Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cac khai niem ve benh tam than

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt?

- Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi.

- Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số.

- Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí.

2. Bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì?

Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình.

* Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý.

Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió.

* Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì.

Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề.

Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế).

Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận  với nhau về bệnh nhân.

Các bất thường về hành vi cảm xúc.

- Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm.

- ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân.

Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường.

3. Cần làm gì để giúp đỡ bệnh nhân tâm thần phân liệt?

* Gia đình

- Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên.

- Đưa người bệnh đến với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần để nhận được tư vấn cần thiết của thầy thuốc.

- Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, giờ giấc theo chỉ định của bác sĩ.

- Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do không uống thuốc đều đặn hoặc tự ý cắt thuốc.

- Bệnh sẽ thuyên giảm và ổn định tết nếu được gia đình quan tâm, tạo môi trường thích ứng, dung nạp tốt.

* Những hiểu biết sai lầm cần tránh:

- Cho rằng thuốc tâm thần là loại thuốc ngủ, nay bệnh nhân đã ngủ tốt thì không cần dùng nữa.

- Cho rằng thuốc chữa bệnh tâm thần là thuốc độc, e ngại không sử dụng mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ.

* Cộng đồng

- Cần thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình, không mặc cảm, riễu cợt trêu trọc, ngược đãi.

- Giúp đỡ bệnh nhân có việc làm.

- Giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi gặp tình huống khó khăn.

* Cán bộ y tế

- Định kỳ kiểm tra bệnh, tư vấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lí xã hội, cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh

nhân.

- Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều.

- Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác dụng phụ khi uống thuốc an

thần kinh.

* Đi đâu để được giúp đỡ?

- Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc thành phố.

- Trạm sức khoẻ Tâm thần tỉnh.

- Phòng khám Tâm thần tại các quận,

- Trạm y tế xã, phường.

Các bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ngoại trú miễn phí theo khu vực cư trú./.

Rối loạn đa nhân cách

( Multi Personality Disorder - MPD )

BS Ngô Văn Lương

Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

Rối loạn đa nhân cách là gì?

Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị thực chất là bị MPD.Hiện khoảng 20.000 người Mỹ có biểu hiện mắc chứng này, thậm chí có bệnh nhân phải sống với 300 nhân cách.

Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý như giáo sư P. Spanos, tiến sĩ H. Lief, bác sĩ tâm lý E. Luil lại cho rằng trên thực tế không có căn bệnh đa nhân cách; đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị mà thôi.

Cuộc tranh luận về việc có người đa nhân cách hay không vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán bị rối loạn này ở Mỹ vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây. Các nhà chuyên môn gọi đây là bệnh tâm thần của xã hội Mỹ, vì ở châu Âu có rất ít người được coi là rối loạn đa nhân cách; còn ở các khu vực khác, căn bệnh này hầu như không được nhắc đến.

Rối loạn đa nhân cách biểu hiện như thế nào?

Theo Janet, một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:

·         Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối    người bệnh.

·         Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.

·         Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.

·         Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

·         Tại sao bị rối loạn đa nhân cách?   

Các nhà khoa học theo thuyết đa nhân cách cho rằng: con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của  người đó. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách kém hoặc không phát triển khác.

Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà ẩn núp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới tác động của một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia sẽ trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.

Điều trị rối loạn đa nhân cách bằng cách nào?

Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần nhiều không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu... và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.

Một số bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu bằng cách cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với "phiên bản" của mình và đã đem lại kết quả tốt. Sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn cũng chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.

Có thể dự phòng rối loạn đa nhân cách không?

Tuy nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn chưa rỏ,  nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, biết tiếp nhận và xử lý thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì người ta có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.

( Nguồn: Thế giới mới, Sức khỏe & đời sống )

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

(Attention dificit hyperactivity disorder- ADHD)

BS Ngô Văn Lương

Khoa Tâm Thần BVTW Huế

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn đã được biết đến từ hơn 100 năm trước đây, đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc. Rối loạn này có tỷ lệ mắc khá cao, ở lứa tuổi học sinh cấp I là 3-5% , hay gặp nhất ở 8 – 11 tuổi và tỷ lệ trẻ trai so với trẻ gái là 3/1 ; các triệu chứng thường giảm nhiều và một số mất đi khi đến tuổi trưởng thành. Ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. 

ADHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường là trước 5 tuổi. Các nét đặc trưng chính là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp vói một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt, chúng thường  không được các trẻ khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập. Cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.

ADHD biểu hiện bằng 3 đặc trưng chính:

     - Giảm sự chú ý: biểu hiện bằng sự bỏ dở các hoạt động trong khi chưa hoàn thành nên thường không hoàn thành tốt công việc.  Thường chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác. 

     - Tăng hoạt động: biểu hiện bằng sự hoạt động quá mức, đặc biệt trong những hoàn cảnh đòi hỏi có sự yên tĩnh . Trẻ thường chạy nhảy liên tục, hoặc đứng dây khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên, nói nhiều quá mức và làm ồn ào, hoặc cựa quậy không ngừng trong khi ngồi. 

     -Thiếu kiềm chế: biểu hiện bằng sự thiếu kiểm soát trong các mối quan hệ xã hội, sự dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, sự coi thường các qui tắc xã hội một cách xung động là nét đặc trưng của trẻ có rối loạn này.

Kiểm tra trạng thái tâm thần có thể thấy những dấu hiệu sau:

        + Sự xuất hiện thường xuyên của tăng hoạt động và giảm tập trung. Trẻ em với ADHD có thể biểu hiện hay cựa quậy, không thể ngồi yên, chạy liên tục quanh phòng. Người lớn bị ADHD có thể hay đãng trí, đứng ngồi không yên và hay quên.

        + Cảm xúc thường thích hợp và có thể vui vẻ, nhưng không khoái cảm. Khí sắc bình thường, không ảnh hưởng bởi ADHD.

        + Lời nói có tốc độ bình thường nhưng có thể to hơn. Quá trình suy nghĩ được định hướng với nội dung bình thường.

        + Sự tập trung chú ý giảm, bệnh nhân ADHD có thể gặp khó khăn với những bài tập tính toán và những nhiệm vụ đòi hỏi trí nhớ tạm thời. Sự định hướng, trí nhớ dài hạn, hay ý nghĩ trừu tượng không bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của rối loạn cho đến nay vẫn chưa được biết rỏ. Các bằng chứng đã cho thấy rằng một nguyên nhân duy nhất không thể giải thích được cho rối loạn này.

Trước tiên, rối loạn có thể biểu hiện  với sự tổn thương sinh học hay  loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Những biểu hiện của loạn chức năng theo giả thiết này là những khó khăn trong việc kiểm tra sự tự điều chỉnh, tổ chức quá trình thông tin, sự chú ý, sự phản ứng xã hội và sự kiềm chế thích hợp (Douglas - 1983, Cohalen - 1989).. Tuy nhiên, tổn thương não  trước, trong và sau khi sinh không được chứng minh là có liên quan đến rối loạn này.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ của rối loạn nhân cách chống xã hội, chứng nghiện rượu, lạm dụng ma tuý ở cha và rối loạn phân ly ở mẹ của trẻ ADHD không liên quan trong việc phân biệt những trẻ có và không kèm theo các vi phạm về đạo đức. August và Steward ( 1983 ) thì cho rằng những rối loạn ở cha mẹ được kể ở trên đi kèm với ADHD chỉ khi hội chứng cùng xảy ra với những rối loạn khác. Tuy vậy,  cha của trẻ ADHD thường cũng có biểu hiện tương tự hoặc đã có trong thời thơ ấu. Điều này gợi ý là có yếu tố di truyền.

Zametkin và Rapopoit thì cho rằng chức năng catecholamine và sự điều tiết của nó rất có khả năng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và điều trị ADHD. Một số nghiên cứu lại phát hiện ở trẻ ADHD methylphenidate và dextroamphetamine gây ra việc tiết nhanh nhiều các hóc môn tăng trưởng.

Thomson và cộng sự ( 1989 ) đã phát hiện  mức  chì trong máu cao có khả năng gây các vấn đề về hành vi và nhận thức ở trẻ.

Một số nghiên cứu gần đây sử dụng kỷ thuật chụp cắt lớp có đồng vị phóng xạ ( PET ) đã chứng minh được những thay đổi về phát triển trong suốt thời thơ ấu và vị thành niên  theo mật độ của thụ thể dopamine, lượng máu não và sử dụng glucose ở thùy trán.

Nhiều  nghiên cứu  cũng đã  quan tâm đến các yếu tố tâm lý xã hội. Một số báo cáo chỉ ra sự liên quan giữa stress gia đình và địa vị kinh tế xã hội thấp với tỷ lệ mắc ADHD. Sự hiện diện của tình trạng dễ bị thương tổn sinh học cùng với sự gia tăng ly hôn, cha mẹ làm việc suốt ngày, cha mẹ và thầy cô giáo ít quan tâm chăm sóc có thể làm cho trẻ dễ bị rối loạn hơn trẻ bình thường.

Tóm lại, sự dễ tổn thương sinh học và các yếu tố tâm lý xã hội, môi trường cùng tương tác để tạo ra nguyên nhân, tính phức tạp và hậu quả của rối loạn.

Về điều trị, những nghiên cứu gần đây đã nói lên rằng liệu pháp hoá học có hiệu quả hơn liệu pháp hành vi hay chăm sóc tại cộng đồng. Dùng thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi được cho là hợp lý nhất. Liệu pháp bao gồm :

- Thuốc:

      1.  Methylphenidate ( Ritalin), Dextroamphetamine ( Dexedrin):

           +  Nên bắt đầu với liều lượng thấp nhất và điều chỉnh dần cho phù hợp với hiệu lực lâm sàng và sự dung nạp thuốc. 

           +  Mục đích nhắm tới bao gồm giải quyết xung động, giảm tập trung, khó hoàn thành công việc, tăng hoạt động và giảm chú ý.

           +  Lưu ý không uống thuốc gần lúc đi ngủ vì thuốc có thể gây mất ngủ.

        2. Thuốc chống trầm cảm SSRI (Venlafaxine…), thuốc chống trầm cảm ba vòng (Imipramine, Nortriptyline…)  được sử dụng khi có lo âu, trầm cảm. An thần kinh cũng có thể dùng để làm giảm bớt hoạt động nhưng chú ý đề phòng gây an dịu quá mức.

     - Liệu pháp hành vi: 

        + Có kết quả tốt khi được sử dụng kết hợp với chế độ thuốc hiệu quả.

        + Làm việc với bố mẹ trẻ và nhà trường để thiết lập môi trường có lợi cho sự tập trung và chú ý là cần thiết.

        + Liệu pháp hành vi nhằm giúp trẻ giảm bớt những dự định không chắc chắn và tăng cường sự tổ chức.

     - Đối với người lớn bị ADHD, lao động để làm giảm bớt sự sao lãng và tăng cường kỹ năng tổ chức là việc làm có ích.

     - Việc giáo dục cho người bệnh và các thành viên gia đình họ là rất quan trọng. Khuyến khích việc dùng thuốc, giáo dục việc điều khiển hành vi, tập luyện kỹ năng xã hội và thường xuyên điều chỉnh lại nhận thức. Để chăm sóc trẻ mắc ADHD một cách tốt nhất cần thực hiện các vấn đề sau (theo ý kiến của các chuyên gia thuộc Đại học Michigan):

        1. Hãy chú ý đến những phẩm chất tốt của trẻ và nói cho trẻ biết điều này.

        2. Khi muốn khen ngợi trẻ hãy cho trẻ biết đã làm những hành động nào tốt và bạn rất thích những hành động đó.

        3. Hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ làm việc.

        4. Cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia.

        5. Do thuốc điều trị ADHD có thể ảnh hưởng đến sự ngon miệng của trẻ nên chú ý nấu cho trẻ những bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.

        6. Luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao để ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra do các hoạt động hiếu động thái quá của trẻ.

PHẪU THUẬT TÂM THẦN.

Nhân đọc được thông tin lần đầu tiên trong cả nước , các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định mỗ thành công ca rối loạn tâm thần thể hoang tưởng đăng trên nhiều trang báo điện tử. Chúng tôi lấy làm phấn khởi, thành thật chúc mừng và nhân tiện xin góp một số thông tin về phẫu thuật tâm thần để quí vị độc giả tham khảo.

     Thuật ngữ “phẫu thuật tâm thần” ( Psychosurgery ) đồng nghĩa với “phẫu thuật cắt thuỳ trán trước” được thay thế tốt nhất bằng thuật ngữ “ phẫu thuật hệ Limbic” - là một thủ thuật mở thuỳ não được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1936 bởi nhà thần kinh học Bồ Đào Nha Egas Moniz và ông đã dành được giải Nobel cho phát minh này - Phẫu thuật này được sử dụng điều trị chủ yếu cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, có khoảng 50.000 bệnh nhân ở Mỹ và 10.000 bệnh nhân ở Anh đã được phẫu thuật, nhưng ngày nay không còn được dung trong trường hợp này nữa.

Khác với phẫu thuật mở thuỳ trán trước, các kỷ thuật hiện đại nhằm vào hệ Limbic và các phẫu thuật hay được sử dụng là:

-         Cắt phần chất trắng hệ Limbic, phần tư giữa dưới của thuỳ trán và bó liên hợp hải mã - khứu.

-         Cắt đường dẫn truyền dưới nhân đuôi, cắt phần chất trắng vùng giữa trán ổ mắt phía dưới nhân đuôi.

-         Cắt phía trước của bó liên hợp hải mã - khứu làm ngắt đường dẫn truyền tiếp đến vỏ não liên hợp.

-         Cắt cánh tay trước bao trong.

Hai chỉ định chính của phẫu thuật tâm thần hiện nay là rối loạn ám ảnh cưỡng bức ( OCD) và rối loạn trầm cảm nặng không đáp ứng với các loại trị liệu khác.

Về kết quả : 60 - 80 % bệnh nhân có kết quả tốt và tuỳ theo loại phẫu thuật có thể tốt cho loại rối loạn tâm thần này hơn là hơn là loại rối loạn tâm thần khác ( ví dụ: cắt chất trắng hệ Limbic trong rối loạn ám ảnh cưỡng bức và cắt đường dẫn truyền dưới nhân đuôi trong rối loạn trầm cảm…). Các kỷ thuật hiện nay có tỉ lệ biến chứng muộn thấp hơn các kỷ thuật trước đây, biến đổi nhân cách và động kinh xuất hiện ít hơn 2 trong 200 bệnh nhân được điều trị.

                                                       Bác sĩ Ngô Văn Lương

                                                  Khoa Tâm Thần BVTW Huế

LIỆU PHÁP TÂM LÝ GIA ĐÌNH  

TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT

BS Ngô Văn Lương

Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

     Tâm thần phân liệt là một bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho bệnh nhân không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội nếu không được điều trị sớm và tích cực. Do vậy, điều trị  tâm thần phân liệt phải được tiến hành tích cực và toàn diện nhằm mục đích cắt cơn loạn thần, chống tái phát và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

      Liệu pháp tâm lý gia đình nhằm mục đích động viên, khuyến khích và hướng dẫn người nhà bệnh nhân tham gia hỗ trợ điều trị và chăm sóc cùng các bác sĩ, điều dưỡng để giúp cho bệnh nhân phục hồi tốt chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập với cộng đồng và làm giảm nguy cơ tái phát.

     Để hỗ trợ điều trị và chăm sóc có hiệu quả cần phổ biến cho người nhà bệnh nhân nắm vững và thực hiện tốt các nội dung sau:

     1. Nắm được các biểu hiện của bệnh và cách giải quyết

-         Bệnh nhân có hoang tưởng

·        Lắng nghe, quan tâm và từ chối một cách dứt khoát

·        Không cần cố gắng giải thích cho bệnh nhân thấy sai

·        Loại bỏ các yếu tố có thể làm gia tăng hoang tưởng

-         Bệnh nhân có ảo giác

·        Không cần thảo luận về sự không có thật của ảo thanh

·        Cần nói rỏ đó chỉ là cảm nhận riêng của bệnh nhân mà thôi

·        Khuyên bệnh nhân: lờ đi, không lắng nghe, không làm theo, báo với bác sĩ, đôi khi phải chấp nhận

-         Bệnh nhân thỉnh thoảng nói những câu vô nghĩa

·        Đừng cố gắng lắng nghe và tìm hiểu nội dung

·        Không trêu chọc hay bắt chước

·        Động viên bệnh nhân tham gia các sinh hoạt khác

-         Bệnh nhân gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác

·        Bảo bệnh nhân viết ra hoặc diễn đạt bằng các hình thức khác

·        Khi nói chuyện đôi khi bệnh nhân tỏ ra thờ ơ thì tốt nhất đừng bận tâm và cứ tiếp tục nói chuyện

-         Bệnh nhân không thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản

·        Chỉ dẫn cho bệnh nhân ở những nơi yên tỉnh để tránh xao lãng vì những kích thích khác

·        Nên thực hiện từng vấn đề một

-         Bệnh nhân không thể tập trung chú ý

               Trấn an bệnh nhân khả năng này sẽ có lại theo thời gian

-         Bệnh nhân thường quá bận tâm về những điều không quan trọng

               Nên bố trí cho bệnh nhân làm việc, sinh hoạt, tránh để nhàn rỗi

-         Bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên

·        Giải thích, trấn an bệnh nhân

·        Làm giảm các sang chấn nếu có

·        Đừng ngăn cản mà nên đi cùng bệnh nhân

·        Báo bác sĩ để xử trí

-         Bệnh nhân có cảm xúc không ổn định, dễ thay đổi

·        Đừng biểu lộ những cảm xúc không tốt trước bệnh nhân

·        Đừng đặt bệnh nhân trước các tình huống quá kích thích

-         Bệnh nhân hung bạo

·        Nên giữ yên lặng, đừng tranh cải

·        Tạo không gian riêng tư và an toàn về tâm lý cho bệnh nhân

·        Tránh trêu chọc, thách thức, lăng mạ bệnh nhân

·        Không nên tiếp cận bệnh nhân quá gần

·        Khi có hành vi bạo lực xảy ra: đừng tỏ ra sợ sệt khi bệnh nhân doạ dẫm, giữ an toàn cho bệnh nhân, can thiệp một cách cứng rắn và kêu gọi trợ giúp nếu cần, báo cho bác sĩ biết để xử trí

-         Bệnh nhân thoái lui khỏi xã hội, sống tách biệt

·        Cần kiên trì động viên, khích lệ bệnh nhân sinh hoạt, lao động

·        Nên lập cho bệnh nhân kế hoạch lao động, sinh hoạt hàng ngày

-         Bệnh nhân trầm cảm

·        Gần gũi, động viên, nâng đỡ bệnh nhân

·        Theo dỏi, phát hiện ý tưởng tự sát

·        Nên giúp bệnh nhân so sánh tình trạng của mình hiện tại với trước đây, đừng so sánh với người bình thường khác

-         Bệnh nhân vô cảm, không chịu hoạt động

·        Tạo cho bệnh nhân những hoạt động mới, làm quen với những người mới

·        Nhắc nhở cho bệnh nhân biết trách nhiệm của họ đối với những hoạt động hàng ngày

·        Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động quan hệ xã hội

-         Bệnh nhân có tính do dự, hai chiều

·        Tránh quyết định giúp cho bệnh nhân trong tất cả mọi việc

·        Tôn trọng, khuyến khích khả năng tự quyết định của bệnh nhân

2. Thái độ của các thành viên trong gia đình như thế nào là phù hợp?

       Tôn trọng, thương yêu, chấp nhận để giúp bệnh nhân xây dựng lòng tự tin và niềm vui trong cuộc sống

3. Nói chuyện với bệnh nhân nên như thế nào?

     - Nói những câu ngắn, đơn giản, rỏ ràng bằng sự thông cảm

     - Cho phép bệnh nhân không trả lời hoặc suy nghĩ lâu trước khi trả lời

     - Hãy lắng nghe dù bệnh nhân nói những điều vô nghĩa

4. Nên tạo không khí gia đình như thế nào?

     - Các thành viên trong gia đình không nên tỏ ra mình là người hy sinh cho bệnh nhân

     - Đừng biểu lộ sự thương hại hay quá đòi hỏi ở bệnh nhân

     - Tranh thủ sự giúp đỡ của bà con và của cộng đồng

     - Tổ chức và tham gia các hoạt động thú vị khác để tránh quá bận tâm về bệnh nhân

5. Những gì nên động viên, khuyến khích bệnh nhân?

     - Tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia các hoạt động và đừng giận dữ khi bệnh nhân từ chối

     - Khuyến khích bệnh nhân ăn chung với gia đình, ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh

     - Nhắc nhở bệnh nhân chăm lo vệ sinh cơ thể, tự giặt giũ, lau phòng…

     - Khuyến khích bệnh nhân vận động, luyện tập thể dục thể thao

     - Khuyến khích bệnh nhân hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia

     - Khuyến khích bệnh nhân thực hiện theo một số quy định trong gia đình

     - Về vấn đề tình dục nên được thảo luận và giải quyết phù hợp, trao đổi cởi mở về vấn đề ngừa thai

6. Người thân của bệnh nhân cần được trợ giúp về những vấn đề gì?

     - Tìm hiểu về bệnh tâm thần phân liệt

     - Chia sẻ kinh nghiệm cùng các người thân của bệnh nhân khác 

THẦY THUỐC CŨNG CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH.

BS Ngô Văn Lương

Khoa Tâm Thần - Bệnh viện TW Huế

       Do không nắm vững kiến thức về tâm lý y học, đặc điểm nhân cách của  bệnh nhân, tác động của tâm thần đến cơ thể... dẫn đến một số nhân viên y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân có những lời nói, thái độ ứng xử không thích hợp gây hiểu nhầm cho bệnh nhân và người nhà của họ, làm không những ảnh hưởng đến y đức mà đôi khi còn gây tác hại cho sức khoẻ, gây thêm bệnh tật hay làm hạn chế kết quả điều trị.

      Chúng ta, ai cũng biết lời nói và thái độ của người thầy thuốc có tác động rất lớn đến nhận thức của bệnh nhân. Một lời nói hay một cử chỉ nhỏ của người thầy thuốc có thể làm cho bệnh nhân khỏi bệnh hay làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí làm cho một người không có bệnh trở thành có bệnh.

      Bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenia) hay còn gọi là bệnh y sinh hiện nay được xem như là tất cả những triệu chứng mới xuất hiện do những sơ xuất trong quá trình điều trị. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến những tai biến liên quan đến lời nói và thái độ không đúng của người thầy thuốc mà thôi.

      Đây là một loại bệnh hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc biến chứng của một bệnh cơ thể sẳn có xuất hiện do lời nói hay thái độ không đúng về mặt tâm lý của người thầy thuốc làm ảnh hưởng đến bệnh nhân. Bệnh nhân mắc loại bệnh này thường là những người có nhân cách yếu, dễ bị ám thị.

      Những lời nói và thái độ như thế nào có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh?

-         Không có bệnh lại chẩn đoán là có bệnh, bệnh lành tính lại chẩn đoán thành bệnh ác tính...(chẩn đoán sai)

-         Bệnh có thể chữa khỏi lại bảo là bệnh không chữa khỏi hoặc sẽ trở thành mạn tính hoặc bệnh có tiên lượng xấu (tiên lượng quá mức)

-         Gợi ý quá nhiều về một triệu chứng không có ở bệnh nhân (hỏi bệnh vụng về)

-         Khi khám quá chú ý đến một cơ quan hay bộ phận nào đó làm bệnh nhân nghi ngờ là mình bị bệnh nặng ở cơ quan hay bộ phận ấy (thăm khám vụng về)

-         Cho thuốc bao vây, dùng nhiều thuốc trợ lực làm bệnh nhân nghĩ rằng mình có bệnh rất nặng (dùng thuốc không đúng bệnh)

-         Thầy thuốc thể hiện sự lo lắng, băn khoăn qua nét mặt, thái độ làm cho bệnh nhân lo lắng, sợ hãi (cử chỉ, thái độ vụng về)

-         Giảng trước mặt bệnh nhân về những triệu chứng có trong sách báo nhưng không có ở bệnh nhân. Phổ biến những bài viết về y học không cẩn thận, chính xác làm bệnh nhân hiểu nhầm...( ám thị cho bệnh nhân)

Bệnh có thể gây những tác hại gì?

-         Do bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi làm cho bệnh diễn biến phức tạp.

-         Do tính tự ám thị có thể xuất hiện các triệu chứng mới, làm cho bệnh cảnh trở nên phức tạp dẫn đến khó chẩn đoán và điều trị.

-         Có thể gây các trạng thái phản ứng kéo dài và khó điều trị.

-         Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh y sinh ngày càng cũng cố gây khó khăn trong điều trị.

-         Tác hại xấu nhất là bệnh nhân tự sát do quá bi quan, chán nản về chứng bệnh không hề có của mình.

Làm thế nào để khỏi gây ra bệnh y sinh?

-         Với những chẩn đoán chưa chính xác, còn tranh luận thì không nên cho bệnh nhân biết.

-         Hết sức thận trọng khi trả lời về tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.

-         Không cho bệnh nhân xem hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm nếu không cần thiết.

-         Hết sức tránh gợi ý quá nhiều về một triệu chứng muốn tìm thấy ở bệnh nhân khi hỏi và khám bệnh.

-         Cho thuốc hợp lý, không dùng thuốc khi không cần thiết.

-         Không nên giảng dạy ngay bên giường bệnh để cho bệnh nhân nghe được những điều giảng về bệnh của bệnh nhân.

-         Phải biết kìm chế cảm xúc khi tiếp xúc với bệnh nhân, không để lộ ra những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, buồn rầu...làm cho bệnh nhân có thể hiểu nhầm.

-         Lúc tiếp chuyện cũng như tư vấn về bệnh tật tránh nói ra những sự kiện có tác động xấu đến tinh thần của bệnh nhân.

Làm gì khi phát hiện bệnh nhân mắc bệnh y sinh?

-         Khám xét cẩn thận về lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt chắc chắn với một bệnh thực thể.

-         Áp dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp một cách tích cực, kiên trì cho từng đặc điểm nhân cách và từng chứng bệnh.

(Viết theo Bài giảng Tâm thần học của GS Nguyễn Việt)

TẠI SAO LẠI KHOE “CỦA QUÍ”?

                                                                  BS Ngô Văn Lương

                                                   Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

         Có người hỏi tôi tại sao thỉnh thoảng ra đường lại gặp người đem khoe “của quí”của mình trước mặt mọi người, thậm chí có người còn dùng đèn pin chiếu vào để người khác nhìn được rõ hơn.

         Xin được trả lời nếu không phải để cố tình đùa tí chơi thì đó là những người mắc chứng loạn dục phô bày, là một trong những hình thức loạn dục hay lệch lạc tình dục mà biểu hiện bằng người bệnh say mê tìm kiếm một phương thức hoạt động tình dục đặc biệt nhằm đạt được sự cực khoái thay vì hình thức giao hợp bình thường. Nguyên nhân gì dẫn đến rối loạn này thì cho đến nay vẫn chưa rõ, có ý kiến cho là do căn nguyên tâm lý, ý kiến khác thì cho là do rối loạn nhân cách.

        Loạn dục (paraphilia) thường được thể hiện dưới những hình thức sau:

 -    Loạn dục đồng giới (homosexual): còn gọi là đồng tính luyến ái, đó là dạng say mê tình dục với người đồng giới, ở nam là loạn dục đồng giới nam và thường thoả mãn tình dục bằng cách giao hợp qua đường hậu môn (loạn dục hậu môn- paederastia), ở nữ  là loạn dục đồng giới nữ  (lesbianism – theo tên gọi của đảo Lesbos, nơi mà nữ thi sĩ Hy lạp Sapho đã sống và bị kết tội loạn dục đồng giới) và thường thoả mãn tình dục bằng cách cọ xát bộ phận sinh dục ngoài với nhau. Hiện nay một số nước trên thế giới không còn xem hình thức này là loạn dục nữa.

-    Loạn dục phô bày (exhibitionism): thoả mãn tình dục bằng cách phô bày bộ phận sinh dục của mình cho người khác giới thấy và thường có kết hợp với thủ dâm (onanism).

-    Loạn dục cải trang (transvestism): thoả mãn tình dục bằng cách mặc quần áo của giới đối lập.

-     Loạn dục gây đau (sexual sadism – theo tên của hầu tước De Sad): thoả mãn tình dục khi gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho người cùng hoạt động tình dục.

-    Loạn dục chịu đau (sexual masochism – theo tên của nhà văn Áo Sacher Masoch): thoả mãn tình dục khi được người cùng hoạt động tình dục gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

-    Loạn dục nhìn trộm (voyeurism): thoả mãn tình dục bằng cách nhìn trộm người khác hoạt động tình dục hoặc nhìn trộm bộ phận sinh dục của người khác và thường có kết hợp với thủ dâm.

-    Loạn dục cọ xát (frotteurism): thoả mãn tình dục bằng cách cọ xát bộ phận sinh dục của họ vào những người khác giới không quen biết hoặc sờ mó vào bộ phận sinh dục của những người ấy.

-    Loạn dục với đồ vật (fetichism): thoả mãn tình dục với các đồ vật vô tri vô giác, thường gặp là quần áo hoặc đồ lót của phụ nữ, đôi khi là đồ da hoặc cao su. Vì thế đôi khi họ ăn cắp đồ lót của phụ nữ.

-    Loạn dục với trẻ em (pedophilia): thoả mãn tình dục bằng cách đụng chạm hoặc hoạt động tình dục với trẻ em.

-     Loạn dục với người già (gerontophilia)

-    Loạn dục với súcvật (sodomia – theo một truyện trong kinh thánh về những thị dân ở thành phố Sodoma)

         Cách điều trị loạn dục được lựa chọn hiện nay bao gồm liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi (cognitive-behaviour therapy)và hoá liệu pháp.Liệu pháp nhận thức nhằm thay đổi niềm tin và thái độ có liên quan với sự thiếu đồng cảm của bản thân, với tác động của hành vi mà họ gây ra trên nạn nhân và các kỷ năng kìm chế xung động. Liệu pháp hành vi được sử dụng trước đây là kích thích gây ghét sợ (thường bằng cách sốc điện nhẹ vào ngón tay hoặc cẳng tay khi người bệnh đang cảm hứng với kích thích loạn dục), hiện nay phương pháp giải cảm ứng có hệ thống (systematic desensibilization) được ưa chuộng hơn ( người bệnh được huấn luyện thư giãn và rồi trong sự yên tỉnh sau nhiều buổi họ hình dung các tình huống kích thích sự thôi thúc loạn dục và tưởng tượng đang từ bỏ chúng). Ở các bệnh nhân nam có thể điều trị có kết quả với việc làm giảm Testosteron bằng Medroxyprogesterone acetate hoặc Cyproterone acetate.

NHẬN DIỆN “TRẦM CẢM CHE DẤU”

                                                                 BS Ngô Văn Lương

                                                     Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

      Trầm cảm che dấu (masked depression) hay trầm cảm ẩn là thuật ngữ được đề nghị bởi P. Kielholz  để chỉ một thể của rối loạn trầm cảm mà biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng cơ thể. Khác với trầm cảm không điển hình (atypical depression) vốn được xác định qua sự hiện diện của  thay đổi khí sắc.

      Các triệu chứng của trầm cảm che dấu thường bị bao phủ bởi các triệu chứng dạng cơ thể mà  thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Các triệu chứng thường gặp là:

-         Cảm giác đau nhức mơ hồ

-         Nhức đầu, căng đầu

-         Đau lưng, đau kiểu đau thần kinh

-         Rối loạn đường tiêu hoá: cảm giác đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón

-         Rối loạn về tim mạch: đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim

-         Rối loạn về hô hấp: khó thở, đôi khi thở gấp

Nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp như:

-         Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều

-         Lo âu, hoảng sợ

-         Ám ảnh cưỡng bức

-         Chán ăn hoặc ăn nhiều

-         Lạm dụng rượu, ma tuý

-         Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome)

Chúng ta có thể nghĩ đến trầm cảm che dấu khi có các gợi ý sau:

-    Các triệu chứng không thể giải thích bằng các bệnh thực thể

-         Thường ít nhiều có kèm theo các triệu chứng của trầm cảm điển hình

-         Có thể có những giai đoạn rối loạn cảm xúc điển hình kèm theo

-         Tiền sử gia đình có người bị rối loạn cảm xúc

-         Thường diễn tiến từng cơn

-         Đáp ứng điều trị với thuốc chống trầm cảm

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI

(Antisocial personality disorder)

                                                               BS Ngô Văn Lương

                                                   Khoa Tâm Thần Bệnh viện TW Huế

       Rối loạn nhân cách chống xã hội hay mất cân bằng tâm thần là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các qui tắc đạo đức xã hội và pháp luật.

       Phần lớn những người rối loạn nhân cách chống xã hội xuất thân trong những gia đình không được hoà thuận trong cuộc sống, vắng bố hoặc chịu sự giáo dục không thích hợp, thường là bố quá nghiêm khắc trong khi mẹ quá nuông chìu. Lớn lên trong môi trường xã hội không ổn định, nhiều tội phạm, thường là những đối tượng bị ruồng bỏ, ngược đãi…Nghiên cứu tiền sử gia đình cho thấy những người có rối loạn này thường có bố nghiện rượu và rối loạn nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính (histrionic) và rối loạn phân ly (histeria). Theo nhiều tác giả chính sự kết hợp hai yếu tố môi trường xã hội và di truyền đã hình thành kiểu rối loạn nhân cách này.

       Rối loạn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì ở trẻ gái và sớm hơn ở trẻ trai. Biểu hiện của rối loạn nhân cách thể hiện rỏ nét ở sự mất kìm chế bản thân, thường có những hành vi xung động như không thích ứng được khi có xung đột hay những sự kiện gây bất mãn, không nhận thấy lỗi lầm của mình, luôn qui trách nhiệm cho người khác và xem mình là nạn nhân, không tính đến điều phải trái cũng như hậu quả, do đó dễ dẫn đến kích động, đập phá,xâm phạm, bỏ trốn hay tự sát…Khí sắc thường không ổn định,lo âu, trầm cảm, hay thay đổi chỗ ở, lạm dụng rượu; ma tuý…Người bị rối loạn nhân cách cũng thường vi phạm các qui tắc đạo đức xã hội, nhất là trong hoạt động tình dục. Ở nữ giới thường thấy có những nét kịch tính của rối loạn phân ly. Do đặc điểm nhân cách không bình thường này, người bị rối loạn thường có những hành vi phạm tội.

       Do càng ngày càng có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống, được giáo dục đúng cách trong môi trường thích hợp rối loạn có thể giảm sau nhiều năm. Ngược lại, rối loạn tiến triển ngày càng nặng hơn nếu tiếp tục sống trong điều kiện môi trường không thuận lợi và thường có tỉ lệ tử vong cao do thanh toán lẫn nhau giữa các băng nhóm, do biến chứng của việc sử dụng rượu, ma tuý, tai nạn hoặc tự sát…

       Để hạn chế sự hình thành rối loạn nhân cách chống xã hội chủ yếu vẫn là sự giáo dục đúng hướng và đảm bảo một môi trường sống lành mạnh.

TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HOẠ ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÝ

        Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thảm hoạ do thiên tai (lũ lụt, bão, núi lửa, sóng thần…) cũng như do chính con người  (chiến tranh, khủng bố, các tai nạn lớn…) gây ra mà tất cả mọi người trên thế đều phải gánh chịu. Các thảm hoạ đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng, đau thương, tang tóc… Không chỉ gây tổn thất về sinh mạng, của cải vật chất. Các thảm hoạ còn gây tổn thương rất lớn về mặt tâm thần cho các nạn nhân và cả cộng đồng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân song song với các công tác cứu nạn khác.

+ Ai là nạn nhân của thảm hoạ?

   Theo WHO có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm hoạ:

-         Nạn nhân loại I  : Người trực tiếp bị nạn.

-         Nạn nhân loại II : Người thân của nạn nhân.

-         Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn.

-         Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng.

-         Nạn nhân loại V : Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm hoạ.

-         Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm hoạ.

     + Thảm hoạ có thể gây ra những rối loạn tâm thần gì?

       Thảm hoạ còn là những sang chấn tâm lý (stress) rất mạnh, do có tính đột ngột, không lường trước được. Nó đe doạ đến tính mạng, thường ảnh hưởng cùng một lúc đến nhiều người và nạn nhân có một trải nghiệm dữ dội, mang tính chất nguy hiểm, ít nhiều gây ra các rối loạn ý thức, phá vỡ cấu trúc tâm lý và loại trừ khả năng tự vệ. Do tác động của thảm hoạ con người có thể bị các rối loạn tâm thần sau:

-         Các rối loạn sau sang chấn đặc trưng: tập trung quanh trạng thái khiếp sợ với các biểu hiện:

·        Kích động cảm xúc: Cơn run rẩy, khóc lóc. Cảm xúc hỗn loạn, tấn công. Nhạy cảm với các kích thích về thị giác, xúc giác, đặc biệt là thính giác.

·        Phong toả các chức năng sinh thể: Thường đưa đếnmệt lả và sững sờ, có thể ngất. Vô cảm kèm suy nhược. Mất các hứng thú xúc cảm và tình dục.

               Người bệnh thường nhớ lại và nghiền ngẫm sang chấn một cách có        ý thức. Có các cơn giận dữ, các hành vi tự vệ hoặc tấn công, ác mộng về những nhận cảm của sang chấn. Các rối loạn này thường có xu hướng tái diễn và kéo dài trong nhiều năm.

-         Các rối loạn sau sang chấn không đặc trưng: Có thể dẫn đến các rối loạn tâm căn như lo âu - ám ảnh sợ, phân ly (hysteria), nghi bệnh, trầm cảm…

-         Tiến triển lâu dài có thể dẫn đến biến đổi nhân cách, quay về thái độ phụ thuộc, bị động, nhi hoá, với những yêu sách về tài chính và cảm xúc.

       Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của thảm hoạ và nhân cách, cơ địa của nạn nhân; các trạng thái phản ứng với stress này có thể gây tác hại với nhiều mức độ khác nhau. Nó có thể biến mất nhanh chóng hay để lại di chứng nặng nề tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân trước và ngay sau thảm hoạ đóng vai trò hết sức quan trọng.

     + Các hoạt động hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần:

-         Hoạt động trước thảm hoạ:

·        Tuyên truyền cho mọi người biết về thảm hoạ có thể xảy ra và bình tĩnh đối phó.

·        Chuẩn bị về phương án và các phương tiện để ứng cứu có hiệu quả.

-         Hoạt động ngay sau thảm hoạ:

·        Khảo sát, nắm tình hình, khám sức khoẻ cho mọi người.

·        Kịp thời chăm sóc, cứu chữa các nạn nhân bị thương, bị hoảng loạn về tinh thần.

·        Giúp mọi người thoát ra khỏi sự đe doạ.

·        Giúp mọi người đoàn tụ trong tình yêu thương.

·        Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó.

·        Tạo cảm giác tình hình đã được kiểm soát càng sớm càng tốt.

·        Phân loại xem ai cần trợ giúp trước và giúp đỡ như thế nào?

         Kinh nghiệm các nước cho thấy, vai trò của các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân thảm hoạ. Đó là người lập kế hoạch và điều phối các ê-kíp hỗ trợ và chăm sóc, đồng thời là người tuyên truyền, tư vấn cho nạn nhân.

                                                          B.S. Ngô Văn Lương

                                                    Khoa Tâm Thần BVTW Huế

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt?

- Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi.

- Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số.

- Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí.

2. Bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì?

Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình.

* Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý.

Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió.

* Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì.

Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề.

Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế).

Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận  với nhau về bệnh nhân.

Các bất thường về hành vi cảm xúc.

- Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm.

- ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân.

Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường.

3. Cần làm gì để giúp đỡ bệnh nhân tâm thần phân liệt?

* Gia đình

- Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên.

- Đưa người bệnh đến với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần để nhận được tư vấn cần thiết của thầy thuốc.

- Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, giờ giấc theo chỉ định của bác sĩ.

- Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do không uống thuốc đều đặn hoặc tự ý cắt thuốc.

- Bệnh sẽ thuyên giảm và ổn định tết nếu được gia đình quan tâm, tạo môi trường thích ứng, dung nạp tốt.

* Những hiểu biết sai lầm cần tránh:

- Cho rằng thuốc tâm thần là loại thuốc ngủ, nay bệnh nhân đã ngủ tốt thì không cần dùng nữa.

- Cho rằng thuốc chữa bệnh tâm thần là thuốc độc, e ngại không sử dụng mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ.

* Cộng đồng

- Cần thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình, không mặc cảm, riễu cợt trêu trọc, ngược đãi.

- Giúp đỡ bệnh nhân có việc làm.

- Giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi gặp tình huống khó khăn.

* Cán bộ y tế

- Định kỳ kiểm tra bệnh, tư vấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lí xã hội, cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh

nhân.

- Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều.

- Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác dụng phụ khi uống thuốc an

thần kinh.

* Đi đâu để được giúp đỡ?

- Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc thành phố.

- Trạm sức khoẻ Tâm thần tỉnh.

- Phòng khám Tâm thần tại các quận,

- Trạm y tế xã, phường.

Các bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ngoại trú miễn phí theo khu vực cư trú./.

Mắc tâm thần vì... học

07:57' 19/12/2005 (GMT+7)

Trong phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C, Phan Đức D. (HS lớp 8 một trường chuyên tại TP.HCM) hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...”.

Ảnh minh họa

D. có khuôn mặt thông minh, sáng sủa nhưng đôi mắt lại vô hồn. Suốt cả tiếng đồng hồ, cháu ngồi im không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to.

Mẹ D. kể với bác sĩ: “Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...”.

Sau khoảng 1 giờ kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, BS.Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Cũng tại phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh của Bệnh viện C sáng hôm ấy, có một nữ sinh lớp 12, bị hai ông anh kèm chặt hai tay, ấn ngồi xuống ghế. Nhưng khi vừa buông ra, cô nữ sinh đã bất ngờ nhảy lên, tát tới tấp vào mặt một nam y tá khi người anh trai của cô đang đọc họ, tên, ngày tháng năm sinh của cô cho anh y tá ghi vào bệnh án. Vừa tát cô vừa tuôn ra một tràng tiếng Anh là... bài học về động từ bất quy tắc. 

Anh trai cô kể: "Nó mới phát đến mấy ngày nay thôi, hễ thấy trong nhà nói chuyện với người hàng xóm nào, nó cũng đánh. Gia đình tui từ trước đến giờ đâu ai bị bệnh này”.

Trăm tội tại... học?

Gia đình cô nữ sinh này có ba anh em, cô là con út. Hai anh cô đều thi đậu đại học nên yêu cầu của gia đình là cô cũng phải đậu đại học. Thế là, cô học ngày học đêm, không đêm nào cô đi ngủ trước 1 giờ sáng. Học ở trường sợ chưa đủ, ba má cô mời thầy về nhà dạy kèm.

Theo một thống kê của BV Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đếnđây khám vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8.000 người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên.

Không ngày nào cô không nghe câu nói, khi thì của ba, lúc thì của má: "Nuôi mày ăn học như vậy, mà mày không đậu thì đừng trách tao".

Theo các bác sĩ, chính những lời “hăm dọa" ấy là áp lực đã đẩy cô nữ sinh rơi vào tình trạng tâm thần, thể "hoang tưởng liên hệ". Trong suy nghĩ của cô, khi thấy anh trai cô nói chuyện với y tá, cô cho rằng họ đang nói về mình, nói về việc thi đại học của mình!

Với trường hợp Phan Đức D.,  nguồn gốc của mọi sự cũng là sức ép học hành. Mẹ cháu cho biết: "Cháu học bán trú từ 7h30 đến 16h30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19h- 20h30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11h khuya rồi đi ngủ".

BS.Dương hỏi: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không?". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". 

Theo giải thích của BS.Dương, các học sinh trên mắc "hội chứng loạn nhớ”, thể "nhớ giả". Nghĩa là, đối với những sự việc có thật trong cuộc sống của người bệnh, xảy ra vào một thời gian, không gian nào đó, thì người bệnh lại nhớ vào một thời gian, không gian khác.

BS.Dương cho rằng: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được". 

Bệnh tâm thần cũng tăng theo mùa

Cũng BS.Dương cho biết thêm: "Tại Khoa Nội thần kinh của chúng tôi, thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần khẩn cấp vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, vì sự khinh rẻ của cha mẹ, vì bi quan, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín". 

BS. Dương nói: "Mặc dù đã chữa lành, đã thay đổi cách sinh hoạt, nhưng hội chứng rối loạn tâm thần khẩn cấp vẫn còn nằm đâu đó trong tiềm thức người bệnh. Sau này, ra đời, khi đi làm và gặp phải những áp lực căng thẳng của công việc, hoặc sinh kế và thậm chí ngay cả chuyện tình cảm gia đình, thì nó có khả năng tái phát.

Cho đến nay, đã có nhiều biện pháp "giảm tải" cho học sinh được các ngành chức năng đưa ra bàn luận và áp dụng. Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm "giảm tải" cho con em mình trong học tập. Hầu hết đều thúc ép con em mình "ráng học” để khỏi thua sút người khác".

Bệnh tâm thần là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên, tạo thành những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi và tác phong của người bệnh. Mà một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn hoạt động của não bộ, chính là áp lực học hành nhưng lại không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

Tự tử vì áp lực học căng thẳng?

TT - Mười năm liền là học sinh giỏi. Năm lớp 9 đoạt giải 3 HS giỏi môn địa lý thành phố. Vậy mà chỉ chưa đầy hai tháng đầu của năm học, Đ.T.K.N. (lớp 11A4 THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Môn) đã tìm đến cái chết vì chuyện học...

Giọt nước làm tràn ly!

Rất may, N. đã được cứu sống! Tại Bệnh viện Trưng Vương, chúng tôi đã được nghe N. tâm sự về hàng loạt các sự kiện không vui.

“Chỉ còn khoảng ba phút nữa là hết tiết văn, đứa bạn ngồi phía dưới nhờ chỉ làm bài tập toán. Em vừa quay đầu lại, ngay lập tức thầy giáo phát hiện và ghi tên vào sổ đầu bài. Mẹ em đã bị mời lên trường làm việc và em đã bị hạ hạnh kiểm xuống bậc D. 11 năm đi học, lần đầu tiên em bị cú sốc lớn như thế.

Vài ngày sau đó, một chuyện buồn nữa lại đến. Bài giải toán trên bảng của em lúc đầu thầy thừa nhận là không làm theo cách của thầy nhưng giải đúng, dù hơi dài dòng. Tuy nhiên, sau khi em giải thích thì thầy lại cho rằng sai và cho 0 điểm. Uất ức! Nhưng em không biết phải làm sao.

“Thật đáng tiếc khi chúng ta để xảy ra chuyện này. Cha mẹ và thầy cô nhiều khi vẫn còn quen với lối giáo dục áp đặt. Hơn nữa, có lẽ thể chất của em cũng yếu (do một ngày chỉ ngủ được ba giờ) nên cũng khó đủ sức để học tập quá căng thẳng như vậy.

Ở trường thầy la, về nhà bố mắng, cộng với thần kinh không vững vàng sẽ khiến các em cảm thấy như rơi vào tình cảnh không lối thoát, không ai hiểu, thông cảm và chia sẻ, từ đó dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực. Đó là hệ quả của áp lực học tập quá nặng nề, của phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình và thầy cô. Người lớn không tin cậy trẻ con, không gần gũi, không hiểu được tâm trạng sẽ rất dễ làm cho các em bị tổn thương và mất niềm tin”. 

TS tâm lý 

ĐINH PHƯƠNG DUY

Năm học mới bắt đầu chỉ vài tuần nhưng em thật sự thấy mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài giờ học chính khóa buổi sáng, buổi chiều tụi em còn phải học thêm 12 tiết/tuần. Bài tập thì chất chồng. Nhiều đêm 12g mới ngủ nhưng 3 giờ sáng đã phải thức dậy để  làm bài tập. Lớp đã thảo đơn kiến nghị gửi ban giám hiệu (BGH) trường về việc này.  

Về nhà em xin ba mẹ cho chuyển trường nhưng ba mẹ không đồng ý.

Giọt nước làm tràn ly diễn ra vào giờ học toán sáng 18-10. Bữa đó, hầu hết học sinh (HS) trong lớp đều chưa hoàn thành bài tập thầy giao, cả lớp thống nhất “ai bị thầy đuổi ra ngoài thì đồng loạt đứng lên xin giúp”. Sự việc diễn ra đúng như dự kiến. Em đã đứng lên và bảo các bạn cùng đứng lên. Thầy đã qui em vào cái tội “sách động HS trong lớp” và đuổi mình ra khỏi lớp. Sợ đứng trước cửa lâu thì lớp sẽ bị ghi tên và trừ điểm thi đua, em lên phòng BGH.

Thầy hiệu phó gọi em vào và hỏi “đã nhận ra lỗi của mình chưa”. Em nói em không có lỗi gì cả. Thầy bảo em khai báo không trung thực. Lúc về, thầy còn dặn: “Em về nhà suy nghĩ lại lỗi của mình. Nếu ngày mai vẫn chưa nhận ra lỗi thì BGH sẽ xử lý theo kiểu chưa biết lỗi!”.

11 năm đi học chưa hề bị vi phạm điều gì, giờ xảy ra sự việc như thế, em nghĩ  có thể sẽ bị đuổi học. Về lớp, hỏi đứa bạn bên cạnh “nếu nghỉ học thì sẽ làm gì?”, nó bảo “không thể làm được gì hết”. Em quyết định uống thuốc chuột”.

Quá nhiều áp lực

Trích “đơn kiến nghị” của tập thể HS lớp 11A4 gửi BGH Trường Nguyễn Hữu Cầu:

“Chúng em ký tên dưới đây là tập thể 44 HS của lớp 11A4, kính gửi đến quí thầy cô lá đơn này với những ý kiến và nguyện vọng của mình. Lý do: chúng em chịu quá nhiều áp lực trong học tập, đặc biệt ở hai môn toán và địa… Môn toán: thầy quá thiên về lý thuyết nhưng yêu cầu ứng dụng cao... Tâm lý chung của chúng em vào mỗi đầu giờ toán là: “Không biết mình có bị “xử trảm” hay không?”.

Bài tập thầy cho quá nhiều nhưng thời gian giải quá ngắn. Áp lực đặt ra cho chúng em là những điểm 0 của thầy. Thầy yêu cầu cao trong những bài kiểm tra, đòi hỏi chúng em phải tra cứu nhiều sách tham khảo. Nhưng bài tập sách giáo khoa và đề cương chúng em còn không đáp ứng hết thì thời gian đâu mà nghiên cứu bên ngoài. Và chúng em còn phải học bao nhiêu môn khác nữa...

Sáu tuần lễ đi học nhưng chưa bao giờ chúng em được hưởng một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Môn địa: một tiết 45’ nhưng dường như là cả thiên niên kỷ đối với lớp chúng em, nhất là tiết thực hành… Những câu hỏi của cô thì chỉ mình cô hiểu. Một bài thực hành không hề được hướng dẫn trước nhưng lại lấy điểm. Chúng em tha thiết mong các thầy cô một ngày nào đó đến dự giờ môn địa, tiết thực hành...”.

Ông Phạm Văn Hùng - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu - cho biết đã đọc lá đơn kiến nghị của HS lớp 11A4 và cũng đã làm việc với các giáo viên liên quan đến vụ việc của HS K.N.. Ông cũng đã yêu cầu hai giáo viên (GV) môn toán và môn địa điều chỉnh phương pháp dạy học, chỉ cho bài tập ở mức độ vừa phải. “Sự việc vừa qua là một bài học cho chúng tôi. Nhà trường sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc quản lý GV, theo dõi sát hơn vấn đề giảng dạy của GV. Và chính bản thân GV cũng cần lắng nghe và chia sẻ với HS nhiều hơn” - ông nói.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Thảo Linh - mẹ của HS Đ.T.K.N., khoảng giữa tháng 9-2006 bà được GV chủ nhiệm mời lên trường làm việc về hai chuyện: đang trong giờ học văn mà con tôi làm việc khác, cãi lời thầy dạy toán. GV chủ nhiệm có yêu cầu bà về nhà giáo dục con phải “nghe theo lời thầy và làm theo lời thầy”.

“Về nhà hỏi chuyện, con tôi nói “bị oan” và xin chuyển trường. Ông xã tôi gạt đi, la rầy cháu, bảo cháu không được hỗn với thầy. Vốn rất thương con, đặc biệt quan tâm đến việc học của con  nhưng ông xã tôi nóng tính nên hay lớn tiếng với con. Chuyện nhà trường mời phụ huynh lên làm việc, cháu nó rất sợ ba biết...”.

HOÀNG HƯƠNG  - MINH GIẢNG

“Học đến muốn phát khùng”

Con tôi hiện học lớp 8 tăng cường tiếng Anh ở một trường THCS tại quận Phú Nhuận, TP.HCM. Chương trình học hết sức nặng nề, đè nặng lên đôi vai trẻ thơ.

Môn học ôm đồm đủ thứ, chương trình học quá nặng, nên không tránh khỏi nhà trường và giáo viên phải dồn ép các em học sinh “học ngày không đủ, tranh thủ học đêm, học thêm giờ nghỉ”.

Đặc biệt, ngày thứ sáu là “ngày kinh hoàng” nhất với mẹ con tôi. Bởi để chuẩn bị bài cho ngày thứ sáu, tối thứ năm con tôi phải học và làm bài tập đến bảy môn khác nhau. Cụ thể, ngày 19-10 vừa qua (và tất cả các tuần trước đều gần như vậy) con tôi đã phải học đến muốn phát khùng vì bài vở quá nhiều.

Đầu tiên là môn sử. Phải học thuộc lòng bài “Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” dài hai trang vở, làm sáu bài tập sử. Môn hóa: học thuộc 30 nguyên tố hóa học (phần hóa trị), làm bốn bài tập hóa trong sách bài tập, thêm năm bài luyện tập hóa chương 1. Làm xong chín bài tập này dài gần mười trang vở. Môn toán: làm ba bài tập đại số, học bài hình bình hành, làm thêm hai bài tập khác. Anh văn: ôn unit 1,2,3 chuẩn bị kiểm tra một tiết, xem lại 60 câu bài tập trong đề cương ôn kiểm tra. Lý: học bài áp suất, làm một bài tập vận dụng. Công nghệ: đề cương ôn tập kiểm tra một tiết (10 câu lý thuyết, 10 câu bài tập).

Sau khi đã mệt nhoài với sáu môn kia đến 23g đêm, con tôi bắt đầu nằm lăn ra học môn nhạc, lẩm nhẩm như mê sảng: “la, si, đô, rê, mi, đồ, mi, mi…”.

Không ít lần, đồng hồ chỉ gần 12g đêm con tôi ngủ thiếp trên nền gạch. Trên ngực nó còn úp quyển vở. Tôi gọi con vào phòng ngủ, lòng se thắt vì nó hoảng hốt bảo rằng vẫn còn một môn chưa học xong. Sáng 5g50 đánh thức con dậy để vệ sinh, rồi ăn sáng để kịp 6g30 có mặt ở trường. Buổi trưa, 11g về đến nhà, con tôi vừa ôm tô cơm vừa tiếp tục học bài, hoặc làm bài tập để 12g30 lại tiếp tục đến trường. 17g về đến nhà, tắm rửa, ăn uống xong, nghỉ ngơi chỉ được khoảng một giờ lại lao vào học. Chưa đầy hai tháng vào năm học mới, con tôi đã sụt gần 2kg.

HẢI MINH

Một hiện tượng xã hội đáng chú ý

Rối loạn tâm thần tăng cao

SGGP:: Cập nhật ngày 18/09/2006 lúc 16:48'(GMT+7)

Một cử nhân quản trị kinh doanh; một doanh nhân lớn trong ngành gỗ; một kế toán bảo hiểm... mỗi người mỗi cuộc đời, mỗi hoàn cảnh và ước mơ nhưng đều có điểm giống nhau là hiện đang ở… bệnh viện tâm thần. Vì sao họ phải vào đây?

Tạo việc làm cho người bệnh, liệu pháp tâm lý xã hội. Ảnh: HÀ NÓN

1. Bệnh viện Tâm thần TW 2 (Biên Hòa-Đồng Nai) có khuôn viên rộng 19ha, thiết kế như một khu du lịch sinh thái. Đó lại là nơi điều trị những người đã mất đi “phần hồn”. Nhờ một bác sĩ, tôi mới lọt được vào giữa đám đàn ông mặc y phục xám nhợt trong gian phòng ồn ào. Hỗn loạn bắt đầu. Người khoe cái này, người đòi cái khác, người cười nước dãi chảy dòng dòng, người khóc than không ngớt.

Trên cầu thang, người đàn ông trắng trẻo, sang trọng bước xuống, đưa tay bắt một cách đầy tự tin rồi đưa tôi tới ghế đá gần đó quảng cáo: “Anh ghi số điện thoại của tôi đi, danh thiếp tôi vừa hết. Tôi, phó giám đốc Công ty TNHH A, lĩnh vực kinh doanh: điện thoại di động, vé máy bay, xe du lịch, kim khí điện máy…”. Người đàn ông “thành đạt” này đọc liền một hơi ba số máy điện thoại, địa chỉ công ty và nhà riêng ở TPHCM. Anh là Ngô Hoàng Kim (*), con một gia đình khá giả ở TPHCM, cha từng giữ trọng trách rất cao của nhà nước, mẹ là giáo viên. Anh từng học nhạc cổ điển ở Nhạc viện TPHCM, rồi tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh (Đại học Ngoại thương) với bao mơ ước.

Vào đầu những năm 90, anh trai Kim mở doanh nghiệp. Kim cũng bắt đầu xuất hiện những “ý tưởng kinh doanh” chẳng giống ai, Kim soạn một loạt quảng cáo đăng báo tuyển nhân viên với mức lương tính bằng đô la. Hàng trăm ứng viên đã đến địa chỉ đăng báo (nhà Kim), hy vọng được tuyển dụng. Mẹ anh phải ra mặt xin lỗi họ về hành động của con trai mình. Màn tuyển dụng được diễn đi, diễn lại nhiều lần. Gia đình Kim phải đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng càng ngày bệnh tình anh càng nặng. Năm 2005, người cha 82 tuổi đã phải lừa đứa con trai 35 tuổi này về Biên Hòa “mở doanh nghiệp” rồi… đưa thẳng vào BV Tâm thần TW 2.

Khi mới gặp, qua cách chuyện trò lưu loát, lôgic, mạch lạc của anh khó có thể nói anh mắc bệnh tâm thần. Trong quá trình tiếp xúc với Kim, mấy lần tôi cố tình ghi chép sai số điện thoại và số nhà riêng, anh phát hiện ra và chữa lại ngay.  “Ở trong này các bác sĩ chăm sóc tốt lắm, chỉ buồn không được đi chơi nhiều như lúc ở nhà thôi…” - Kim cố tình nói nịnh khi thấy bác sĩ điều trị tới gần. Theo bác sĩ điều trị, anh bị “thể hưng cảm cộng loạn thần và hoang tưởng”. 

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần: rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, khó thở, đau mỏi người. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường đi khám nhiều nơi mà không xác định được nguyên nhân. Nếu thấy người thân có những biểu hiện rối loạn hành vi, tác phong và xúc cảm, thay đổi khác lạ trong cách ăn nói, rối loạn giấc ngủ, người nhà nên đưa người thân đến các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc, tâm lý và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... 

Hôm tôi đến, bác sĩ đưa anh qua khu vực làm đồ mỹ nghệ của BV để trị bệnh theo phương pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý xã hội. “Mấy việc nhỏ thế này mà giao tôi à? Tôi là một doanh nhân phải ký kết những hợp đồng trị giá hàng triệu đô la, giải quyết bao việc làm cho thanh niên thất nghiệp, giờ vào đây lại làm mấy cái nhỏ nhặt này…” - Kim khăng khăng.  

2. Ở khoa bên cạnh, anh Nguyễn Văn Đậu (Hố Nai - Đồng Nai), 45 tuổi, vốn là giám đốc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh đồ gỗ B. Ba Đậu là nghệ nhân có tiếng một thời, anh lớn lên nối nghiệp ông. Từ cơ sở gia đình, Đậu có công nâng lên thành doanh nghiệp tư nhân, rồi công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu. Đậu trở thành doanh nhân thứ thiệt, ký được nhiều hợp đồng lớn bán hàng qua Mỹ, Úc, châu Âu…, kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm gỗ mỗi năm tới 2-3 triệu USD nhưng Đậu đã không vượt qua nổi những áp lực thị trường. Làm ăn với nước ngoài, thời hạn giao hàng phải chính xác từng ngày, giờ, mẫu mã trăm cái như một vì vậy do đôi lần giao hàng không đúng hẹn cho đối tác nước ngoài nên công ty phải chấp nhận phạt tiền tỷ. Rồi hàng ế…! Vợ tiếc của, tối ngày đay nghiến chồng, Đậu sinh stress. Biểu hiện ban đầu của anh là thường la mắng mọi người trong nhà, bắt thợ làm những công việc rất phi lý, rồi chơi bời, đập phá… Sợ mất bạn hàng, cả gia đình cố giấu biệt bệnh tình của Đậu.

Bệnh của anh ngày càng nặng theo mỗi hợp đồng ký kết. Cuối cùng gia đình cũng phải đưa anh vào BV Tâm thần TW 2 với chẩn đoán: “Rối loạn stress sau sang chấn”. 12 năm, không dưới hai chục lần anh phải nhập viện vì chứng bệnh này. Liên tiếp, khi đỡ bệnh anh lại về kinh doanh; bị bệnh, lại vào. Nhiều đêm mọi người đang ngủ, anh dậy ra sân quát mắng một mình như lúc điều hành công ty làm cả nhà thức giấc ra ngồi thành hàng cho anh đóng vai chủ, đi vòng vòng chỉ đạo công việc. Bác sĩ điều trị của Đậu cho biết: bệnh anh muốn hết, chỉ có con đường bỏ kinh doanh.

3. Hôm đến Khoa Nam, BV Tâm thần TPHCM, tôi còn được tiếp cận Trần Thành Long, một thanh niên 30 tuổi, cao lớn, đẹp trai, tốt nghiệp cử nhân Công nghệ Viễn thông (Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM). Nhìn ánh mắt linh hoạt của Long không ai ngờ anh vừa được đưa vào đây một tuần. Long ra trường năm 2002, từ đó đến nay anh đã chuyển 10 chỗ làm việc. Khi tôi hỏi tại sao lại chuyển nhiều nơi như thế, Long thản nhiên: “Em muốn làm nhiều chỗ để lấy kinh nghiệm”. Bố Long cho biết: Con ông đang đi làm bình thường, bỗng một ngày anh cứ mang vật dụng trong nhà chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, xáo trộn tùm lum.

Thi thoảng lại liếc nhìn bố cười tủm, rồi bỏ đi không nói năng gì. Theo lời bố Long, trước khi mắc bệnh anh nặng hơn 70 ký, bây giờ còn có 53 ký. BV Tâm thần TPHCM chẩn đoán Trần Thành Long mắc bệnh “Hoang tưởng bị hại”.

Cũng trong Khoa Nam, tôi còn tiếp cận với Nguyễn Ngọc Cường (Hải Phòng). Cường du học Tiệp Khắc đầu những năm 90, tốt nghiệp cử nhân ngành Luyện kim ở thủ đô Praha. Sau 5 năm, trở về nước, tìm kiếm việc làm mãi vẫn không vừa ý, sinh bệnh, Cường bỏ nhà đi… “tìm việc”. Đầu năm nay, một người đồng hương gặp anh đang khóc, cười một mình ở TPHCM, đã đưa anh vào BV này. Cường thuộc diện bệnh “tâm thần sa sút”. Ở đây, Cường thường chải chuốt tóc tai bóng mượt, túi áo cài 5 cái bút nắp vàng, tay cầm tập giấy gõ cửa từng phòng ở BV Tâm thần tìm… việc làm!

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 0,3% dân số thế giới bị bệnh tâm thần phân liệt. Riêng Việt Nam tỷ lệ này hiện là 0,3-0,5%. Những loại bệnh trầm cảm, lo âu… phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều. Các chuyên gia ngành thần kinh cho rằng, xã hội càng phát triển, loại bệnh này càng gia tăng.  

4. Đa phần vì áp lực công việc nhưng cũng có những lý do đời thường đã đẩy các bệnh nhân vào đây. Huỳnh Yến Nhi (Thủ Dầu Một-Bình Dương) làm kế toán tại một công ty bảo hiểm quốc tế  - chi nhánh Bình Dương. Hai năm trước, cô gặp và yêu một người con trai hơn mình một tuổi. Bạn trai cô vừa bảo vệ thành công học vị tiến sĩ ở TPHCM. Sau đó, anh nói sẽ đi Singapore 3 tháng học thêm chứng chỉ Quản trị Kinh doanh để về mở công ty gia đình nhưng Nhi không đồng ý, viện ra trăm ngàn lý do để không cho anh đi rồi sinh bệnh. Người yêu Nhi vẫn dùng số sim di động cũ nhưng cô khẳng định anh đã thay đổi nhiều số điện thoại để tránh mặt cô.  

Theo cô, bạn trai cố ý bỏ rơi mình chứ không phải đi học, mấy lần Nhi có ý định tự tử nhưng không thành. Anh bạn trai đã đưa người yêu vào BV Tâm thần TW 2, các bác sĩ xác định cô thuộc “Loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu”. Sau đó, gia đình cô đưa con về điều trị ngoại trú. Hiện nay, cô vẫn đang điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ - kết hợp tâm lý với thuốc. Tôi đã tìm đến nhà Nhi, một căn nhà to đẹp nằm bên QL 13 kín cổng cao tường, cô đang lầm lũi một mình giữa sân. Cả nhà hôm nay đi vắng, tôi ngồi ngoài song sắt nói chuyện với cô đến chiều. Khi tôi đi Nhi vẫn đổ người vào cửa sắt nhìn theo tôi như muốn nói điều gì cô đang giấu kín.

Ở BV Tâm thần TW 2 còn có cả gia đình tâm thần đang sinh sống năm này qua năm khác. Người đàn ông trong gia đình này mắc bệnh, khi bớt bệnh anh ta quay về nhà thì người thân không nhận nữa, anh lại tái phát bệnh và còn nặng hơn lần đầu. Sau đó anh vào ở trong này luôn. Những ngày ở đây, lúc tỉnh anh đã thương một cô gái thất tình cùng cảnh ngộ. Cuối cùng một đám cưới nhỏ được tổ chức ở BV rồi họ có 3 mặt con, những đứa trẻ cũng man man như cha mẹ chúng. Gia đình tâm thần này có lẽ sẽ ăn đời ở kiếp tại nơi này.

5. Tôi đã gặp và tiếp xúc rất nhiều trí thức ở BV tâm thần. Mỗi người, mỗi chứng bệnh. Tâm thần học có trên 300 loại bệnh, nó không “kiêng nể” ai, có thể rơi vào học sinh, giáo viên, y - bác sĩ, công chức, doanh nhân, quân nhân, chính khách… Phần lớn bệnh nhân tâm thần đều không biết hoặc cố phủ nhận bệnh tình. Việc đưa người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh đã khó, động viên họ trị bệnh còn khó hơn nhiều.

Hiện nay, BV Tâm thần TPHCM (Sở Y tế TPHCM) đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân. Còn ở BV Tâm thần TW 2 (Bộ Y tế) con số bệnh nhân lên tới gần 1.600, BV Tâm thần TW 1 (Thường Tín - Hà Tây) cũng quá tải tương đương. Số bệnh nhân này phần lớn mắc bệnh tâm thần phân liệt. Đó là số bệnh nhân nội trú, còn bệnh nhân ngoại trú thì vượt xa những con số này bởi phần lớn những đối tượng doanh nhân, trí thức có điều kiện kinh tế thường khám, điều trị trong các phòng mạch tư, bệnh viện tư nhân và điều trị tại nhà.

——————

* Tên nhân vật trong bài viết này đã được thay đổi.

ĐÌNH HẢI

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?

"Bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì? Bệnh có di truyền không?".

Trả lời:

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển ngày càng nặng dần, có xu hướng trở thành mạn tính. Bệnh biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỳ, không phù hợp với thực tế, người khác không thể giải thích cho bệnh nhân hiểu được các ý nghĩ đó là sai. Rối loạn tư duy này gọi là hoang tưởng. Bệnh nhân nói năng linh tinh, câu nói vô nghĩa không thích hợp với hoàn cảnh, hay cười nói một mình, hay có ảo giác. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường có những hành vi dị kỳ, lạ lùng, khó hiểu, cảm xúc nghèo nàn. Cuộc sống của người bệnh dường như trong một thế giới riêng, không hòa hợp với cuộc sống của mọi người xung quanh.

Các nghiên cứu ở trẻ sinh đôi cho thấy bệnh tâm thần phân liệt ít nhiềucó tính di truyền. Ngoài ra, các yếu tố môi trường, trước hết là môi trường gia đình, cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát bệnh.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được gene gây bệnh này nên vẫn chưa xác định được quy luật di truyền của bệnh. Có người cho rằng có nhiều gene kết hợp gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Lại có quan điểm rằng tâm thần phân liệt không phải là một bệnh mà là một nhóm bệnh khác nhau và như vậy, ngoài nguyên nhân di truyền, còn có các nguyên nhân khác như tự miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường...

Những người có quan hệ huyết thống gần với người bệnh tâm thần phân liệt cần được chú ý để phát hiện bệnh sớm (nếu có), điều trị kịp thời, tạo điều kiện tốt cho người bệnh thích nghi tốt với cuộc sống.

BS Thanh HươngSức Khỏe & Đời Sống

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tam#than