cac phan khac
8- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
a/ Nguyên nhân thắng lợi
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, gồm cả chủ quan lẫn khách quan.
Về chủ quan:
Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
Nhờ truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc được khơi dậy và phát huy một cách tối đa, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.
Nhờ có miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện kịp thời về sức người sức của, tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng cả hai miền.
Về khách quan:
Cuộc kháng chiến thắng lợi cũng nhờ có sự phối hợp chiến đấu, tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương, góp phần làm nên thắng lợi của mỗi nước.
Có sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCH khác.
Có sự hậu thuẫn của phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt nam của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình.
b/ Ý nghĩa lịch sử
Đối với dân tộc:
Đây là một thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, giải phóng trọn vẹn miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, kết thúc 21 năm chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám.
Thắng lợi này đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của thực dân, đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
Thắng lợi đó mở ra một kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên XHCN.
Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam.
Đối với quốc tế:
Thắng lợi của Việt Nam là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ, tác động mạnh đến nội tình nước Mỹ và cục diện thế giới.
Đây là một thắng lợi có tính có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Nixon, đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và đồng minh, thu hẹp và làm yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc.
Bài 10 - CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
Sử 12 -Bài 10 - CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
1. Nguồn gốc và đặc điểm:
a. Nguồn gốc:
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…
- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
b. Đặc điểm:
- Khoa học- kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật.
- Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất , là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
2. Những thành tựu tiêu biểu :
a. Thành tựu:
- Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh…, con người đã ứng dụng cải tiến kỹ thuật , phục vụ sả xuất và cuộc sống .Tạo cơ sở lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức. (3-1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính ,tháng 4-2003 công bố “Bản đồ gen người “, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y )
- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot...
- Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…
- Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn)…
- Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh.
- Nông nghiệp : tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp : cơ khí hóa , điện khí hóa .. lai tạo giống mới , không sâu bệnh , nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói .
- Giao thông vận tải – Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, … truyền hình trực tiếp, điện thoại di động .
- Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…, phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957); con người bay vào vũ trụ (1961); con người đặt chân lên mặt trăng ( 1969).
- Công nghệ thông tin phát triểm và bùng nổ mạnh trên toàn cầu , mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội.
b. Tác động:
* Tích cực:
- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.
- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.
II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ.
1. Xu thế toàn cầu hóa từ sau chiến tranh lạnh :xuất hiện vào thập niên 1980.
a. Bản chất
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.( giá trị trao đổi tăng lên 12 lần )
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu .
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
c. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:
* Tích cực:
- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tiêu cực:
- Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
BÀI 26 – ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986- 2000)
I. Đường lối đổi mới của Đảng
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
*Trình bày hoàn cảnh nước ta tiến hành đổi mới ?
a) Hoàn cảnh trong nước :
Qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ta đạt được những thành tựu đáng kể song gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế - xã hội.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
b) Hoàn cảnh thế giới :
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, trở thành xu thế thế giới.
Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
*Trình bày nội dung cơ bản của đường lối đổi mới ở nước ta, được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển ở Đại hội VII và các đại hội sau ?
- Nội dung :
Đổi mới về kinh tế : xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề... phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường ; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đổi mới về chính trị : xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân ; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc...
II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990
*Trình bày những những thành tựu cơ bản và các yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 - 1990 ?
- Thành tựu :
+ Về lương thực- thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn, đến năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
+ Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
+ Kinh tế đối ngoại được mở rộng hơn trước, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
- Những khó khăn - yếu kém : kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ...chưa được khắc phục.
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 - 1995
*Trình bày những những thành tựu cơ bản và các yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 ?
- Những thành tựu :
+ Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 8,2%.
+ Trên lĩnh vực tài chính, lạm phát bị đẩy lùi xuống mức 12,7% (1995).
+ Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD; quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận nhiều thị trường mới.
+ Về đối ngoại, mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây : bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập tổ chức ASEAN (7-1995).
- Hạn chế : lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu....
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000
*Trình bày những thành tựu cơ bản và yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1996 - 2000 ?
- Thành tựu :
+ Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng hằng năm là 7%; công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5%; nông nghiệp là 5,7%.
+ Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ.
- Khó khăn, tồn tại :
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
+ Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
+ Tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục triệt để.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro