CÁC BIẾN CHỨNG GÂY MÊ
CÁC BIẾN CHỨNG GÂY MÊ
Từ đơn giản đến phức tạp các biến chứng của gây mê, gây tê cũng rất nguy hiểm nếu như không hiểu biết về chuyên ngành này, nó được các nhà gây mê hồi sức rất quan tâm tìm câch hiểu biết và hạn chế.
Mặc dù rất khó đo chính xác các tai biến gây mê, nhưng người ta thấy đầu tiên là do các bệnh vốn có của bệnh nhân, rồi tới thủ thuật ngoại khoa và đến sự điều khiển gây mê. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng ảnh hưởng nguy hiểm trước mổ là do các bệnh trước mổ của bệnh nhân và rồi là các thủ thuật ngoại khoa.
Người ta thấy tử vong là điểm cuối cùng rõ nhất nhưng tử vong trước mổ là rất hiếm. Người ta cũng tiến hành hàng loạt các nghiên cứu nhằm thu được kết luận có ý nghĩa thống kê. Nhưng do sự lo ngại mổ pháp y nên gây cản trở việc báo cáo chính xác các số liệu.
Tỷ lệ chết có thể quy chủ yếu cho gây mê là: 1-2/3000 trải qua gây mê ở những năm 1960, cho đến nay giảm xuống còn 1-2/200000. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi ở những nước khác nhau, trong các điều kiện khác nhau.
Các biến chứng gây mê có thể xảy ra trong bất kì giai đoạn nào cuộc gây mê đó là các giai đoạn tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê(hồi tỉnh) và sau mổ. Ở mối giai đoạn có những biến chứng đặc trưng riêng. Ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh vào các biến chứng về hô hấp và tuần hoàn đó là các chức năng sinh tồn nhậy cảm nhất khi gây mê.
===Giai đoạn tiền mê
--Giảm hô hấp
Nguyên nhân: Do các thuốc gây mê có tác dụng ức chế hô hấp, nhất là các nha phiến. Người già và trẻ em dễ mẫn cảm với các thuốc này.
Triệu chứng: Giảm hô hấp về tần số và biên độ.
Xử trí: Cho thở oxy, hô hấp nhân tạo, nếu cần đặt nội khí quản, cho thuốc kích thích hô hấp.
--Truỵ tim mạch:
Nguyên nhân: Hay gặp ở người mất nước, mất điện giải nặng, người bệnh thiếu đạm dạng kéo dài. Đặc biệt là khi tiền mê bằng các thuốc phong bế hạch thần kinh giao cảm(Phenothiazin) dễ truỵ tim mạch khi thay đổi tư thế.
Triệu chứng: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.
Xử trí: Truyền dịch, trợ tim, thở oxy.
Chú ý: Khi di chuyển bệnh nhân được tiền mê bằng thuốc phong bế hạch thần kinh phải nhẹ nhàng, luôn giữ tư thế nằm ngang.
===Giai đoạn khởi mê
--Ngừng thở:
Nguyên nhân: Tiêm thuốc mê tĩnh mạch nồng độ cao, tiêm nhanh, do thuốc giãn cơ, bệnh nhân nín thở lâu do không chịu được mùi thuốc.
Triệu chứng: Ngừng thở, có thể tím tái, truỵ tim mạch.
Xử trí và đề phòng: Xử trí theo căn nguyên, hô hấp nhân tạo(bằng Ambu +mask, máy thở).
--Ngạt:
Do tắc đường hô hấp trên bởi đờm rãi tiết nhiều, co thắt thanh, khí phế quản, tụt lưỡi đè vào thanh môn, nôn, máu, dị vật.
Triệu chứng: Khó thở, tím tái.
Xử trí: Giải quyết nguyên nhân, khai thông đường hô hấp, hô hấp hỗ trợ hoặc chỉ huy.
--Tụt huyết áp: Do bù dịch không đủ hoặc do tác dụng của một số thuốc mê.
Mạch chậm, mạch nhanh.
--Ngừng tim.
--Nôn.
Nguyên nhân: Dạ dày ứ đọng thức ăn, thường gặp khi mổ cấp cứu(tắc ruột, viêm phúc mạc).
Đề phòng: Đặt sonde hút dạ dày cho tất cả các bệnh nhân mổ cấp cứu, nhất là trẻ em, chỉ gây mê khi bệnh nhân đã nhịn ăn quá 6 giờ, nhịn uống nước trong quá 3 giờ.
Xử trí: Nghiêng đầu bệnh nhân, hút sạch, rút phế quản nếu có trào ngược.
===Giai đoạn duy trì mê:
--Thiếu oxy”
Nguyên nhân: Các nguyên nhân gây cản trở hoặc tắc đường hô hấp trên, hô hấp nhân tạo không tốt, vôi Sonde hỏng khi gây mê bằng hệ thống kín, gây mê bằng N2O 80%, oxy 20% dễ thiếu oxy.
Triệu chứng: Tuỳ theo mức độ có thể tím tái, huyết áp tối đa và tối thiểu kẹt.
Xử trí: Tuỳ căn nguyên, hô hấp nhân tạo tốt.
--Thừa CO2(ưu thần)
Nguyên nhân: Như thiếu oxy.
Triệu chứng: Huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm, mạch nhanh, mặt đỏ, vã mồ hôi.
Xử trí: Giải quyết nguyên nhân, tăng thông khí để thải CO2.
---Ngừng tim
Nguyên nhân: Nhiễm độc thuốc mê, các phản xạ hay gặp tron phẫu thuật lồng ngực, kích thích thần kinh X.
Yếu tố thuận lợi: Thiếu oxy, thừa CO2.
Triệu chứng: Mạch cổ, mạch bẹn không bắt được, nghe tim không thấy tiếng tim.
Xử trí: Bóp tim ngoài lồng ngực, hoặc bóp tim trong lồng ngực(khi mở ngực), truyền dịch, dùng thuốc trợ tim.
----Mạch nhanh, mạch chậm: Xử trí theo nguyên nhân.
----Nấc
Nguyên nhân: Do kích thích dây X và thần kinh hoanh, dạ dày căng, ưu thần, lôi kéo khi phẫu thuật.
Xử trí: Xử trí theo nguyên nhân, hút dạ dày, tăng thông khí, cho giãn cơ, atropin.
-----Hạ thân nhiệt:
Do nhiệt độ phòng mổ thấp, vùng mổ rộng, phơi bày các phủ tạng, truyền dịch máu lạnh.
Đề phòng và xử trí: Để nhiệt độ phòng mổ 25o, ủ ấm, dùng chân điện, đắp gạc ấm lên ruột, truyền dịch ấm, máu ấm.
Nếu có hạ thân nhiệt: ủ ấm, thở oxy, cho an thần.
===Thoát mê:
--Nôn: Sau khi gây mê do tác dụng của thuốc mê còn hay gây nôn hoặc do hút dịch dạ dày không hết.
Đề phòng là chính: Hút dạ dày, đặt đầu nghiêng, theo dõi chặt chẽ.
--Tắc đường hô hấp trên:
--Tụt lưỡi, lưỡi đè vào thanh môn(hay gặp ở người già, rụng răng, béo, trẻ em).
Đề phòng đặt tư thế thích hợp, đặt Canuyn Mayo.
--Truỵ tim mạch: có thể do:
--Thừa CO2 giai đoạn sau gây mê.
--Mất máu do bù chưa đủ.
--Di chuyển không nhẹ nhàng.
Đề phòng là chính.
===Sau mổ
--Viêm xẹp phổi: Hay gặp ở người già và trẻ em.
--Sốt cao xanh xám(Sốt ác tính): Hay gặp ở trẻ em, người có tiền sử bản thân và gia đình có bệnh cơ.
Sau mổ sốt cao 40-41oC, tím tái, co giật, tăng trương lực cơ, kali máu cao, dễ tử vong.
Đề phòng: Không để tăng nhiệt độ khi gây mê, nếu dùng thuốc mê họ Halogene cùng thuốc giãn cơ khí thở và atropin cần theo dõi chặt chẽ.
Điều trị: An thần, hạ nhiệt, chống co giật, thở oxy nều cần thì hô hấp nhân tạo.
Thuốc dantroleme là thuốc đặc hiẹu tuy nhiên giá thành đắt và ở Việt Nam chưa có.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro