Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

c5hieuqua

5.2. Hiệu quả thương mại

5.2.1. Bản chất và phân loại hiệu quả thương mại

5.2.1.1. Khái niệm hiệu quả thương mại

Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ

ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thực chất, đó là trình độ sử

dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. ở đây,

nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính là các mục tiêu, cái đích cần

đạt tới của hoạt động thương mại. Do vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quả thương mại được thể

hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hoá,

dịch vụ.

Mục tiêu thể hiện ở những kỳ vọng cần phải đạt được hay kết quả trên thực tế đã đạt

tới của quá trình trao đổi thương mại trong một khoảng thời gian xác định. Phương tiện là

các nguồn lực và cách thức sử dụng các nguồn lực đó được thể hiện dưới hình thái giá trị

hay chính là các chi phí cho quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhằm đạt mục tiêu.

Mục tiêu trong thương mại có nhiều loại như mục tiêu kinh tế và xã hội, mục tiêu

trong ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu số lượng và chất lượng, mục tiêu về quy mô và cơ

cấu, mục tiêu duy trì và đổi mới phát triển, các mục tiêu tăng trưởng, ... Mục tiêu phản

ánh các lợi ích đạt được từ thương mại, trong kinh tế nó bao hàm cả lợi ích trực tiếp và

gián tiếp, lợi ích thực và ẩn. Phương tiện được sử dụng trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ

bao gồm nhiều loại như hạ tầng, mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, lao

động, ... được phản ánh dưới hình thức chi phí đầu tư hoặc chi phí kinh doanh.

Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, nó còn được nghiên

cứu là một phạm trù kinh té - xã hội tổng hợp trên cả tầm vĩ mô và phạm vi doanh nghiệp.

Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực phục

vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ nói chung của cả nền http://www.ebook.edu.vn 47

kinh tế. Tác động về kinh tế, về xã hội và môi trường của thương mại được phản ánh qua

các chỉ tiêu hiệu quả theo cách tiếp cận này. Do tính chất phức tạp và đa diện khi nghiên

cứu hiệu quả, nên chương này giới hạn chủ yếu nghiên cứu hiệu quả kinh tế của thương

mại.

Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại:

K

H = , trong đó: H là hiệu quả thương mại

C K là kết quả đạt được

C là chi phí sử dụng nguồn lực

5.2.1.2. Phân loại hiệu quả thương mại

a. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

- Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thương mại.

Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí về

các nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ

chức trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương mại, tuỳ theo mục tiêu xác định

có thể bao gồm lưu chuyển hàng hoá bán lẻ/vốn lưu thông (vòng quay), kim ngạch xuất

khẩu/chi phí xuất khẩu, giá trị gia tăng/vốn đầu tư trong thương mại (mức đóng góp GDP

trên vốn), kim ngạch xuất nhập khẩu/thu nhập quốc dân ("độ mở" nền kinh tế), thu nhập

quốc dân sản xuất/thu nhập quốc dân sử dụng,... Trên tầm doanh nghiệp, các chỉ tiêu biểu

hiện hiệu quả kinh doanh được xác định dựa vào các kết quả như mức lưu chuyển, giá trị

gia tăng của hàng hoá, dịch vụ, lợi nhuận so với các chi phí về vốn cố định, vốn lưu động

và vốn sức lao động.

- Hiệu quả xã hội là bộ phận hiệu quả thương mại phản ánh kết quả đạt được theo

mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu đó.

Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra

nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo chất lượng

phục vụ và các giá trị văn hoá, nhân văn, việc thu hút lao động và giải quyết việc làm,

mức độ hạn chế gia tăng thất nghiệp, ...

Trong kinh tế và thương mại, trên tầm vĩ mô, việc tính toán kết quả và chi phí phải

bao quát cả kết quả trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt và trong dài hạn, lợi ích thực

và lợi ích ẩn, chi phí thực và chi phí cơ hội. Do vậy, khi nghiên cứu, phân tích và đánh

giá hiệu quả thương mại thường gặp nhiều khó khăn, phức tạp về mặt kỹ thuật và phương

pháp tính toán, đo lường, nhất là đối với các chỉ tiêu hiệu quả xã hội.

b. Hiệu quả chung và hiệu quả bộ phận http://www.ebook.edu.vn 48

- Hiệu quả chung là hiệu quả tổng quát về kinh tế hoặc xã hội theo mục tiêu xác

định của thương mại trong từng thời kỳ hay chu kỳ kinh doanh cụ thể. Kết hợp hiệu quả

chung về kinh tế và xã hội là hiệu quả tổng hợp của thương mại. Hiệu quả chung của

thương mại bao quát toàn bộ các hiệu quả bộ phận và do các hiệu quả bộ phận hợp thành.

Trên tầm vĩ mô, hiệu quả chung bao gồm hiệu quả về kinh tế, về xã hội.

- Hiệu quả bộ phận là hiệu quả từng phần, bộ phận riêng biệt phản ánh trình độ sử

dụng các yếu tố nguồn lực cụ thể trong thương mại. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đói với

hiệu quả chung về kinh tế, về xã hội. Các bộ phận hợp thành hiệu quả chung về kinh tế

bao gồm nhiều loại như hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn

nhân lực, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lưu động, hiệu quả vốn đầu tư trong thương

mai...

c. Hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD, ngành và doanh nghiệp

- Theo cấp độ KTQD, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực

đầu tư cho thương mại hướng tới các mục tiêu vĩ mô về kinh tế, về xã hội, môi trường, ...

như tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, sự tiến bộ và công

bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển các quan hệ quốc tế trong hội nhập và

mở cửa nền kinh tế. Do vậy, đánh giá hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD phải dựa

vào tất cả các mối quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại của các chủ thể thuộc mọi

thành phần kinh tế trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

- ở cấp độ ngành, hiệu quả thương mại phải được nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở

hoạt động thương mại của hệ thống thương nhân với các nguồn lực mà họ đã bỏ ra để đạt

các mục tiêu. Đó là bộ phận hợp thành chủ yếu của hiệu quả thương mại trong phạm vi

toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả thương mại ở cấp độ ngành được tạo ra bởi hiệu quả của

các doanh nghiệp thương mại và cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống thương mại của quốc

gia.

- Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua, bán

hàng hoá và dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của

các công ty hay cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hoá, khâu vận chuyển và kho

hàng hoặc trong sản xuất, phân phối, cung ứng và marketing các sản phẩm dịch vụ. Đối

với các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả thương mại chính là hiệu quả mua các nhân tố

"đầu vào", và tiêu thụ sản phẩm ở "đầu ra". Đối các doanh nghiệp thương mại, cấp độ

hiệu quả này chính là hiệu quả kinh doanh thương mại.

5.2.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại

5.2.3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả thương mại

- Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả thương mại. http://www.ebook.edu.vn 49

- Thực tiễn cuộc sống còn nhiều lãng phí các nguồn lực, nhất là vốn, chất xám, đặc

biệt những nguồn lực tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm.

- Những vấn đề về an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và con người đòi hỏi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #jar