Phần 4: Sức mạnh của quá khứ
Không có sự hiểu biết về quá khứ, chúng ta không có được ánh sáng dẫn đường giúp chúng ta bước đi vào tương lại một cách sáng tạo và can đảm. Chúng ta sẽ không tạo ra được những thay đổi cần thiết để thôi thúc mình đi vào một cuộc sống mới mẻ và can đảm hơn.
Thằng Z nó đã cắt xén quá nhiều để thoát khỏi nỗi đau, nhưng chính vì thế mà đã cắt đi cả những đoạn quá khứ có thể giúp nó khẳng định cái tôi của bản thân nó. Nó coi thường quá khứ của chính nó vì nó chỉ nghĩ quá khứ chả thể giúp ích được cho cuộc đời nó, nó chỉ cần hướng tới tương lai là đủ.
Sai, mình khẳng định nó đã sai hoàn toàn khi đánh giá như vậy về quá khứ của nó. Về sức mạnh mà quá khứ có thể trao cho nó. Cho dù có thể quá khứ của nó đa phần chỉ là nổi ám ảnh và buồn phiền nhưng vẫn có những điểm sáng le lói đâu đó. Và nhiệm vụ của mình là phải nắm bắt tất cả những điểm sáng đó lại, tập hợp và tái xây dựng một hình mẫu. Một hình mẫu hoàn mỹ từ những mảnh ghép rời rạc của quá khứ. Có những lúc Z vẫn biểu hiện rất rất tốt, có những lúc nó trổ tài, thể hiện tài năng và được mọi người công nhận, khen thưởng, tuy chỉ là những chuyện cỏn con khi bé. Thế nhưng đó lại là những điểm nhấn nhằm khám phá chính cái tôi của thằng Z.
Thăm dò về quá khứ của chính bản thân cần lòng can đảm, đồng thời nắm bắt sự thật về con người của chính bản thân bằng cách sáng tạo. Phải biết thu nhận lại sức mạnh của quá khứ bằng cách chú ý đến chúng cũng như thăm dò những tầng ý nghĩa sâu thẳm mà chúng đang cất giữ. Và bằng cách giúp Z dành thời giờ để nhớ lại cuộc đời mình, thằng Z sẽ làm mới lại các mục tiêu cũng như thiết lập lai cung đoạn đường đời.
Có một người bạn của thằng Z từng nói rằng :”Quen một người bạn thân như thể sống thêm một cuộc đời.” Bạn có thể chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ chính quá khứ của người bạn ấy để cải thiện chính bản thân. Nói theo kiểu bông đùa là học cái hay và né cái ngu của người ta. Việc này mình hoàn toàn đồng ý. Một con người muốn tiến bộ thì phải liên tục thu nạp kinh nghiệm và kiến thức. Thế nhưng người cung cấp nhiều bài học và kinh nghiệm chính xác và thực tế nhất lại là chính bản thân chúng ta. Chúng ta sống cuộc đời của chính chúng ta, ra quyết định theo suy nghĩ của chính chúng ta, và phạm sai lầm trong cuộc đời của bản thân. Thật là đáng tiếc nếu chúng ta không tận dụng được cái mỏ tài nguyên vô giá nhất của chính chúng ta.
Mọi người và cả thằng Z đều bị mắc căn bệnh không của riêng ai, bệnh mất trí nhớ. Không xét theo ý nghĩa y học mà là theo nghĩa xã hội.
Khi thằng Z mắc sai lầm, việc ưu tiên nó làm là gì, cố gắng quên. Khi nó gặp chuyện không vừa ý thì nó cũng quên. Để lẩn tránh cái cảm giác khó chịu mà thất bại và sai lầm mang lại.
Khi thằng Z làm hoàn thành xuất sắc việc gì cũng dần lãng quên. Vì bản thân không có một sự nhận xét khách quan và tích cực về việc đó.
Khi làm vậy thì chính bản thân nó lại mất đi một lần tự kiểm điểm và nhận ra lỗi sai của bản thân, mất đi một lần tìm ra con người thật của chính nó.
Tại sao chúng ta phải kiểm điểm chính bản thân và lập tức sửa sai. Đơn giản là vì cuộc sống của mỗi người là tập hợp của những vòng lặp lại. Những vòng lặp cơ bản nhất là hàng ngày chúng ta đều phải ăn 3 bữa cơm, tắm rửa, ngủ nghỉ. Có những vòng lặp là bắt buộc và có tính quan trọng tức thời. Việc ăn cơm mà bỏ thì đảm bảo sẽ chết chắc. Có những vòng lặp tuy không có tính tức thời nhưng nếu không lặp lại thì sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Ví dụ là việc tắm rửa. Vâng, bạn chẳng tắm cũng chẳng chết. Z nó tin vào điều đó và hậu quả nó cũng tự gánh. Tóc bị bạc và sơ xác, cơ thể mắc vài bệnh da liễu. Đó là việc tất nhiên, và muốn khắc phục phải cần một thời gian lâu dài. Hai thứ trên không phải là thứ mình muốn nhấn mạnh. Cái bàn tới là những việc làm trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả mọi việc như đi làm, đi học, quan hệ xã giao, đi chơi, đi du lịch. Trong mỗi thứ đó lại chia ra hàng trăm ngàn tiểu tiết khác. Và mục tiêu mình đặt ra và cưỡng ép thằng Z phải làm là tạo thêm nhiều vòng lặp, cũng như sữa chữa nâng cao những vòng lặp sẵn có.
Thằng Z luôn tự ti nó chả biết gì cả, chả thể làm gì cả, và chả muốn làm gì cả. Bệnh cũng khá là nặng. Thế nên muốn chữa trị ca này đúng là khó khăn lắm đây. Chỉ là với một đứa perfect như mình thì mọi việc sẽ thuận xuồng mát mái thôi. Có lẽ…
Kết của phần này: Người được gọi là già dặn, giàu kinh nghiệm, tài năng họ chỉ có vài bí quyết đơn giản thôi. Thứ nhất liên tục tạo ra những vòng lặp mới, các vòng lặp mới móc nối với các vòng cũ. Thứ hai, không sợ sai sót trong quá trình tạo, mỗi khi sai thì tìm hiểu nguyên nhân tại sao và tìm cách khắc phục sữa chữa, để hoàn thiện vòng lặp mới đó.
Cái vòng lặp nói đơn giản chính nó là hiện thân của QUÁ KHỨ, KINH NGHIỆM, TÀI NĂNG
Mấy phần này hơi nặng tính thuyết giáo nhỉ. Không biết có ai đủ kiên nhẫn để đọc nữa không đây. Ài, đành chịu, mình chỉ muốn nói rõ vài quan điểm cá nhân trước khi vào cuộc hành trình thay đổi một con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro