Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bu nuoc dien giai

Thừơng đánh giá tình trạng mất nước chúng ta cần phải biết được đây là dạng mất nước nội bào hay ngoại bào, mất nước ưu trương, đẳng trương hay nhược trượng Nhưng I không hiểu rõ lắm ý nghĩa của các phân loại như trên và mục đích chính của phân loại này là gì ? Không biết có member nào có thể giải thích rõ hơn không ?

--------------------

[color=purple][b]Có khi đi nữa cuộc đời

Vẫn không tìm nỗi một người mình yêu

Có khi chỉ một buổi chiều

Gặp người, từ ấy mình yêu suốt đời[/b][/color]

[i](Ngô Toàn Định)[/i]

X-man

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 20 2004, 03:44 PM Post #2

Đại úy

Group: Moderators

Posts: 720

Thank(s): 2

Joined: 29-September 03

From: ĐH Y Dược

Member No.: 80

Mất nước thường được chia thành 3 lọai:

1) Mất nước đẳng trương (isotonic/isonatremic): là tỷ lệ lượng điện giải (chủ yếu là Na) và nước mất tương đương với huyết tương. Hệ quả là dịch tuần hoàn giảm, nhưng ko có rối loạn điện giải đáng kể (có thể co do quá trình bù trừ của cơ thể ). Và lượng nước mất ở 2 khoang nội và ngoại bào tương đương nhau.

2) Mất nước ưu trương (hypertonic/hypernatremic): là khi mất lượng Natri ít hơn nước. Hệ quả là Natri trong plasma tăng, kéo nước từ nội bào bù vào, nhờ đó làm giảm mức độ giảm thể tích nội mạch. Dạng này chính là tương đương với khái niệm mất nước nội bào.

3) Mất nước nhược trương (hypotonic/hyponatremic): tương tự, khi lượng Natri mất nhiều hơn nước ta sẽ có tình trạng này. Và khi đó, plasma giảm osmole, và bị khoang nội bào kéo nước vào, làm nặng hơn tình trạng giảm thể tích nội mạch. Dạng này tương đương mất nước ngọai bào.

Về vấn đề này tôi nhận xét thấy rằng:

Khi có tình trạng mất nước thì cả 2 khoang đều mất, khái niệm nội ngoại bào chỉ để chỉ cái nào ưu thế hơn thôi.

Phân chia mất nước nội ngoại bào thương dùng ở các tác giả Pháp, đặt nặng nhiều ở lâm sàng. Trong khi các tác giả Mỹ thì đặt nặng vào CLS nên phân chia theo nồng độ Na/ion đồ.

Nhưng cách của Mỹ có lẽ hợp với sinh lý bệnh nhiều hơn. Với lại theo thống kê thì tỷ lệ mất nước đẳng trương chiếm đa số, loại này thì ko thể xếp là nội hay ngoại bào.

Việc phân chia này, ngoài giá trị nhận thức, thì nhằm phục vụ điều trị là chủ yếu. Khi xác định trạng thái mất nước và tình trạng điện giải các khoang thì sẽ có phác đồ phù hợp.

Tuy nhiên việc này chỉ thực sự quan trọng khi mất nước và điện giải nghiêm trọng, còn khi mất nước nhẹ đến trung bình thì có thể bù bằng đường uống thoải mái, cơ thể sẽ tự điều chỉnh.

Về vấn đề này chỉ có một điểm thực sự quan trọng đó là trường hợp những bệnh nhân mất nước ưu trương kéo dài, nếu bù nước quá nhanh có thể dẫn đến nguy cơ phù não. Điều này giải thích bằng hiện tượng các tế bào (esp. tế bào não) trong tình trạng mất nước kéo dài sẽ tự tạo ta các chất có họat tính thẩm thấu (idiogenic osmole) để nâng áp suất thẩm thấu nội bào lên, hạn chế sự mất nước của tế bào. Khi nước bù nhanh, các chất này ko được thải kịp, làm tế bào lấy nhiều nước ---> phù não. Nguy cơ nào tăng theo thời gian mất nứơc và tốc độ bù dịch. Được xem là an toàn khi: thời gian mất nứơc dưới 48h và bù nước (đủ) trong vòng trên 48h. (Phác đồ cụ thể chi tiết quá, thua )

--------------------

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời!

X-man

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 21 2004, 05:16 PM Post #3

Đại úy

Group: Moderators

Posts: 720

Thank(s): 2

Joined: 29-September 03

From: ĐH Y Dược

Member No.: 80

Các triệu chứng lâm sàng gợi ý loại mất nước: (ở bệnh nhi)

Mất nước nội bào:

---> Trẻ khát nhiều, uống háo hức.

---> Khô niêm mạc

---> Li bì, ngủ khó đánh thức

---> Sốt, cả khi ko có nhiễm trùng

---> Nhãn cầu mềm.

Mất nước ngoại bào:

---> Dấu véo da mất chậm

---> Mắt trũng

---> Thóp trũng

---> Dấu hiệu trụy mạch.

--------------------

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời!

agape

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 21 2004, 06:21 PM Post #4

Binh nhất

Group: Ban nhân sự

Posts: 243

Thank(s): 0

Joined: 7-October 03

From: Y2K

Member No.: 99

Như vậy phân biệt mất nước nhược trương hay ưu trương là dựa vào tình trạng cơ thể sau khi bị mất nước chứ không phải dựa vào tính chất nhược hay ưu trương của nước mất đi à ? Trước giờ agape cứ tưởng ngược lại không đó

QUOTE

---> Nhãn cầu mềm.

Là sao ? Tại sao lại có tình trạng này và làm sao phát hiện được ?

--------------------

Love never fails ...

timedy

View Member Profile

View Member Blog

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 21 2004, 10:45 PM Post #5

Thành viên khó chịu nhưng rất dễ tính

Group: Members

Posts: 518

Thank(s): 2

Joined: 27-August 03

From: Việt Nam thân yêu

Member No.: 38

Theo mình nghĩ,ở đây không pahải là mềm nhãn cầu mà có thể gọi là tình trạng khô mắt thì hơn do khả năng tiết nước mắt của tuyến lệ giảm do mất nước. Nếu có gì sai thì xin chỉnh giùm.

--------------------

[color=purple][b]Có khi đi nữa cuộc đời

Vẫn không tìm nỗi một người mình yêu

Có khi chỉ một buổi chiều

Gặp người, từ ấy mình yêu suốt đời[/b][/color]

[i](Ngô Toàn Định)[/i]

X-man

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 22 2004, 05:54 PM Post #6

Đại úy

Group: Moderators

Posts: 720

Thank(s): 2

Joined: 29-September 03

From: ĐH Y Dược

Member No.: 80

Về triệu chứng "nhãn cầu mềm" (hypotonie des globes oculaires) thì tui thấy sách kể đến nhưng chưa đọc mô tả và giải thích. Nhưng được nghe giải thích khi học Nội ở Chợ Rẫy là:

-- Cơ chế: mất nước dẫn đến mất cân bằng xuất tiết và hấp thu của thủy tinh dịch, phần tế bào hấp thu nhiều hơn tiết, làm giảm áp nội nhãn cầu. Khi nhiều có thể cảm nhận được qua khám (palpation).

-- Khám: hai tay đặt bên thái dương bệnh nhân, bảo bn nhắm mắt, hai ngón cái đặt lên mí mắt và ấn nhẹ nhàng vào nhãn cầu, từ từ tăng lực ấn để cảm nhận độ căng nhãn cầu. So sánh với độ căng bình thường. ( muốn biết bình thường là thế nào thì so sánh với chính bạn đấy! )

--------------------

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời!

X-man

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Apr 25 2004, 10:56 AM Post #7

Đại úy

Group: Moderators

Posts: 720

Thank(s): 2

Joined: 29-September 03

From: ĐH Y Dược

Member No.: 80

Xin lỗi các bạn, có chút trục trặc!

Triệu chứng "nhãn cầu mềm" trong tài liệu tham khảo chính của tui thì được qui cho mất nước nội bào nhưng trong một số tài liệu khác (khổ cái là mới hơn, trên Internet) lại xếp cho mất nước ngoại bào.

Do chưa nắm được cơ chế của triệu chứng này nên chưa dám khẳng định. Sorry bà con! Tui xin hứa sẽ cố tìm hiểu và đưa ra nhận định cuối cùng về triệu chứng này.

Và nếu có bà con nào biết về triệu chứng này thì cũng xin chỉ giúp dùm (cho tui đỡ mệt đó mà). Merci!

--------------------

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời!

old_new

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Nov 27 2004, 11:32 PM Post #8

Công dân cấp 1

Group: Members

Posts: 33

Thank(s): 0

Joined: 6-November 04

Member No.: 442

X-man ơi, mình thấy bài viết của bạn rất thú vị. Nhưng mà cái câu: "Triệu chứng "nhãn cầu mềm" trong tài liệu tham khảo chính của tui thì được qui cho mất nước nội bào nhưng trong một số tài liệu khác (khổ cái là mới hơn, trên Internet) lại xếp cho mất nước ngoại bào" của bạn làm mình hơi phân vân. Bạn có thể vui lòng cho mình biết tên sách bạn tham khảo và địa chỉ trang web không nhỉ?

Tiện đây, mình nghĩ, không biết là khi bàn luận, chúng ta có thể ghi rõ là tham khảo sách nào không?

To Admin: cái topic này mình nghĩ không nên nằm trong "các môn Y họccơ sở" mà phải nằm ở trong phần Nội khoa chứ nhỉ?

X-man

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Dec 5 2004, 09:51 PM Post #9

Đại úy

Group: Moderators

Posts: 720

Thank(s): 2

Joined: 29-September 03

From: ĐH Y Dược

Member No.: 80

Sorry old_new, vấn đề này X-man tham khảo cũng hơi lâu nên quên mất nguồn rồi. Chỉ nhớ là có: một sách triệu chứng nội khoa tiếng Pháp (hơi cũ), Nelson's, và vài trang web Nhi.

X-man cũng rất đồng ý chuyện nêu nguồn tham khảo cho các bài thảo luận, thế nó professional hơn hén! Mong rằng các thành viên cố gắng thực hiện!

--------------------

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời!

President

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Feb 4 2005, 04:58 PM Post #10

Công dân cấp 1

Group: Members

Posts: 33

Thank(s): 0

Joined: 28-January 05

Member No.: 593

X-man bạn tìm tài liệu ở đâu hay vậy?

--------------------

NHÂN TỪ VỚI KẺ ĐỊCH LÀ TÀN NHẪN VỚI BẢN THÂN MÌNH

traitruongy_0502

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Oct 20 2008, 09:48 AM Post #11

Người mới

Group: Members

Posts: 4

Thank(s): 0

Joined: 20-October 08

Member No.: 4257

sự phân biệt như vậy có y nghĩa trên lâm sàng khi gặp bệnh nhân mất nước phải sử lý thế nào

ví dụ khi mất nước ưu trương thì ta cần bù nước

Chanel No5

View Member Profile

Add as Friend

Send Message

Find Member's Topics

Find Member's Posts Oct 21 2008, 07:15 AM Post #12

Người mới

Group: Members

Posts: 28

Thank(s): 1

Joined: 5-March 08

Member No.: 2814

_Watch for changes in mental status

_The Pts may complain of dizziness, weakness, or extreme thirst

_The Pts may have a fever, dry skin, dry mucous membrane

_The Pts' heart rate may go up, blood pressure may fall

_ In severe cases, seizures and coma may result

_ Urineoutput may fall because less fluid is circulating in the body

_ The Pts' urine will be more concentrated unless he had diabetes insipidus, in which case the urine wll probably be paleand produce in large volume.

Diagnostic tests results may include:

_elevated hematoocrit (HCT)

_elevated serum osmolariy (above 300mOsm/kg)

_elevated serum sodium level (above145mEq/L)

_urine specific gravity above 1.030

Treatment:

_ if the Pts can handle oral fluids, encourage them, however, because the serum sodium level is elevated, make sure the fluids given are salt-free

_a severe dehydrated Pts should receive I.V. fluid, low-sodium fluids, such as dextrose 5% in water (D5W) which is used for hypotonic dehydration.

_remember, if you give a hypotonic soln too quickly, the fluid moves from the veins into the cells, causing them to become edematous. swlling of cells in the brain can create cerebral edema

_in hypertonic dehydration: 0.45% sodium chloride (half-normal saline soln).

Reference: Fluids&Electrolytes, Wolters Kluwer,Lippincott Williams & Wilkins, 4th Edition

Visit: lww.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro