Các đặc điểm và sự khác nhau cơ bản giữa tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi:
Các đặc điểm và sự khác nhau cơ bản giữa tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi:
Sứ mạng: là lí do tồn tại, lẽ sống,…. ta đem lại cho ai đó cái gì. Việc xác định tư tưởng cốt lõi là một quy trình mang tính chất khám phá.
Một mục tiêu hiệu quả phải phản ánh được tầm quan trọng người ta gắn cho công việc của công ty-nó phải khai thác được các động lực lý tưởng của nhân viên, không chỉ đơn giản là phản ánh sản phẩm hay khách hàng mục tiêu của công ty mà phải thể hiện tinh thần của tổ chức.
Mục tiêu cốt lõi thì không bao giờ hoàn thành được-nó tựa như một ngôi sao ở tít chân trời, dẫn đường cho chúng ta, song không bao giờ ta với tới được ngôi sao đó.Cần lưu ý: bản thân mục tiêu cốt lõi không thay đổi, song nó lại khuyến khích, truyền cảm hứng cho những thay đổi khác trong công ty. Việc không bao giờ hoàn thành mục tiêu cốt lõi cũng đồng nghĩa với việc một tổ chức không bao giờ được ngừng thay đổi và tiến bộ để gần hơn, xứng đáng hơn với mục tiêu ấy.
Tư tưởng cốt lõi chỉ cần có ý nghĩa và tác dụng thúc đẩy đối với các thành viên của chính tổ chức mà thôi, nó không cần gây ảnh hưởng gì đối với những người ngoài tổ chức. Không thể cài đặt tư tưởng cốt lõi vào con người, đây không phải là những điều người ta có thể lĩnh hội. Ngược lại, người ta cần có thiên hướng chấp nhận chúng từ trước đó.
Ví dụ: tư tưởng cốt lõi của một số công ty.
§ Sony: trải nghiệm niềm vui của sự phát triển và áp dụng công nghệ cho lợi ích cộng đồng.
§ Nike: trải nghiệm những cảm xúc cạnh tranh, chiến thắng, đè bẹp đối thủ.
Tầm nhìn: là các mục tiêu có thể định lượng hoặc định tính nhưng thường là định tính mà công ty cần đạt tới trong khoảng thời gian nhất định, giống như một ngọn núi mà ta phải chinh phục. Xác định tầm nhìn là một quá trình mang tính chất sáng tạo.
Có thể xem xét bốn loại BHAG (Big hairy audacious goals) sau đây:
§ BHAG theo mục tiêu: có thể định tính hay định lượng.
Ví dụ: đạt doanh số 125 tỷ ddoola vào năm 2000. (Wal-Mart, 1990)
§ BHAG theo đối thủ cạnh tranh: hướng về việc đánh bại một đối thủ cạnh tranh hơn mình rất nhiều trong hiện tại.
Ví dụ: tiêu diệt Adidas. (Nike, những năm 1960).
§ BHAG theo hình mẫu: phổ biến ở các tổ chức và công ty đang trên đà phát triển.
Ví dụ: trở thành một đại học Harvard của miền Tây. (đại học Stanford, những năm 1946).
§ BHAG chuyển đổi nội tại: thường áp dụng ở những công ty lớn, cần những thay đổi nội tại để phát triển.
Ví dụ: chuyển đổi công ty từ một nhà thầu cho giới quân sự thành một công ty công nghệ cao và sản phẩm đa dạng hàng đầu thế giới. (Rockwell, 1995).
Việc phân tích xem một viễn cảnh tương lai là đúng hay sai hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. Chúng ta sáng tạo ra tương lai chứ không tuyên đoán tương lai-do đó sẽ không có câu trả lời đúng đắn.
Giá trị cốt lõi: là những phẩm chất, nguyên tắc dẫn đường, những cam kết cần phải giữ gìn bằng mọi giá để bảo đảm đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược.
Một công ty phải tự quyết định cho nó những giá trị cốt lõi, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, những yếu tố cạnh tranh hay những trào lưu và phong cách quản trị hiện đại. Như vậy, hiển nhiên không có một bộ giá trị cốt lõi đúng đắn cho tất cả mọi công ty.
Mỗi công ty đều có giá trị cốt lõi cho riêng mình dù quy mô có lớn bao nhiêu đi nữa và nó được chia sẻ bởi mọi thành viên trong tổ chức. Cần phân biệt được giá trị cốt lõi, bất biến với những chiến lược và thực hành kinh doanh liên tục thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Innovation: đổi mới; Community: tôn trọng cộng đồng; Integrity: ngay thẳng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro