CÁCH CHỮA BỆNH THEO KHÍ CÔNG
CÁCH CHỮA BỆNH THEO KHÍ CÔNG
ĐiỀU HOÀ TINH KHÍ THẦN
o O o
Phần I : ĐIỀU HOÀ KHÍ BẰNG VUỐT HUYỆT
A-Tất cả các bệnh xảy ra do Khí và Huyết, nguyên nhân do dư, thiếu, tắc.
1-Khí dư
4-Khí thiếu
7-Khí tắc
2-Huyết dư
5-Huyết thiếu
8-Huyết tắc
3-Khí huyết đều dư
6-Khí huyết thiếu
9-Khí huyết tắc
B-Tìm xem triệu chứng lâm sàng của khí huyết thuộc tạng phủ nào ?
1-Tâm bệnh
2-Can bệnh
3-Tỳ bệnh
4-Phế bệnh
5-Thận bệnh
C-Chọn phương pháp Bổ, Tả hay Thông :
1-Bổ thì chữa Tạng Mẹ
2-Tả thì chữa Tạng Con
3-Thông thì chữa Tạng Bệnh.
D-Chữa Khí hay huyết :
1- Bổ khí : Vuốt 6 lần ( chuyển âm huyết ra dương khí )
2- Bổ huyết : Vuốt 9 lần ( chuyển dương khí ra âm huyết )
3- Bổ cả khí và huyết : Vuốt 18 lần.
E-Cách chữa khi bệnh có triệu chứng của nhiều tạng :
1-Khi có triệu chứng ở Bệnh Sinh và ở Sinh Bệnh, thì chữa ở Bản bệnh.
2-Khi có triệu chứng ở nhiều tạng : Chọn tạng ưu tiên cần chữa :
a-Thiếu nhiệt, tâm suy, không chuyển hóa được thức ăn, chán ăn : Bổ Tâm hỏa.
b-Thiếu khí thở : Bổ Phế
c-Suy nhược, mệt mỏi : Bổ thận
d-Bụng đầy ăn không tiêu : Bổ tỳ
e-Bệnh tuần hoàn, đau nhức, thần kinh, gân cơ : Bổ gan.
Phần II : ĐIỀU HOÀ KHÍ BẰNG ĐỘNG CÔNG
Thông thường, mỗi bệnh nhân trước khi vuốt huyệt thông tiểu chu thiên, phải tập 4 bài tập căn bản, để phát hiện bệnh :
A-Bài Vỗ Tay 4 Nhịp : ( Xem DVD, bài 10 Khí Công Căn Bản)
1-Vỗ tay ra sau không được, không chạm 2 bàn tay vào nhau được, hay bị đau :
a-Không chạm ra sau được là có triệu chứng cao áp huyết. Kiểm lại bằng bấm ngón tay 3,4 xem cứng hay mềm.
b-Bị đau do tắc khí huyết, đau cánh tay, áp dụng quy kinh chẩn pháp tìm ngón tay nào đau, để vuốt những đường kinh trên ngón tay đó ( vuốt khích-du huyệt).
2-Vỗ tay lên cao không được vì không có sức hay do đau :
a-Không có sức, mệt, do phế suy.
b-Đau do tắc khi huyết ở vai.
3-Vỗ tay phía trước không được :
a-Khi cúi xuống chóng mặt : thiếu khí huyết lên đầu.
b-Cúi xuống đau lưng : cứng cột sống
4-Khi vừa vỗ tay 4 nhịp vừa hát, không đúng nhịp, không đều : trí nhớ kém, thần kinh suy nhược.
5-Công dụng của Bài Tập Vỗ Tay 4 Nhịp :
Chữa được tất cả các bệnh kể trên. Ngoài ra chữa được bệnh hô hấp, ho, hen suyễn, di ứng thời tiết, tiêu hóa kém, hạ áp huyết, tiểu đường, cholesterol, mạnh tuân hoàn tim mạch
B-Bài Dậm Chân Theo Nhịp Hát ONE-TO-THREE: (Xem DVD, bài 23 Khí Công Căn Bản)
1-Khi dậm chân thì quên vỗ tay hoặc quên hát : Trí nhớ kém
2-Khi dậm chân sẽ phát hiện đau gối, cổ chân, gót chân, nặng chân, sưng chân.. để biết nơi cần chữa.
3-Công dụng của Bài tập :
Chữa được các bệnh kể trên. Ngoài ra dậm chân làm hạ áp huyết, làm mạnh thận tăng cường chuyển hóa, ngừa được sự vôi hóa xương khớp, có nhiều calci trong máu làm máu đặc.
C-Bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp : (Xem DVD bài 17 Khí Công Căn Bản)
1-Khi ngồi xuống không được, là có bệnh cao áp huyết, phong thấp, đau gối, hông, chân, mắt cá chân.
2-Khi kiễng chân nhón gót bị lảo đảo mất thăng bằng là bệnh thuộc bán cầu não thiếu khí huyết, thần kinh suy nhược.
3-Công dụng của bài tập :
Chữa được các bệnh kể trên. Ngoài ra còn điều hòa thân nhiệt như đầu nóng chân lạnh, đầu lạnh chân nóng, tăng cường sự tuần hoàn máu não, giữ quân bình áp huyết.
D-Bài Hạc Tấn Mở Mắt : (Xem DVD bài 19 Khí Công Căn Bản)
1-Đứng không được lâu, chỉ dưới 15 giây là có bệnh cao áp huyết nếu thuộc bệnh thực, hai ngón tay 3,4 bấm đau. Nếu thuộc bệnh hư, các ngón tay mền là do suy nhược thần kinh.
2-Đứng một bên lâu, một bên không lâu, không đều là bệnh thiên đầu thống, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, bướu não.
Sau khi thử tập động công để tìm bệnh rồi chữa bằng vuốt huyệt. Sau cho bệnh nhân tập động công lại để kiểm chứng có kết quả tiến bộ hay không, và dặn bệnh nhân tiếp tục tập ở nhà mỗi ngày 3 lần, mỗi lần ít nhất 15-20 phút.
3-Công dụng của Bài tập :
Chữa được tất cả các bệnh kể trên. Ngoài ra tăng cường hoạt động của não. Đối với khí công ‘ Ý ở đâu, khí ở đó, khí đến đâu, máu đến đó ‘,thế đứng này ý tập trung ở chân, nên khí huyết xuống chân, trán đang nóng sẽ mát, áp huyết sẽ xuống, bàn chân lạnh sẽ nóng, cổ chân, bàn chân, gót chân bị tắc do té ngã sưng trặc đau sẽ tự điều chỉnh hết sưng đau.
Phần III : TĨNH CÔNG ĐỂ DƯỠNG THẦN
A-Bài Tập Phồng-Xẹp Nhịp 5-5 : ( thở vào đếm thầm 5 giây bụng hơi phồng, thở ra đếm thầm 5 giây bụng xẹp cho khí ra hết ):
a- Hai bàn tay đặt tai đan điền thần ( dưới mỏm xương ức )
Nam : Bàn tay phải để trên mu bàn tay trái. Nữ đặt tay ngược lại.
Cách thở :
Hít thở bằng mũi, ngậm miệng, nhắm mắt, tập trung Ỷ ở dưới bàn tay, hít thở bình thường, chỉ theo theo phồng-xẹp theo hơi thở 5-5, khi thở ra buông lỏng tay, vai, bụng, sẽ nghe thấy bụng sôi, khí chuyển động trong bụng.
Công dụng :
Tập thở đúng trong 15 phút sẽ có kết qủa, hơi thở đều, trán, đầu ấm, bàn tay ấm, người ấm, bụng mềm, sắc mặt hồng, tăng hồng cầu, tăng phế khí chữa ho, ngừa cảm cúm, bệnh ăn không tiêu, tiêu chảy, hoặc bón giả của người già, tiểu đêm, suy nhược thần kinh, chữa bệnh mất ngủ do áp huyết thấp, thiếu máu não, tay chân lạnh, trán lạnh. Bệnh áp huyết cao và tiểu đường không tập được bài này.
b-Hai tay đặt tại đan điền tinh ( dưới rốn 5cm )
Nam : Bàn tay trái đặt lên mu bàn tay phải. Nữ đặt ngược lại.
Cách thở : Như trên.
Công dụng :
Chữa bệnh áp huyết cao, tiểu đường, chân tay đau nhức, nóng, bàn tay, trán đầu nóng, bần thần khó ngủ do hưng phấn thần kinh, táo bón, bí tiểu, thân nhiệt cao, xốp xương.
c-Tay dương đặt ở đan điền thần, tay âm đặt ở đan điền tinh :
(Xem DVD bài 2 Khí Công Căn Bản, Phần Tập Tĩnh Công ).
Nam : Lòng bàn tay trái để ở đan điền thần, dưới mỏn xương mỏ ác, lòng bàn tay phải đặt dưới rốn. Nữ đặt ngược lại.
Cách thở:
Chỉ cần nghe bụng phồng xẹp theo hơi thở. Bài này áp dụng trong trường hợp không có bệnh áp huyết, tiểu đường, không rõ thân nhiệt nóng hay lạnh. Có công dụng sinh hóc và chuyển hóa tinh chất của thức ăn biến thành huyết, tăng huyết, tăng hồng cầu, chuyển huyết thành khí lực, biến thành vệ khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tập khoảng 3 tháng đều đặn, sẽ thành một vòng chuyển hóa tinh hóa huyết, huyết hóa khí, khí dưỡng thần, thần hoàn hư, giúp cơ thể có đầy đủ khí sắc khỏe mạnh, trí óc minh mẫn, phục hồi trí nhớ.
B-Bài Tập Tĩnh Công :
1-Luyện Thần: có 3 giai đoạn
Giai đoạn 1:
Nhịp thở 5-5
1.1- Điều Thân
Đầu, lưng,cột sống phải thẳng, mắt nhắm, cuốn lưỡi nối thượng kiều, miệng ngậm, hai hàm răng hơi mở không chạm nhu.
Nếu ngồi, hai tay để úp trên đùi, hai chân đi dép để thẳng góc với mặt đất, lưng không dựa ghế.
Nếu nằm, tập vào buổi tối trước khi đi ngủ, đầu không kê gối, hai chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm nhau, hai tay song song với thân mình, lòng bàn tay úp xuống giường.
1.2- Điều Ý :
Khi điều thân đúng cách hướng dẫn, mắt nhắm để không loạn tâm, ngậm miệng , thở bình thường hít vào thở ra bằng mũi, lưỡi đóng nối thượng kiều để
điều hòa âm dương thủy hỏa của Mạch Nhâm-Đốc. Ý tập trung lên đỉnh đầu, ngồi tĩnh lặng chừng 5-10 phút và tưởng tượng mắt và tai có thể thấy và nghe nơi huyệt Thiên Môn đang máy động theo hơi thở cho đến khi cảm thấy đỉnh đầu tê, nhột, ngứa ,mát, ấm, nóng, đau nhẹ như kim chích.. là đã tập đúng và có kết qủa.
1.3- Điều Tức :
Khi điều Ỷ xong, ngĩa là có điểm trụ của Ý ở đỉnh đầu, thì bắt đầu điều tức để kiểm soát nhịp thở và cho Ý dẫn hơi thở vào và ra qua huyệt Thiên môn theo nhịp thở 5-5, bằng cách đọc chậm bằng óc đều đặn 2 câu sau liên tục không ngừng nghỉ, mỗi chữ lâu 1 giây :
Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười..
Ta tưởng tượng mỗi lần đọc đến chữ lặng là hơi thở đã chạm đến đỉnh đầu, đọc đến chữ ra là cảm giác ấy biến mất.
Nghĩa là Ý dẫn hơi thở từ ngoài vào Thiên môn ở thì thở vào,rồi lại dẫn hơi thở ra khỏi Thiên môn ở thì thở ra. Điều quan trọng là Ý điều chỉnh câu đọc thầm phải trùng và đều đặn với hơi thở.
Thời gian quy định cho Ý và hơi thở đọc hết một câu là 5 giây. Nhưng có người thở ngắn hơi chưa quen lối thở 5 giây thì có thể thở bình thường là 3 giây cho mỗi câu.
Sau khi hiểu rõ tường tận lý thuyết của bài tập. Bắt đầu vào thực hành bài tập thở, sau 30 phút, chúng ta thu được những kết qủa như sau :
a.Có cảm giác tê, nặng da đỉnh đầu, hoẵc da đỉnh đầu hơi giãn nở.
b.Hơi nhói huyệt Thiên môn, những người có bệnh cao áp huyết không nên để đỉnh đầu nhói lâu, vì Ý trụ ở đó lâu thì khí huyết sẽ dồn lên đó làm tăng thêm áp huyết.
c. Khi thở vào, cảm thấy đỉnh đầu mát, khi thở ra cảm thấy đỉnh đầu ấm.
d.Thân nhiệt của cơ thể tăng làm ấm lưng, và nơi hai bàn tay đặt trên đùi ấm nóng.
3. Sắc mặt bình thản,da mặt hồng lên từ từ do hít oxy vào chậm, nhẹ, sâu, lâu,nhiều hơn bình thường làm tăng hồng cầu . Khí CO 2 trong cơ thể ra theo hơi thở chậm làm tăng thân nhiệt.
f. Thời gian tập lâu hơn mà vẫn tỉnh táo, không bị hôn trầm lảo đào như ngủ gục, vẫn kiểm soát được hơi thở ra vào đều đặn, thì cơ thể sẽ toát mồ hôi độc nơi cổ, gáy, lưng, trán,thái dương, quanh môi mép, ngực, bụng, bàn tay chân, và ở đỉnh đầu xông hơi nóng lên cao từ 10-50 cm.
g.Qua được sự chứng nghiệm thứ 6, cơ thể trở lại bình thường, hết ra mồ hôi nhiệt, người cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn, nhẹ nhàng, dễ chịu , lúc đó bắt đầu cảm thấy đỉnh đầu như có luồng điện giựt tê tê nhè nhẹ ở huyệt Thiên môn, như vậy là đã tập xong được giai đoạn một để tập tiếp sang giai đoạn hai.
1.4. Lợi ích :
Nhịp thở sinh học của người khỏe mạnh bình thường được 18 hơi thở vào-ra trong một phút, tuổi thọ tối đa 100 năm. Người có bệnh, hơi thở trên 18 hơi, hơi thở càng nhanh, càng ngắn hơi thì bệnh càng nặng,tuổi thọ giảm, thí dụ như bệnh suyễn ngộp thở, nhịp thở sinh học trên 30 hơi, gần đứt hơi thở là 50-60 hơi , dễ bị bất đắc kỳ tử. Ngược lại con rùa có nhịp thở sinh học 2 hơi thở vào-ra trong một phút, tuổi thọ kéo dài được 300 năm.
Nhịp thở sinh học mà chúng ta đang tập nhịp 3-3 cho người mới tập là 6 giây , như vậy một phút sẽ thở được 10 hơi. Nếu tập đều đặn, đến giai đoạn trước khi tập, trong khi tập, và sau khi tập vẫn tạo được nhịp thở sinh học nhịp 5-5 mà không bị ngộp thở hay khó chịu,như vậy một phút sẽ thở được 6 hơi, cơ thể sẽ đủ khí lực thúc đẩy khí huyết của lục phủ ngũ tạng lưu thông đưa oxy đến mọi chỗ mọi nơi trong cơ thể giúp cho các tế bào có nhiều sinh lực hoạt động mạnh và hữu hiệu hơn,tăng cường vinh khí trong cơ thể thay tế bào cũ, đổi tế bào mới,làm đỏ da thắm thịt, ăn ngủ ngon, vệ khí của cơ thể được tăng cường giúp cơ thể khỏe mạnh, chống được mọi bệnh tật.
1.5- Lời dặn cần thiết :
Khi tập luyện phải đạt được đủ 7 phần chứng nghiệm trên.
Tập nửa chừng mà mệt mỏi hôn trầm, phải áp dụng lại bài tập động công từ bài 1 đến bài 6 cho khỏe lại, mới tiếp tục tập lại tĩnh công. Những chứng nghiệm nào đã đạt được thì không cần chú ý đến nữa, chỉ chú ý đến những nhứng nghiệm chưa đạt.
Theo lý thuyết động công là sinh hóa, tĩnh công là chuyển hóa. Động công để tạo ra khí lực giúp cơ thể hoạt động mạnh hơn bình thường. Tĩnh công là thời gian chuyển hóa biến đổi thức ăn thành máu, chuyển hóa máu thành da thịt, chuyển hóa khí thành năng lượng tồn trữ nuôi cơ thể gọi là vinh khí, và vệ khí để bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. Nếu chỉ áp dụng động công như thể thao hay võ thuật thì tạo ra sinh hóa, còn phần chuyển hóa là tự động, kém hiệu qủa hơn là sự chuyển hóa chủ động theo ý muốn để chữa bệnh. Ngược lại, chỉ tập tĩnh công như thiền, thư giãn, nghỉ ngơi, thì tạo ra sự chuyển hóa tự động, mà không có khí để sinh hóa giúp cho sự chuyển hóa được nhanh, mạnh như ý muốn trong chữa bệnh thì sức khỏe không phục hồi, chỉ là dưỡng bệnh không cho bệnh phát triển nặng thêm, nhưng không đủ khí lực sinh hóa , chuyển hóa chủ động để làm lui bệnh tật nhanh chóng.
Phải ngưng tập ngay, khi tập sai, có những hiện tượng sau :
a.Thở mệt, tim đập mạnh nhanh hay suy, mặt tái mét, mất hồng cầu, ra mồ hôi lạnh, cơ thể mệt mỏi.
b.Lên áp huyết hay tụt áp huyết gây nhức đầu, chóng mặt.
c.Không thấy một chứng nghiệm nào, vì đầu óc trống rỗng, vô tâm, không trụ ý vào Thiên môn, không biết điều ý.
d.Điều ý lúc không lúc có, vì con mắt là cửa của tâm hé mở làm phân tâm ra cảnh vật ở trước mắt khiến tâm viên ý mã (tâm như con vượn nhẩy lung tung, ý như con ngựa chạy lăng xăng,có nghĩa là tâm ý cứ mặc tình suy nghĩ hết việc này đến việc khác mà không tập trung theo dõi hơi thở), hoặc mắt nhìn đầu mũi làm cho ý vô tình trụ ở đầu mũi, gặp trường hợp nàu, dùng ngón tay gõ hay cào nhệ vào huyệt Thiên môn cho hơi đau để cho tâm ý phải chú ý theo dõi đến chỗ đau ấy.
Giai đoạn 2 :
Nhịp thở 5-5-5
2.1- Điều Thân :
Như giai đoạn 1.
2.2- Điều Ý :
Điều ý để kiểm soát khí và dẫn khí đi theo hơi thở trùng với điều tức. Muốn điều ý được kết qủa phải định được tâm, tránh tâm viên ýa mã, mở mắt là đưa giặc vào làm loạn tâm khiến tâm bất định thì không thể trụ ý vào đâu được. Vì thế muốn giữ ý gìn tâm thì phải giữ giới luật. Giữ giới mới địnhđược, có định mới có huệ , đấy là yếu quyết của thiền định. Khí công luyện đạo của tiên gia cũng đặt ra giới luật là bế quan điều ý . Bế quan là nhắm mắt không nhìn ra ngoài mà nhìn vào trong, tai không nghe tiếng động bên ngoài mà nghe tiếng động bên trong của hơi thở và tiếng đập của tim mạch. Giới thứ hai để điều ý của bài tập này có 3 giai đoạn : Giai đoạn thở vào 5 giây, ý dẫn khí từ ngoài đỉnh đầu đi thẳng xuống huyệt Thiên môn. Giai đoạn hai là ý không dẫn khí, chỉ tập trung trụ ý ngay tại huyệt Thiên môn khi ngưng thở 5 giây để theo dõi những diễn biến xảy ra quanh huyệt.Quan trọng là phải bế quan và trụ ý,gọi là định, mới cảm nhận được nhiều điều kỳ diệu của khí công tạo ra điện hay từ trường nhân điện. Giai đoạn ba là thở ra 5 giây, ý dẫn khí cho hơi thở ra khỏi huyệt Thiên môn .
Khi tập điều ý thì chưa cần chú trọng đến hơi thở, cứ thở bình thường, chỉ cần tận dẫn ý vào, ý ngưng trụ, ý đi ra, thời gian bằng nhau theo nhịp sinh học 5-5-5 . Có thể tập đếm hơi thở gọi là sổ tức như sau :
Đếm 1,2,3,4,5 đang dẫn ý vào huyệt Thiên môn, 1,2,3,4,5 đang trụ ý tại huyệt Thiên môn, 1,2,3,4,5 đang dẫn ý ra khỏi huyệt Thiên môn. Tưởng tượng có thể nghe và nhìn được ý vào- ý ngưng- ý ra theo một chu kỳ đều đặn. Khi đạt được kết qủa điều ý đều đặn không vấp váp, mới tập theo dõi hơi thở gọi là điều tức.
2.3- Điều Tức :
Điều tức theo ba nhịp 5-5-5. Bế quan ( mắt nhắm, tai nghe hơi thở ),lưỡi cuốn nối thượng kiều, ngậm miệng một cách tự nhiên không phùng mang méo miệng, hai hàm răng hơi hở.
Nhịp thờ vào 5 giây, niệm thầm câu : Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng . Đến chữlặng thì tưởng tượng ý đã dẫn hơi thở vào đụng huyệt Thiên môn.
Nhịp ngưng thở, mặt bình thản tự nhiên, thư giãn thần kinh, không được nén ép căng thẳng, cho ý trụ một chỗ ngay huyệt Thiên môn, lắng tai nghe xem có gì máy động nơi huyệt trong thời gian 5 giây, bằng cách niệm thầm 1,2,3,4,5.
Nhịp thở ra, ý lại dẫn hơi thở đi ra khỏi huyệt Thiên môn thời gian 5 giây niệm thầm câu Thở, ra, miệng, mỉm, cười.
Cứ thế tiếp tục niệm, ý và khí theo niệm, niệm theo kịp hơi thở theo nhịp đều đặn 5-5-5.
Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng ( 5 giây )
1, 2, 3, 4 ,5 ( 5 giây )
Thở, ra, miệng, mỉm, cười ( 5 giây )
Thực hành được 30 phút trở lên sẽ đạt được những chứng nghiệm sau :
a. Đỉnh đầu mát hoặc hơi ấm.
b. Tê rần rần nơi huyệt Thiên môn ở thời kỳ ngưng thở, trụ ý. Khi hít thở lúc ngồi thiền là động trong tĩnh, theo khí công , lúc động là thời kỳ sinh hóa , khi ngưng thở thư giãn là lúc tĩnh ,là thời kỳ chuyển hóakhí ra điện.
c. Tê ở huyệt Thiên môn lan ra khắp da đầu.
d. Cảm thấy có luồng khí hay địện chạy qua gáy hay qua lưng, hay ra tay, hay chạy xuống chân, có khi chạy khắp tứ chi.
e. Tập quen một thời gian sẽ có cảm tưởng nghe được da đầu giãn nở, đôi khi nghe được tiếng rắc như nứt sọ, rãnh sọ tự nhiên mềm, hở một đường lõm, theo thời gian tập luyện, càng ngày rãnh sọ càng dài và rộng.
f. Thân nhiệt vẫn ấm, mặt hồng hào, tay trên đùi ấm nóng.
2.4- Lời dặn cần thiết :
Khi không chứng nghiệm được đủ các điều trên, cứ tiếp tục theo dõi hơi thở hòa hợp với ý, tạo nhịp thở sinh học đều đặn. Nếu cơ thể mệt mỏi, hôn trầm thì ngưng tĩnh công, tập lại các động tác động công cào đầu, cào gáy, chà gáy, vuốt cổ gáy, chà tai, xoa mặt cho tinh thần tỉnh táo hưng phấn lại rồi tập tiếp tĩnh công.
Phải ngưng tập ngay, khi mệt tim, người lạnh, khó thở, hụt hơi, mặt mất sắc, chóng mặt, nhức đầu, đầu nặng, xáo trộn áp huyết, loạn nhịp tim.
Những người cơ thể suy nhược, thiếu máu não, thần kinh giao cảm kém sẽ không có cảm giác gì, phải tập trung ý, và luyện tập một thời gian lâu dài mới chứng nghiệm được.
Những người bị bệnh suyễn, điều tức khó , thì cứ thở bình thường, không tập phần điều tức, chỉ tập phần điều ý, vẫn nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, chỉ tập trung ý và tai nghe trên đỉnh đầu.Khi có cảm giác lúc thở vào bình thường đỉnh đầu hơi căng thẳng, lúc thở ra bình thường, đỉnh đầu thư giãn không còn căng thẳng nữa.
Dù nghe hay chưa kịp nghe những diễn biến ở huyệt Thiên môn, thì ý vẫn tự động duy trì nhịp thở vào, ngưng thở, thở ra theo một niệm đều không ngừng niệm ở chỗ nào hết :
(thở vào):
Thở, và, tâm, tĩnh, lặng
(ngưng thở):
1, 2 , 3 , 4 , 5
(thở ra):
Thở, ra, miệng, mỉm, cười.
Muốn thành công là phải bế quan, giữ giới mới định được. Bế quan của bài này là nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, tai nghe đỉnh đầu, không nghe tiếng động ở ngoài. Giới luật của bài này là chăm chỉ niệm cho ý theo hơi thở trùng hợp đúng cách tự nhiên bình thản không bị hụt hơi ngộp thở. Thì ngưng thở để trụ ý vào một chỗ cố định nơi huyệt Thiên môn là giai đoạn định tâm để chuyển hóa khí ra điện, tạo ra một lực vô hình.
Có thể dùng ý ,tưởng tượng dẫn khí của hơi thở đi theo hình vẽ sau :
Giai đoạn 3 :
Nhịp thở 1-4-2-2
3.1-Tập thở :
Nhịp thở vào : Thời gian 1 giây, dẫn khí từ Nhân Trung lên Thiên Môn.
Nhịp ngưng thở : Thời gian 4 giây ( 3 giây tập trung sức mạnh ở Thiên Môn, 1 giây dẫn khí về Nhân Trung ).
Nhịp thở ra : Thời gian 2 giây, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân Trung.
Nhịp ngưng thở : Thời gian 2 giây, buông lỏng toàn thân.
3.2-Tụ khí hóa thần :
a-Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy, trước trán, gom tất cả sức mạnh tụ vào Thiên Môn, xong buông lỏng cho lan tỏa xuống vùng đầu. Làm 10 lần.
b-Sau đó thở tự nhiên, chỉ cần quán tưởng khí kết tụ thành viên thuốc bằng hạt đậu xoay tròn trên Thiên Môn theo chiều thuận kim đồng hồ 50 vòng, theo chiều nghịch 50 vòng.
Bài tập này mỗi lần tập lâu 30 phút, trong thời gian 3 tháng.
2-Luyện Khí: TÍCH NẠP ĐIỆN VÀ PHÓNG ĐIỆN
1/Tích nạp điện khí ở đâu ?
Khí có khắp mọi nơi trong vũ trụ, khoa học công nhận luồng khí trên cao gần mặt trời mang điện tích dương, luồng khí dưới đất gần quả địa cầu mang điện tích âm. Khi hai luồng khí va chạm nhau lúc giông bão phát ra lằn chớp và tiếng nổ người ta gọi là sấm.
Đối với Dịch Lý, khí ợ trời giáng xuống đất gọi là thiên khí, tượng quẻ cànmang ba gạch dương gọi là thiên . Khí ở dưới đất gọi là địa khí tượng quẻ khôn mang ba gạch âm gọi là địa .
Khí của trời đất giao hòa sinh ra gió gọi là phong theo tỷ lệ của sức nóng mặt trời tác động trên nước biển tạo sự bốc hơi sinh ra gió nhẹ theo chiều thẳng đứng, khí trong gió đem theo nhiệt độ khác nhau tạo ra áp lực của khí xô đẩy nhau làm cho cành lá của cây cối nghiêng ngả tạo thêm gia tốc tăng thêm lực cho gió theo chiều ngang, nên có thể nói cây tạo ra gió ,dịch lý gọi là mộc sinh phong. Gió đem hơi nóng hơi lạnh mỗi chỗ, mỗi lúc khác nhau tạo ra phong khí, nhiệt khí, thử khí, thấp khí, táo khí, hàn khí để điều hòa thời tiết trong ngày, khí hậu trong vùng,và mùa trong năm để cho mọi sinh vật trên trái đất sống. Giữa khoảng trời đất là con người đầu đội trời, chân đạp đất, hấp thụ thiên khí và địa khí để điều hòa sự sống trong cơ thể, thì khí ở người gọi là nhân khí, cũng có 5 loại khí khác nhau cho ngũ tạng lục phủ như phong, hỏa, thấp, táo, hàn.
Khoảng cách từ mặt trời xuống qủa đất, theo dịch lý từ thiên đến địa cách xa 84 muôn ngàn dặm .Trong thân người, khoảng cách từ tim đến thận cách nhau 8 thốn 4 phân. Ỏ khoảng chính giữa là nơi giao hội hỏa khí của quả tim và thủy khí của thận, nó tích lũy năng lượng kỳ bí của con người trong một lỗ trống không vuông vức rộng 1 thốn 2 phân, cách đều tim và thận 3 thốn 6 phân, lỗ trống vô hình tìm không ra, nhìn không thấy, nhưng ở đó là nơi chứa khí luyện đơn, là nơi khi động thì sinh hóa, khi tĩnh thì chuyển hoá. Khi ăn thức ăn vào bụng, hơi thở và bao tử co bóp nhồi thức ăn thành chất lỏng là sinh hóa, thời gian sinh hoá là động, khi bao tử nghỉ ngơi, bao tử không động mà ở thời kỳ tĩnh thì khí của hơi thở dẫn dưỡng trấp theo mao quản ly ti lên xoang phổi nhận oxy để chuyển hóa dưỡng trấp thành máu đỏ. Vì vậy ở lỗ trống này vừa sinh hóa vừa chuyển hoá tự động nên gọi nó là đan điền thần, nó cũng là nơi con người biết lợi dụng nó để kích thích tăng cường cho mạnh hơn sự sinh hoá và chuyển hóa một cách chủ động theo ý muốn giúp cơ thể khỏe mạnh,sống lâu, không bệnh tật, nên con người đặt tên cho nó là lò luyện đơn ( thuốc trường sinh ). Nó là đan điền thần nằm ở dưới mỏm xương ức gọi là trung đan điền.
Thượng đan điền ở trong chính giữa đầu là đan điền dẫn khí từ ngoài vào qua huyệt Thiên môn nên còn gọi là đan điền khí, nhưng nó cũng còn là nơi chứa khí hóa thần đã được chuyển hóa để thay đổi mới tế bào óc giúp phát triển trí tuệ nên được gọi là Nê hoàn cung.
Hạ đan điền ở phía dưới thận bên trong bụng dưới, sâu bên trong gọi là Chân khí huyệt, giữa khoảng khí Hải và Quan Nguyên,nơi này sinh hoá thì biến huyết ra tinh, khi chuyển hoá thì biến tinh hóa tủy, khi tủy đầy đủ làm mạnh xương cốt, dư thừa tủy chuyển hóa thành chất nhão nuôi tế bào óc.
Trong ba đan điền, trung đan điền quan trọng hơn cả, người ta gọi là cung huỳnh đình (sân rồng, chỗ vua quan và triều đình họp bàn điều khiển việc nước khiến các phủ bộ làm việc đắc lực có kết qủa ).Trong cơ thể nếu Ý ví như ông vua một nước được đặt ở đan điền thần này cùng với các tổng bộ trưởng làm việc, là nơi tập trung quyền lực cao nhất mạnh nhất của con người thì các lục phủ ngũ tạng đều làm việc đắc lực do sự kiểm soát của vua, khiến cho sự sinh hóa và chuyển hóa được chủ động theo ý muốn theo nguyên tắc muốn sinh hóa phải động , muốn chuyển hóa phải tĩnh , đều do ý chủ động kiểm soát.
2/Tiên thiên và hậu thiên :
Tiên thiên là khí có trước, hậu thiên là khí có sau. Tiên thiên là khí ở trời tượng quẻ càn,thuộc dương ví như người cha ,ở phương nam, cung ly. Hậu thiên là khí ở đất tượng trưng quẻ khôn, thuộc âm ví như người mẹ, ở phương bắc, cung khảm.
Con người sinh ra do tinh cha huyết mẹ tạo thành, theo dịch lý , một hào dương ở giữa quẻ càn sa vào giữa quẻ khôn, còn hào âm giữa quẻ khôn giao vào giữa quẻ càn làm cho hai quẻ tiên thiên biến thành hai quẻ hậu thiên, thì càn biến thành quẻ ly hỏa, quẻ khôn biến thành quẻ khảm thủychiếm giữ hai phương nam ly, khảm bắc..
Ban ngày, mặt trời đưa sức nóng xuống đất làm nước biển bốc hơi thành mây, làm cho thủy triều xuống, nước cạn dần. Ban đêm, mặt trời lặn xuống đất, mặt trăng mọc giữa trời. Ỏ người thì tâm hỏa hạ giáng, thận thủy thượng thăng. Cứ một động một tĩnh, cùng trời đất tương hiệp, cho nên gọi trời là một thái cực, con người cũng là một thái cực, tạo ra âm dương thăng giáng ,sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi hoán chuyển một động một tĩnh khi thở ra hít vào chẳng có lúc nào mà không thông với khí của trời đất. Cho nên từ tiên thiên biến hậu thiên ở thế động mới sinh ra con người phàm phu. Còn người thượng trí lại đi nghịch âm dương ngũ hành trở về ngôi vị cũ, đem trả một hào dương của quẻ khảm thay vào hào âm của quẻ ly để từ hậu thiên trở về tiên thiên, gọi là phép chiết khảm điền ly, là cách luyện đơn để trường sinh bất tử. Đi nghịch âm dương là cách hít thở đem dưỡng khí tiên thiên qua đỉnh đầu vào huyệt Thiên môn, đi phía trước Mạch Nhâm, Ý đem hơi thở vào đan điền thần, tích khí ngưng tụ tại đây trở thành lò luyện thuốc trường sinh để thần với khí giao nhau, hòa hợp với nhau mới tụ thành thánh thai, gọi là luyện đơn.
Tùy theo giai đoạn tu tập, khí được ý dẫn đi đi ngược trên Mạch Đốc lên đỉnh đầu là đẩy lùi khí hậu thiên mà trở lại con đường đi của khí tiên thiên. Đấy là cách tu luyện của các đạo gia đã đi qua.
Về y học, nếu khí tập trung tại đan điền thần sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn của cả khí và huyết của lục phủ ngũ tạng, và giữ hơi thở nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều làm tăng tuổi thọ.
3/ Hô Hấp Trong Điều Tức
Hô hấp theo khí công y đạo không phải là luyện võ thuật để có nội công thâm hậu, nên không áp dụng phép thở nghịch thót bụng khi hít vào, phình bụng khi thở ra. Chúng ta thở tự nhiên, khi hít vào cảm thấy bụng hơi phồng lên, khi thở ra bụng hơi xẹp xuống. Điều quan trọng chính là tồn khí nên phải ngậm miệng, chỉ hít vào thở ra bằng mũi, có lợi đìểm không bao giờ bị nghẹt mũi sổ mũi do thời tiết, cuốn lưỡi lên vòm họng trên. lưỡi là cầu nối của Mạch Nhâm với Mạch Đốc ở vòm họng trên, hai hàm răng hở nhẹ , vị trí của nó và của lưỡi làm nâng hạch nước miếng sẽ kích thích cho miệng trào ra nhiều nước bọt để điều hòa thủy hỏa trong khi tập lâu, tránh được tình trạng khi người tăng nhiệt lên đầu làm khô cổ họng,dư hỏa trên đầu làm hại thần kinh gọi là tẩu hỏa nhập ma.
Khí của hơi thở đi vào hay đi ra đều phải đi theo sự chỉ đạo của ý, ý phải dẫn khí theo kịp nhịp thở đều, tùy lúc ở mỗi giai đoạn khác nhau theo nhịp 5-5, hay 5-5-5, sao cho lúc nào cũng bình thản tự nhiên, không đỏ mặt tía tai, không hụt hơi, người ngoài nhìn vào không biết mình đang thở vào, hay đang ngưng hay đang thở ra. Khi thở đã quen sẽ đem khí tiên thiên qua tim nhận sức nóng về đan điền thần giúp cho thần với khí hòa hợp để tạo ra lực sinh hóa và chuyển hóa mạnh hơn người bình thường.
Tập theo dõi hơi thở đều đặn, từ ngày này sang ngày khác làm cho vùng đan điền thần mỗi lần đạt tay vào thấy ấm ngay, khi điều này xảy ra có nghĩa là khí lực hay năng lượng đã sẵn sàng bung ra khỏi đan điền thần để đến đan điền tinh hay di chuyển vào tạng phủ đê tăng cường chức năng cho tạng phủ.
4/Lợi Hại Của Cách Nối ÂM DƯƠNG NHÂM-ĐỐC .
Lưỡi cũng có nhiệm vụ quan trọng đóng góp vào sự thành bại trong việc tập luyện khí công y đạo.
Hồi con người còn là bào thai, hai Mạch Nhâm Đốc dính liền nên khí huyết vận chuyển không bao giờ gián đoạn, cho nên bào thai không cần hít thở bằng mũi, chỉ cần tim mạch vẫn đập đều theo tim mạch của người mẹ, thần với khí hòa hợp thông với tiên thiên, chưa phân âm dương. Đến khi cắt rốn, lìa sự nuôi dưỡng của tiên thiên, hết nhận nhịp sống bằng mạch đập của khí huyết mẹ thông với bào thai, nghĩa là hết ở giai đọan thai tức , hài nhi khóc oa lên một tiếng lúc đó Mạch Nhâm-Đốc rời nhau chia ra âm dương ở phần trên là họng lưỡi, và bắt đầu thở khí hậu thiên bằng mũi. Như vậy âm dương hết giao làm cho nê hoàn hết giao với đan điền. Khi hài nhi đi iả lần đầu tiên làm hở hậu môn khiến Mạch Nhâm-Đốc gián đoạn ở phần dưới, khí của đan điền tinh không thông được với Mạch Đốc để lên nuôi não. Cho nên theo bản năng tự nhiên hài nhi hít thở mạnh hơn thẳng xuống bụng khiến bụng phồng lên, khi thở ra bụng xẹp xuống. Trong qúa trình sinh trưởng, thân thể lớn lên, hơi thở ngắn đi không còn thở sâu tới bụng, nơi chứ khí dần dần lên cao đến cách mô, rồi lên dần đến phổi, khi trưởng thành con người đã có thói quen thở bằng phổi mà không thở được bằng bụng nữa. Người bình thường khỏe mạnh chỉ có thể hít thở trung bình 1/3 hay 1/2 buồng phổi, còn người yếu hình như chỉ đem được hơi thở qua mũi xuống đến yết hầu, như vậy thần với khí đã muốn lìa nhau, tuổi thọ khó duy trì, cho nên cổ nhân thường nói : phàm phu thở từ mũi đến cổ họng, thánh nhân thở từ mũi xuống chân. Tiên gia từng nói :Giữ điều hơi thở, có ngày phục trú đượccái khí hậu thiên, để chứa khí khai quan, tự nhiên trở lại được con đường tiên thiên, là con đường xưa cũ mà bào thai đã đi qua.
Như vậy cái lưỡi có nhiệm vụ nối lại mạch âm dương của Nhâm-Đốc cho khí đi trong người thông suốt như hồi còn ở trong bào thai, muốn được vậy cái lưỡi phải nối cầu. Mạch Nhâm Đốc có hai đoạn hở, một ở miệng gọi là thượng thước kiều là cầu của chim ô thước bắc qua sông Ngân hà cho Chức Nữ sang gặp Ngưu Lang đêm mùng bẩy tháng bẩy, có nghĩa ẩn dụ là chỗ qua khó khăn nguy hiểm, khó là hay quên không cuốn lưỡi đều, nguy hiểm là cuốn lưỡi không đúng cách miệng không ra nước miếng để hòa hợp hỏa thủy dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Đoạn hở thứ hai ở hậu môn, trước hậu môn là huyệt Hội âm thuộc Mạch Nhâm, sau hậu môn là huyệt Trường Cường thuộc Mạch Đốc, được nối lại bằng cách nhíu hậu môn gọi là nối hạ kiều, nơi cầu này cũng nguy hiểm được đặt tên là cầu nại hà, là cây cầu nguy hiểm bắc qua con sông bên dưới toàn là rắn, té ngã xuống rắn sẽ cắn chết, qua được thì sống, không qua được thì chết nên cũng có tên là sanh tử khiếu.
Có ba cách nối thượng kiều tùy theo lưỡi to nhỏ, dài ngắn của mỗi người, mục đích nối sao cho miệng trào ra nước miếng nhiều nhất, đạo gia gọi là nước cam lồ (nước thánh).
Cách thứ nhất, dùng lưỡi phát âm chữ H, khi lưỡi vừa đụng hàm ếch trên để phát ra âm H, đọc là hờ chứ không đọc là hát, xong miệng ngâm lại ngay.
Cách thứ hai, dùng lưỡi phát âm chữ L ,đọc là en, rồi ngậm miệng lại ngay.
Cách thứ ba, dùng lưỡi phát âm chữ R, đọc là rờ, rồi ngâm miệng lại ngay.
Thử một trong ba cách xem cách nào đối với mình có nước miếng nhiều nhất , thì tập khí công mau có kết qủa và không sợ tăng áp huyết, tẩu hỏa nhập ma ( điên ).
Khi tập luyện mà lưỡi và miệng khô không có nước miếng là tập sai, vì đã không dung hòa được âm dương, không có nước cam lồ để nuôi dưỡng tạng phủ. Càng tệ hại hơn khi lưỡi để ở dưới chân răng, không làm trọn nhiệm vụ đáp kiều, khí Nhâm Đốc không qua đều đặn, lúc nhiều lúc ít, lúc có nước miếng lúc không, giống như mạch điện lúc kín lúc hở tạo độ rung cao nơi đầu lưỡi dễ bị buồn ngủ ( hôn trầm ). Còn lưỡi cuốn cong , miệng và răng cắn chặt làm cho lưỡi bị tê cứng làm tắc lưu thông của Nhâm-Đốc làm thân nhiệt bất bình thường khiến chóng mặt nhức đầu ..
Nếu lưỡi điều hòa được âm dương Nhâm-Đốc thì lưỡi cũng đã giúp cho cơ thể bảo vệ được tà khí khi tiếp xúc với môi trường trược, hoặc gần người bệnh nặng, người chết, nhà thương, nghĩa địa, vùng có dịch tà .
Tiên gia nói người nào hiểu được lý lẽ và phép luyện đơn này hứng được qủa trường sinh, là nhờ có phép châu thiên thăng giáng, hà xa vận chuyển khiến cho hai mạch liền nhau, tuần hoàn không dứt, thông được ba quan ( vĩ Lư , Giáp Tích, Phong phủ ),lưu. thông chẳng nghỉ.
Hãy điều hơi thở cho lâu ( thời gian sinh hóa ),chú tưởng tại đan điền, giữ đừng cho khí tán thì mới nghe trong đan điền có khí phát động.
5/ PHẦN TẬP LUYỆN: Có 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 : Xả TRƯỢC , Nhịp 5-5-5
1.1- Điều Thân
Đầu, lưng và cột sống phải thẳng, mắt nhắm, răng hở, miệng ngậm, lưỡi nối thượng kiều, ngồi trên ghế hay nằm trên giường.
Nếu ngồi trên ghế, chân không giầy dép, chạm bàn chân xuống đất, hai đầu gối thẳng góc, hai bàn tay để ngửa trên đùi, cho trược khí thoát ra nơi hai lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Nếu nằm, đầu không kê gối, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay đặt song song với thân mình,lòng bàn tay để ngửa cho trược khí thoát ra nơi lòng bàn tay và nơi gan bàn chân.
1.2- Điều Ý
Điều thân xong, để cho ý khỏi loạn động phải bế quan, tai không nghe tiếng động bên ngoài mà chú ý nghe sự phát động của khí từng nơi mà ý đã tập trung.Mắt không hé mở để thấy cảnh vật bên ngoài mà mắt phải hướng dẫn cho ý đi vào điểm trụ cần thiết để cho khí đến. Khi tập điều ý, hơi thở bình thường, chỉ cần đếm thầm để giữ nhịp 5-5-5.bằng cách đếm 1,2,3,4,5 ý dẫn khí vào,1,2,3,4,5 ý ngưng trụ, 1,2,3,4,5 ý dẫn khí ra. Hay bằng cách đọc thầm: thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, 1,2,3,4,5, thở, ra, miệng, mỉm, cười,
Ý bắt đầu đưa khí vào đỉnh đầu ( huyệt Thiên môn ), niệm chữ thở , ý dẫn khí đi sát ngoài da đến giữa trán nơi hai đầu chân mày ( huyệt Ấn Đường ), niệm chữ vào, ,ý dẩn khí xuống yết hầu ( huyệt Thiên Đột ), niệm chữ tâm, ý dẫn khí xuống ngực, nếu cho ý trụ nơi tim sẽ làm mệt tim nên không cần chú ý rõ vào điểm nào, niệm chữ tĩnh, ý tiếp tục dẫn khí xuống đan điền thần, niệm chữ lặng,
Ý ngưng trụ tại đan điền thần, niệm thầm 1,2,3,4,5 để nghe và theo dõi khí phát động ở nơi đó ra sao. Sau đó ý không dẫn khí mà chỉ cần ý tập trung vào giữa lòng bàn tay trái cho nam, lòng bàn tay phải cho nữ, theo dõi sự thoát trược khí từ lòng bàn tay ( huyệt Lao Cung ) đi ra như thế nào trong thời gian 5 giây niệm thầm câu : thở, ra, miệng, mỉm, cười.
Nhớ rằng chúng ta đang tập điều ý cho quen, nên chưa cần cho hơi thở trùng với ý như giai đoạn điều tức, chỉ cần để tai và mắt chuyên chú theo dõi những nơi ý đi qua, tập một thời gian lâu cho nhuần nhuyễn thì kết qủa cũng khả quan, cải thiện được sức khỏe. Khi điều ý, đừng làm gián đọan nửa chừng như tự nhiên mở mắt nhìn ra ngoài, hoặc tai nghe tiếng động tiếng nói bên ngoài, như vậy là ý tự nhiên bỏ rơi không dẫn khí đi nữa làm cho khí đi loạn, không khác nào mình dắt người mù đi sang đường, nửa đường bỏ ngang không dắt họ nữa mà chạy đi gặp bạn quen mà mình vừa nhìn thấy ở chỗ khác, lúc đó người mù qua đường bị nguy hiểm dễ bị tai nạn.
Điều ý sai thì khí của hơi thở cũng bị trở ngại, không thông suốt trơn tru sẽ không có kết qủa gì.
Trường hợp người có thể chất suy nhược, hơi thở ngắn, hay bị bệnh suyễn chỉ cần tập điều ý để xả trược khí trong cơ thể xuất ra bằng đường mồ hôi, giữ hơi thở nhẹ, điều hòa và bình thường tự nhiên, không cần chú ý đến hơi thở, coi như đang tập một môn dưỡng sinh, cơ thể cũng sẽ tự điều chỉnh được khỏe mạnh và hết bệnh.
Mỗi lần ngồi hoặc nằm tập điều ý được 5-10 phút, thì mồ hôi ra khắp cả đầu, mặt, cổ gáy, lưng và bàn tay, tạm ngưng để lau mồ hôi rồi mới tập tiếp. Tập lâu chừng nửa giờ thì thân nhiệt diều hòa mát trở lại, cảm thấy nhẹ nhõm, khỏe khoắn,mới tập sang phần điều tức.
1.3- Điều Tức :
Ý phải dẫn hơi thở và kiểm soát hơi thở, cho nên ý phải đi trùng với hơi thở để đem khí đến những điểm cần thiết cho đúng nhịp, không nhanh qúa, không chậm qúa làm cho hụt hơi tán khí sẽ không có kết qủa. Tập nhìn dồng hồ để thở theo xem một hơi thở vào- thở ra trung bình là mấy giây để ta chia đọan đường của ý phải đi theo khí cho đúng.
Có hai cách để khí theo ý :
Cách thứ nhất:
Chia đường khí thở vào làm 5 phần, phần thứ nhất, bắt đầu thở vào, ý đặt chữ thở vào huyệt Thiên môn, ý dẫn khí đi theo đường gạch sát da đầu đặt chữ vào tại huyệt Ấn đường, ý dẫn khí đi tiếp xuống mũi, miệng, cằm, cổ và đặt chữ tâm vào tại huyệt Thiên đột, rồi ý dẫn khí đi tiếp qua vùng tim miệng thầm đọc chữ tĩnh mà không đặt vào huyệt nào để không làm loạn nhịp tim khi đặt ý trụ vào đấy, cứ tiếp tục ý dẫn khí xuống đặt chữ lặng vào đan điền thần. Ý ngưng trụ tại đan điền thần và nghe khí phát động trong đan điền thần trong thời gian đếm thầm 5 giây :1,2,3,4,5. Khi thở ra Ý chuyển ra huyệt Lao Cung trên lòng bàn tay ( nam lòng bàn tay trái, nữ lòng bàn tay phải ), nghe luồng khí nóng thoát ra khỏi huyệt Lao Cung trong thời gian miệng đọc thầm câu : thở, ra, miệng, mỉm, cười. Nhớ là hơi thở và ý chia đều, ý đến đâu khí đến đó , không có đoạn nào dừng lâu mà phải đi với vận tốc đều. Khi nào hít thở được 10 lần mà không bị hụt hơi, và cứ mỗi hơi miệng trào ra nước miếng là tập đúng.
Cách thứ hai :
Khi niệm thầm câu: thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, ý đặt tại đỉnh đầu,tưởng tượng khí đã từ ngoài trên đỉnh đầu lọt vào huyệt Thiên môn, sau đó chuyển ý đến đan điền thần, ngưng trụ tại đó nghe khí phát động trong đan điền thần trong thời gian 5 giây, miệng đếm thầm 1,2,3,4,5, rồi chuyể ý đến huyệt Lao Cung , lắng nghe khí nóng thoát ra khỏi lòng bàn tay trong thời gian miệng đọc thầm câu: Thở, ra, miệng, mỉm, cười.
1.4- Lời dặn cần thiết :
Tập thở 10 hơi đầu, cách thứ nhất, ta chú ý theo dõi định tâm ý vào mỗi điểm đi qua ở Thiên môn, Ấn đường, Thiên đột, vùng tim,đan điền thần ở mỗi chữ thở, vào, tâm, tĩnh, lặng , Ỏ cách thứ hai , ta chú ý điểm khí vào trên huyệt Thiên môn xem ỉnh đầu có tê, mát,hoặc như điện giựt nhẹ khi khí vào hay không.
10 hơi thở thứ hai , cả hai cách, ý chú tâm vào đan điền thần ở thì ngưng trụ, theo dõi khí phát động ra sao, như bụng sôi, ấm nóng, khí chạy xuống bụng dưới, bàn tay cảm thấy có điện khí lăn tăn chạy vào bụng..
10 hơi thở thứ ba, ý chú tam vào huyệt Lao cung trên lòng bàn tay để ý theo dõi xem khí thoát ra bàn tay thấy ấm nóng, bàn tay rịn mồ hôi, có cảm tưởng khí ra càng nhiều, càng cao như cột khói vô hình nhìn không thấy nhưng bàn tay người khác rà qua bàn tay mình, họ cảm thấy ấm và có lực đẩy ra, còn mình có cảm giác nhận được luồng khí của họ làm ngắt đoạn sự thoát khí trược của lòng bàn tay mình.
Sau 30 hơi, nghỉ mệt, làm 7 động tác động công như cào đầu, cào gáy, chà gáy, vuốt gáy, vuốt cổ, chà tai, xoa mặt, để làm hưng phấn thần kinh, có thể tạm gọi là xả thiền. Rồi lại ting công, luyện 30 hơi thở đợt hai cho đều đặn, xảa thiền bằng động công . Cứ tiếp tục khi động khi tĩnh. Ủộng là sinh hóa, tĩnh là chuyển hóa.
Tập đến bao giờ có được những ấn chứng sau là đã xong giai đoạn một :
1.Đỉnh đầu mát, cơ thể lúc đầu nóng, lúc sau mát.
2. Mặt hồng, dịu, tươi sáng.
3. Đan điền thần nóng ấm, có điện khí tụ ở đó.
4. Sau lưng và cột sống nóng ấm.
5. Lòng bàn tay lúc đầu xông hơi ấn, người khác đưa bàn tay rà ngang qua lòng bàn tay mình họ cảm thấy nóng rát, nhói khó chịu, như vạy là mình đã biết xả trược khí và thân nhiệt độc trong cơ thể ra ngoài, bàn tay có thể ra mồ hôi.
6. Người hết ra mồ hôi, đầu, trán, bàn tay khô mồ hôi, trở nên mát dịu, người cảm thấy khỏe khoắn,nhẹ nhàng, tinh thần sảang khoái dễ chịu.
Giai đoạn 2 : NẠP ĐIỆN KHÍ, nhịp 5-5-5
2.1- Điều Thân :
Vị thế ngồi :
Như giai đoạn một, chỉ khác là giữa lòng bàn tay trái ( của nam ) đặt nhẹ vào Đan điền thần ( ngay dưới mỏm xương ức giao điểm của hai xương sườn), giữa lòng bàn tay phải đặt vào Đan điền tinh, dưới rốn 3-5 cm. Bàn tay người nữ đặt ngược lại. Chân đi giầy dép để không chạm trực tiếp với mặt đất.
Vị thế nằm:
Nằm ngửa, hai gót chân chạm nhau, hai bàn tay đặt nhu trên.Đan điền thần thuộc bụng trên, đan điền tinh thuộc bụng dưới.
Bế quan : Nhắm mắt, cuốn lưỡi, miệng ngậm, hở răng.
2.2- Điều Ý :
Chỉ khi nào biết xả hết trược khí ở giai đoạn một, thân người mát, hết xuất mồ hôi nhiệt, mới được nạp điện khí ở giai đoạn hai, nếu không khí được nạp vào sẽ làm cho người tăng nhiệt nhiều hơn, tăng thêm sức mạnh cho trược khí hoành hành trong cơ thể.
Ý lúc nào cũng chia nhịp 5-5-5 là : thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, 1,2,3,4,5, thở ra, miệng, mỉm, cười., nhưng ý phải biết rõ đường đi của mình mới dẫn khí đi đúng đường.
Giai đoạn 3 : Theo nhịp thở 1-4-2-2
3.1-Tập thở :
Nhịp thở vào : Thời gian 1 giây, dẫn khí từ Ấn Đường xuống Đan điền Tinh Khí Hải.
Nhịp ngưng thở : Thời gian 4 giây , tập trung sức mạnh vào Khí Hải.
Nhịp thở ra :Thời gian 2 giây : Thở ra từ từ cho khí lan tỏa quanh rốn.
Nhịp ngưng thở : Thời gian 2 giây, thả lỏng thoải mái, tự nhiên.
Bốn nhịp thở 1-4-2-2 kể là l lần tập. Tập liên tục 24 lần.
3.3-Tụ khí hóa thần :
Thở tự nhiên, tưởng tượng một viên thuốc xoay đều quanh rốn thuận chiều kim đồng hồ 50 vòng, rồi xoay nghịch 50 vòng. Khi quay nhanh số vòng tăng lên 600 vòng mỗi chiều. Mỗi ngày luyện 30 phút trong 3 tháng.
Giai đoạn 4 : Thông Tinh Bát Mạch
4.1-Sanh tinh :
a-Dùng ý, bắt đầu đi từ tổng căn của Kỳ kinh bát mạch ở Sanh tử khiếu thuộc Mạch Nhâm, theo Mạch Đốc, thông qua Vĩ Lư, Giáp Tích, Ngọc chẩm đến não vào Nê hoàn.
b-Từ huyết quản Diên tủy giữa đại não đi xuống Huyền Ưng thông xuống xương hàm trên, chân khí tiét ra.
c-Đi xuống Thập nhị trùng lầu, qua động mạch phế vào huyết phòng tâm bên phải tới hoành cách mô là ống huyết của can phòng gọi là Giáng Cung, ở dưới tim 1,2 tấc.
d-Đi xuống tới Khí huyệt đến cung Cao Hườn (Chơn khí huyệt) trở lên Mạch Nhâm Sanh tử Khiếu.
4.2-Hóa tinh :
Bắt đầu từ Vĩ Lư lên Giáp Tích, Ngọc chẩm vào Nê Hoàn rồi cho giáng xuống Huyền Ưng qua Trùng Lầu tới Giáng Cung vào Chơn Khí Huyệt. Gọi là một vòng chu thiên. Vận vài vòng.
4.3-Luyện tinh :
Tiến dương hỏa, thối âm phù, thì dương tinh sẽ hóa ra nguyên khí.
Giai đoạn 5 : Thông Khí Bát Mạch .
Là thông khí cho cả thân thể, khí huyết lưu thông, trăm bệnh do đâu mà sanh được. Mỗi sáng thức dậy, vận khí khơi bát mạch để trục tà khí mới kiết đơn được.
Có 5 hơi thở :
1-Hấp ( hít vào) : Từ Sanh Tử Khiếu qua Đốc Mạch lên Nê Hoàn.
2-Hô (thở ra) : Từ Nê Hoàn theo Mạch Nhâm xuống Sanh Tử Khiếu.
3-Hấp : Từ Sanh Tử Khiếu lên Đới Mạch vòng 2 bên tới yêu nhãn lên đỉnh vai
4-Hô : Từ đỉnh vai đi phía Dương Duy Mạch qua ngón giữa vào Lao Cung.
5-Hấp : Từ Lao Cung theo Âm Duy Mạch lên vai trước ngực huyệt Trung Phủ.
6-Hô : Từ đỉnh vai xuống Đới Mạch gặp nhau ở Khí Hải về Sanh Tử Khiếu.
7-Hấp : Từ Sanh Tử Khiếu lên Cüu Vĩ trên Xunh Mạch.
8-Hô : Từ Cüu Vĩ xuống Sanh Tử Khiếu tẽ ra 2 bên chân theo đường Dương Kiều Mạch vào Dũng Tuyền.
9-Hấp : Từ Dũng Tuyền theo Âm Kiều Mạch lên Chơn Khí Huyệt.
10-Hô : Từ Chơn Khí Huyệt về Sanh Tử Khiếu.
(Xem hình vẽ hướng dẫn cách thở )
Móng nền tánh mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt khí bền thần diệu dụng
Mắt ngơ tai lãng tánh viên thông
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.
3- Phương Pháp CÔNG PHU QUY TAM BỬU
Thở tự nhiên theo 3 nhịp 1-4-2, để gom tinh-khí-thần tụ lại Nê Hoàn Cung (Thiên Môn):
Nhịp thở vào : Thời gian 1 giây dẫn khí vào Ấn Đường xuống Quan Nguyên ( lấy tinh).
Nhịp ngưng thở : Thời gian 4 giây ( 1 giây dẫn Tinh từ Quang Nguyên lên Khí Hải ( lấy khí ), 1 giây dẫn tinh-khí theo Đới Mạch qua Mệnh Môn, 1 giây dẫn tinh và khí lên Thiên Môn để hóa thần, 1 giây đem tinh-khí-thần xuống Đan Điền Khí Hải ).
Nhịp thở ra : Thời gian 2 giây, thở ra từ từ lan tỏa khắp vùng bụng.
Ngậm miệng cuốn lưỡi nối Nhâm-Đốc cho tà khí không chen vào, mỗi lần tập, nước miếng trào ra gọi là cam lồ, nuốt vào từng ngụm thuốc ngọc dịch hoàn đơn là nước miéng do tinh hó khí, khí hóa thần, cứ tiếp tục tập luyện, nhờ đó khí trong người không thoát ra mà được vận chuyển lien tục gọi là pháp luân thường chuyển.
4- Công Dụng của PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN
Mỗi ngày tập 30 phút, không cần tập các phương pháp khác, cho đến khi công phu thành đạt thì phát huệ thông minh sáng suốt, thân thể khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, có trí nhớ, có nghị lực, trực giác bén nhạy, làm chủ được bản thần, tâm thanh tịnh, vô vọng vô cầu, tập suốt đời cho đến khi thần khí ngộ được chân lý.
5- LUYỆN TIỂU CHU THIÊN
Là luyện thần hoàn hư.
Điều kiện phải thuần thuộc cách thở luyện thần, luyện khí, quy tam bửu, mới học được Luyện Tiểu Chu Thiên để quân bình âm dương.
Cách ngồi làm sao cho 4 huyệt Bách Hội, Khì Hải, Quan Nguyên, Hội Âm thẳng hàng theo chiều đứng.
Có 2 giai đoạn :
Giai đọan 1 : Thông Mạch Nhâm và Mạch Đốc
Hít thở bình thường :
Thở vào : Dẫn khí vào từ Huyệt Thừa tương xuống Hội âm.
Thở ra : Lại theo Mạch Nhâm dẫn ngược khí từ Hội âm lên Thừa Tương
Thở vào : Dẫn khí từ Trường cường theo Mạch Đốc lên đầu xuống Nhân Trung.
Thở ra : Dẫn khí trở lại từ Nhân trung theo Mạch Đốc về Trường cường.
Giai đoạn 2 : Luyện Vòng Âm Dương :
a-Theo chiều thuận : Nhịp thở 10-10
Cuốn lưỡi ngậm miệng, cho vòng Nhâm-Đốc tự vận hành.
Thở vào : Thời gian 10 giây, hít vào từ Thừa Tương xuống Hội Âm.
Thở ra : Thời gian 10 giây, thở ra từ Trường Cường lên Nhân Trung.
b-Theo chiều nghịch : Nhịp thở 10-10-10
Thở vào : Thời gian 10 giây, hít vào từ Hội Âm đi ngược lên Thừa Tương.
Thở ra : Thời gian 10 giây, vận khí từ Thừa Tương lên Thiên Môn xuống Trường Cường qua Hội Âm lên Đan Điền Khí Hải.
Ngưng thở : Thư giãn tưởng tượng khí xoay nơi rốn không cho khí thoát ra ngoài.
Công dụng :
Luyện vòng âm dương tác động vào tinh-khí-thần để tinh hóa khí, khí hóa thần, làm cho thanh khí âm dương, tập nhiều vòng để quân bình âm dương chống rối loạn chức năng tạng phủ.
Đại thừa cửu chuyển :
Bài tập luyện vòng Âm-Dương nên tập thường xuyên đều đặn gọI là Đại Thừa Cửu Chuyển :
Đại thừa phải cần nơi thanh khí mà hòa hiệp âm dương, điều hòa đủ 8 lượng chân dương, 8 lượng chân âm, làm thành một cân đại dược tại cung Ly, rồi điều dưỡng đủ thập ngoạt hoài thai, tam niên nhũ bộ, thì cái chân thần mới giao tiếp tiên thiên mà nhập xuất Thiên Môn được..
1-Sơ nhất chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất tình lục dục tận vong đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh mạng hống diên giao đầu
2-Sang nhị chuyển diệu mầu ứng lộ
Bế ngũ quan tứ tổ qui gia
Âm dương thăng giáng điều hòa
Huân chương đầm ấm tam hoa kết hườn
Khai cửu khiếu kim đơn phanh luyện
Vận ngũ hành lưu chuyển càn khôn
An nhiên dưỡng dục chơn hồn
Làm cho cứng cát lớn khôn diệu hiền
6- LUYỆN ĐẠI CHU THIÊN
Cho khí ra tay chân và toàn thân. Có 3 giai đoạn :
Giai đọan 1 :
Có 4 nhịp : Không cần theo nhịp thở.
Thở vào : Hít khí vào từ đầu các ngón tay theo mặt ngoài cánh tay lên vai ở Kiên ngung qua tai lên Thiên môn, xuống ngực ở Chiên trung.
Thở ra : Dẫn khí từ Chiên trung ra nách đi bên mặt trong cánh tay xuống lòng bàn tay ra đến đầu các ngón tay.
Thở vào : Dẫn khí từ hai bàn chân ở huyệt Dũng tuyền dọc theo mặt trong chân lên hang qua bụng ngực lên mặt tới Thiên môn.
Thở ra : Dẫn khí từ Thiên môn xuống cột sống lưng, mông rẽ hai bên mặt ngoài chân xuống mắt cá ra đầu các ngón chân.
Giai đọan 2 :
Nối thành một vòng kín.
Thở vào : Dẫn khí từ Dũng tuyền theo mặt trong chân lên háng, lên Chiên trung tỏa ra hai nách theo mặt trong tay qua Lao cung đến đầu các ngón tay.
Thở ra : Từ đầu các ngón tay theo mặt ngoài tay lên vai Kiên ngung qua tai lên Thiên môn xuống côt sống lung, mông theo hai bên mặt ngoài chân qua mắt cá đến Chí âm và Dũng tuyền.
Giai đọan 3 :
Có 3 nhịp. Thở vào, ngưng thở, thở ra.
Thở vào : Hít khí từ lòng đất vào hai bàn chân.
Ngưng thở : Dẫn khí từ hai lòng bàn chân lên mặt trong chân tới Hội âm, sang Trường cường theo Mạch Đốc lên Đại Chùy tỏa ra hai bên nách theo mặt trong tay xuống các đầu ngón tay, lên mu bàn tay theo mặt ngoài tay lên Đại chùy lên Thiên môn xuống Mạch Nhâm xuống Hội âm, tỏa ra hai bên đùi ngoài xuống mắt cá chân ngoài tới các đầu ngón chân.
Thở ra : Thu khí từ hai chân lên nhập vàp Đan điền Khí hải.
Công dụng :
Vận khí thông suốt 12 kinh tay chân ( 6 kinh dương 6 kinh âm) tác động lên kinh mach và tang phủ, làm quân bình âm dương ngũ hành của lục phủ ngũ tang, vừa thu hút thiên địa khí để tăng cường chức năng tang phủ.
7- LUYỆN TAM HOA TỤ ĐỈNH: Nhịp thở 1-4-2
Đạo tâm, tâm đạo phát sanh
Tam hoa tụ đỉnh, ngũ hành triều nguyên
Trong mỗi người có 3 vị trí quan trọng, tam hoa, trên Mạch Đốc là Vĩ Lư,(chỏm cái đỉnh ở Trường Cường) Tỳ Lư, ( ở Đại Chùy), Ngọc Lư (ở Phong Phủ).
Ngồi kiết già, bán già hay ngồi trên ghế.
Thở vào : Thời gian 1 giây. Thở chậm, nhẹ, êm, đều, dẫn khí từ Thừa Tương xuống Đan Điền Khí Hải.
Ngưng thở : Thời gian 4 giây: 1 giây đưa khí từ Đan Điền theo Đới Mach xuống Trường Cường tụ khí, rồi 1 giây đưa khí lên Tỳ Lư (Đại Chùy) tụ khí, 1 giây đưa khí lên Ngọc Lư (Phong Phủ) tụ khí, tiếp lên Thiên Môn tụ khí, rồi 1 giây dẫn khí về Đan Điền.
Thở ra : 2 giây êm nhẹ chậm cho lan tỏa ra khắp bụng.
Khi chấm dứt một nhịp thở 1-4-2, kể là một lần, tập 24 lần liên tiếp. Khi tam hoa khai mở, cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào, trí tuệ sáng, có nhiều trực giác tốt. Tập liên tục 3 tháng.
8- LUYỆN THẦN HOÀN THƯ:
Điều kiện phải đắc được Quy Tam Bửu, có nội lực tốt , thuần thục duyên tức (thở sâu, lâu, êm, nhẹ, tự nhiên không mệt, như thiền. Tốt nhất nên ăn chay, nhiều rau cho cơ thể thanh khiết, và có sự hướng dẫn của Thầy.
Hai bước luyện đạo :
Luyện thần để mở Nê Hoàn Cung ( vùng trong đầu dướiI Thiên Môn) đối chiếu với Tuyến Tùng để mở con mắt thứ ba ở Ấn Đường.
Tuyến Tùng nằm ở mấu não trên, giống như trái thông ( trái tùng).
a-Luyện nội đan :
Khí tụ toạn thân vào Thiên Môn, tưởng tượng thiên khí vào Nê Hoàn Cung, nổi lên vòng vô vi to bằng hạt đậu, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ. Dùng ý điều khiển cho xoay 120 vòng, khi quen, tăng dần lên đến 1200 vòng, công dụng dưỡng khí tụ thần để vận nguyên khí thông suốt nộI tạng.
b-Luyện thần hoàn hư :
Theo dõi vòng vô vi tự chuyển động, ( 5-10 phút ) ,sau đó quán thần vào hư vô, thần kinh trung ương ngưng động, tĩnh lặng theo dõi cửa Thiên môn mở để hồn vân du thiên ngoại. Tập nhiều lần đến khi nào có kết qủa mới thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro