c8-ktct
Câu 8:Trình bày tính tất yếu và phân tích các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Tại sao nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
*Tính tất yếu khách quan và ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
- Thành phần kinh tế là khu vưc kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về TLSX. Do đó, thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định trong đó căn cứ vào QHXH (trước hết là quan hệ sơ hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.
- Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong TKQĐ lên CNXH và là tất yếu khách quan bởi vì có một số thành phần kinh tế do PTSX cũ để lại, một số thành phần kinh tế mới được hình thành trong trong quá trình xây dựng QHSX mới. Các thành phần kinh tế nền tảng của kinh tế XHCN ngày càng phát triển và sẽ lôi cuốn định hướng các thành phần kinh tế khác hội nhập vào PTSX mới.
- Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ suy đến cùng là do quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình đọ phát triển của LLSX. Ở nước ta do trình độ của LLSX còn thấp lại phân bổ không đều giữa các ngành, các vùng nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình kinh tế, nhiều hình thức chủ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
- Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần không những là khách quan mà còn là động lực thúc đẩy kích thích sự phát triển LLSXXH bởi vì:
+ Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lí phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX. Chính sự phù hợp này có tác dụng thúc đẩy năng xuất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là cơ sở để phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN ở nước ta.
+ Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác sử dụng các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước như sức lao động, vốn, tài nguyên, kinh nghiệm quản lí để tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả.
- Trên cơ sở nguyên ly và thành phần kinh tế chủ yếu mà Lênin chỉ ra trong thời kì quá độ(KY XHCN, kinh tế của những người sản xuất hàng hóa nhỏ, KTTB tư nhân, KT tư bản chủ nghĩa) tùy hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu của từng giai đoạn cho phù hợp.
- Qua thực tế 20 năm đổi mới Đại hội X của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5 thành phần cơ bản:
+ Kinh tế nhà nước (KTNN)
+ Kinh tế tập thể (KTTT)
+ Kinh tế tư nhân (KTTN bao gồm KT tư bản tư nhân, KT cá thể, tiểu chủ...)
+ Kinh tế tư bản nhà nước (KTTBNN)
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (KTCVĐTNN)
- Nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế
1. KTNN: KTNN dựa trên hình thức sở hữu công hữu về TLSX là chủ yếu, KTNN bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ...DNNN giữ vai trò then chốt ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của cả nước.
KTNN giữ vai trò chủ đạot rong nền KTQD vai trò đó được thể hiện:
- Một là các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong các ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao năng xuất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
- Hai là KTNN là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết quản lí vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN hỗ trợ là lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN.
- Ba là KTNN cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chác của nền KTQD.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp quan trọng chủ lực của nền kinh tế, kinh doanh có lãi, số còn lại cho phép cổ phần hóa, bán, cho thuê...để nanga cao hiệu quả của nền kinh tế.
2.KT tập thể: dựa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên KT tập thể bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng trong đó HTX là nòng cốt, lien kết rộng dãi người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không giới hạn qui mô địa bàn lĩnh vực.
- HTX được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của các xã viên, phân phối theo kết quả kinh doanh, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ của các xã viên. HTX đuộc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là: tự nguyện bình đẳng, cùng có lợi và quản ly dân chủ.
Nhà nước giúp đỡ tạo điều kiện cho HTX phát triển như đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX.
3.Kinh tế tư nhân
* KT cá thể tiểu chủ:
- Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX, sự khác nhau giữa KT cá thể và tiểu chủ là ở chỗ: trong KT cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong KT tiểu chủ tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào LĐ, vốn của bản thân và gia đình nhưng có thuê lao động.
- Ở nước ta trình độ LLSX còn thấp TP KT này có vai trò lớn trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước. Nó có khả năng sử dụng và phát huy hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, các kinh nghiệm SX ngành nghề truyền thống. Hạn chế của thành phần kinh tế này là ở tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì vậy, cần tạo điều kiện để thành phần KT này phát triển và hướng dẫn vào KT tập thể một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các DNNN và HTX.
* KTTBTN: là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. Trong TKQĐ ở nước ta thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong việc phát triển LLSX, xã hội hóa sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Nhà nước khuyến khích KTTBTN phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, tao môi trường kinh doanh thuận lợi và xét về lâu dài có thể hướng thành phần KT này đi vào KTTBNN dưới những hình thức khác nhau.
4.KTTBNN: là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa TBNN và KTTBTN trong và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác lien doanh.
KTTBNN có khả năng to lớn về vốn, công nghệ, tổ chức quản lý tiên tiến, TPKT này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại của TPKT này là rất cần thiết, cần phát triển mạnh mẽ trong TKQĐ ở nước ta.
5.KT có vốn đầu tư nước ngoài: thành phần này dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là vốn của nước ngoài nhưng chủ sở hữu không nhất thiết là các nhà tư bản. Những năm gần đây tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể (chiếm gần 25% vốn đầu tư nước ngoài) và vai trò của nó đói với tăng trưởng kinh tế cũng lớn lên (>16%GDP).
Đối với thành phần KT này cần tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển, cải thiện môi trường pháp ly và kinh tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài hướng vào sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro