cac loai hinh KD hh
Câu 15: Các loại hình kinh doanh hàng hóa: Ưu, nhược điểm và biện pháp đẩy mạnh kinh doanh.
1. Theo mức độ chuyên doanh :
* Kinh doanh chuyên môn hóa:
- DN chỉ chuyên kdoanh 1 hoặc 1nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạnh thái hoặc tính chất nhất định : kinh doanh xăng dầu, kdoanh xi măng, kdoanh lương thực...
- Ưu điểm:
+ Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường và có thể vươn lên thành kdoanh độc quyền.
+ Trình độ chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao có đkiện để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuât chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh.
+ Có khả năng đào tạo những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân viên kdoanh giỏi.
- Nhược điểm:
+ Trong điều kiện cạnh tranh xu thế tất yếu của thị trường thì tính rủi ro cao.
+ Khi mặt hàng kdoanh bị bất lợi thì chuyển hướng kdoanh chậm và khó đảm bảo cung ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu.
* Kinh doanh tổng hợp:
- DN kdoanh nhiều hàng hóa có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau, kdoanh không lệ thuộc vào loại hàng hóa hay thị trường truyền thống mà cứ hàng hóa nào có lợi thế là kdoanh: kdoanh của hộ tiểu thương, cửa hàng bách hóa tổng hợp, siêu thị...
- Ưu điểm:
+ Hạn chế được 1số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kdoanh
+ Vốn kdoanh ít bị ứ đọng do mua nhanh, bán nhanh và đầu tư vốn cho nhiều ngành hàng có khả năng quay vòng nhanh, đảm bảo cung ứng đồng bộ cho các nhu cầu.
+ Có thị trường rộng và luôn có thị trường mới, đối đầu với cạnh tranh nên kích thích năng động, sáng tạo và đòi hỏi sự hiểu biết nhiều của người kdoanh và có đkiện phát triển dịch vụ bán hàng.
- Nhược điểm:
+ Khó trở thành độc quyền trên thị trường và ít có đkiện tham gia liên minh độc quyền
+ Do không chuyên môn hóa nên khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng.
* Kinh doanh đa dạng hóa:
- DN kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kdoanh chủ yếu có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất. Đồng thời hoạt động kdoanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau những luôn xác định lĩnh vực kdoanh chiến lược, xương sống.
- Loại hình kdoanh đc nhiều DN ứng dụng vì nó cho phép phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của loại hình kdoanh chuyên môn hóa và kdoanh tổng hợp.
2. Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh:
* Kinh doanh hàng hóa công nghiệp tiêu dùng:
- Hàng công nghiệp tdùng bao gồm các thứ phục vụ việc ăn mặc ở của con người: mặt hàng dệt, đồ điện, thực phẩm, bách hóa phẩm...Mỗi loại hàng hóa nói trên bao gồm nhiều chủng loại, rất đa dạng.
- Thị trường hàng công nghiệp tdùng thường biến động lớn và rất phức tạp, có đặc điểm:
+ Nhiều người mua;
+ Sự khác biệt giữa người tdùng rất lớn ( do khác biệt về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, tập quán sinh hoạt...nên tdùng rất đặc thù và khác biệt nhau)
+ Mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt, phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng =>quá trình tdùng phân tán, chia làm nhiều lần nên bảo quản khó khăn.
+ Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hóa có hệ thống.
+ Sức mua biến động lớn: vì sức mua có hạn và có nhiều hàng tdùng có thể thay thế lẫn nhau nên người tdùng có thể căn cứ vào tình hình nhu cầu và giá cả lên xuống trên thị trường để lựa chọn hàng hóa nên dẫn tới sức mua biến đổi giữa các mặt hàng khác nhau.
* Kinh doanh hàng nông sản:
- Gồm sản phẩm các ngành nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, gia công chế biến: lương thực, dầu ăn, chè, rau quả...
- Đặc điểm: có tính thời vụ; tính phân tán; tính khu vực; tính tươi sống; tính không ổn định
Hàng nông sản rất phong phú và rất chú trọng chất lượng, nơi sx, tiêu thụ phân tán ở khắp nơi nên quan hệ cung cầu rất phức tạp vì vậy muốn kdoanh hàng nông sản cần nắm vững quy luật luân chuyển của chúng: nắm chắc khu vực sx phân tán, tập trung và khu vực trung chuyển để có hướng kdoanh phù hợp người buôn ván và tiêu dùng; nắm hướng và khu vực tiêu thụ hàng nông sản truyền thống để tìm người mua cho người bán; nắm chắc đặc điểm chất lượng thời vụ của hàng hóa nông sản cùng loại được đưa ra thị trường của các khu vực khác nhau.
* Kinh doanh hàng công nghiệp là tư liệu sx:
- Thị trường tiêu thụ tư liệu sx dựa vào sx và phục vụ cho sx
- Người mua chủ yếu là đơn vị công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải...
- Khối lượng mua mỗi lần lớn; người mua biết nhiều về tính năng và giá trị sdụng của các mặt hàng khác nhau, có yêu cầu cao về quy các và nơi sx hàng hóa.
- Kinh doanh tư liệu sx cần đồng bộ ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn cung cấp phụ tùng linh kiện kèm theo.
- Nhiều mặt hàng thuộc nhóm này còn phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
* Kinh doanh tư liệu sx nông nghiệp:
- Tính hình sx và nhu cầu phức tạp, máy móc thiết bị có nhiều kích cỡ và nguồn gốc sx
- Tính thời vụ và thời gian rõ rệt: việc kdoanh tư liệu sx nông nghiệp cần phải đi trước thời vụ
Ngoài ra theo phạm vi hoạt động phân chia kinh doanh thành : kinh doanh nội địa, kdoanh nội bộ ngành, kdoanh quốc tế hoặc theo đối tượng kdoanh có kdoanh hàng hóa, kdoanh dịch vụ...
* Biện pháp thúc đẩy kdoanh( Tăng LN ) : Tăng DT và giảm CP ( CP đầu vào + CP đầu ra )
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro