các đk có hiệu lực của hợp đồng
Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, pháp luật của Việt Nam qui định hợp đồng
phải tuân thủ các điều kiện bắt buộc: chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân
sự; nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội; các bên hoàn toàn tự nguyện. Sau đây là các điều kiện cụ thể:
2.1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
Chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là những người tham
gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.
Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui định
chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợp
đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp
đồng có hiệu lực. Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể tham gia giao dịch dân sự (hợp
đồng) phải “có năng lực hành vi dân sự” [15, điểm a, khoản 1 Điều 122]. Cũng theo
các qui định của BLDS 2005, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm các cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự để tham
gia xác lập, thực hiện hợp đồng của các chủ thể khác nhau là không giống nhau.
Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ
thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Theo qui định của BLDS 2005, cá
nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp
đồng dân sự (Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là người
có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể
tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
(Điều 20); người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao
dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện
hợp pháp (Điều 21); người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có
người giám hộ và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua
người giám hộ (Điều 22); người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23).
Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân là những tổ chức có đủ
các điều kiện được qui định tại Điều 84 BLDS 2005. Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ
của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính chuyên biệt, được tham
gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của
pháp nhân. Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân được thể hiện trong điều lệ,
hoặc quyết định thành lập pháp nhân [15, Điều 88]. Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ
thể hạn chế của Luật Dân sự. Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với
phạm vi hoạt động của nó. Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp
đồng hợp tác [15, Điều 111]. Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật qui định
[15, 106]. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể xã hội chứ không phải
là một con người tự nhiên, nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này không
biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được
thể hiện bởi ý chung của các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của
người đại diện, nếu hành vi đó được thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại
diện, và tương ứng với phạm vi hoạt động của chủ thể đó [102, tr.207 – 10; 103, tr.278
– 81; 242, tr.44; 256, tr.147-9].
Nhìn chung, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhân phải
có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng mà chủ thể
đó tham gia. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua
người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng ‘phạm vi đại diện’ và phải phù hợp với giới
hạn về ‘lĩnh vực hoạt động’ của các chủ thể.
2.1.2. Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội
BLDS 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4). Nhưng để
bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, BLDS 2005 cũng qui định một số trường hợp hạn chế quyền tự do của các
bên trong việc thiết lập hợp đồng. Theo đó, nội dung và mục đích của hợp đồng (giao
dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã
hội” (Điểm b, khoản 1 Điều 122). Hợp đồng (giao dịch dân sự) “có mục đích và nội
dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” (Điều 128).
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng. Mục đích của
của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch đó” [15, Điều 123].
Điều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định”. Và, “[đ]ạo đức xã hội là những chuẩn mực
ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận
và tôn trọng” [15, Điều 128].
Khái niệm nội dung của hợp đồng là một khái niệm rất rộng. Thường thì nội
dung của hợp đồng gồm các điều khoản, như: đối tượng của hợp đồng là tài sản hay
công việc; số lượng, chất lượng của đối tượng đó; giá và phương thức thanh toán; thời
hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng… [15, Điều 402]. Bất kỳ điều khoản nào trong số đó
vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng cũng bị coi là vô
hiệu. Ví dụ: trong Quyết định Giám đốc thẩm số 18/2005/DS-GĐT ngày 22/6/2005
của HĐTP –TANDTC [262, tr.206], hợp đồng mua bán nhà được xác lập giữa người
chuyển nhượng (Việt Nam) với người nhận chuyển nhượng (người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, không thuộc diện được phép có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam), thì bị
xem là vô hiệu vì “có nội dung trái pháp luật”.
Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi phạm
điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Hợp đồng có mục đích vi phạm
điều cấm của pháp luật thì vô hiệu. Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà ở có
mục đích là bán nhà, nhưng thực tế hợp đồng lại ghi là trao đổi nhà ở (nhằm mục đích
trốn thuế thu nhập chẳng hạn) thì bị pháp luật cấm [187, khoản 2 Điều 59], nên không
có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội. Mỗi xã hội có quan niệm của
mình về đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội. Mặc dù khái
niệm “đạo đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong BLDS 2005, nhưng
phạm trù “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất biến, đôi khi phụ thuộc rất
lớn vào nhận thức chủ quan của mỗi người. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn,
vấn đề như thế nào là hợp đồng trái ‘đạo đức xã hội’, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Có
quan điểm cho rằng, qui phạm đạo đức là loại qui phạm vừa mang tính chủ quan của
mỗi người, vừa mang tính xã hội và tính giai chấp sâu sắc. Bên cạnh đó, đạo đức còn
mang tính dân tộc và tính hiện đại. Trong xã hội hiện đại, quan niệm xã hội về đạo đức
đã được nâng lên một tầm cao mới [224, tr.13 -17].
Hơn nữa, thực tế vận dụng qui định này để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong
từng trường hợp cụ thể, là điều không đơn giản. Bởi thế, có nhiều ý kiến cho rằng cần
thay khái niệm ‘đạo đức xã hội’ bằng khái niệm ‘trật tự công cộng’ cho rõ nghĩa, dễ
xác định nội dung hơn khi áp dụng trên thực tế, và cũng phù hợp với thông lệ chung
trên thế giới vì pháp luật của nhiều nước không qui định về hợp đồng trái đạo đức mà
thường qui định là vi phạm ‘trật tự công cộng’ (order public) hay ‘chính sách công’
(public policy); mặt khác, “khái niệm ‘đạo đức’ khó hiểu nếu đưa vào BLDS sẽ gây
tâm lý hoang mang cho các chủ thể tham gia giao dịch, dẫn đến các chủ thể hạn chế
tham gia một số giao lưu dân sự…” [44, tr.29].
Tuy vậy, tác giả cho rằng nhận định như vậy cũng chưa chính xác. Bởi lẽ, pháp
luật hợp đồng của các quốc gia không chỉ sử dụng thuật ngữ ‘order public’ hay ‘public
policy’ mà còn sử dụng khái niệm ‘immoral’ (trái đạo đức). Ví dụ: Điều 1133 BLDS
Pháp. Việc sử dụng cụm từ ‘trái đạo đức’ hay ‘trái trật tự công cộng’ không chỉ là một
vấn đề khó khăn của Việt Nam mà còn là một thử thách đối với hoạt động lập pháp và
xét xử của ‘toàn cầu’, như một Giáo sư người Đức đã từng nhận định: “Câu hỏi cái gì
làm cho hợp đồng trái đạo đức và trái pháp luật là một câu hỏi có thể nhận được
nhiều câu trả lởi khác nhau từ những hệ thống pháp luật khác nhau. Điều khác biệt
đáng nói là, bởi vì quan niệm về đạo đức của các quốc gia khác nhau thì khác nhau,
và việc đánh giá những giá trị truyền thống theo quan niệm của mỗi quốc gia, vẫn còn
đóng một vai trò quan trọng” [347, tr.382]. Thực tiễn pháp lý Việt Nam cũng cho thấy,
pháp luật từng có qui định hợp đồng không được trái ‘trật tự công cộng’ hoặc ‘thuần
phong mỹ tục’, mà điển hình là qui định tại Điều 10 DLB 1931 và Điều 10 DLT 1936-
1939: “các sự kết ước trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục đều vô hiệu”.
Xét về bản chất, việc đánh giá một hợp đồng có trái ‘trật tự công cộng’ hay trái
‘đạo đức xã hội’ thì cũng khó như nhau, vì đây đều là những khái niệm khá trừu tượng
và tùy vào sự thẩm lượng của từng thẩm phán.
Khái niệm ‘đạo đức xã hội’ có tính mềm dẽo, uyển chuyển hơn, nhưng cũng
khá trừu tượng và dễ bị lạm dụng hoặc dễ bị từ chối áp dụng hơn so với ‘trật tự công
cộng’. Cái khó nhất của việc xác định tính trái ‘đạo đức xã hội’ là do khái niệm vừa
không cụ thể về ‘định lượng’, vừa không rõ ràng về ‘định tính’. Điều này cũng khó
khăn giống như việc người ta phán xét về hành vi vẽ tranh hay chụp ảnh khỏa thân của
một thiếu nữ để cho người khác xem. Có người cho đó là nghệ thuật mang tính nhân
văn, nhưng người khác lại bảo đây là hình ảnh đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục.
Thậm chí, có những nghệ sỹ chụp ảnh nghệ thuật đã từng suýt bị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền truy tố hình sự vì cho rằng việc chụp ảnh người mẫu khỏa thân và lưu giữ
hình ảnh đó là hành vi trái pháp luật, là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy [175].
Ý nghĩa của khái niệm ‘trật tự công cộng’ tuy được xác định rõ hơn, nhưng việc
đưa khái niệm ‘trật tự công cộng’ vào trong các văn bản pháp luật cũng gặp nhiều trở
ngại và có thể gây ra sự nhầm lẫn, vì pháp luật Việt Nam cũng có qui định khác về bảo
vệ trật tự công cộng, với tính chất là bảo vệ trật tự trị an của xã hội. Ví dụ: theo Điều 2
Nghị định 38/2005/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng [191], thì “các
cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng; tôn trọng các quy tắc chung của cuộc sống xã
hội; phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự công cộng hoặc xâm
phạm quyền tự do dân chủ của công dân; tham gia, hỗ trợ các cơ quan chức năng
phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự công cộng”. Bởi vậy,
khái niệm ‘trật tự công cộng’ với tính chất là sự giới hạn của quyền tự do hợp đồng sẽ
có thể bị hiểu nhầm thành ‘trật tự công cộng’ với tính chất là trật tự trị an của xã hội.
Theo tác giả, không phải việc sử dụng khái niệm ‘đạo đức xã hội’ là tốt hơn hay
không tốt bằng khái niệm ‘trật tự công cộng’, mà vấn đề là khi đã chọn để sử dụng
khái niệm nào thì cũng cần giải thích rõ và xác định cụ thể nội dung và phạm vi áp
dụng của khái niệm đó, trên cả ba phương diện: lập pháp, xét xử và học thuật. Chúng
ta cũng có thể thay khái niệm ‘đạo đức xã hội’ hoặc ‘trật tự công cộng’ bằng khái niệm
khác rõ ràng hơn, như khái niệm ‘lợi ích công cộng’, và có thể giải thích cụ thể về nội
dung và giới hạn áp dụng của khái niệm này, như một luật gia đã từng giải thích: “lợi
ích công cộng” được hiểu là các lợi ích liên quan tới: (i) các quyền con người như
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…; (ii) bảo vệ lẽ công
bằng, bảo vệ ‘bên yếu thế hơn’ trong hợp đồng nhằm ngăn ngừa những hợp đồng tạo
ra sự bất công quá đáng; (iii) bảo vệ trật tự thị trường, trật tự kinh tế nhằm chống lại
việc cạnh tranh không lành mạnh [166, tr.152]. Đây là cách giải thích hợp lý, có thể
tiếp thu và kế thừa khi luật hóa khái niệm này trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
ra bên ngoài. Theo qui định của BLDS 2005, hợp đồng bị coi là được xác lập thiếu yếu
tố tự nguyện nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
(i) Hợp đồng giả tạo: là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản
chất của quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp đồng để
che đậy một giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một hoặc các bên. Nói
cách khác, hợp đồng giả tạo là hợp đồng “mà trong đó, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài
khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia” [122, tr.280]. Có hai
dạng hợp đồng giả tạo là ‘hợp đồng giả cách’ và ‘hợp đồng tưởng tượng’.
Hợp đồng giả cách là hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợp
đồng khác nhằm “lẩn tránh” pháp luật. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng giả cách
thường là do có sự thông đồng giữa các bên để lập cùng một lúc hai hợp đồng (giao
dịch) khác nhau: một hợp đồng (giao dịch) ‘thật’ và một hợp đồng (giao dịch) ‘giả’.
Hợp đồng giả cách chỉ là hình thức bên ngoài chứ không có giá trị đối với các bên.
Hợp đồng thật bị che giấu đi, nhưng đó mới là hợp đồng mà các bên muốn xác lập,
thực hiện. Hợp đồng giả cách thì đương nhiên vô hiệu. Hợp đồng thật có thể được
công nhận, nếu tuân thủ các điều kiện do pháp luật qui định. Ví dụ: trong Bản án số
1701/2005/DS-PT của TAND Tp. Hồ Chí Minh ngày 08/8/2005: bị đơn có ký hợp
đồng thuê nhà của nguyên đơn, thời hạn là 05 năm, giá thuê là 20.000.000 đồng/tháng.
“Sau khi hợp đồng ký kết, theo yêu cầu của nguyên đơn, đôi bên đã ký kết hợp đồng
mượn nhà tại Phòng công chứng nhằm mục đích để bên cho thuê được lợi khi nộp thuế
cho Nhà nước…”. Hợp đồng mượn nhà có công chứng là hợp đồng giả cách, được lập
ra để che đậy hợp đồng thuê nhà, nên đã bị tòa án tuyên xử vô hiệu do “giả tạo”.
Hợp đồng tưởng tượng là hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập ra
nhằm để hợp thức hóa các thủ tục pháp lý còn thiếu sót, hoặc để che đậy một sự thật
khác trái pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội. Nói cách khác, hợp đồng tưởng tượng là
hợp đồng mang tính hình thức, chứ các bên hoàn toàn không có ý định tạo lập nên sự
ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó. Ví dụ: trong Quyết
định giám đốc thẩm số 06/2006/KDTM-GĐT ngày 06/7/2006 về vụ án “Tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa”: Bị đơn mua mè vàng từ người thứ ba, nhưng do người
thứ ba không có tư cách pháp nhân để xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Vì thế, bị đơn ký
hợp đồng ‘giả’ mua của nguyên đơn 500 tấn mè vàng với tổng giá trị hợp đồng là 4,2
tỷ đồng. Trên thực tế, nguyên đơn đã không giao hàng mà chỉ “bán tư cách pháp nhân,
bán hóa đơn giá trị gia tăng để hưởng lợi…”. Vì vậy, cấp giám đốc thẩm nhận định
“hợp đồng này là hợp đồng giả tạo”.
(ii) Hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn: Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý
chí được thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí” [122, tr.283]. Hay
nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc các bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối
tượng hoặc các nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích
thực của mình. Ví dụ: người mua bảo hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì được hưởng
tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có rủi ro, nhưng thực tế là điều khoản bảo hiểm
đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không được bảo hiểm. Pháp luật Việt
Nam chỉ chấp nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng. Hợp
đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui định tại Điều 131 BLDS 2005.
(iii) Hợp đồng xác lập do bị lừa dối: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể,
tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch
đó” [15, Điều 132]. Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật khiến cho bên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ
hoặc trái với nguyện vọng đích thực của họ.
Pháp luật Việt Nam qui định ba trường hợp lừa dối là lừa dối về chủ thể, lừa dối
về đối tượng và lừa dối về nội dung của hợp đồng. Khi xem xét hành vi lừa dối, tòa án
thường không chỉ dựa vào tính chất “cố ý” cung cấp thông sai sự thật của một bên mà
còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể và khả năng nhận thức, hiểu biết của bên kia so với một
người có năng lực nhận thức bình thường. Vấn đề có hay không có sự cố ý cung cấp
thông tin sai sự thật cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một hành vi cung cấp thông tin
sai sự thật được hiểu là một bên cố ý nói cho bên kia biết những thông tin về chủ thể,
đối tượng, nội dung của hợp đồng mà những thông tin ấy là không đúng với thực tế
khách quan, nhưng mức độ sai biệt tới đâu là lừa dối, thì có nhiều cách hiểu. Theo
UNIDROIT, “một sự khoa trương trong quảng cáo hoặc trong đàm phán hợp đồng
chưa tới mức bị coi là lừa dối” [25, tr.182]. Một sự im lặng thường cũng không bị coi
là lừa dối. Nhưng nếu bên cung cấp thông tin có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin mà
vẫn im lặng nhằm mục đích bỏ qua sự thật thì cũng bị coi là có lừa dối, hoặc chí ít
cũng có lỗi làm bên kia nhầm lẫn giao kết hợp đồng [15, Điều 131 - 132].
Hợp đồng giao kết do bị lừa dối có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu khi sự lừa dối
đó “do hành vi cố ý” của một bên hoặc của người thứ ba gây ra và đó là nguyên nhân
“làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung” của
hợp đồng mà giao kết hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ.
(iv) Hợp đồng xác lập bởi sự đe dọa: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý
của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình” [15, Điều 132]. Sự đe dọa thường được
hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng hành vi bạo lực vật chất
hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý chí hoặc làm mất khả năng kháng cự
nên đã xác lập hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ.
(v) Xác lập hợp đồng trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi:
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên
bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” [15, Điều 133]. Một người bình thường, vào thời
điểm giao kết hợp đồng, đã ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức
không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy
hoặc các chất kích thích khác dẫn đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì
được xem là không tự nguyện xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là
người này phải chứng minh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình
trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.
Có thể nói rằng, “tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác
lập quan hệ hợp đồng” [247, tr.31] vì bản chất của hợp đồng vốn là sự thống nhất ý
chí của các bên thông qua sự thỏa thuận tự do và tự nguyện. Do vậy, hợp đồng xác lập
thiếu yếu tố tự nguyện thì đương nhiên vô hiệu (nếu được xác lập do giả tạo) hoặc có
thể bị vô hiệu (trong các trường hợp còn lại).
Tóm lại, các yếu tố chủ thể, nội dung và mục đích, sự tự nguyện của các bên là
những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tồn tại của hợp đồng.
Năng lực hành vi của chủ thể là yếu tố nhằm đảm bảo chủ thể có tư cách độc lập để tự
mình xác lập, thực hiện hợp đồng; nội dung và mục đích là những điều khoản, căn cứ
để thực hiện hợp đồng; tự nguyện là yếu tố đảm bảm cho hợp đồng được tạo ra đúng ý
chí đích thực của các bên. Bởi vậy, đây là ba yếu tố pháp lý quan trọng được pháp luật
qui định là điều kiện bắt buộc của mọi hợp đồng.
2.1.3. Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng
Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định là có
tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình, mà
không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những người khác.
Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải hoàn toàn tự
nguyện. Tự nguyện còn là nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật dân sự và pháp luật
thương mại [15, Điều 4; 154, khoản 2 Điều 11].
Ý chí tự nguyện của chủ thể là một dấu hiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không
được biểu hiện ra bên ngoài, thì người khác không thể biết được. Có tác giả cho rằng,
“tự do ý chí và bày tỏ ý chí là hai mặt của tự nguyện”. Tự nguyện nghĩa là phải có tự
do ý chí, tự do “bày tỏ ý chí” và phải có “sự thống nhất giữa ý chí với sự bày tỏ ý chí”.
Không có tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí hoặc phá vỡ tính thống nhất giữa hai yếu tố
này, thì sẽ không có sự tự nguyện [116, tr.7]. Theo quan điểm của TANDTC, thì
“người tham gia giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên
tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện
thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng
ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình” [265, tr.40].
Quan điểm này cũng thể hiện đúng tinh thần của BLDS 2005.
Hợp đồng do chủ thể xác lập, thực hiện không tự nguyện, thì có thể bị vô hiệu
hoặc đương nhiên vô hiệu. Những trường hợp không có sự tự nguyện là những trường
hợp mà việc xác lập, thực hiện hợp đồng không đúng ý chí đích thực của chủ thể hoặc
không có sự thống nhất giữa ý chí của chủ thể với sự bày tỏ ý chí của chính chủ thể đó
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro