Các lỗi phần cứng thường gặp và cách xử lý!!!
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy.Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp.Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.
Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
Bài này, chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.
2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hong
5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.
7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.
9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.
10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
BIOS PHOENIX
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.
(Theo PC World VN)
Những lỗi thường gặp trong máy tính thường do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng về cơ bản có hai nguyên nhân chính đó là do lỗi phần cứng và lỗi phần mềm, trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới một số nguyên nhân cơ bản thường gây ra lỗi phần cứng đồng thời đưa ra một số cách khắc phục để các bạn tham khảo.
1. Máy hay tự động Reset:
Nguyên nhân:(1)Ram bị lỗi (2)Lỗi phần mềm.
2. Máy hay treo, tự động tắt nguồn:
Nguyên nhân: (1)CPU quá nóng, (2)Nguồn lỗi, (3) Main bị hỏng, (4)Ram bị lỗi
3. Không vào Win được:
Nguyên nhân: (1)Ram bị lỗi, (2) Lỗi OS (hệ điều hành), (3)Lỗi ổ cứng (HDD )
4. Khó khởi động, phải bấm nhiều lần hoặc rút dây diện rồi mới khởi động được: Nguyên nhân: (1)Nguồn bị lỗi, (2) Mainboad bị hỏng, (3)Công tắc nguồn bị hỏng, chập.
5. Máy chạy chậm:
Nguyên nhân: (1)Ngoài lỗi thông thường do virut, (2)USB , (3)Lỗi HDD
6. Có nguồn vào nhưng không khởi động được chỉ có âm thanh phát ra:
Nguyên nhân: (1)Ram , (2) Card màn hình.
7. Không nhận HDD:
Nguyên nhân:(1)Lỗi HDD, (2)Nguồn lỗi ,(3) Cáp dữ liệu
8. Không khởi động được: Ngoài (1) Ram, (2)Card màn hình, (3)nguồn, (4)Main còn có (10) lỗi không xác định (Nghĩa là sau khi khắc phục mà cũng chẳng biết lỗi ở đâu khi đụng chạm một hồi nó chạy)
Nếu bạn gặp một hoặc nhiều lỗi trên thực hiện kiểm tra và khắc phục theo thứ tự bên dưới. Nếu vấn đề không được giải quyết bạn nên kiểm tra bước tiếp theo.
Cách khắc phục:
1. Ram bị hỏng: Ram gây ra rất nhiều lỗi như khởi động lại, treo máy, chương trình chạy bị lỗi, không khởi động hay vào Win được.
Khắc phục: Tháo Ram ra lau chùi sạch và cắm lại thật chặt. Nếu có 2 RAM thì bạn chạy thử 1 thanh. Nếu vẫn treo đổi cây kia. Có thể một trong 2 thanh bị lỗi. Nếu có điều kiện thay thử RAM khác xem nó bình thường hay không. Nếu vẫn bị vấn đề cũ thì có nghĩa là không phải do RAM.
2. Lỗi phần mềm: Lỗi này thường do xung đột phần mềm gây ra, nhất là các phần mềm diệt virus cái này vô safe mode rồi gỡ bỏ một số chương trình ra reset là được. hoặc download các hotfix của hệ điều hành về cài lên vá lỗi hoặc cài Update OS.
3. CPU quá nóng sẽ dẫn đến treo máy, hay tắt nguồn: Quạt CPU chạy không tốt hay bộ tản nhiệt tiếp xúc kô tốt với CPU. Bạn có thể vào CMOS để kiểm tra nhiệt độ CPU, Main thế nào. Nếu nhiệt độ dưới 50 là tốt. 50-60 bình thường. 60-65 hơi nóng và thông thường nếu vào Win có thể lển tới 75-90C là máy tự động tắt đột ngột tùy theo cấu hình của máy... Nếu trên 65C thì máy thường xuyên treo bạn nên thổi sạch bụi và gắn chặt lại, nên bôi thêm keo tản nhiệt để tăng tiếp xúc. Nếu không được thì mua quạt mới.
4. Nguồn lỗi: Nguồn lỗi đôi khi khiến máy không khởi động được, không nhận CD hay HDD (Nhiều người vội đỗ lỗi cho HDD khi thấy không nhận mà quên mất 30-40% là lỗi do nguồn. Nếu lỗi gây nên tình trạng không nhận HDD hay CDROM thì bạn thử đôi dây cắm nguồn khác còn dư hay bỏ các dây cắm không cần thiết như CDROM thử vấn đề có giải quyết không. Trong trường hợp bạn kết luận do nguồn thì nên thay nguồn mới.
Cách kiểm tra nhanh xem nguồn có còn chạy tốt hay không?
• Chập chân lệnh P.ON xuống Mass (dùng sợi thiếc đấu dây mầu xanh lá cây vào một dây mầu đen)
• Cấp điện cho bộ nguồn và quan sát quạt
• Nếu quạt quay tít là nguồn đã hoạt động tốt
5. Main hỏng: Do tụ bị phồng lên bạn mở máy ra xem có cái tụ nào trong Main bị phồng lên hay không. Tụ bị phồng hay làm cho máy khó khởi động hay bị tắt đột ngột. Đôi khi tụ bị phồng một chút vẫn chạy tốt nhưng nếu bị thế này thì nên thay tụ mới hoặc mua Main mới để thay thế.
6. Lỗi HDD: Không nhận HDD, Windows hay tự khởi động lại, máy đọc quá chậm: Bạn nên kiểm tra cáp dữ liệu nối Main và ổ cứng đồng thời kiểm tra vấn đề về Viruts có thể GHOST hoặc cài lại Windows. Nếu HDD có phát ra tiếng kêu thì bạn nên backup dữ liệu để đề phòng dữ liệu bị mất. kiểm tra xem ổ cứng có bị bad hoặc bị phân mảnh nhiều không nếu bị phân mảnh thì có thể dùng một số chương trình như: Disk Defragmenter, Advanced Defrag, Ainvo Disk Defrag…..Nếu sửa bad ổ cứng thì có thể dùng chương trình HDD Regenerator có thể xem cách sửa chi tiết theo đường dẫn
http://www.buaxua.vn/Phan-mem/Cach-sua-loi-Bad-Sector-cua-dia-cung-bang-HDD-Regenerator.html hoặc có thể dùng chương trình Flobo Hard Disk Repair
download: http://www.floborecoverysoft.com/FloboHardDiskRepair.exe
7. Lỗi giao tiếp USB: Một số thiết bị gắn vào qua giao tiếp USB có thể không tương thích gây tình trạng khởi động rất chậm hoặc không vào WIN được( một số máy PC khi cắm USB Flash vào thì không khởi động được) Cách đơn giản là rút nó ra khởi động xong thì tiếp tục cắm vào để sử dụng, hoặc thực hiện cài update driver cho thiết bị đó.
8. Lỗi Card màn hình: Lỗi này có thể làm máy không khởi động được, màn hình bị nhiễu, hay lỗi khi chơi games. Tháo ra, vệ sinh sạch và gắn chặt lại(nếu là card rời).Nếu card onboard thì phải sửa chữa lại main. Sau đó nhớ Update driver .
9.Lỗi không xác định: Sau khi thử mọi cách mà bạn vẫn không biết do đâu (trường hợp máy không động tĩnh gì hết) Bạn thử làm theo cách sau. Bạn thử rút hết tất cả các dây trên Main ra bao gồm cả nguồn, lấy Pin CMOS ra và clear cmos luôn càng tốt .Từng bước cắm lại những thứ cơ bản nhất cho máy tính hoạt động(RAM,CHIP,Card Màn hình).Cắm trước một thanh RAM (máy chỉ có VGA rời thì cắm vào luôn) khởi động lại nếu tốt thì cắm các RAM còn lại, nếu còn các dây khác như USB, CDROM, HDD lần lượt cắm tiếp tục(nhớ phải tắt nguồn trước khi cắm thêm một thiết bị vào).
Việc thực hiện các bước trên có thể giải quyết được 70-80% hầu hết sự cố.
Chúc các bạn thành công!
Đỗ Thế Dũng
Lỗi “[Tên chương trình] has caused an error in Kernel32.dll”
Có nhiều cách thông báo khác nhau mà lỗi kernel32.dll có thể biểu hiện trong máy bạn. Nhiều chương trình phần mềm khác nhau có thể gây ra lỗi kernel32.dll trong Windows, sau đây là vài thông báo lỗi thường gặp nhất:
- “Explorer caused an invalid page fault in module Kernel32.DLL
- "Iexplore caused an invalid page fault in module Kernel32.DLL”
-"Commgr32 caused an invalid page fault in module Kernel32.dll”
-"Error in Kernel32.dll”,
- "[PROGRAM NAME] has caused an error in Kernel32.dll"
Lỗi kernel32.dll xuất hiện khi Windows khởi động, khi mở chương trình, khi chương trình chạy hay đóng, hay bất cứ khi nào dùng Windows.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi kernel32.dll. File kernel32.dll liên quan đến việc quản lý bộ nhớ trong Windows. Khi Windows khởi động, file kernel32.dll được load vào một vùng nhớ được bảo vệ nên các chương trình khác không dùng cùng vùng nhớ đó. Lỗi "invalid page fault" kèm theo có nghĩa là một chương trình khác (hay nhiều chương trình) đang cố truy cập vào cùng vị trí trong bộ nhớ của máy tính.
Khắc phục
1. Khởi động lại máy.
2. Nếu lỗi "invalid page fault in module kernel32.dll" chỉ xảy ra khi sử dụng một phần mềm nào đó thì lỗi do phần mềm đó. Hãy xóa nó đi và cài lại.
Hãy chắc chắn cài các service pack hay các bản patch cho chương trình. Một trong số chúng có thể giải quyết vấn đề. Nếu cần, đừng sử dụng một chương trình nào đó nếu nó là nguyên nhân gây ra vấn đề.
3. Bạn có lưu các file DLL trên desktop ? nếu có hãy xóa chúng đi.
4. Quét virus. Vài loại virus cụ thể gây ra lỗi này.
5. Nâng cấp các driver của các phần cứng có liên quan đến lỗi kernel32.dll. Ví dụ, lỗi kernel32.dll xuất hiện khi bạn in, hãy nâng cấp driver của máy in. Nếu bạn nghi ngờ driver cần nâng cấp nhưng không chắc nên bắt đầu từ đâu hãy nâng cấp driver của card video.
6. Giảm gia tốc phần cứng trên card video.
7. Thiết lập lại các định dạng phần cứng mà nhà sản xuất khuyến cáo.
8. Kiểm tra hệ thống bộ nhớ. Lỗi kernel32.dll có thể là dấu hiệu cho thất p0haanf cứng không liên kết được với bộ nhớ.
9. Thực hiện việc vài sửa chữa Windows XP.
10. Cài lại Windows XP. (nên sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành)
11. Cuối cùng, nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng mà cài mới Windows XP.
Lỗi “Hal.dll is Missing or Corrupt”
Có nhiều cách khác để thông báo mất hay hỏng file hal.dll, danh sách dưới đây là một trong những cách phổ biến nhất:
"Windows could not start because the following file is missing or corrupt:
\system32\hal.dll.
Please re-install a copy of the above file."
Winnt_root>\System32\Hal.dll missing or corrupt:
Please re-install a copy of the above file."
"Cannot find \Windows\System32\hal.dll"
"Cannot find hal.dll"
Lỗi mất hay hỏng file hal.dll hiện ra không lâu sau khi máy tính khởi động. Windows XP không load đầy đủ khi thông báo lỗi này xuất hiện.
Nguyên nhân: Việc này có thể do hỏng file hal.dll hoặc file bị xóa hoặc bị di chuyển. Ngoài ra còn có thể do mất file boot.ini hay ổ cứng bị hỏng.
Khắc phục
1. Khởi động lại máy, lỗi file hal.dll có thể chỉ là sự cố tạm thời.
2. Kiểm tra lệnh boot trong BIOS. Nếu gần đây bạn thay đổi lệnh boot hay BIOS bị cháy, đó có thể là nguyên nhân.
3. Chạy Windows XP Restore System từ lệnh nhắc. Nếu không có kết quả hay bạn nhận thông báo lỗi hal.dll trước khi hoàn tất quá trình này thì hãy chuyển sang bước tiếp theo.
4. Sửa chữa hoặc thay thế file boot.ini, việc này có kết quả nếu nguyên do là tại file boot.ini chứ không phải hal.dll.
5. Tạo một khu vực boot khác trong Windows XP. Nếu khu vực boot bị hỏng hay không được định dạng chính xác bạn có thể nhận thông báo lỗi hal.dll.
6. Phục hồi file hal.dll từ Windows XP CD. Nếu file hal.dll là nguyên nhân, phục hồi nó từ Windows XP CD có thể có hiệu quả.
7. Thực hiện cài đặt sửa chữa Windows XP. Việc này sẽ thay thế bất cứ file hỏng hay mất nào.
8. Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi hal.dll, thực tế là bạn phải sao lưu dữ liệu và phục hồi sau.
Nếu bạn không thể truy cập file để sao lưu, hãy tháo ổ cứng và tiến hành sao lưu trên 1 máy tính khác.
9. Cuối cùng, nếu tất cả đều thất bại, kể cả việc cài lại, bạn chắc chắn đang đối mặt với vấn đề về ổ cứng. Hãy thay ổ cúng và cài mới Windows XP.
Lưu ý: Những cách khắc phục này chỉ áp dụng cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP Professional và Windows XP Home Edition.
Lỗi ”Unknown Hard Error C:\Winnt\System32\Ntdll.dll”
Có nhiều cách khác để lỗi ntdll.dll xuất hiện trong máy tính của bạn. Lỗi ntdll.dll có thể do một số nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng thông thường sẽ có thông báo như sau:
- "STOP: 0xC0000221 unknown hard error C:\Winnt\System32\Ntdll.dll"
- "STOP: C0000221 unknown hard error \SystemRoot\System32
tdll.dll"
- "AppName: [PROGRAM NAME] ModName: ntdll.dll"
- "[PROGRAM NAME] caused a fault in module NTDLL.DLL at [ANY ADDRESS]"
- "Crash caused in ntdll.dll!"
- "NTDLL.DLL Error!"
- "Unhandled exception at [ANY ADDRESS] (NTDLL.DLL)"
Lỗi ntdll.dll có thể xuất hiện trước hay sau khi sử dụng chương trình, trong khi chương trình đang chạy, khi Windows tắt hay khởi động, hậm chí trong khi cài Windows.
Nguyên nhân:
Hầu hết lỗi ntdll.dll là do hỏng file ntdll.dll, hỏng ổ cứng hay do vấn đề giữa Windows và các chương trình.
Khắc phục
1. Khởi động lại máy. Lỗi ntdll.dll có thể chỉ là tạm thời, khởi động lại có thể giải quyết vấn đề.
2. Nếu lỗi ntdll.dll chỉ xuất hiện khi khi bạn sử dụng một chương trình phần mềm cụ thể, hãy xóa nó, khởi động lại máy, cài phiên bản mới nhất.
3. Kiểm tra Windows service pack bạn đang chạy và kiểm tra trang web hỗ trợ của Microsoft xem có bản service pack gần hơn không thì cài nó.
4. Lựa chọn tắt các add-on của Internet Exploer. Nếu lỗi ntdll.dll xuất hiện khi bạn khởi động, chạy hay tắt Internet Exploer thì add-on có thể là nguyên nhân. Tắt các add-on, từng cái một, sẽ giúp xác định thủ phạm (nếu có).
Chú ý: Nếu lỗi ntdll.dll liên quan đến Internet Exploer, hãy cài đặt và sử dụng trình duyệt khác như Firefox.
5. Update driver cho các phần cứng. Driver quá hạn có thể gây lỗi ntdll.dll.
6. Kiểm tra bộ nhớ. Lỗi ntdll.dll có thể do một module hỏng trong hệ thống.
7. Thay thế IDE cable nối ổ cứng tới mạch chủ.
8. Cài lại Windows XP. Không nên làm vậy nếu những bước trước không hiệu quả.
9. Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng mà cài mới Windows XP.
Trên đây là tất cả những lỗi mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình sử dụng máy tính. Nếu những phương án giải quyết trên khá phức tạp và ngoài tầm khả năng của bạn, hãy nhờ đến 1 ai có trình độ cao hơn, bởi lẽ tiến hành khắc phục không đúng phương pháp, có thể dẫn đến những lỗi khác nặng nề hơn cho hệ thống của bạn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro