Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
o Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
1. Cái Riêng Và Cái Chung
Ø Định nghĩa
Cái riêng là một phạm trù TH dùng để chỉ 1 sv, một hành động, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Ví dụ: một hành tinh, một cuộc cách mạng, một con người.
Cái chung là một phạm trù TH dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sv, hiện tượng
Ví dụ: mt, vận động, lượng, chất
Ø Mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, bất kỳ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung. Bất kỳ một dạng vật chất cụ thể nào cũng bao hàm thuộc tính vận động, 2 mặt lượng, chất; bất kỳ con người nào cũng bao hàm ý thức.
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có vận động bên ngoài vc, không có ý thức tồn tại bên ngoài con người.
- Cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung sâu sắc hơn cái riêng, cái chung là linh hồn, bản chất của cái riêng, quy định sự tồn tại và phương hướng phát triển của svật.
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu cái chung và cái riêng
- Cái chung là cái bản chất, quy luật chi phối mọi cái riêng thì trong nhận thức và thực tiễn phải biết phát hiện cái chung và vận dụng nó để cải tạo, định hướng sự phát triển cái riêng. Phải nâng cao trình độ lý luận thì mới tiếp cận và phát hiện ra bản chất, quy luật của sv. Không nắm được cái chung, lý luận sẽ rơi vào mò mẫm mù quáng.
- Áp dụng cái chung vào cái riêng phải biết cá biệt hóa, không được tuyệt đối hóa, áp dụng cho phù hợp, nếu không cá biệt hóa, nếu áp dụng nguyên xi cái chung sẽ rơi vào rập khuôn giáo điều
Nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, phép vua thua lệ làng.
2. Nguyên Nhân Và Kết Quả
Ø Định nghĩa:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sv, hoặc giữa các sv với nhau gây ra sự biến đổi nhất định
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sv với nhau.
Ø Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Quan hệ nhân quả vừa là quan hệ trước sau vừa là quan hệ sản sinh
- Quan hệ nhân quả rất phức tạp
- Nhân nào quả nấy, quả không to hơn nhân
- Quan hệ nhân quả chỉ là tương đối, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả tác động lại nguyên nhân
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nhân quả
- Quan hệ nhân quả là kết quả, phổ biến, không có sv nào mà lai không có nguyên nhân, những nguyên nhân chưa tìm ra, nhưng sẽ tìm ra đó là lý do tồn tại của các KH.
- Có thể nhận thức và vận động quan hệ nhân quả để đạt mục đích, nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều lên sv sẽ tăng cường chất lượng kết quả, ngược lại nếu nguyên nhân tác động lên sv theo những hướng khác nhau, thậm chí trái chiều nhau thì có thể làm suy yếu hoặc triệt tiêu kết quả.
- Cần phải phân loại nguyên nhân. Vì một sự vật có nhiều nguyên nhân sinh ra, những nguyên nhân này có vai trò khác nhau trong việc hình thành kết quả. Những nguyên nhân bên trong, cơ bản, trực tiếp quyết định việc hình thành kết quả. Có thể tăng cường các nguyên nhân hình thành kết quả nếu cần, hoặc tăng cường các nguyên nhân trái chiều để thủ tiêu kết quả nếu cần.
- Kết quả không tồn tại thụ động, vì vậy phải khai thác vận dụng kết quả đạt được để thúc đẩy sv phát triển
- Phân biệt nguyên nhân, nguyên cớ, điều kiện
3. Tất Yếu Và Ngẫu Nhiên
Ø Định nghĩa
Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sv, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong mà do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
Ø Quan hệ biên chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Cả tất nhiên và ngẫu nhiên, đều cùng tồn tại ràng buộc phụ thuộc nhau. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên và bổ xung cho tất nhiên. Ví dụ: Mác xuất hiện. . .
- Ranh giới giữa cái ngẫu nhiên chỉ là tương đối, trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ: sản xuất hàng hóa thời nô lệ là ngẫu nhiên --> tất nhiên trong thời TB
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu tính tất nhiên và ngẫu nhiên
- Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, không thể dựa vào và dừng lại ở cái ngẫu nhiên. Phải nắm vững quy luật vận động của sv, không được trông chờ may rủi.
- Nhiệm vụ của nhận thức là vạch ra tính tất nhiên, vì thế phải nguyên cứu hàng loạt những ngẫu nhiên nếu thấy tần số lập lại nhiều là thể hiện tính tất nhiên.
Tuy không chi phối sv, nhưng cái ngẫu nhiên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của sv. Do đó, trong hoạt động thực tiễn không thể coi nhẹ ngẫu nhiên.
4. Nội Dung Và Hình Thức
Ø Định nghĩa
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển sv là trật tự kết cấu của nội dung, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa yếu tố của nó.
Ví dụ
- Nội dung của cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vc tạo nên cơ thể đó
- Hình thức cách cấu tạo, sắp xếp của TB, khí quan, quá trình , --> là sự liên hệ giữa các quá trình sinh lý, sinh hóa, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… trong cơ thể.
- Trong tác phẩm văn học: nội dung là toàn bộ hiện thực mà mỗi tác phẩm phản ánh …
Ø Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Mọi sv đều là thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức, hình thức chứa đựng nội dung, còn nội dung tồn tại trong một hình thức nhất định.
- Mọi sự vận động, biến đổi của sv bao giờ cũng bắt đầu từ sự vận động biến đổi của nội dung, còn hình thức tương đối bền vững. Nội dung biến đổi buộc hình thức biến đổi theo. So với hình thức thì nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp…
- Hình thức tác động lại nội dung. Khi phù hợp với nội dung thì hình thức thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại. Ví dụ quan hệ sản xuất của lực lượng sản xuất thể thúc đẩy lượng lực sản xuất đi lên, ngược lại thì kìm hãm, cuối cùng bị xóa bỏ.
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức, gắn bó hữu cơ với nhau, thì trong hoạt động thực tiễn cần tránh sự tách rời giữa nội dung hình thức, không được tuyệt đối hóa mặt nào (siêu hình)
- Cùng một nội dung, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau có thể có nhiều hình thức biểu hiện và ngược lại, phải biết sử dụng nhiều hình thức để phục vụ cho nhu cầu cụ thể. (kinh tế nhiều thành phần)
- Xem xét sv cần quan tâm tới nội dung, căn cứ vào nội dung, nhưng phải thấy vai trò của hình thức đối với nội dung đó. Điều chỉnh cả nội dung và hiện thực để đạt yêu cầu thực tiễn.
5. Bản Chất Và Hiện Tượng
Ø Định nghĩa
Bản chất là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật qui định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ: bản chất của con người là tổng hợp các mối quan hệ XH.
- Bản chất cùng bậc với phạm trù quy luật, cái chung, tất nhiên. Song quy luật chỉ biểu hiện một mối quan hệ, một khía cạnh của bản chất sự vật, còn bản chất là tổng hợp của hàng loạt quy luật.
Hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Ø Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
· Bản chất và hiện tượng không tách rời nhau, thống nhất với nhau. Thể hiện:
- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng
- Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất
· Bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất
· Bản chất và hiện tượng là hai mặt đối lập, là sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài
- Bản chất phản ánh cái chung, sâu sắc, cái bên trong của sự vật
- Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
- Bản chất là cái tương đối ổn định
- Hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi
Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu bản chất và hiện tượng
- Nhận thức phải đi sâu vào bản chất của sự vật, không thể dừng lại ở hiện tượng. “Mắt con trai, tai con gái. Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”.
- Thông qua hiện tượng để nhận thức bản chất sự vật là việc làm phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải phân tích cặn kẽ, tỷ mỷ các hiện tượng, loại bỏ các giả tưởng, những hiện tượng xuyên tạc bản chất để nắm chắc bản chất của sự vật.
Đánh giá con người trong hoàn cảnh điển hình.
6. Khả Năng Và Hiện Thực
Ø Định nghĩa:
Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện thích hợp.
Hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại hay khả năng được thực hiện
Ví dụ: mỗi người dân Va-Ti-căng có đức giáo hoàng. Mỗi người đều có lãnh tụ, người xuất chúng
Khả năng tất nhiên: là do quy luật vận động nội tại của sự vật tạo ra bao gồm khả năng gần: có đủ, gần đủ điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực; khả năng xa là còn phải qua những giai đoạn quá độ mới biến thành hiện thực.
Khả năng ngẫu nhiên: là khả năng được hình thành một cách ngẫu nhiên.
Khả năng hình thức: Sản xuất hỗn hợp giản đơn chứa đựng khả năng khủng hoảng, song trở thành hiện thực khi CNTB ra đời.
Ø Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực có quan hệ biện chứng với nhau và luôn chuyển hoá lẫn nhau
- Khả năng biến thành hiện thực, song hiện thực lại nảy sinh, chứa đựng khả năng mới. Khả năng mới trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực… tiếp theo.
Ví dụ: thóc lúa khi có điều kiện thích hợp
Tháng 7/54 miền Bắc:
- CNXH
- CNTB
- SX nhỏ
Để khả năng trở thành hiện thực thì cần có những điều kiện cần, đủ
Ví dụ:
- Phản ứng hoá học cần phải có xúc tác
- Để nhiệm vụ XHCN thành công phải có: tình thế CM, sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng hành động độc lập
Ø Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực không tách rời nhau, nếu tách rời sẽ không thấy khả năng tiềm tàng của sự vật trong nhiệm vụ XH cái mới
- Trong thực tiễn nếu chỉ dựa vào khả năng sẽ rơi vào ảo tưởng
- Chuyển hoá khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện tự động, trong xã hội phải thông qua tính năng động chủ quan trong hoạt động của con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro