Review 01
2 Cool 4 Skool (2013, Single Album)
Tôi khá bất ngờ khi dòng nhạc Hip hop mà BTS theo đuổi không phải EDM hay những beat nhạc Hip hop đang thịnh hành mà là dòng nhạc Hip hop Old-school theo phong cách những thập niên 1980, 1990. Bước sang thập niên 2010, Hip hop bắt đầu xâm nhập vào mọi ngõ ngách của âm nhạc đại chúng ở Mỹ, theo đó giới âm nhạc Hàn Quốc không phân biệt indie hay nhạc chính thống cũng hối hả thay đổi để chào đón Hip hop như một tinh thần thời đại mới.
Để thực sự hiểu về album đầu tay của BTS, các bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa Hip hop và âm nhạc thần tượng. Về mặt hình thức, BTS là một nhóm nhạc "idol", nhưng màu sắc Hip hop trong âm nhạc và thái độ của họ rõ nét đến mức không còn gì để nghi ngờ. MV hay những hình ảnh "hổ báo" chính là biểu hiện của " tính công kích" trong Hip hop. Xem xét lại, có thể thấy thái độ công kích và thông điệp thô ráp của BTS đã khiến cộng đồng fan K-pop thời điểm đó phải giật mình khi lần đầu tiên tiếp xúc với âm nhạc của họ. Tuy nhiên, điểm thú vị là trong khi các idol khác chỉ bộc lộ khát khao chứng minh bản thân và tham vọng được công nhận là một người nghệ sĩ sau khi đã có chỗ đứng nhất định, BTS lại thẳng thắn khẳng định điều đó ngay từ album đầu tay với cách thức táo bạo, trực diện chưa từnv thấy. Đây là một xu hướng hoàn toàn mới, song không thể tưởng tượng được BTS lại là người đi tiên phong trong kỷ nguyên mới này.
1. Intro: 2 cool 4 skool (Feat. DJ Friz)
Sản xuất: Supreme Boi
"Để chúng tôi đại diện thế hệ thanh thiếu niên nói ngắn gọn cho mà nghe".
Một phần Intro đơn giản và ngắn gọn nhưng "tuổi trẻ" và "sự chân thành" đặc trưng của BTS đã được tóm gọn chỉ trong một câu. Bản Intro là sự phá cách khó có thể tìm thấy trong âm nhạc thần tượng khi được sáng tạo theo phong cách Hip hop chính thống.
2. We Are Bulletproof Pt. 2.
Pdogg, "hitman" bang, Supreme Boi, RM, Suga, J-Hope.
Sản xuất: Pdogg.
"Bên trong những tiêu chuẩn kép và phản đối. Giới hạn của tôi đã tan nát".
Beat trap gấp gáp mở đầu, hiệu ứng còi báo động, lời rap sắc bén và cả phần điệp khúc nhuốm màu phẫn nộ, tất thảy mọi thứ đều trung thành với phong cách của Hip hop Old-school. Ca khúc kể về những định kiến, hiểu lầm BTS đã phải hứng chịu từ thời thực tập sinh cho đến khi debut và thậm chí là cả hiện tại. Những định kiến ấy có lúc được thể hiện thẳng thừng, có lúc được diển tả ẩn dụ. Nếu chỉ đánh giá ở khía cạnh chuyên môn âm nhạc, có thể gọi We Are Butlletproof Pt. 2 là "mẫu thử" cho âm nhạc của BTS trong tương lai.
3. Skit: Circle Room Talk.
Sản xuất: Pdogg.
Được xây dựng theo bối cảnh "câu lạc bộ Hip hop" thường thấy ở các trường học, skit này là màn giới thiệu của các thành viên trong lần đầu gặp mặt. Tuy nhiên, Skit: Circle Room Talk không phải là một màn tự thuật về tiểu sử thườnv thấy mà rất thú vị khi các thành viên đan xen nói về thời ấu thơ, ước mơ, bên cạnh đó còn khéo léo lồng ghép thêm những đặc điểm của thể loại Hip hop. Đặc biệt, đoạn RM và Suga nhắc tới Epik High - nhóm nhạc Hip hop Hàn Quốc đã truyền cảm hứng cho âm nhạc của họ là một "âm mưu" rất thông minh, qua đó BTS không chỉ âm thầm thể hiện bản sắc Hip hop đã ăn sâu vào máu mà còn tự khẳng định đó chính là "nền tảng" âm nhạc của nhóm. Dễ dàng nhận thấy đây là một cuộc hội thoại được lên kịch bản, nhưng định hướng âm nhạc được gửi gắm trong đó rất chân thật.
4. No More Dream.
Pdogg, "hitman" bang, RM, Suga, J-Hope, Supreme Boi.
Sản xuất: Pdogg
"Sao cứ bảo tao đi con đường khác.
Này, lo cho cái thân mày đi.
Ép buộc tao làm cái quái gì".
Sau khi chia sẻ về ước mơ trong skit, BTS kết lại câu chuyện một cách tự nhiên bằng lời phê phán quyết liệt về một thế hệ ngày càng ít ước mơ. Ca khúc vận dụng phong cách của Hip hop Gangsta - xu hướng chủ đạo của Hip hop vào thập niên 1990, nhưng có phần khác biệt khi truyền đi thông điệp tích cực trong bối cảnh trường học. BTS mượn âm thanh mãnh liệt của Hip hop Gangsta để thổi vào đó những suy nghĩ tương tự như các ca khúc thể hiện sự phiền não của thanh thiếu niên thời kỳ ấy như Warrior's Descendant của H.O.T hay Come Back Home của Seo Taiji and Boys - nhóm nhạc được gọi là tinh thần thời đại của âm nhạc đại chúng thập niên 1990. Những lời cảnh báo về một xã hội cướp đoạt ước mơ hay sự bất hợp lý của hệ thống mang tên "trường học" không chỉ gợi nhớ đến Classroom Idea của Seo Taiji and Boys, mà còn là sợi dây liên kết với dòng chảy âm nhạc đại chúng Hàn Quốc những năm 90.
Còn tiếp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro