CÁC HÀM TRONG EXCEL
CÁC HÀM TRONG EXCEL
I. HÀM LOGIC.
1. Hàm AND:
__Cú pháp:
__ AND (Logical1, Logical2, ….)
__Các đối số:
__Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
__Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
__Lưu ý:
__- Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.
__- Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.
__- Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
__Ví dụ:
__=AND(D7>0,D7<5000)
__2. Hàm OR:
__Cú pháp:
__ OR (Logical1, Logical2…)
__Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
__Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
____
__Ví dụ:
__ =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)
__3. Hàm NOT:
__Cú pháp:
__ NOT(Logical)
__Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.
__Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này.
II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.
1. Hàm ABS:
__Lấy giá trị tuyệt đối của một số
__Cú pháp: ABS(Number)
__Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.
__Ví dụ:
__=ABS(A5 + 5)
__2. POWER:
__Hàm trả về lũy thừa của một số.
__Cú pháp: POWER(Number, Power)
__Các tham số:
__- Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
__- Power: Là số mũ.
__Ví dụ
__= POWER(5,2) = 25
____
__3. Hàm PRODUCT:
__Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.
__Cú pháp:
__ PRODUCT(Number1, Number2…)
__Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
____
__4. Hàm MOD:
__Lấy giá trị dư của phép chia.
__Cú pháp: MOD(Number, Divisor)
__Các đối số:
__- Number: Số bị chia.
__- Divisor: Số chia.
____
__5. Hàm ROUNDUP:
__Làm tròn một số.
__ Cú pháp:
__ ROUNDUP(Number, Num_digits)
__Các tham số:
__- Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
__- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.
__Chú ý:
__- Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.
__- Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.
__- Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
__
__6. Hàm EVEN:
__Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
__Cú pháp: EVEN(Number)
__tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
__Chú ý:
__- Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
__7. Hàm ODD:
__Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
__Cú pháp: ODD(Number)
__Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
__8. Hàm ROUNDDOWN:
__Làm tròn xuống một số.
__Cú pháp:
__ ROUNDDOWN(Number, Num_digits)
__Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP.
III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ. __
A. Nhóm hàm tính tổng
__1. Hàm SUM:
__Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
__Cú pháp:
__ SUM(Number1, Number2…)
__Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
__2. Hàm SUMIF:
__Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
__Cú pháp:
__ SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
__Các tham số:
__- Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
__- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
__- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
__Ví dụ:
__= SUMIF(B3:B8,”<=10″)
__Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
__B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình
__1. Hàm AVERAGE:
__Trả về gi trị trung bình của các đối số.
__Cú pháp:
__ AVERAGE(Number1, Number2…)
__Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
__2. Hàm SUMPRODUCT:
__Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.
__Cú pháp:
__ SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
__Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.
__Chú ý:
__ Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
__C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
__1. Hàm MAX:
__Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
__Cú pháp:
__ MAX(Number1, Number2…)
__Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó. Ví dụ.
__2. Hàm LAGRE:
__Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
__Cú pháp:
__ LARGE(Array, k)
__Các tham số:
__- Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
__- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
__Ví dụ.
__3. Hàm MIN:
__Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
__Cú pháp:
__ MIN(Number1, Number2…)
__Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
__4. Hàm SMALL:
__Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
__Cú pháp:
__ SMALL(Array, k)
__Các tham số:
__- Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
__- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
__D. Nhóm hàm đếm dữ liệu
__1. Hàm COUNT:
__Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
__Cú pháp:
__ COUNT(Value1, Value2, …)
__Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
__2. Hàm COUNTA:
__Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
__Cú pháp:
__ COUNTA(Value1, Value2, …)
__Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
__Ví dụ.
__3. Hàm COUNTIF:
__Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
__Cú pháp:
__ COUNTIF(Range, Criteria)
__Các tham số:
__- Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
__- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
__Ví dụ:
__= COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100)
IV. NHÓM HÀM CHUỖI.
1. Hàm LEFT:
__Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.
__Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)
__Các đối số:
__- Text: Chuỗi văn bản.
__- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
__Ví dụ:
__=LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”
__2. Hàm RIGHT:
__Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.
__Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)
__Các đối số: tương tự hàm LEFT.
__Ví dụ:
__=RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”
__3. Hàm MID:
__Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.
__Cú pháp:
__MID(Text,Start_num, Num_chars)
__Các đối số:
__- Text: chuỗi văn bản.
__- Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.
__- Num_chars: Số ký tự cần trích.
__4. Hàm UPPER:
__Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.
__Cú pháp: UPPER(Text)
__5. Hàm LOWER:
__Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.
__Cú pháp: LOWER(Text)
__6. Hàm PROPER:
__Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.
__Cú pháp: PROPER(Text)
__Ví dụ:
__=PROPER(phan van a) = “Phan Van A”
__7. Hàm TRIM:
__Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.
__Cú pháp: TRIM(Text)
V. NHÓM HÀM NGÀY THÁNG. __
1. Hàm DATE:
__Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù.
__Cú pháp: DATE(year,month,day)
__Các tham số:
__- Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900.(Ví dụ)
__- Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.(Ví dụ)
__- Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng.(Ví dụ)
__Lưu ý:
__- Excel lưu trữ kiểu ngày như một chuỗi số liên tục, vì vậy có thể sử dụng các phép toán cộng (+), trừ (-) cho kiểu ngày.(Ví dụ)
__2. Hàm DAY:
__Trả về ngày tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Giá trị trả về là một số kiểu Integer ở trong khoảng từ 1 đến 31.
__Cú pháp: DAY(Serial_num)
__Tham số:
__Serial_num: Là dữ liệu kiểu Date, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(Ví dụ)
__3. Hàm MONTH:
__Trả về tháng của chuỗi ngày được mô tả. Giá trị trả về là một số ở trong khoảng 1 đến 12.
__Cú pháp: MONTH(Series_num)
__Tham số:
__Series_num: Là một chuỗi ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác. (Ví dụ)
__4. Hàm YEAR:
__Trả về năm tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Year được trả về là một kiểu Integer trong khoảng 1900-9999.
__Cú pháp: YEAR(Serial_num)
__Tham số:
__Serial_num: Là một dữ liệu kiểu ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(ví dụ)
__5. Hàm TODAY:
__Trả về ngày hiện thời của hệ thống.
__Cú pháp: TODAY()
__Hàm này không có các đối số.
__6. Hàm WEEKDAY:
__Trả về số chỉ thứ trong tuần.
__Cú pháp:
__ WEEKDAY(Serial, Return_type)
__Các đối số:
__- Serial: một số hay giá trị kiểu ngày.
__- Return_type: chỉ định kiểu dữ liệu trả về.
VI. HÀM VỀ THỜI GIAN.
1. Hàm TIME:
__Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59.
__Cú pháp:
__ TIME(Hour,Minute,Second)
__Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE.
__- Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767.
__- Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767.
__- Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.
__2. Hàm HOUR:
__Trả về giờ trong ngày của dữ liệu kiểu giờ đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 (12:00A.M) đến 23 (11:00P.M).
__Cú pháp: HOUR(Serial_num)
__Tham số:
__Serial_num: Là dữ liệu kiểu Time. Thời gian có thể được nhập như:
__- Một chuỗi kí tự nằm trong dấu nháy (ví dụ “5:30 PM”)
__- Một số thập phân (ví dụ 0,2145 mô tả 5:08 AM)
__- Kết quả của một công thức hay một hàm khác.
__3. Hàm MINUTE:
__Trả về phút của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.
__Cú pháp: MINUTE(Serial_num)
__Tham số:
__Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
__4. Hàm SECOND:
__Trả về giây của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.
__Cú pháp: SECOND(Serial_num)
__Tham số:
__Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
__5. Hàm NOW:
__Trả về ngày giờ hiện thời của hệ thống.
__Cú pháp: NOW()
__Hàm này không có các đối số.
VII. NHÓM HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU.
1. Hàm VLOOKUP:
__Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.
____
__Cú pháp:
__VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
__Các tham số:
__- Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm.
__- Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.
__ Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.
__- Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh.
__- Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.
__Chú ý:
__- Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.
__Ví dụ:
__=VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)
__Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2.
__2. Hàm HLOOKUP:
__ Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào.
__Cú pháp:
__HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
__Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.
__3. Hàm INDEX:
__Trả về một giá trị hay một tham chiếu đến một giá trị trong phạm vi bảng hay vùng dữ liệu.
__Cú pháp:
__INDEX(Array,Row_num,Col_num)
__Các tham số:
__- Array: Là một vùng chứa các ô hoặc một mảng bất biến.
__Nếu Array chỉ chứa một hàng và một cột, tham số Row_num hoặc Col_num tương ứng là tùy ý.
__Nếu Array có nhiều hơn một hàng hoặc một cột thì chỉ một Row_num hoặc Col_num được sử dụng.
__- Row_num: Chọn lựa hàng trong Array. Nếu Row_num được bỏ qua thì Col_num là bắt buộc.
__- Col_num: Chọn lựa cột trong Array. Nếu Col_num được bỏ qua thì Row_num là bắt buộc.
Hàm VLOOKUP
Chức năng: Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Cú pháp hàm: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,option_lookup)
- Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, giá trị này sẽ được dò tìm trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu dò tìm. Giá trị dò tìm có thể là một số, một chuỗi, một công thức trả về giá trị hay một tham chiếu đến một ô nào đó dùng làm giá trị dò tìm. -Table_array: là bảng dùng để dò tìm, bảng dò tìm có thể là tham chiếu đến một vùng nào đó hay Name trả về vùng dò tìm. Bảng dò tìm gồm có Rj hàng và Ci cột (I,j >=1), trong đó cột thứ nhất của bảng dò tìm sẽ được dùng để dò tìm. ( thường chuyển về địa chỉ tuyệt đối bằng cách nhấn F4 để cố định vùng dò tìm, vùng dò tìm này phải bao các giá trị cần trả về, vùng dò được bắt đầu tại cột có giá trị dò tìm)
- Col_index_num: là số thứ tự của cột (tính từ trái qua phải) trong bảng dò tìm chứa giá trị mà ta muốn trả về. Col_index_num phải >=1 và <= số cột lớn nhất có trong bảng dò tìm, ngược lại hàm sẽ trả về #VALUE! hoặc #REF. ( số thứ tự này được xác định trong vùng dò tìm. VD vùng dò tìm C2:F10 nếu muốn giá trị trả về là cột C thì đánh 1, D đánh 2 ..nhưng không được vượt qua vùng dò tìm như trong ví dụ này không được vựơt quá 4)
- Option_lookup: là tùy chọn xác định kiểu dò tìm, có 2 kiểu dò tìm:
· True hoặc 1 hoặc để trống: là kiểu dò tìm tương đối, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, nó sẽ lấy giá trị lớn nhất mà có giá trị nhỏ hơn giá trị dò tìm.
· False hoặc 0: là kiểu dò tìm chính xác, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, hàm sẽ trả về #N/A.
Ví dụ về hàm HLOOKUP VÀ VLOOKUP
Cho bảng tính sau:
Yêu cầu:
1. Căn cứ vào MANV và Bảng tên phòng ban, điền tên phòng ban ở cột P_BAN.
2. Căn cứ vào Chức vụ và Bảng phụ cấp chức vụ, tính tiền phụ cấp chức vụ cho cộtPCCV.
Theo yêu cầu của câu số 1 thì bạn cần thực hiện hàm tại ô H4 (cột P_BAN) như sau:
Theo câu lệnh trên, Excel sẽ lấy giá trị của ô B4(cột MANV), đem so sánh với khu vực dãy ô từ G17 đến I18 (dãy ô được khóa cứng bởi dấu $ để tránh khi dùng chức năng Fill Handlecho các ô phía dưới) và sẽ lấy giá trị dòng thứ 2 trong dãy ô phù hợp với giá trị ô B4 để điền vào ô H4. Khi xong câu lệnh và nhấp Enter bạn được kết quả:
Bây giờ bạn dùng chức năng Fill Handle để điền cho toàn bộ dãy ô ở cột P_BAN.
Tiếp theo câu 2, ở ô I4 (cột PCCV) bạn điền nội dung sau:
Tương tự câu lệnh HLOOKUP, nhưng tại câu lệnh VLOOKUP này, Excel sẽ lấy giá trị của ôG4(cột Chức vụ) so sánh với dãy ô từ B18 đến C22 (được đặt trong dấu $ để khóa cứng), kế đến lấy giá trị tương ứng của cột thứ 2 trong dãy ô này để điền vào ô I4. Xong bạn nhấpEntervà dùng chức năng Fill Handle để điền cho tất cả các ô trong cột PCCV.
Trong hàm có xử lý các hằng ký tự hoặc hằng xâu ký tự thì chúng phải được bao trong cặp dấu “ ”
Các hàm số có thể lồng nhau. VD: =IF(AND(A2=10,A3>=8),“G”,IF(A2<7,“TB”,“K ”))
Có thể nhập hàm số bằng cách ấn nút Paste Function fx trên Toolbar, rồi theo hướng dẫn ở từng bước
Một số hàm số quan trọng:
AND (đối 1, đối 2,…, đối n): phép VÀ, là hàm logic, chỉ đúng khi tất cả các đối số có giá trị đúng.
Các đối số là các hằng, biểu thức logic.
VD: = AND (B3>=23,B3<25)
OR (đối 1, đối 2, …, đối n): phép HOẶC, là hàm logic, chỉ sai khi tất cả các đối số có giá trị sai.
VD: = OR (D3>=25,D3<23)
SUM (đối 1, đối 2, …, đối n): cho tổng của các đối số
Các đối số là các hằng, địa chỉ ô, vùng.
AVERAGE (đối 1, đối 2, …, đối n): cho giá trị TBC c các số
MAX (đối 1, đối 2, …, đối n): cho giá trị lớn nhất
MIN (đối 1, đối 2, …, đối n): cho giá trị nhỏ nhất
IF (bt logic, trị đúng, trị sai):
Hiển thị trị đúng nếu BT logic có g/t True
Hiển thị trị sai nếu BT logic có g/t False
VD: =IF(A3>=5,“Đậu”,“Rớt”)
Ø- Hàm IF có thể viết lồng nhau.
VD: = IF(C6<=300,1,IF(C6>400,3,2))
- Hàm trên cho kết quả của phép thử sau:
nếu [dữ liệu trong ô C6] £ 300
nếu 300 < [dữ liệu trong ô C6] £ 400
nếu [dữ liệu trong ô C6] > 400
LEFT(“Chuỗi ký tự”, n): Cho n ký tự bên trái của chuỗi.
qVD: =LEFT(“Gia Lâm – Hà Nội”,7)
cho kết quả là chuỗi “Gia Lâm”
RIGHT(“Chuỗi ký tự”, n): Cho n ký tự bên phải của chuỗi.
qVD: =RIGHT(“Gia Lâm – Hà Nội”,6)
cho kết quả là chuỗi “Hà Nội”
MID(“Chuỗi ký tự”, m, n): Cho n ký tự tính từ ký tự thứ m của chuỗi.
qVD: =MID(“Gia Lâm–Hà Nội”,9,2)
cho kết quả là chuỗi “Hà”
SUMIF (vùng_đ/k, đ/k, vùng_tổng): hàm tính tổng có điều kiện
Giả sử vùng B2:B5 chứa các g/t tiền nhập 4 mặt hàng tương ứng 100, 200, 300, 400. vùng C2:C5 chứa tiền lãi tương ứng 7, 14, 21, 28 thì hàm SUMIF(B2:B5,“>160”,C2:C5) cho kết quả bằng 63 (=14+21+28)
COUNTIF(vùng_đếm, điều_kiện): đếm số lượng các ô trong vùng đếm thoả mãn điều kiện
VLOOKUP (trị_tra_cứu, bảng_tra_cứu, cột_lấy_dữ_liệu, [True/False]): tra cứu g/t với các g/t trong cột đầu tiên của bảng và hiển thị dữ liệu tương ứng trong bảng tra cứu nằm trên cột ở đối số 3.
VD: = VLOOKUP(E3, $E$12:$F$16, 2, True)
- Nếu g/t tra cứu nhỏ hơn g/t nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng thì trả về lỗi #N/A.
- Nếu đối số thứ 4 bằng True (hoặc 1):
+ Các g/t trong cột đầu tiên của bảng phải được sắp xếp tăng dần.
+ Nếu g/t tra cứu không có trong cột đầu tiên của bảng thì hàm sẽ tra cứu g/t trong bảng £ g/t tra cứu.
HLOOKUP(g/t, bảng_g/t, hàng_lấy_d.liệu, [1/0]): hàm tra cứu theo hàng, tương tự hàm VLOOKUP
Hàm xếp thứ hạng:
RANK(g/t_xếp, bảng_g/t, tiêu_chuẩn_xếp)
- đối số 1: là giá trị cần xếp thứ (VD: điểm 1 HS)
- đối số 2: bảng chứa các g/t (VD: bảng điểm)
- đối số 3: = 0 thì g/t nhỏ nhất xếp cuối cùng (VD khi xếp thứ hạng các HS trong lớp theo điểm)
= 1 thì g/t nhỏ nhất xếp đầu tiên (VD khi xếp thứ hạng cho các VĐV đua xe theo thời gian)
VD: =RANK(A3,$A$3:$A$10,1)
NOW(): Cho ngày và giờ ở thời điểm hiện tại.
TODAY(): Cho ngày hiện tại.
DAY(“mm/dd/yy”): Cho giá trị ngày.
VD: =DAY(“11/25/80”)
cho kết quả là 25
MONTH(“mm/dd/yy”): Cho giá trị tháng.
VD: =MONTH(“11/25/80”)
cho kết quả là 11
YEAR(“mm/dd/yy”): Cho giá trị năm.
VD: =YEAR(“11/25/80”)
cho kết quả là 1980
Hàm Year thường được dùng để tính tuổi khi biết ngày sinh:
Hàm INDEX:
Hàm Index cho kết quả là giá trị của một Cell được chỉ định bởi rownum và colnum bên trong array.
Cú pháp: INDEX(array,rownum,colnum)
Các tham số của hàm:
- Array: Là một mảng chứa các thông tin cần tìm, cột/dòng đầu tiên là 1.
- Rownum: Số thứ tự của một dòng trong array.
- Colnum: Số thứ tự của một cột trong array.
Ví dụ:
[Only registered and activated users can see links]
=INDEX (A1 : D3,1,2)=10.
=INDEX (A1 : D3,2,3)=17.
=INDEX (A1 : D3,3,4)=18
15. Hàm MATCH:
Hàm Match cho kết quả là vị trí tương đối của giá trị tìm (lookup_value) trong một mảng (lookup_array) kết với một giá trị chỉ định theo thứ tự đặc biệt (match_type).
Cú pháp: MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)
Các tham số của hàm:
- Lookup_value: Là giá trị mà ta dùng để tìm giá trị mà ta mong muốn trong một mảng (lookup_array). Lookup_value có thể là giá trị (số, text, hoặc giá trị logic) hoặc là một tham chiếu đến một số, text, hoặc giá trị logic.
- Lookup_array: Mảng chứa các giá trị tìm kiếm. Lookup_array có thể là mảng hoặc tham chiếu mảng.
- Match_type: Là một con số xác định cách dò tìm: -1 hoặc 0 (false) hoặc 1 (true). Nếu match_type được bỏ qua thì mặc nhiên được hiểu là 1.
+ Match_type = -1: Tìm giá trị nhỏ nhất trong lookup_array, lớn hơn hay bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
+ Match_type = 1 (true): Tìm giá trị lớn nhất trong lookup_array, nhỏ hơn hay bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
+ Match_type = 0 (false): Tìm giá trị đầu tiên bằng giá trị tìm trong lookup_array. Lookup_array không cần sắp theo thứ tự nào cả.
• Nếu tìm không thấy, hàm cho giá trị là #N/A
• Không phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.
• Nếu match_type = 0 và lookup_value là text thì trong lookup_value có thể chứa các ký tự đại diện như:
+ Dấu ?: Thay cho một ký tự bất kỳ.
+ Dấu *: Thay cho tổ hợp (nhiều) ký tự bất kỳ.
Ví dụ:
[Only registered and activated users can see links]
= MATCH(“Tôi”,A1:C1,-1) = #N/A (vì các thành phần trong mảng được sắp theo thứ tự tăng dần, trong khi đó Match_type = -1 thì phải sắp theo thứ tự giảm dần).
= MATCH(“Toi”,A1:C1,0) = 3.
= MATCH(“Anh”,A1:C1,1) = 1
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro