Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cach hoc

được upload bởi [email protected]

Để có được

Critical thinking là học hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà luôn theo hướng mở rộng tầm mắt để tiếp thu điều mới.

Hãy bắt đầu bằng việc khẳng định điều cốt lõi của vấn đề là gì, sau đó là suy nghĩ rộng hơn, và tính đến các khả năng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận sau khi đã hiểu vấn đề dựa trên các dẫn chứng rõ ràng. Động lực, định kiến riêng của người học và các chuyên gia sau đó được đem ra so sánh với kết luận và từ đó rút ra đánh giá.

Hãy bắt đầu bằng tư tưởng tiếp thu cái mới:

Nhận rõ mục đích cuối cùng, điều bạn mong muốn được học.

Và có thể nói tóm gọn, ví dụ: "Nghiên cứu vai trò của giới tính trong việc chơi video games", "Lịch sử chính trị nước Pháp trong thời kỳ chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20", " Việc trồng cây dái ngựa ở Trung Mỹ", "Quy định về hàn chì ở vùng ngoại ô", "Cấu trúc xương người".

Hãy tính đến những kiến thức bạn đã có về vấn đề cần nghiên cứu:

Có điều gì bạn đã biết mà sẽ giúp cho việc nghiên cứu vấn đề này không? Bạn có định kiến không và nếu có, định kiến gì?

Bạn có các nguồn thông tin nào, những thông tin đó đựợc thu thập từ lúc nào?

Thu thập thông tin:

Luôn tiếp thu để không bỏ sót một ‎ý tưởng và cơ hội nào.

Đặt câu hỏi:

Các tác giả cung cấp thông tin có định kiến cá nhân không?

Sắp xếp các thông tin, tài liệu theo nhóm:

chú ý tìm các mối liên quan.

Một lần nữa, đặt câu hỏi!

Hãy nghĩ đến các cách mà bạn sẽ trình bày Ý tưởng của mình:

bạn sẽ tự tạo một bài kiểm tra về kiến thức vừa thu lượm được!

Từ đơn giản đến phức tạp (1 đến 6):1. Liệt kê, gán tên, nhận dạng Trình bày kiến thức

2. Định nghĩa, giải thích, tự tóm tắt lại Hiểu

3. Giải vấn đề và áp dụng vào ví dụ mới Sử dụng và áp dụng kiến thức

4. So sánh và đối chiếu, phân biệt Phân tích

5. Tạo cái mới, phối hợp Tống hợp

6. Đánh giá, nhận xét Đánh giá và giải thích tại sao

Hãy coi việc học như một quá trình phiêu lưu khám phá những điều mới!

Tóm lại:

Quyết định các yếu tố của một vấn đề mới mà không dựa trên định kiến cá nhân.

Sắp xếp thông tin theo nhóm để bạn có thể hiểu thấu đáo các thông tin đó.

Nhận hoặc loại các nguồn thông tin và kết luận dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và tin tưởng của bạn.

HọC CÁCH NGHĨ CủA CÁC THIÊN TÀI

"Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc"

Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ "năng suất", hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn ý. "Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh".

1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố).

Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.

2. Hình dung!

Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.

3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!

Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện ...tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.

4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.

Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.

5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.

Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.

6. Nghĩ qua các đối lập

Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.

7. Nghĩ theo cách ẩn dụ

Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.

8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.

Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo.Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiệu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân "Tại sao tôi lại thất bại?" mà hãy hỏi "Tôi đã làm được gì rồi?"

SƠ Đồ HÓA CÁC THÔNG TIN

Nhiều người trong số chúng ta được học cách làm dàn ý cho bài giảng kiểu như sau:

I. Ý lớn thứ nhất

II. Ý lớn thứ hai

A. ý nhỏ

B. ý nhỏ

1. ý nhỏ trong ý nhỏ

2. ý nhỏ trong ý nhỏ

III. Ý lớn thứ ba

Ngoài ra, một lựa chọn khác là Sơ đồ hóa các Khái niệm và Tư duy.

Vẽ sơ đồ như thế nào?

Đầu tiên là đừng nghĩ đến các dàn ý hay là các đoạn văn dùng nhiều từ ngữ.

Nghĩ dựa trên các key words- từ ngữ quan trọng và các hình ảnh hoặc biểu tượng

diễn đạt các ý

Bạn sẽ cần có:

bút chì (để bạn có thể tẩy xóa dễ dàng và một tờ giấy trắng lớn, không dòng kẻ

bảng đen và phấn màu

giấy dán giao công việc

Viết ra từ ngữ quan trọng nhất hoặc là cụm từ ngắn hoặc ký hiệu ở giữa trang.

Suy nghĩ và khoanh tròn nó lại. Ghi các khái niệm quan trọng khác,

và từ ngữ miêu tả xung quanh vòng tròn.

Tiếp tục phát triển sơ đồ

Cứ tự nhiên thoái mái điền thêm các từ ngữ, ý tưởng mới (vì bạn có thể tẩy xóa bất cứ lúc nào cơ mà!)

Nghĩ khác lạ đi một chút xíu: gộp các khái niệm để mở rộng sơ đồ, bỏ bớt các giới hạn

Phát triển sơ đồ theo hướng của các chủ để chứ đừng bó buộc vào cách mà bạn vẽ sơ đồ.

Khi mở rộng sơ đồ, hãy làm chi tiết hơn sơ đồ ban đầu.

Bỏ sơ đồ sang một bên

Sau đó quay lại và tiếp tục và sửa đổi

Ngừng lại và thử tim các mối liên quan mà bạn đang làm trên sơ đồ

Cứ tiếp tục triển khai sơ đồ này (kể cả cho tới khi trước kỳ thi nếu cần thiết!)

Sơ đồ này là tài liệu học bài của bạn

kết hợp các kiến thức bạn đã biết với những gì đang học và những kiến thức bạn có thể cần để hoàn thiện.

Phải Tập Trung Khi Học

Tập trung: khả năng điều khiển được những ý nghĩ của bạn

Nghệ thuật hay sự rèn luyện khả năng tập trung

Cho dù bạn đang học môn Sinh học hay đang học bơi, hãy tập trung vào việc bạn đang làm và hạn chế tối đa sự xao nhãng.

Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó.

Tuy nhiên lại có những lúc,

Đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia

Những lo lắng của bạn khiến bạn mất tập trung

Bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài từ lúc nào không hay

Tài liệu học nhàm chán, khó và/hoặc không làm bạn cảm thấy hứng thú.

Những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn: Gồm có

Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập

Những cách luyện tập tốt nhất

Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập

"Tôi học ở đây"

Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh

Ngồi xa điện thoại di động và điện thoại bàn.

Treo một cái bảng "Xin đừng làm phiền hay cắt ngang"

Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng (hãy thử tìm hiểu xem bạn làm việc hiệu quả hơn khi nào? Có hay không có âm nhạc?)

Gắn mình với một quy tắc, một thời khóa biểu hiệu quả.

Nắm rõ mức năng lượng bạn có vào ban ngày/đêm

Xem h ướng dẫn ở địa chỉ: Đặt ra mục ích và sắp xếp thời khóa biểu.

Tập trung

Khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung, và đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc.

Sự động viên, khích lệ

Nếu thấy cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó, bạn nên tự khích lệ bản thân để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn có thể gọi điện thoại cho một người bạn, đi dạo hay ăn một cái gì đó, ..v.v..

Đối với những dự án lớn như bài luận thi học kỳ, bản thiết kế, những cuốn tổng kết, hãy đề ra những sự động viên khích lệ đặc biệt.

Thay đổi chủ đề

Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ.

Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn

Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục

Nếu bạn phải đọc rất nhiều, bạn hãy thử phương pháp SQ3R xem.

Hãy tự hỏi làm thế nào có thể tăng cường các hoạt động trong khi học? Có lẽ học nhóm sẽ là cách tốt nhất chăng? Hãy tạo ra những câu hỏi liên quan đến bài học chẳng hạn?

Bạn thử hỏi thầy cô một số bí quyết khác trong khi học xem? Bạn học càng chủ động bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.

Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn

Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi.

Phần thưởng

Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.

Những cách luyện tập tốt nhất

Bạn phải nhận thấy những tiến bộ sau một vài ngày

Nhưng cũng giống như bất kì một cách luyện tập nào khác, sẽ không tránh khỏi những lúc lên, lúc xuống.

Nó sẽ có lợi cho cả những công việc khác mà bạn thực hiện.

Sử DụNG TRÍ NHớ MộT CÁCH HIệU QUả:

Từ viết tắt bằng chữ cái đầu, thơ chữ đầu (dành cho những thông tin liên quan tới những từ quan trọng)

Một từ viết tắt bằng chữ cái đầu được tạo nên sao cho mỗi chữ cái đầu đó là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ nào đó. Ví dụ từ BRASS là từ viết tắt để chỉ những thao tác thực hiện việc bắn súng trường - Breath(thở), Relax(thư giãn), Aim(hướng vào), Sight(ngắm), Squeze(bóp cò).

Một bài thơ chữ đầu đôi khi cũng có thể là một câu nói mà ở trong đó thì chữ cái đầu của mỗi từ là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ hay một bài học nào đó. Chẳng hạn như: EVERY GOOD BOY DESERVES FUN là một bài thơ chữ đầu để giúp cho việc nhớ thứ tự của các nốt nhạc chính trong khóa son -- E, G, B, D, F.

Những âm tiết vần (theo hoặc không theo thứ tự các từ)

Trước tiên, hãy nhớ các từ quan trọng mà khi đọc lên thì vần với các số đếm. Chẳng hạn "bun" (bánh bao sữa) nghe gần giống với "one", "shoe"( chiếc giày) với "two", "tree"(cái cây) với "three", "door" (cánh cửa) với "four" ..v.v...

Tiếp theo, bạn có thể gắn những gì bạn cần nhớ với một hình ảnh nào đó. Ví dụ, bạn cần phải nhớ bốn nhóm thức ăn chính - sản phẩm từ sữa, các loại thịt, các sản phẩm từ gaọ, rau quả-- hãy tưởng tượng ra pho mát ở trên một chiếc bánh bao sữa(bun), gia súc, gia cầm đang đi giày(shoe), một bó lúa treo lơ lửng trên cây(tree) và khi mở cửa (door) ra bạn nhìn thấy rất nhiều rau quả trong căn phòng.

Nhớ theo vị trí (Đối với khoảng trên dưới hai mươi đồ vật)

Hãy chọn một nơi nào đó mà bạn đã dành rất nhiều thời gian ở đó và rất dễ nhớ tới nơi đó. Hãy nghĩ rằng bạn đang đi vào nơi đó, rồi chọn những chỗ xác định - cánh cửa, ghế sofa, tủ lạnh, giá sách ..v.v...Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đặt những thứ bạn cần nhớ lên những đồ vật này, chú ý là bạn cần phải đi theo một hướng nhất định. Phải nhắc lại rằng bạn phải chọn chỗ sao cho thật dễ nhớ và theo một trình tự xác định vì như vậy sẽ thuận tiện hơn cho bạn khi bạn cần nhớ đến những thứ mà bạn cần phải nhớ. Chẳng hạn, nếu bạn cần nhớ George Washington, Thomas Jefferson và Richard Nixon, bạn có thể mường tượng tới việc khi bạn tiến tới cánh cửa của địa điểm mà bạn đã chọn, bạn nhìn thấy một tờ một đô dính trên cửa(bạn sẽ nhớ tới G. Washington vì trên tờ đô đó có in hình của vị tổng thống này), khi mở cửa ra thì bạn nhìn thấy Jefferson đang ngồi trên ghế sofa còn Nixon thì đang đứng ăn ngay cạnh tủ lạnh.

Nhớ theo những từ quan trọng (Dành cho việc học ngoại ngữ)

Trước tiên là phải xem mình đang cần phải nhớ từ gì. Chọn một từ ở Tiếng Việt mà nghe gần giống với từ đó. Tiếp đó, hãy nghĩ ra một hình ảnh nào đó liên quan đến từ ở Tiếng Việt mà bạn vừa nghĩ ra.

Cách nhớ tên nhờ hình ảnh (Dùng để nhớ tên)

Hãy tìm xem có mối liên quan nào giữa đặc điểm và tên của một người. Thí dụ, nếu bạn muốn nhớ đến Shirly Temple(một diễn viên nổi tiếng với những sợi tóc quăn tự nhiên) thì bạn có thể khắc sâu cái tên này trong trí nhớ của mình bằng cách nhớ tới từ "curly"(nghĩa là "xoăn") và rằng những sợi tóc quăn ấy rủ xuống hai bên thái dương của cô ấy ( "temple" có nghĩa là "thái dương").

Nhớ theo kiểu móc xích giữa các ý (theo hoặc không theo thứ tự các từ)

Dựng nên một câu chuyện mà ở đó phần cuối của mỗi câu lại liên quan tới ý tiếp theo mà bạn cần nhớ tới. Nếu bạn cần nhớ đến Napoleon, cái tai, cánh cửa và nước Đức, hãy dựng nên câu chuyện về việc Napoleon đang ghé sát tai vào cánh cửa để nghe những người đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức.

CÁCH ĐỌC SÁCH

Phương pháp đọc có cân nhắc:

Hãy tự hỏi những điều này khi đọc:

Phương pháp đọc có cân nhắc:

Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách bạn đang đọc là gì?

Vấn đề nào đang được nêu ra?

Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy?

Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?

Người viết dùng sự thật, lý thuyết hay niềm tin của bản thân?

Sự thật có thể được chứng minh.

Lý thuyết còn đang cần được chứng minh, không nên nhầm lẫn với sự thật.

Ý kiến có thể có hoặc không được xây dựng trên cơ sở lập luận vững chắc.

Bản thân niềm tin không cần được chứng minh.

Tác giả dùng từ trung lập hay có xen lẫn cảm xúc cá nhân? Người đọc biết cân nhắc là người có cái nhìn xuyên thấu bề mặt ngôn từ, để thẩm định lý lẽ bên trong.

Khi bạn quyết định chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến của người viết, cần củng cố quyết định của mình bằng những lý do xác đáng.

Những đặc điểm của người đọc có cân nhắc:

Trung thực với bản thân

Tránh sự chi phối

Biết vượt qua vướng mắc.

Đặt câu hỏi.

Xây dựng phán đoán trên bằng chứng cụ thể

Tìm mối quan hệ nối kết các sự việc

Có tư duy độc lập

Đọc một phần bất kỳ của tài liệu

mà bạn cảm thấy xoay xở được.

Đọc lại lần nữa,

Đánh số những ý liên quan.

Gạch dưới:

Ý chính

Ví dụ của các ý chính

Địng nghĩa hoặc từ lạ

Ghi chú những câu hỏi,

tóm ý, và thuật lại ý vào những phần trống trong sách.

Hãy xây dựng cho mình một hệ thống có thể liên kết các nguồn thông tin khác nhau

từ sách vở, Cds, trang web, ghi chú trên lớp ...

Cách ghi chép khi đọc sách:

Đầu tiên hãy đọc một phần của chương cần đọc:

Đọc một lượng vừa đủ để có khái niệm về nội dung mình sẽ đọc. Đừng ghi chú mà hãy tập trung vào nội dung.

Khi đọc lần đầu, ta rất dễ bị thôi thúc bắt tay vào ghi chú ngay, nhưng đấy ko phải là phương pháp hiệu quả. Nếu ghi chú vào thời điểm này, ta chỉ đang chép lại máy móc tất cả thông tin mà chưa hiểu thấu đáo.

Tiếp theo, đọc lại lần nữa:

Tìm ý chính, và ý phụ.

Gấp sách lại

Tường thuật lại nội dung quyển sách sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình nắm bắt thông tin.

Tiếp đến, ghi chép các thông tin:

Đừng sao chép thông tin trực tiếp từ sách

Chỉ ghi một số chi tiết chính để hiểu

Xem Sơ đồ khái niệm về một hệ thống các cách ghi và sắp xếp ghi chép.

Xem lại, và đối chiếu những ghi chép của bạn với sách giáo khoa,

xem xem bạn có thực sự đã hiểu bài chưa.

Đọc các tư liệu khó, phức tạp

Chọn khối lượng vừa đủ

để bắt đầu

Nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu

Lướt qua tư liệu để tìm: tựa đề, đề mục chính, đề mục phụ, câu chủ đoạn để biết được nội dung tổng quát. Chú ý các biểu đồ, đồ thị, và sơ đồ.

Nếu có phần tóm lược

ở trước và sau tư liệu, hãy đọc nó. Tìm đọc những câu hỏi, bài luyện tập chính

Đọc những gì bạn hiểu rõ nhất

để xác định độ khó. Chừa lại những gì ko hiểu.

Dùng phương pháp "nhìn ra nơi khác"

Trong khi đang đọc thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích cho việc đọc.

Tự đi tìm câu trả lời.

Tìm mối liên hệ nhưng ko phải để ghi nhớ mà để hiểu.

Tra cứu nghĩa của những từ quan trọng mà bạn ko thể suy ra từ ngữ cảnh.

Đọc cho đến hết

Đừng nản chí. Bạn càng đọc, thì sẽ dần sáng ra. Sau khi đọc xong, suy ngẫm lại những gì đã học được, và đọc lại những chổ chưa hiểu.

Sắp xếp những bài ghi chú

thành một hệ thống khái niệm. Chú ý đến mối liên hệ giữa các thông tin.

Đừng chỉ dùng từ ngữ.

Dùng kí hiệu, hình ảnh minh hoạ, màu sắc, thậm chí cả chuyển động để hình dung và hệ thống ý. Dùng bất cứ phương pháp nào bạn cần.

Bạn vẫn ko thể hiểu?

Đừng nổi cáu! Xếp sách lại, hôm sau đọc tiếp.

Nếu cần, hãy lặp lại, nhớ lại thông tin, dù trong lúc ngủ, não của bạn vẫn đang làm việc. Đây gọi là "phương pháp đọc phân tán".

Khi bạn đã có một hệ thống khái niệm trong đầu, đọc lại lần nữa.

Lần này nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy cầu cứu giáo sư, người cố vấn học tập, hoặc các chuyên gia. Chúc may mắn

Cách đọc những bài luận:

Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng khi:

đọc một quyển sách, một chương sách, bài báo, và tất cả các bài đọc khác.

Tiêu đề là gì?

Tiêu đề cho ta biết gì về nội dung bài đọc?

Bạn đã có kiến thức gì về vấn đề được nêu?

Bạn dự đoán bài này sẽ nói gì về vấn đề ấy? (khi đã biết được thời điểm và tác giả bài viết)

Bài này được viết khi nào?

Bạn biết gì về các bài viết về chủ đề ấy vào thời điểm đó?

Nếu có, thì bạn có dự đoán là bài viết nói về vấn đề gì không?

Ai viết?

Bạn có đoán là họ sẽ viết gì không?

Học vị của người này? Họ có hay làm việc và chịu ảnh hưởng của ai không?

Bạn có biết những địng kiến của tác giả?

Bạn có từng đọc qua những bài viết cùng chủ đề của tác giả?

Bắt đầu đọc và đánh dấu những thông tin quan trọng

Tìm hiểu xem vấn đề nào đang được thảo luận?

Vấn đề ấy có liên hệ gì với tiêu đề?

Ý chính là gì? Luận điểm của bài?

Tác giả đưa những chứng cứ nào để biện minh cho luận điểm ấy?

Bạn cần nhớ gì trong lúc và sau khi đọc?

Bạn có bắt gặp thông tin nào đáng giá về một vấn đề mình đã biết hoặc chưa biết? Bạn cần ghi chú vị trí của thông tin đó. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu.

Tác giả có liệt kê nguồn thông tin nào bổ ích có thể cần trong tương lai? Hãy đáng dấu. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu thông tin trích dẫn.

Sau khi đã hoàn tất bài đọc, hãy suy ngẫm:

Bạn đã học được những gì?

Điều đó có bổ sung, liên quan đến kiến thức mình đã có?

Lý lẽ của bài có thuyết phúc ko?

Dù ko thuyết phục, nhưng từ kiến thức cá nhân, bạn có nghĩ rằng có thể nội dung bài viết vẫn đúng?

Bạn có nghĩ ra những lý lẽ nào phản bác lại nội dung chính, cho dù lý lẽ nêu ra trong bài rất thuyết phục?

Bài viết này liên quan thế nào đến các bài trước đây, xét trong bối cảnh nền tảng kiến thức?

Lập một bảng tóm tắt về bài viết vừa đọc

Tốc độ đọc

Mỗi loại tài liệu cho bạn một tốc độ đọc nhất định.

Đọc một quyển tiểu thuyết lôi cuốn sẽ nhanh hơn một bài sinh vật.

Sách viết cũng tuỳ quyển,

mà chất lượng khác nhau, do đó mức độ khó hiểu cũng khác nhau.

Đầu mỗi học kỳ, hãy đo tốc độ của mình theo mỗi quyển sách.

Xem thử bạn đọc được bao nhiêu trang trong 1 giờ. Khi đã nắm dược tốc độ của mình, bạn sẽ có kế hoạch cụ thể cho thời gian biểu khi học.

Hiểu:

Lướt qua chương cần đọc:

tìm những phần quan trọng.

Thường những phần dài và nhiều chú thích, nhiều biểu dồ là những phần quan trọng.

Nếu bạn đang thiếu thời gian, hãy bỏ qua những phần phụ kia.

Đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn thật kĩ.

Để ý đề mục và câu mở đoạn, sau đó gấp sách lại, và tự hỏi bạn biết gì về chủ đề trước khi đọc.

Tập trung vào các danh từ, và giới từ chính, các cụm danh động từ.

Ví dụ:

Classical conditioning is learning that takes place when we come to associate two stimuli in the environment. One of these stimuli triggers a reflexive response. The second stimulus is originally neutral with respect to that response, but after it has been paired with the first stimulus, it comes to trigger the response in its own right.

Thay vì đọc từng chữ, hãy làm một sơ đồ như sau:

Classical conditioning = learning = associating two stimuli

1st stimulus triggers a response

2nd stimulus = originally neutral, but paired with 1st --> triggers response.

Thay vì cứ đọc đi đọc lại đoạn văn ấy, hãy ghi chú theo cách này. Vì khi đã ghi ra những ý chính của bài, bạn ko cần thiết phải quan tâm đến bài đó nữa.

Xem thêm Cách ghi chép khi đọc sách.

Tóm tắt những gì bạn đã đọc

(bạn cũng có thể tự lập một dạng bảng khác phù hợp với !)Ngày tháng năm

TIÊU ĐỀ QUYỂN SÁCH, HAY BÀI BÁO

TÁC GIẢ

THÔNG TIN XUẤT BẢN

CHỦ ĐỀ

Ý CHÍNH, LUẬN ĐIỂM

CÁCH VIẾT: CÁC LUẬN CỨ, DẪN CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY...

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA BÀI VIẾT, HAY VỊ TRÍ CỦA CUÓN SÁCH TRONG VĂN HỌC

TÍNH THUYẾT PHỤC VÀ NHỮNG NHẬN XÉT KHÁC

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Từ bổ nghĩa và dấu phẩy

Ngữ pháp tiếng Anh-Anh/Anh-Mỹ:

Dấu phẩy & Bổ ngữ

Ngữ pháp là những quy tắc chuẩn về văn phạm trong văn nói và văn viết. Một số đổi mới trong các chương trình soạn thảo văn bản có đính kèm chức năng kiểm tra ngữ pháp.

Sử dụng dấu phẩy: Những câu sau đây có cần dẩu phẩy không?

1. Bố tôi đi ra cửa hàng bán đồ ăn tráng miệng và mua kem.

Không. Hai động từ miêu tả hành động của cùng một chủ thể thì không cần dấu phẩy nếu như từ để nối là "và".

2. Bố tôi đi ra cửa hàng bán đồ ăn tráng miệng, mua kem, và về nhà kịp xem chương trình truyền hình ưa thích của ông.

Có. Nếu có 3 động từ trở lên miêu tả hành động của cùng một chủ thể thì cần có dấu phẩy ngăn cách.

3. Văn bản Ai đã dựng nên nước Mỹ? miêu tả quá trình khôi phục như một thất bại vinh quang.

Không. Nếu "Ai đã dựng nên nước Mỹ?" được tách khỏi câu, khi đó sẽ đọc thành "Văn bản,", họ sẽ không biết người viết đang nói về văn bản gì, vậy nên dấu phẩy là không cần thiết khi có tên tiêu đề như ví dụ này. (Người ta gọi là ngữ pháp chặt chẽ)

Luyện tập về việc sử dụng dấu phẩy.

Điền dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong các câu sau; sau đó xem giải thích ở bên dưới.

1. Khay thức ăn tráng miệng của nhà hàng có bánh carot bánh kem dừa và một thứ người ta gọi là sôcôla-ngất ngây.

2. Vì tôi thiếu 3 giờ học cho điều kiện tốt nghiệp tôi phải học một lớp mùa hè.

3. Thời tiết theo như dự báo đêm qua là sẽ đẹp hơn vào thứ 7.

4. Các sinh viên gấp gáp đến hiệu sách của trường để mua sách giáo khoa cho k‎ì học mùa thu nhưng rất nhiều quyển sách đã được bán hết.

5. Em gái tôi hỏi "Chị có nói chuyện điện thoại lâu nữa không?"

1. Khay thức ăn tráng miệng của nhà hàng có bánh carot, bánh kem dừa, và một thứ người ta gọi là sôcôla-ngất ngây.

Dấu phẩy làm nhiệm vụ ngăn cách những mục nếu bạn đang liệt kê.

2. Vì tôi thiếu 3 giờ học cho điều kiện tốt nghiệp, tôi phải học một lớp mùa hè.

Dấu phẩy ngăn phần giới thiệu hoặc mệnh đề phụ khỏi phần còn lại của câu.

3. Thời tiết, theo như dự báo đêm qua, là sẽ đẹp hơn vào thứ 7.

Cụm "theo như dự báo đêm quat" ngắt mệnh đề chính, vì vậy cần phải tách riêng bằng dấu phẩy.

4. Các sinh viên gấp gáp đến hiệu sách của trường để mua sách giáo khoa cho k‎ì học mùa thu, nhưng rất nhiều quyển sách đã được bán hết.

Dấu phẩy tách một mệnh đề chính khỏi mệnh đề phụ.

5. Em gái tôi hỏi, "Chị có nói chuyện điện thoại lâu nữa không?"

Dấu phẩy tách phần câu nói trích dẫn khỏi phần còn lại của cả câu.

Bổ ngữ bị đặt nhầm chỗ

Bổ ngữ là một từ hoặc nhóm từ

bổ nghĩa cho từ khác và làm cho từ đó có ý nghĩa và cụ thể hơn. Thường thì các cụm bổ nghĩa thêm những thông tin như "ở đâu", "khi nào", hoặc "như thế nào". Bổ ngữ có hiệu quả nhất khi đứng cạnh từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ, xem các bổ ngữ trong các câu sau (những từ được gạch chân):

Anh chàng sành điệu lướt trên con sóng đang phóng vào bờ.

"Sành điệu" tính từ (hoăc, bổ ngữ bao gồm 1 từ). Nó đứng ngay cạnh từ nó bổ nghĩa là "anh chàng".

Cụm "đang phóng vào bờ" cho biết địa điểm con sóng nào; vì thể, "đang phóng vào bờ" là bổ ngữ phải được đặt cạnh từ "con sóng" là từ nó đang bổ nghĩa. .

Dưới đây là một vài ví dụ

của việc dùng bổ ngữ không đúng chỗ. Thử xem bạn có phát hiện ra lỗi sai không nhé:

1. Roger để ý những ghế sofa loại 25 đi mua sắm hôm thứ 7.

Hiển nhiên, không phải là những chiếc sofa loại 25 đang đi mua sắm hôm thứ 7. Vì cụm "đi mua sắm hôm thứ 7" là để chỉ Roger, nên phải được đặt cạnh Roger, như sau:

Đi mua sắm hôm thứ 7, Roger để ý những ghế sofa loại 25.

2. Người phụ nữ xé chiếc túi cô ấy vừa nhận được bằng móng tay.

Chẳng nhẽ cô ấy nhận cái túi bằng móng tay? Người viết muốn nói cô ấy dùng móng tay xé cái túi để mở nó.

Bằng móng tay của mình, người phụ nữ xé cái túi cô ấy vừa nhận được.

3. Người phục vụ bưng bánh lên bàn nhúng trong sirô blueberry.

Theo câu này, thì cái gì được nhúng trong sirô? Người phục vụ, cái bàn, hay cái bánh? Thực ra, là cái bánh được nhúng trong sirô:

Người phục vụ bưng bánh, được nhúng trong sirô blueberry, lên bàn.

4. Nằm trên sàn trong phòng nhỏ, Jean tìm thấy đống quần áo bẩn của con trai cô.

Câu này nghe như Jean đang nằm trên sàn khi cô tìm thấy quần áo của đứa con!

Jean tìm thấy đống quần áo bẩn của con trai cô nằm ở sàn của phòng nhỏ.

Trang này được chỉnh sửa dưới sự giúp đỡ của Naoko Shibusawa, Đại học Hawaii và Susan Walter, Đại học Minnesota

Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.

Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình..."

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao

Có tổng kết và updates sau mỗi tuần

Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.

Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước

Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán

để có được sự tập trung cao độ

Có "thời gian chết"?

Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát...

Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học

Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học

Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.

Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi... )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.

Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:

Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu

Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.

Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

Lịch ghi kế hoạch lâu dài

Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.

Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình

Quản l‎y thời gian

Bảng phân chia thời gian trong ngày.

Kiểm tra xem bạn sử dụng thời gian ra sao với mục đích là rút ra được việc nào quan trọng thì làm trước.

Bài tập viết bằng chương trình Flash có thể giúp bạn:

Kết quá thế nào?

Hãy in trang này ra để tiện theo dõi.(English)

Điền vào bảng phân chia công việc trong một tuần

Xem và đặt ra những việc quan trọng nhất.

Đặt kể hoạch của bạn hợp l‎Ý với kế hoạch học và vui chơi ở trường.

Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?

Để chữa bệnh chần chừ:

Bắt đầu với một công việc đơn giản.

Trả lời những câu hỏi cơ bản

Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ

Bạn muốn làm gì?

Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?

Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.

Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?

Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.

Bạn đã làm được những điều gì?

Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.

Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.

Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?

Động cơ lớn nhất của bạn là gì?

Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.

Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?

Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.

Lên danh sách những điều sẽ gặp phải

Bạn có thể thay đổi được điều gì?

Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?

Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật chất (tiền bạc, công cụ...) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm...

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?

Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.

Lên kế hoạch, danh sách

Những bước cơ bản và thực tế

Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.

Sau đó, dần dần làm những việc cụ thể và khó khăn hơn khi bạn đã đạt được những thành công nhất đinh

Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?

Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.

Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?

Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).

Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?

Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ những gì để đạt được đến từng chặng đó.

Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.

Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực

Hãy nhận:

Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quý giá.

Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ‎Ý nghĩa cho cụm từ "kinh nghiệm"

Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ

Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu nhung hãy từ chối ‎Ý định đó.

Cảm xúc

Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.

Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.

Niềm phấn khích

khi bạn thành công!

KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!

Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôj

[email protected]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cach#hoc