Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam - Tiềm năng và thách thức

1. Mở đầu

Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học (ĐDSH), có nhiều chức năng và giá trị (kinh tế, xã hội, văn hóa...) rất quan trọng. Với hơn 10 triệu ha, ĐNN phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái của nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trò lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia Công ước Ramsar. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác nhau để bảo tồn, sử dụng, quản lý ĐNN theo tinh thần của Công ước Ramsar.

Tuy nhiên, những cố gắng này chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng khôn khéo, bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN. Việc rà soát, đánh giá những thành tựu, tồn tại và xu thế của các hoạt động liên quan đến ĐNN nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất định hướng để quản lý, bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững ĐNN là hết sức cần thiết.

2. Tổng quan về đất ngập nước Việt Nam

2.1. Đất ngập nước ở Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác

nhau về ĐNN, tùy theo mỗi quốc gia và mục đích

quản lý, sử dụng ĐNN. Định nghĩa về ĐNN ghi tại

Điều 1 của Công ước Ramsar (Phụ lục A), được sử

dụng chính thức ở Việt Nam trong các hoạt động

liên quan đến ĐNN: "ĐNN là những vùng đầm

lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên

hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước

chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước

biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không

quá 6m khi triều thấp".

Theo định nghĩa này, các yếu tố địa mạo, thủy văn, thổ

nhưỡng, động vật, thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai

là những tiêu chí quan trọng để xác định các vùng ĐNN.

2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên chủ yếu

hình thành đất ngập nước Việt Nam

Đặc điểm địa mạo: 2/3 diện tích tự nhiên Việt Nam

là đồi núi, có hướng nghiêng chung từ Tây sang

Đông. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những

vùng trũng, tạo nên hai vùng ĐNN tiêu biểu cho

địa mạo vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu

Long.

Đặc điểm khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới

gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao

(hơn 200

C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn

80%/năm), lượng mưa dồi dào (1.500mm/năm).

Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc

biệt là chế độ nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ

thủy văn của từng vùng như thời gian ngập nước,

độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến

sự khác nhau giữa các loại hình ĐNN.

Đặc điểm thủy văn: hệ thống dòng chảy với một

mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày. Tổng số các

con sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500, trong đó

những con sông dài trên 10 km là 2.360 sông (Phan

Nguyên Hồng, 1996). Theo số liệu tính toán cho

thấy hệ thống sông Cửu Long có nguồn nước chảy

vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4% tổng lượng

dòng chảy sông ngòi của cả nước. Các dòng sông

chảy ra biển đã tạo thành hệ thống cửa sông là một

trong những loại hình ĐNN quan trọng của Việt

Nam. Hiện nay, cả nước có trên 3.500 hồ chứa nước

nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn, các hồ chứa

nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước

23.400 ha, hồ Hòa Bình 218 km2

, hồ Dầu Tiếng

35.000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ,

Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, 2003).

Thổ nhưỡng: có 15 nhóm đất, trong đó có 7 nhóm

đất liên quan đến các đặc trưng của các vùng

ĐNN, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất

glây, đất than bùn, đất xám và đất cát. Do các đặc

điểm khác nhau về địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng

đã hình thành các đặc trưng về thực vật của các

vùng ĐNN với hai dạng điển hình là thực vật

vùng ĐNN mặn và thực vật vùng ĐNN ngọt.

Hộp 1: Hệ thống các sông lớn của Việt Nam

1. Sông Mêkông

2. Sông Hồng

3. Sông Thái Bình

4. Sông Kỳ Cùng - Bằng

5. Sông Mã

6. Sông Cả

7. Sông Thu Bồn

8. Sông Ba

9. Sông Đồng Nai

2.1.4. Các hệ sinh thái đất ngập nước

Đất ngập nước Việt Nam gồm 2 nhóm: ĐNN nội

địa và ĐNN ven biển. ĐNN nội địa có mặt ở cả ba

miền và các vùng sinh thái, đa dạng về kiểu loại,

hình thái, tài nguyên, chức năng và giá trị cũng

như khả năng khai thác, sử dụng và bảo vệ. Các

kiểu ĐNN nội địa gồm: châu thổ ngập nước

thường xuyên; lạch nước; sông suối chảy thường

xuyên, tạm thời; hồ nước ngọt; than bùn; đầm lầy;

hồ nước mặn; ĐNN trên núi; ĐNN địa nhiệt; đầm

nuôi thủy sản; ao lớn hơn 8 ha, đầm lầy... ĐNN

ven biển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt

Nam bao gồm ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm

phá và vùng nước biển có độ sâu nhỏ hơn 6 m khi

triều kiệt. Rừng ngập mặn và bãi sình lầy tập trung

chủ yếu ở các vùng châu thổ, vùng cửa sông và

vùng triều. Các đầm phá cũng tập trung ở vùng bờ

biển miền Trung (từ Huế đến Ninh Thuận). Các

rạn san hô và hệ rong tảo - cỏ biển phân bố nhiều

ở vùng bờ biển Nam Trung Bộ.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ báo cáo này chỉ đề cập

đến 5 vùng ĐNN quan trọng, đó là: ĐNN vùng

cửa sông đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); ĐNN các

đầm phá ở miền Trung; ĐNN châu thổ sông Cửu

Long; ĐNN các hồ và một số kiểu ĐNN khác.

a. Đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng sông

Hồng

Theo bản đồ ĐNN của vùng cửa sông ĐBSH tỉ lệ

1/100.000 (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Nam Bộ và Hội khoa học Đất Việt Nam, 2004 - Phụ

lục C1), diện tích ĐNN ở vùng này là 229.762 ha

(chiếm 76,01 % diện tích tự nhiên). Trong đó, diện

tích ĐNN mặn là 125.389 ha, gồm 22.487 ha ĐNN

ven biển và 102.482 ha ĐNN mặn cửa sông, phân

bố chủ yếu ở các cửa sông Nam Triệu, Cấm, Lạch

Tray, Văn Úc, Thái Bình, Ba Lạt, Lạch Giang, cửa

Đáy với loại hình sử dụng đất chính là sản xuất

nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS);

diện tích ĐNN ngọt là 103.373 ha, với loại hình sử

dụng đất chính là canh tác nông nghiệp.

b. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh

thổ Việt Nam là phần cuối cùng của lưu vực sông

Mêkông, có diện tích khoảng 3,9 triệu ha, chiếm

khoảng 12% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 13

tỉnh và thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng

Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau

(ảnh 2), Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,

Bến Tre và thành phố Cần Thơ.

ĐNN của ĐBSCL là một trong những hệ sinh thái

giàu có nhất của lưu vực (đồng bằng ngập triều, đầm

lầy ven biển, đầm than bùn, cửa sông...), là bãi đẻ

quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía

thượng nguồn sông Mêkông. Theo bản đồ ĐNN

vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1:250.000 (Phụ

lục C3), diện tích ĐNN có 4.939.684 ha chiếm 95,88

% diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích ĐNN nội địa

và ĐNN ven biển ngập thủy triều dưới 6m (biểu đồ 1).

ĐNN mặn ven biển phân bố dọc ven biển Đông,

phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan.

Trong đó, ĐNN mặn ven biển - ngập thường xuyên

có diện tích 879.644 ha, phân bố ở vùng biển nông

có độ sâu nhỏ hơn 6 m khi triều kiệt; ĐNN mặn ven

biển - ngập không thường xuyên có diện tích

756.425 ha. Các kiểu ĐNN chính trong vùng này là

ĐNN mặn thường xuyên, không có thực vật; ĐNN

mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp;

ĐNN mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy

sản. Các dải rừng ngập mặn phân bố dọc ven biển,

ở những vùng bãi bùn ngập mặn, có vai trò rất quan

trọng trong hệ sinh thái ĐNN ven biển

Hộp 4: Hệ thống các đầm phá ở miền Trung

Việt Nam:

1. Tam Giang - Cầu Hai

2. Lăng Cô

3. Trường Giang

4. An Khê

5. Nước Mặn

6. Trà Ổ

7. Nước Ngọt

8. Thị Nại

9. Cù Mông

10. Ô Loan

11. Thuỷ Triều

d. Một số kiểu ĐNN khác ở ven biển Việt Nam

Rừng ngập mặn: theo kết quả thống kê của Viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2001 cho

thấy, Việt Nam có khoảng 155.290 ha rừng ngập

mặn, trong đó diện tích rừng ngập mặn tự nhiên là

32.402 ha (chiếm 21%), rừng ngập mặn trồng là

122.892 ha (79%), phân bố như sau: vùng Đông Bắc

có 22.969 ha (14,8%), đồng bằng Bắc Bộ 20.842 ha

(13,4%), Bắc Trung Bộ và thành phố Hồ Chí Minh

20.092 ha (16,8%) và nhiều nhất là ĐBSCL 82.387

ha (53%). Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng

bảo vệ bờ biển, chắn sóng, chắn bão; ổn định khí

hậu khu vực; là nơi thăm quan du lịch; cung cấp

nguồn dược liệu và thức ăn gia súc...

Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị rất

quan trọng như: cung cấp các sản phẩm gỗ, củi,

thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn

và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản

có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các

bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống

lại tác động của sóng, bão và sóng thần; là nơi cư

trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã (chim,

thú, lưỡng cư, bò sát), gồm các loài địa phương và

các loài di cư

Rạn san hô: là một trong các hệ sinh thái đặc sắc

của biển Việt Nam, nơi có ĐDSH rất cao, năng xuất

sơ cấp lớn, cảnh quan kỳ thú. Các rạn san hô ở Việt

Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện

tích khoảng 1.122 km2

, tập trung nhiều ở vùng biển

Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa (ảnh 8, 9). San hô Việt Nam rất đa

dạng và phong phú với khoảng 350 loài tạo rạn

kèm theo khoảng 3.000 loài sinh vật khác có đời

sống liên quan và sống gắn bó với vùng rạn san

hô. Trong đó, có khoảng 2.000 loài sinh vật đáy, cá

(500 loài) và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như

tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotis

diversicolor), trai ngọc (Pteria martensi), hải sâm

(Holothuria),...

Thảm cỏ biển: là hệ sinh thái có giá trị cao (Biểu đồ

4), là nơi cư trú, bãi đẻ, bãi ương giống của nhiều

loài sinh vật khác như tảo bì sinh, động vật đáy, cá

biển, thú biển; là môi trường sinh sản thuận lợi; là

nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật

(cá tôm, đồi mồi, vích, bò biển); là nguồn nguyên

liệu để sản xuất giấy, phân bón hóa học, thức ăn

gia súc đồng thời là nơi để thăm quan du lịch và có

tác dụng tích tụ trầm tích, chắn sóng, hạn chế xói

lở bờ biển,... Ở Việt Nam, đã xác định được 15 loài

cỏ biển (Seagrass) /16 loài cỏ biển ở vùng Đông

Nam Á. Các thảm cỏ phân bố ở các trong vùng

triều ven biển, ven đảo, vùng cửa sông, rừng ngập

mặn, vịnh, đầm nước lợ ở độ sâu từ 0-20 m, trong

dải độ muối rộng từ 5-32% (ảnh 11). Ở đầm phá

Tam Giang - Cầu Hai, diện tích bãi cỏ biển khoảng

1.000ha, với 5 loài cỏ biển có tổng trữ lượng các loài

khoảng 95.500 tấn tươi (Nguyễn Văn Tiến, 2003).

Tuy nhiên, hệ sinh thái cỏ biển cũng là một trong

những hệ sinh thái nhạy cảm và rất dễ bị tổn

thương khi môi trường thay đổi. Hiện nay, thảm cỏ

biển ở nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng do ô

nhiễm môi trường, đánh bắt thủy sản bằng thuốc

nổ, các hoạt động khai thác các vùng đất bồi có cỏ

biển vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy

sản làm cho diện tích bãi cỏ biển bị thu hẹp, gây

mất nơi cư trú của các nguồn lợi hải sản có giá trị

và hạn chế sự phát triển của cỏ biển (ảnh 12). Rõ

rệt nhất, năm 2003, về diện tích cỏ biển bị mất là

6.775 ha chiếm 63% (so với năm 1997). Đặc biệt,

nhiều nơi đã bị mất hẳn cỏ biển như Đồng Rui,

Chương Cả, Tuần Châu (Quảng Ninh), Tràng Cát,

Gia Luận (Hải Phòng) hoặc gần mất hẳn như ở

Vụng Bầu (Phú Quốc). Sự suy giảm và mất các

thảm cỏ biển của nước ta đang có nguy cơ gia tăng,

ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái

biển: suy giảm chất lượng môi trường nước và

trầm tích, mất cân bằng dinh dưỡng, sinh thái và

ĐDSH, giảm trữ lượng cá và nguồn trứng cá và cá

con trong hệ sinh thái này, giảm nguồn cung cấp

nguyên liệu cho công nghiệp và nông nghiệp, mất

diện tích sa bồi các vùng cửa sông gây ảnh hưởng

tới quá trình bồi tụ và mở rộng quỹ đất...

e. Đất ngập nước thuộc hồ (hồ chứa, hồ tự nhiên)

Các hồ tự nhiên tiêu biểu ở Việt Nam là: Hồ Ba Bể

(Bắc Kạn - ảnh 13), Hồ Chử (Phú Thọ), Hồ Tây (Hà

Nội), Biển Hồ (Gia Lai), Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Đơn

Dương, Đan Kia (Đà Lạt), Hồ Biển Lạc (Bình

Thuận). Một số có diện tích lớn có thể kể đến là:

Hồ Lăk có diện tích 600 ha, thực vật trong hồ

phong phú với hơn 100 loài thực vật nổi, 50 loài

động vật nổi, 20 loài động vật đáy và 49 loài cá,

ngoài ra có cả cá sấu, kì đà, chim di trú; Hồ Tây có

diện tích 526 ha với 12 loài thực vật nổi, 33 loài cá

chép (Cypriniformes); Biển Hồ có diện tích 300 ha,

122 loài thực vật nổi, 54 loài động vật nổi, 15 loài

động vật đáy và 27 loài cá

f. Sông suối

Việt Nam có lượng mưa lớn, cùng với đặc điểm địa

hình (75% lãnh thổ là đồi núi) đã hình thành một

hệ thống sông, suối dày đặc. Đặc trưng cho loại

hình thủy vực này là quần xã thực vật nổi khá

phong phú, nhưng có số lượng thấp. Sông, suối là

nơi cư trú rất quan trọng của các quần thể cá: các

sông miền Bắc có 243 loài, sông miền Trung có 134

loài, sông miền Nam có 255 loài.

Tuy nhiên, các hoạt động xây đập, kè, khai thác

khoáng sản (cát, sỏi,...), giao thông thủy, xả thải,...

đã và đang làm suy thoái môi trường và tài

nguyên của hệ sinh thái này.

2.1.5. Xu thế biến động đất ngập nước

Việt Nam

a. Biến động về diện tích

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2004),

tổng diện tích ĐNN Việt Nam là khoảng hơn 10

triệu ha. Trong 15 năm qua, diện tích ĐNN tự

nhiên giảm đi, diện tích ĐNN nhân tạo tăng lên:

• Các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển

đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi

thủy sản, các công trình du lịch và một số ít

diện tích rừng trồng. Diện tích rừng ngập

mặn đã giảm đi 183.724 ha trong 20 năm qua

(từ năm 1985). Trong khi diện tích nuôi

trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha vào

năm 2003.

• Các khu rừng Tràm tự nhiên và các trảng cỏ

ngập nước theo mùa ở Đồng Tháp Mười

cũng đã mất dần, thay vào đó là diện tích

khai hoang trồng lúa và các khu rừng trồng

tràm.

• Diện tích ĐNN mặn ven biển năm 1982 là

494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha, do

mở rộng diện tích nuôi tôm

b. Biến động về chất lượng môi trường

Môi trường Việt Nam nói chung và ĐNN nói riêng

đang theo xu hướng xấu do một số nguyên nhân

chính sau:

• Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: các chất

ô nhiễm công nghiệp, từ tàu thuyền, các xí

nghiệp sản xuất và chế biến đã và đang gây

ra những tác động nghiêm trọng đến chất

lượng các vùng ĐNN (sông, hồ và kênh rạch

chứa nước)

• Ô nhiễm dầu: nghiêm trọng nhất là ở các

cửa sông, cảng biển

• Ô nhiễm do sử dụng hóa chất bảo vệ thực

vật trong nông nghiệp

• Ô nhiễm chất hữu cơ: xu hướng tăng cao

hàm lượng các chất hữu cơ kèm theo các

chất dinh dưỡng, hóa chất độc sẽ gây hiện

tượng tảo nở hoa, tảo độc đe doạ lớn cho tài

nguyên sinh vật vùng ĐNN.

• Sử dụng các hóa chất độc trong khai thác tài

nguyên ĐNN: việc sử dụng thuốc nổ, độc tố

xyanua để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi

trường đáy, phá huỷ cấu trúc và sinh thái

rạn san hô (Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo),

huỷ diệt quần xã sinh vật và để lại nhiều tác

động lâu dài cho môi trường, ĐDSH.

2.2. Giá trị và chức năng của đất

ngập nước Việt Nam

2.2.1. Chức năng của đất ngập nước

Việt Nam

Đất ngập nước Việt Nam có nhiều chức năng rất

quan trọng như: nạp và tiết nước ngầm, cung cấp

nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, xuất

khẩu sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió

bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, là nơi du lịch

giải trí, duy trì ĐDSH, tạo môi trường hoạt động

cho nhiều ngành kinh tế như thủy sản, lâm nghiệp,

giao thông vận tải thủy, sản xuất năng lượng, du

lịch, khai khoáng... ĐNN là nguồn sống của một

bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại lợi

ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa -

môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự

nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

• Chức năng nạp, tiết nước ngầm: vào mùa

mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, các vùng

ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để

sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong

mùa khô. Quá trình này diễn ra liên tục

nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước

ngầm. Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước

liên tục giữa vùng ĐNN với các tầng nước

ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các

tầng nước ngầm trở nên sạch hơn

• Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các

vùng ĐNN (đặc biệt là hồ, rừng ngập mặn,

bãi triều, vũng vịnh ven bờ...) có tác dụng

như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất

ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp

phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi

trường nước biển.

• Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: giữ lại

các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, các

nguyên tố vi lượng...) cho vi sinh vật, phát

triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn

chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các

vùng ĐNN ĐBSH, ĐBSCL và các thủy vực

khác.

• Chức năng điều hòa vi khí hậu: đặc biệt, ở

vùng có cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô,

góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí

quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt

độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng

nhà kính.

• Chức năng hạn chế lũ lụt: ĐNN (rừng ngập

mặn, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo...) có thể đóng

vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hòa

lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp

phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn

chế lũ lụt ở các vùng lân cận như hồ Hòa

Bình, hồ Thác Bà, hồ Trị An,...

• Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản

xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho các

loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã

hoặc vật nuôi.

• Chức năng duy trì ĐDSH: nhiều vùng ĐNN,

đặc biệt là các vùng ĐNN có rừng ngập

mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích

hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và

phát triển của nhiều loại động, thực vật

hoang dã.

• Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định

bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần:

nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật

rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô mà

các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo

vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng,

thủytriều, xói lở, sóng thần.

• Các chức năng khác: Ngoài các chức nói

trên, ĐNN còn đóng vai trò quan trọng tạo

môi trường thuận lợi cho các hoạt động

kinh tế của nhiều ngành khác nhau: nông

nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông

thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng

sản... Đặc biệt, ĐNN là nơi sinh sống của

80% dân số Việt Nam.

2.2.2. Giá trị của đất ngập nước

Việt Nam

Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho

sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản,

lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thủy. Các

dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ

rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp

trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng

cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng Ảnh 14: Khu du lịch ven biển Cù Lao Câu, BìnhThuận dân cư sống xung quanh Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần

quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu 1 triệu tấn

gạo/năm (giai đoạn 1976-1988) đã trở thành nước

không chỉ cung cấp đủ gạo ăn mà xuất khẩu 3,4

triệu tấn gạo/năm (năm 2003 - bảng 4), đưa Việt

Nam trở thành nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Kim

ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản liên tục tăng,

thúc đẩy sự phát triển của một số ngành như công

nghiệp chế biến thủy hải sản. Năm 2002, khai thác

ven bờ đạt 1.434.800 tấn, đưa ngành thủy sản đạt

kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 cả

nước (bảng 5). Nổi bật trong giai đoạn này là sự

phát triển mạnh của ngành du lịch dựa trên các giá

trị của ĐNN. Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Côn Đảo,

các bãi biển nổi tiếng Phan Thiết, Vũng Tàu,

Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu căn cứ cách mạng ở

VQG U Minh Thượng, các khu du lịch sinh thái

như VQG Xuân Thủy, VQG hồ Ba Bể... là điểm thu

hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

(ảnh 14, 15, 16, 17).

Nguyễn Hữu Ninh, Mai Trọng Nhuận và nnk

(2003), lượng giá kinh tế một số vùng ĐNN điển

hình ven biển Việt Nam: cửa sông Bạch Đằng, cửa

sông Ba Lạt, cửa sông Văn Úc, cửa Đáy (bãi triều

Kim Sơn), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị

Nại, cửa sông Tiền, bãi triều Tây Nam Cà Mau

(Phụ lục E). Kết quả cho thấy: vùng bãi triều Tây

Nam Cà Mau đạt giá trị cao nhất (tổng giá trị kinh

tế - TEV tính cho 1 ha ĐNN là: 4.593,91 USD), tiếp

đó là vùng cửa sông Tiền, cửa sông Ba Lạt và đầm

phá Tam Giang Cầu Hai (có TEV là 2.301,21

USD/ha), các điểm có giá trị thấp hơn như cửa

sông Văn Úc, đầm Thị Nại và thấp nhất là cửa

sông Bạch Đằng (TEV là 503,57 USD/ha). Theo số

liệu của khu Ramsar - VQG Xuân Thuỷ, tổng giá

trị khai thác loài Ngao năm 2004, ước tính đạt 7-10

triệu USD, góp phần rất quan trọng cho đời sống

nhân dân địa phương.

Giá trị văn hóa của ĐNN: ĐNN có những giá trị

văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia.

ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nước

2.2.3. Đa dạng sinh học

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, được coi là

một trong những trung tâm có mức ĐDSH cao trên

thế giới. ĐDSH có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở sinh tồn

cho mọi sinh vật; cung cấp cho con người nguồn

lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu

quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp,

cho xây dựng; duy trì và bảo vệ sức khoẻ cho con

người, văn hóa và thẩm mĩ,...

Các hệ sinh thái nước ngọt có khoảng 2611 loài

thủy sinh vật, có 1.403 loài tảo, 190 loài giáp xác,

147 loài trai ốc, 546 loài cá, 157 loài động vật

nguyên sinh,... Các vùng ĐNN nội địa lớn như

Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống sông suối là

nơi chứa nhiều loại động thực vật đặc hữu. Các hệ

sinh thái ĐNN ven biển (rừng ngập mặn, rạn san

hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông) là nơi cư trú của

nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo,... Ở

vùng ven biển Việt Nam đã xác định được 350 loài

san hô tạo rạn (sống gắn bó cùng 2.000 loài sinh

vật đáy, cá và nhiều loài hải sản khác), 15 loài cỏ

biển, 667 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn.

Các loài này tạo nên nét độc đáo về sinh cảnh tự

nhiên và giá trị ĐDSH cao. ĐNN vùng cửa sông là

nơi có sự đa dạng về các loài chim định cư, di cư,

nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước

mặn, cỏ biển và tảo. Các đầm phá miền Trung là

nơi cư trú của nhiều loài cá và chim di cư, có nét

độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, chứa đựng giá trị

ĐDSH lớn.

Hiện nay, sản lượng thủy sản nước ta đạt trên 2.536

triệu tấn, trong đó khai thác hải sản đạt 1.426 triệu

tấn và nuôi trồng 1.110 triệu tấn. ĐDSH còn duy trì

và cung cấp nguồn gen quý như: Trai ngọc (Pteria

martensi), Bào ngư (Haliotis diversicolor), Đồi mồi

(Eretmochelys imbricata), Bò biển (Dugong

dugon)...

Tuy nhiên, sự mất mát và suy giảm ĐDSH có chiều

hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây.

3.5.2. Một số tồn tại, thách thức trong quản lý đất ngập nước

a. Về hệ thống luật pháp

Việt Nam chưa có luật riêng về ĐNN, còn thiếu các quy định, pháp luật về quản lý, bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững ĐNN; thiếu những quy định cụ thể và rõ ràng về hệ thống quản lý nhà nước; thiếu sự thống nhất về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến ĐNN và thiếu các chế tài để thi hành. Những quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý và bảo tồn ĐNN chủ yếu do Bộ và các địa phương ban hành, còn thiếu các văn bản mang tính pháp lý cao như Nghị định của Chính phủ. Hiện nay, mới chỉ có Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất liên quan trực tiếp đến phân công trách nhiệm quản lý ĐNN. Các văn bản do Uỷ ban Nhân dân các địa phương

ban hành còn nặng nề về biện pháp hành chính,

thiếu các chế tài huy động sự tham gia của cộng

đồng trong khai thác ĐNN. Do đó, các văn bản

pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn

và phát triển bền vững ĐNN.

Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN

còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện. Các điều

khoản qui định pháp lý có liên quan đến ĐNN bị

phân tán, chồng chéo trong nhiều văn bản quy

phạm pháp luật khác nhau, thiếu cụ thể, chưa đảm

bảo được tính khoa học và đồng bộ, chưa tính hết

các yếu tố kinh tế - xã hội nên rất khó thực thi hoặc

thực thi kém hiệu quả.

Nhiều thuật ngữ và khái niệm liên quan đến ĐNN

đã không được quy định thống nhất và giải thích

rõ ràng trong các văn bản pháp luật và chính sách

của Việt Nam

b. Về quản lý đất ngập nước

Một trong những thách thức rất to lớn đối với quản

lý, bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN là sự gia

tăng dân số (khoảng 1,32%/năm), mật độ dân số ở

nhiều vùng ĐNN rất cao (ví dụ 276 người/km2

các huyện ven biển), tỷ lệ đô thị hóa nhanh (đến

năm 2010 khoảng 33%) mà không được kiểm soát

hợp lý.

Các nhà quản lý và những người được hưởng

quyền lợi chưa hiểu biết đầy đủ, thấu đáo về chức

năng và giá trị của ĐNN đối với kinh tế, xã hội, sinh

thái, tầm quan trọng của quản lý, bảo tồn dẫn đến

việc sử dụng và ra quyết định liên quan trực tiếp

đến ĐNN còn thiếu tính thực tiễn và tính khả thi.

Hiện nay, quản lý ĐNN ở Việt Nam còn mang tính

đơn ngành, chồng chéo, thiếu phối hợp, thiếu tập

trung, chức năng quản lý ĐNN chưa được phân

định rõ.

Các chính sách về quản lý ĐNN thường không

nhất quán, thiếu tính hệ thống và thường bị thay

đổi theo thời gian nên đã gây ra những tác động

xấu như gây suy thoái, mất mát ĐDSH, ô nhiễm

môi trường.

Thiếu quy hoạch tổng thể quản lý ĐNN, các quy

hoạch cụ thể hoặc còn thiếu hoặc không phù hợp

với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng

vùng. Điều đó đã gây ra xung đột môi trường

trong việc sử dụng ĐNN, làm suy thoái tài

nguyên. Các quy hoạch quản lý lãnh thổ, phát

triển kinh tế, giao thông, hồ chứa, thủy lợi, thủy

điện, du lịch làm thay đổi hoặc gây trở ngại cho

việc quản lý ĐNN.

Việc quản lý theo mệnh lệnh hành chính từ trên

xuống thường khó huy động và khuyến khích

được sự tham gia và quyền tự chủ của cộng đồng.

Thiếu cơ sở dữ liệu ĐNN Việt Nam đồng bộ, hệ

thống, độ tin cậy cao, dễ cập nhật và sử dụng.

Các vùng ĐNN có giá trị cao vẫn chưa được quy

hoạch bảo tồn và quản lý có hiệu quả. Theo thống

kê của Cục Bảo vệ Môi trường năm 2001, "Các

vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và

môi trường cao", nhiều vùng ĐNN chưa có chính

sách quản lý, bảo tồn phù hợp

Đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển bền

vững ĐNN chưa tương xứng với tiềm năng và giá

trị của nó. Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực,

nghiên cứu khoa học, xây dựng các mô hình phát

triển bền vững ĐNN, cho việc bảo tồn, bảo vệ môi

trường và tài nguyên vùng ĐNN còn ở mức thấp,

không hợp lý, thiếu cân đối.

Việc nghiên cứu và điều tra tổng hợp về ĐNN chưa

đầy đủ, thiếu đồng bộ và tính hệ thống. Đội ngũ

những người nghiên cứu và điều tra tổng hợp về

ĐNN chưa được chú trọng bồi dưỡng và đào tạo.

Các phương pháp nghiên cứu hiện đại chưa được

quan tâm đúng mức để cải tiến, vận dụng vào thực

tiễn Việt Nam. Chưa có được cơ sở dữ liệu đầy đủ

về ĐNN, kiểm kê và đánh giá đáp ứng được yêu

cầu phát triển bền vững cũng như quản lý và bảo

tồn ĐNN.

Nhận thức và kiến thức về quản lý và bảo tồn

ĐNN còn thấp, sự hiểu biết về chức năng, giá trị và

tầm quan trọng của ĐNN còn hạn chế. Công tác

tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ĐNN chưa

được chú trọng, chưa phù hợp với từng đối tượng

khác nhau. ĐNN chưa được đề cập trong các

chương trình giáo dục môi trường.

3.5.3. Một số đề xuất về quản lý đất ngập nước ở Việt Nam

a. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước

b. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hệ thống thể chế quản lý về đất ngập nước

c. Thực thi các biện pháp hỗ trợ cho việc quản lý đt ngập nước

d. Phát triển các biện pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng đất ngập nước

e. Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng cửa sông, ven biển

f. Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý tài nguyên ĐNN

4. Kết luận

4.1. ĐNN Việt Nam rất đa dạng và phong phú về

kiểu loại phân bố rộng khắp các vùng sinh

thái, có giá trị và vai trò to lớn đối với phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xóa đói

giảm nghèo, duy trì và phát triển văn hóa, hạn

chế tai biến, bảo vệ môi trường, duy trì và phát

triển ĐDSH.

4.2. ĐNN Việt Nam là những hệ sinh thái rất nhạy

cảm, kém thích nghi với những thay đổi đột

ngột, dễ mất cân bằng. ĐNN Việt Nam đã và

đang bị suy thoái (môi trường sống, nơi di cư

của nhiều loài sinh vật bị phá huỷ, bị ô nhiễm,

ĐDSH và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy

giảm nghiêm trọng).

4.3. Những thách thức chủ yếu đối với ĐNN Việt

Nam là: dân số gia tăng quá nhanh, phương

thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các

vùng ĐNN và vùng xung quanh; hệ thống

chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN còn

thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện; việc quản lý

thiếu thống nhất, thiếu phối hợp và thiếu tính

liên ngành; khai thác, sử dụng và bảo tồn

ĐNN chưa hợp lý; nguồn vốn đầu tư cho đào

tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, xây dựng

các mô hình phát triển bền vững ĐNN, cho

việc bảo tồn, bảo vệ môi trường và tài nguyên

vùng ĐNN còn ở mức thấp, không hợp lý,

thiếu cân đối; chưa có được cơ sở dữ liệu đầy

đủ về ĐNN, đáp ứng được yêu cầu phát triển

bền vững cũng như quản lý và bảo tồn ĐNN;

nhận thức và kiến thức về quản lý và bảo tồn

ĐNN còn thấp; các quá trình tự nhiên như xói

lở, bão lũ, cháy rừng, mặn hóa, ngọt hóa và do

tác động của toàn cầu hóa, biến động môi

trường toàn cầu.

4.4. ĐNN Việt Nam đã và đang trải qua biến đổi

khá mạnh theo các xu thế sau đây:

a. Số lượng kiểu loại và diện tích ĐNN nhân

tạo (hồ thủy điện, thủy lợi, đầm nuôi thủy

sản, ruộng lúa, vùng xử lý nước thải...) tăng

lên, nhưng diện tích các kiểu ĐNN tự nhiên,

đặc biệt là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn

san hô, bãi triều lầy, rừng tràm, hồ tự nhiên

giảm đi ngày càng mạnh.

b. Vai trò, giá trị sử dụng ĐNN đối với phát

triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, hạn

chế tai biến của ĐNN ngày càng tăng.

c. Chất lượng môi trường và hệ sinh thái ĐNN

ven đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi

trồng thủy sản và sản xuất lúa nước, rừng

ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô,... bị suy

thoái ngày càng mạnh, ĐDSH các vùng

ĐNN có xu hướng suy giảm.

d. Các đe dọa đối với ĐNN có xu hướng gia

tăng: thiên tai, chiến tranh, sức ép dân số,

khai thác quá mức và bất hợp lý, bất cập về

phương thức, cơ chế, bộ máy quản lý, thiếu

sự kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế

với bảo vệ tài nguyên, môi trường, ĐNN.

e. Nhận thức về chức năng, giá trị, về bảo tồn

ĐNN ngày càng được nâng lên nhưng còn

xa mới đáp ứng được yêu cầu của sử dụng

khôn khéo và phát triển bền vững ĐNN.

f. Cách tiếp cận, công cụ quản lý ĐNN ngày

càng hiện đại, khoa học, đa dạng hơn. Số

lượng các văn bản pháp luật liên quan tới

ĐNN, số lượng cơ quan, bộ phận quản lý

ĐNN ngày càng tăng, nhưng sự phối hợp,

hiệu lực, tính hiệu quả, tác động tích cực của

hệ thống thể chế, quản lý không tăng tương

ứng và còn khiêm tốn.

g. Số lượng các đề tài, dự án, công trình khoa

học liên quan tới ĐNN tăng mạnh, tiềm lực

khoa học (số lượng cơ quan, số lượng cán

bộ, trang thiết bị,...), nghiên cứu về ĐNN

tăng lên nhưng kết quả nghiên cứu khoa

học về ĐNN chưa được sử dụng và phát

huy hiệu quả.

h. Công tác tuyên truyền giáo dục về ĐNN

ngày càng được chú ý, nhưng công tác đào

tạo chính quy về ĐNN chưa được quan tâm

đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu về

sử dụng, quản lý và bảo tồn ĐNN.

i. Số lượng đề tài, dự án hợp tác quốc tế, số

lượng các cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc

tế liên quan ĐNN mà Việt Nam có tham gia

ngày càng tăng và càng có tác dụng tích cực

cho việc bảo tồn, sử dụng, quản lý ĐNN.

4.5. Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN cần có sự

quan tâm, tham gia của các ngành, các cấp, cần

có một chiến lược quản lý tổng hợp lâu dài cùng

với một khung pháp lý và thể chế phù hợp.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái

ĐNN ở Việt Nam mới chỉ là bắt đầu, rất cần

cần sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức

quốc tế và trong nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #minhvn