Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cac chi tieu

1.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hđ KD DV:

Trong KD DV như sửa chữa, chuẩn bị vật tư cho SX, vận tải (ko thực hiện việc SX SP như trong lĩnh vực SX mà chỉ là cung cấp DV cho ng khác) để lấy tiền bằng cách sử dụng máy móc hoặc sức LĐ của công nhân lành nghề.

Do đặc trưng của hđ DV nên thực tế thường sử dụng các chỉ tiêu KT đặc thù để đánh giá.

a.Chi phí (giá)/1giờ DV:

Trong KD DV, chi phí trực tiếp là chi phí sử dụng máy móc thiết bị và công nhân. Còn chi phí gián tiếp là chi phí để cho mọi hoạt động khác trong KD như: tiền thuế, chi phí quản lý, chi phí văn phòng, bảo hiểm, điện thoại...

Tiền thu được phải bù đắp được các chi phí sau:

-   Chi phí trực tiếp.

-   Chi phí gián tiếp.

-   Lợi nhuận hợp lý.

Thông thường chi phí cho một loại DV, người ta tính theo giờ và gọi là giá tính cho một giờ.

Chi phí/ giá cho 1 giờ DV = Chi phí trực tiếp tính cho 1 giờ    +   Lợi nhuận

Lợi nhuận trong một giờ được cộng vào để bù đắp chi phí gián tiếp và có lãi

b.Giá trị thực hiện dịch vụ

Được tính theo công thức:

Cd = S Qi x Gi

Trong đó:

Qi - Khối lượng DV loại i ( i=1,n )

Gi - Giá DV loại i.

n   - Số lượng các DV loại i.

c.Mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ (Kd)

 Trong KD dịch vụ, để đánh giá chất lượng hoạt động DV

              Q 0i .Noi (Klg thực hiện)

    Kd = -----------------------------------

             Qni. Nni (Klg nhu cầu DV)

Trong đó:

Q0i - Khối lượng DV loại i mà DNTM thực hiện trong năm.

N0i - Số lượng khách hàng đc thực hiện DV loại i.

Qni -  Nhu cầu hàng năm về DV loại i ( i=1,m )

Nni – S.lượng khách hàng có nhu cầu DV loại i

m  -  S.lượng các DV đc các cơ quan TM thực hiện.

2.Hạch toán KD trong TM: khái niệm, vai trò và nguyên tắc hạch toán.

·      Bản chất

- Hạch toán KD vừa là phạm trù kinh tế vừa là hệ thống các phương pháp tính toán kết quả và hiệu quả KD ở các DN và được xem như tổng thể các phương pháp kinh tế trong quản lý

- Phù hợp với nội dung cơ bản của các quan hệ HTKD chế độ HTKD bao hàm quá trình hình thành thu nhập của các DN , sự bù đắp các chi phí, trên cơ sở đó hình thành và sử dụng lợi nhuận.

- Các quan hệ HTKD không vượt ra ngoài giới hạn của các quan hệ HH- tiền tệ. Xét về thực chất, HTKD và hạch toán kinh tế như trước đây thường gọi chỉ là một.

·      Nhiệm vụ của HTKD trong TMDV

Đối với các DNTM, việc thực hiện chế độ HTKD cho phép giải quyết tốt các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Một là: Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các HH, DV cho các nhu cầu của SX và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của giới tiêu dùng.

Hai là: Tăng cường sự tác động của lĩnh vực lưu thông, phân phối đối với SX nhằm  cùng với SX giải quyết tốt những vấn đề cơ bản của SXKD.

Ba là : Giảm chi phí lưu thông HH, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực KDTM.

·      Nguyên tắc hạch toán:

Một là, lấy thu bù chi và bảo đảm có lãi trong KD: đây là nguyên tắc bao trùm trong toàn bộ qt hđ KD. Trong cơ chế TT, lợi nhuận là mục tiêu KD của các DN. Vì vậy, tự trang trải, tự bù đắp để KD có lãi là vấn đề cơ bản của KD.

Hai là, tự chủ trong HĐ KD: DN có quyền chủ động trong việc XD, thực hiện kế hoạch KD, mặt hàng KD, chủ động về vốn KD, chủ động cân đối các nguồn lực, chủ động trong tuyển lựa và bố trí LĐ, chủ động trong phân phối kết quả KD,…

Ba là, thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất: nguyên tắc này có vị trí quan trọng và chính nó tạo ra động lực trong KD. Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất đòi hỏi phải sử dụng phạm trù tiền lương, thưởng, lợi nhuận để kích thích ng LĐ.

Bốn là, giám đốc bằng tiền: sử dụng quan hệ tiền tệ để theo dõi qt KD của DN, qua đó kiểm tra việc thưc hiện các chỉ tiêu KT.

3.Lợi nhuận và cơ chế phân phối lợi nhuận ở DN (DN NN và DN tư nhân)

-Lợi nhuận của DN là biểu hiện bằng tiền của bộ phần SP thặng dư do ng LĐ tạo ra trong qt hđ SXKD.

-Lợi nhuận của DNTM cơ bản đc xđ: P=DT-CP

-Những khoản thu chủ yếu của DN phải kể đến thu từ hđ bán hàng, thu từ các hđ DV và thu từ các hđ khác.

-Những khoản chi phí gồm chi để mua hàng, bảo quản HH, vận chuyển, chi phí quản lý hành chính…

-Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hđ KD của DN trong kỳ, là nguồn gốc của tái SX mở rộng KD và là đòn bẩy KT quan trọng có tác dụng khuyến khích ng LĐ nâng cao hiệu quả KD trên cơ sở của chính sách phân phối hợp lý và đúng đắn.

-Lợi nhuận của DNTM đc hình thành từ các nguồn: lợi nhuận từ hđ KD, lợi nhuận từ hđ tài chính và lợi nhuận bất thường.

·      Cơ chế phân phối lợi nhuận:

Lợi nhuận thực hiện = tổng DT – tổng CP

Lợi nhuận đc phân phối = lợi nhuận thực hiện – bù lỗ năm trc – thuế TNDN.

-Chia lãi cho các TV góp vốn theo HĐ.

-Bù lỗ các năm trc đã hết hạn trừ vào LN trc thuế.

-Trích 10% lập quỹ dự phòng TC = 25% vốn lưu động thì ko trích nữa.

-Trích lập quỹ đặc biệt theo QĐ cho DN đặc thù

Lợi nhuận còn lại:

-Chia theo vốn NN đầu tư.

-Chia theo vốn huy động của DN theo tỷ lệ:

+ Trích tối thiểu 30% quỹ đầu tư pt.

+ Tối đa 5% quỹ thưởng ban quản lý điều hành (<200-500 tr)

Số dư còn lại: trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi ko quá 3 hoặc 2 tháng lương cho cả 2 quỹ. Còn lại bổ sung vào quỹ đầu tư pt.

4.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở DNTM.

Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua những chỉ tiêu sau đây:

Một là, Số lần chu chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ (K)

           DT

   K = --------

          Obq                   .Trong đó:

-  K số lần chu chuyển của vốn

-  DT doanh thu (doanh số bán hàng) của DNTM

-  Obq số dư VLĐ bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết, trong một khoảng thời gian nhất định, VLĐ quay được bao nhiêu vòng.

Hai là, Số ngày của một vòng quay của VLĐ

           T   

  V= --------

          K                    .Trong đó:

- V  số ngày của một vòng quay của VLĐ

- T  thời gian theo lịch trong kỳ

- K số lần chu chuyển của VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để quay một vòng VLĐ cần bao nhiêu ngày.

Ba là, Tỉ suất sinh lời của VLĐ

S P

  P =------------100

         Obq                        . Trong đó:

- P tỷ suất sinh lời của VLĐ

- S P tổng lợi nhuận thu được trong kỳ.

- Obq số dư VLĐ bình quân.

Bốn là, Số VLĐ tiết kiệm được.

     Kkh – Kbc

B=------------x Obqkh

     Kbc                    Hoặc:   B = (Vbc -̣ Vkh) DTkh/ T

Trong đó:

B – số VLĐ tiết kiệm được.

Kbc- số vòng quay của VLĐ kỳ báo cáo.

Kkh - số vòng quay của VLĐ kỳ kế hoạch.

Obqkh -số dư VLĐ bình quân kỳ kế hoạch.

 Vbc - số ngày của một vòng quay VLĐ kỳ báo cáo

 Vkh - số ngày của một vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch

 DTkh- doanh số bán hàng kỳ kế hoạch

5.Tỷ suất doanh lợi trong TM: ý nghĩa và pp xđ.

-Mức doanh lợi trên doanh số bán.

              P

PÒ1=------------x 100

          DS                            .Trong đó:

PÒ1 -Mức doanh lợi của DN trong kỳ.

P      -Lợi nhuận DN thực hiện được trong kỳ.

DS -Là doanh số bán thực hiện của DN trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN trong kỳ.

Do đó chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho DN thấy KD những mặt hàng nào, TT nào mang lại lợi nhuận cao cho DN.

-Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh.

            P

PÒ2=------------x 100

         VKD                    .Trong đó:

PÒ2  - Mức doanh lợi của VKD trong kỳ(%)

VKD -Tổng VKD trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy HQ sử dụng VKD của DN trong kỳ. Một đồng VKD mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN

-Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh.

            P

PÒ3= --------x 100

         Cfkd                        .Trong đó:

PÒ3     - Mức sinh lời của CFKD trong kỳ(%).

Cfkd     - Tổng CFKD của DN trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy HQ sử dụng CFKD của DN trong kỳ. Một đồng CFKD mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN

6.Hiệu quả KD TMDV và pp xđ các chỉ tiêu

·      Xét 1 cách chung nhất, HQ KD TMDV phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của XH trong lĩnh vực TM đc xđ bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả đạt đc về KT vs CF bỏ ra or nguồn vật lực đã đc huy động vào trong lĩnh vực KDTM.

                                Kết quả đầu ra

 Hiệu quả KTTM = ---------------------

                               Chi phí đầu vào

Xét  ở góc độ khác, hiệu quả kinh tế TM không tồn tại một cách biệt lập với SX.     

Những kết  quả do TM mang lại, tác động nhiều mặt  đến nền kinh tế, chúng được đánh giá và đo lường trên cơ sở các chỉ tiêu HQ kinh tế liên quan đến toàn bộ quá trình SX. Chỉ tiêu đó chính là NSLĐ xã hội, là sự tiết kiệm lao động XH trên quy mô toàn nền KTQD và tăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồn tích luỹ cho SX và nâng cao mức sống, mức hưởng thụ của người TD ở trong nước.

·      Phân loại HQ KT TM:

a.HQ KT cá biệt và hiệu quả KT-XH

-HQ KT cá biệt là HQKT thu đc từ hđ TM của từng DN, của từng thương vụ KD. Biêu hiện chung của HQ cá biệt là doanh lợi mà mỗi DN đạt đc và đó chính là HQ KD.

-HQ KT XH mà TM mang lại cho nền KTQD là sự đống góp của hđ TM vào việc pt SX, chuyển dịch cơ cấu KT, tăng NSLĐ XH, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho NS, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ND…

Trong QL TM, HQ cá biệt của từng DN, từng thương vụ rất đc coi trọng trong nền KTTT. Nhưng quan trọng  hơn là phải đạt đc HQ KT-XH đối vs nền KTQD, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự pt. HQ KT-XH và HQ cá biệt có MQH chặt chẽ vs nhau và tác động qua lại lẫn nhau.

b.   HQ của CF bộ phận và CF tổng hợp.

Các DN tiến hành hoạt động KD với một nguồn vật lực nhất định và do đó họ đưa ra TT sản phẩm với một CF cá biệt nhất định..

Tại mỗi DN, CF bỏ ra để tiến hành SXKD suy đến cùng cũng đều là CF lao động xã hội, nhưng khi đánh giá HQKTế, chi phí LĐXH biểu hiện dưới dạng CF cụ thể như:

-CF trong quá trình SXSP.

-CF ngoài  quá trình SXSP.

Bản thân mỗi loại CF trên có thể phân chia chi tiết theo những tiêu thức nhất định. Do đó khi đánh giá HQ kinh tế của hoạt động TM cần phải đánh giá HQ tổng hợp của các loại CF trên đây đồng thời lại phải đánh giá HQ của từng loại CF. Đó là đòi hỏi cần thiết giúp cho công tác quản lý KD tìm được hướng giảm CF cá biệt và giảm CF tổng hợp nhằm tăng HQ kinh tế.

c.HQ tuyệt đối và HQ so sánh

Hiệu quả tuyệt đối là lượng HQ được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng CF bỏ ra.

Chẳng hạn, tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng CF SX hoặc từ một đồng vốn bỏ ra.v.v...

Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu HQ tuyệt đối của các phương án với nhau.

Nói cách khác, HQ so sánh chính là mức chênh lệch về HQ tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ HQ của các phuơng án, từ đó cho phép lựa chọn một cách làm , một phương án có HQ cao nhất.

n  3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: