự nối tiếp không ngừng giữa quá khứ-hiện tại và tương lại.
Như một chiếc xe buýt luôn chạy theo tuyến cố định, chậm chân bạn sẽ bị bỏ lại; cuộc sống cũng không chờ đợi ai; mà điều quan trọng là ta nắm bắt cuộc sống bằng cách nào, như người hành khách lên buýt sớm thì sẽ tìm được chỗ ngồi tốt vậy.
Đôi khi, vì những lí do nào đó, bạn cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ, mọi người đang quay lưng về phía mình và trong một phút "hụt bước" nào đấy bạn thấy cuộc đời thật đáng buồn; bạn hoài nghi, mất niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình. Nhiều người mềm yếu sẽ nghĩ đến cái chết? Ừ thì chết là hết,chết thì những mối lo lắng sẽ tan theo mây khói, bạn sẽ không bao giờ buồn bã, thất vọng nữa. Nhưng mạng sống của bạn là của ba mẹ, của tạo hoá ban cho, bạn chỉ có thể gìn giữ, không có quyền tự huỷ hoại nó. Bởi thế mới nói, sống là nghĩa vụ đầu tiên của con người. Nhưng phải sống như thế nào? Nếu chìm đắm trong những nỗi đau khổ, mộng mị. những thú vui xa hoa phè phỡn để lỡ chuyến xe buýt cuộc sống thì sự sống ấy có khác gì cái chết? Xe buýt cuộc đời có nhiều chuyến, nếu bỏ lỡ chuyến này, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy chuyến khác, tìm thấy con đường khác cho mình
Vì rằng cuộc đời đâu chỉ có "chết".

Như chiếc lá rời cành, trở về nguồn cội, bắt đầu một kiếp sống mới. Con người nằm xuống, nhắm mắt và ngủ một giấc dài, chỉ để nghỉ ngơi sau mấy mươi năm vật lộn với cuộc đời, bắt đầu một đời sống mới (sống trong tâm linh mọi người), ra đi để thế hệ khác tiếp tục hoàn thành phần đường mình đang đi dở.

Vì rằng Thượng đế tặng ta trái tim, để nó đập, không chỉ để máu tuần hoàn đi nuôi cơ thể mà còn để ấp ủ yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn, để thế giới này không chỉ có "trắng", có "đen" mà còn có màu "hồng" của tình thương.

Vì rằng cuộc đời ngắn ngủi, cố gắng sống trọn vẹn từng ngày bằng cả tâm hồn để khi từ giã cõi đời, cảm giác không hối tiếc, không vấn vương, không vướng bận, thanh thản và tự hào rằng ta đã sống một cuộc đời rất đỗi ý nghĩa.

Tự ngàn xưa, cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức con người. Có người cho răng” chết là hết”, là chấm dứt hết thảy mọi liên quan ràng buộc với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm vô thức. cái chết được coi như 1 sự mất mát to lớn, J. Archer cho rằng “ chết là trở về với cát bụi” nhưng quan niệm tâm linh của ngưới Á Đông thì “ thác là thể phách, còn là tinh anh”tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt, cái còn lại vẫn là linh hồn. Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh ko thể cưỡng lại.

Bởi thế nói như N. Kusin, đó ko phải là sự mất mát lớn, cái mất mát lớn nhất là “để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Một tâm hồn khô héo, tàn lụi, ráo hoảnh trước ống kính cuộc đời mới là đièu đáng sợ nhất.

Thơ Mới là dấu ấn của những tháng ngày kinh hoàng, là cái tàn úa của những hồn thơ trẻ đng sống, là cái bơ vơ vô định, vô thức, vô cảm, ngập chìm trong “ cái sầu dưới đáy hồn nhân thế”,là nỗi khiếp đảm của “ Điêu tàn”, là cái cuồng dại của “ Thơ điên”. Đó là cái thời kì đầy khổ đau khi chưa tìm ra lí tưởng của những linh hồn vất vưởng “ sốg mòn”, chết mỏi , của những thanh niên trí thức trẻ tuổi với “cái mất mát lớn nhất” của đời người là “ để linh hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, sống mà khao khát né tránh:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với sầu lo.

Cuộc sống quanh ta cũng tồn tại bao cuộc đời sống tàn úa trong cái gặm nhấm của thời gian. Đó là hiện thân của không ít bạn trẻ hiện nay, sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa,cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, đâm đầu vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa ngã vào tai tệ nạn xã hội. Có lẽ khi đó, họ cũng ko ý thức được rằng, tâm hồn mình với tất cả những gì nguyên sơ và thánh thiện nhất cũng đang lụi tàn chết héo trong lớp bụi mù của nhịp sống đương đại. Có những bạn học sinh chán nản việc học tập, chuyện gia đinh mà tìm đến cái chết! Điều đó trong những năm trở lại đây ko lấy gì là lạ. Rõ ràng, họ ko sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng, có lẽ họ chưa tìm ra lí tưởng cho cuộc đời mình, chưa xác định được hướng đi cho tuơng lai mình, với họ ước mơ chỉ là viễn tưởng, không ai muốn và dám thực hiện chúng.

Nhưng cuộc sống với bao sắc thái đối cực, giữa bao hỗn tạp của cuộc sống xô bồ, vẫn vẳng lên những thanh âm trong trẻo. Có những con người không sợ cái chết, họ dám chết để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời. Cô bé Xa Diễm- nhân vật chính trong bài báo khiến hơn 1 tỉ người rơi lệ chính là hiện thân của lối sốg cao đẹp đó. Đứa bé 8 tuổi ấy không chỉ tự lo hậu sự cho mình, ko chỉ để lại trong di chúc với những lời nói nghẹn ngào cảm động “Con đã đến trong cuộc đời này và con rất ngoan” mà còn tự nguyện từ bỏ điều trị, dành toàn bộ số tiền 540000 ND tệ quyên góp được ( tương đương với 1,1 tỉ VNĐ) để cứu mạng sống của 7 bệnh nhi khác cũng đang quằn quại giữa ranh giới của sự sống và cái chết vì căn bệnh ung thư máu. Bất giác chết lặng nghĩ tới câu nói của nhạc sĩ thiên tài Beethooven “ ko có gì cao quý và hạnh phúc hơn là mang lại hạnh phúc chonhiều người”.

Phải chăng, những biểu hiện trên đã trở thành đáp số cho bất đẳng thức- nhận định của Noocman- Kusin “ cái chết ko phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.
__ Bài 2:

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống"

Một nhận định sâu sắc của Nooc-man Ku-sin trong tập Những vòng tay âu yếm

Cuộc đời này là gì? 80 năm? 100 năm? Cuộc sống của con người chỉ là chớp mắt của vũ trụ bao la. Cuộc sống ko vô hạn, chính thế mà mỗi giây phút được sống mới đáng trân trọng, mỗi khoánh khắc sống mới quý giá vô ngần.

"Khó nhọc qua ngày xin sống"

Đối lập với sự sống là cái chết, là sự không-sống hay nói cách khác là sự tồn tại vô nghĩa của con người trong cuộc đời, trong sự tồn tại kéo dài lê thê theo dòng thời gian. Nó vô tận, vô nghĩa, là CHẾT.

Sống-Chết là một quy luật.

Cái gì được sinh ra rồi cũng sẽ chết đi.

Cái chết-sự kết thúc của cuộc đời con người.

Nhưng...chết đâu phải là hết?

Cái chết ko xóa đi hoàn toàn sự hiện hữu của con người, hãy nhìn xem, họ ko còn sống, ko hiện diện, trái tim ko còn đập nữa, ko còn hơi thở ấm áp, nhưng họ vẫn tồn tại, theo một hình thức nào đấy quanh ta. Giá trị của con người ko nằm ở những gì chúng ta nhìn thấy mà là những gì chúng ta CẢM, trong tâm tưởng, trong tiềm thức, trong những giá trị ĐỂ LẠI cho cuộc đời

Này là các chiến sĩ ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc nhé, này là các nhà khoa học lỗi lạc của toàn nhân loại. Chẳng cần phải nói nhiều, phải ko?

Vì thế ấy, cái chết đâu phải điều đáng sợ. Đó là quy luật tất yếu mà tạo hóa đã ban tặng. Đúng vậy, cái chết cũng là một món quà cuộc sống này dành tặng. Có mỏng manh, thì chúng ta mới cảm nhận được sự quý giá chứ, chẳng phải mỗi khi có một lằn ranh giới hạn, chúng ta mới phát huy hết những gì có thể sao? Chẳng phải rất, rất nhiều người, chỉ đến khi sắp rời xa cuộc sống mới nhận thấy thế giới này tươi đẹp biết bao? Nếu cứ trôi dạt về muôn phương, vô định hình, thì có lẽ CON NGƯỜI sẽ ngồi ôm mặt thở dài cho cái sự lê thê tẻ nhạt, nhàm chán trong vũng ao tù mệt mỏi....


Cái chết cũng đâu phải mất mát lớn nhất của cuộc đời? J. Archer cho rằng “ chết là trở về với cát bụi” nhưng quan niệm tâm linh của ngưới Á Đông thì “ thác là thể phách, còn là tinh anh”tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt, cái còn lại vẫn là linh hồn. Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh ko thể cưỡng lại.

"Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống"

Phải chăng đây là định hướng của Ku-sin cho chúng ta về câu trả lời của câu hỏi "phải sống như thế nào?"

Câu hỏi đấy, ngắn gọn đấy, mà trả lời đã khó, làm được lại còn khó hơn gấp vạn lần. Có khi nào bạn tự hỏi: vì sao mình lại phải tồn tại trong cuộc đời này? Minh sinh ra để làm gì?
Nếu một ngày kia mình không còn nữa, thì có ảnh hưởng đến ai không? Thì thời gian vẫn trôi, thì mặt trời vẫn mọc, thì những vì tinh tú cũng đâu ngừng sáng, thì người ta vẫn sống. Vậy mình sinh ra để làm gì khi sự tồn tại của mình quả không cần thiết?
Này bạn ạ, sao lại không cần thiết, khi bản thân mình là một tuyệt khắc của thượng đế không có sự trùng lặp. Bạn là một cá nhân đặc biệt với hình hài và bản chất không hề giống với 6,5 tỷ người còn lại trên trái đất.


Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là giành cho bạn một chỗ trên đời, cho nên bạn phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó.
Ban chỉ sống và cống hiến cho đời một lần rồi ra đi mãi mãi, như những bông hoa chỉ nở một lần rồi chết, nó nở hết mình, làm đẹp hết mình cho đời rồi héo úa tàn phai.
Chúng ta sống đâu phải chỉ cho mình mà còn sống cho những người xung quanh và cho xã hội này. Cuộc sống đã tươi đẹp biết bao khi có bạn, cha mẹ họ hàng cũng sung sướng biết bao khi bạn ra đời, những người bạn cũng vui vẻ khi bạn luôn bên cạnh họ. Bạn sống vì bạn là niềm hạnh phúc, niềm tự hào và mong mỏi đối với những người khác.

Trong cuộc sống này vẫn còn biết bao tâm hồn đang héo úa dần dưói sự gặm nhấm của thời gian. Những con người sống ko mục đích, ko phương hướng, trôi dạt giữa cuộc đời...
[...ví dụ...]

Sống, sống sao cho có THIÊN LƯƠNG, mà THIÊN LƯƠNG là hội tụ của THIÊN TRI và THIÊN TÂM. Cần biết trau dồi, làm cho tâm hồn đó thấm đẫm những nhân văn, những tình cảm và hiểu biết. Phải biết sống với tư cách con người theo nghĩa con người chân chính, biết sống đủ, sống có ích và sống đẹp. gia tăng sự hiểu biết về cái đẹp, phải tạo ra một tâm hồn biết yêu cái đẹp, biết quý trọng các giá trị mang vẻ đẹp nhân văn mà cha ông đã làm ra qua các thời đại khác nhau.

Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, đó chính là giá trị tinh thần của con người.Giá trị ấy sẽ tồn tại bền vững với không gian và thời gian.

Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cũng không thể sửa chữa.

Để cho tâm hồn mình tàn lụi theo năm tháng, để cuộc đời trở thành già nua theo thời gian chính là sự chết dần chết mòn và đó mới là sự mất mát lớn nhất.

Sống phải gắn liền với cách thức nên sống ntn, nên làm ntn để tâm hồn được mở rộng, thì không có con đường nào khác là phải mở rộng năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tích cực rèn luyện về các mặt.

Có thế mới trở thành người có ích, mới không để tâm hồn tàn lụi khi đang sống, mới thể hiện cách sống tích cực, mới không sa vào khuôn thức tự mình giết mình mà không biết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: