NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC HỐ NGĂN 2.
. Chỉ đi theo một chú thỏ duy nhất
Chiến lược của BTS trong một thời gian dài là tập trung nhắm đến một nhóm khách hàng thuộc khu vực châu Á. Họ cố gắng nắm bắt trái tim của một nhóm nhỏ khách hàng thông qua giao lưu trực tiếp một cách đều đặn. Chiến lược tập trung vào một phân khúc khách hàng này sẽ bùng nổ trên mạng lưới Internet về sau, tương tự với trường hợp "Tủ lạnh kim chi" của Hàn Quốc trước kia.
Winia Mando (hiện tại là Dayou Winia), một công ty chế tạo tủ lạnh, nhận ra rằng vào khoảng nửa cuối những năm 1990 họ không thể gia tăng thêm doanh thu được nữa. Khách hàng nghĩ rằng họ cần thêm nơi trữ thực phẩm lạnh, nhưng đối với họ mà nói, việc sở hữu hai cái tủ lạnh ở nhà khá là kỳ cục. Vậy là Dayou Winia bắt đầu tạo ra tủ lạnh dành riêng cho kim chi. Ngày nay thì khái niệm tủ lạnh đựng kim chi đã trở nên phổ biến, nhưng ngày đó "tủ lạnh chuyên dụng để đựng kim chi" vô cùng xa lạ và chỉ có một nhóm nội trợ hưởng ứng. Cần có thời gian để khái niệm "tủ lạnh kim chi" hình thành trong nhận thức của khách hàng. Dù có rất nhiều hoạt động quảng bá và marketing được thực hiện thì doanh thu cũng không tăng được bao nhiêu trong khi chi phí marketing ngày một lớn dần. Trong vòng 4 tháng, Dayou Winia tổ chức một sự kiện tại Gangnam và mời 500 người đến tham dự, cho họ cơ hội sử dụng tủ lạnh kim chi miễn phí. Sau 4 tháng, người dùng có thể mua tủ lạnh với chi phí chỉ còn một nửa hoặc trả lại cho công ty, nhưng đáng ngạc nhiên thay là tất cả các bà nội trợ đều đồng ý mua sản phẩm. Kết quả là tủ lạnh kim chi trở thành một chủ đề nóng hổi giưa các bà nội trợ ở Gangnam, và nhờ sự truyền miệng thì doanh thu tủ lạnh kim chi đã tăng lên đáng kể. Sau khi trở nên nổi tiếng ở Gangnam thì danh tiếng của tủ lạnh kim chi dần lan truyền sang những khu vực khác, thậm chí còn trở thành một đề tài tạo tiếng vang toàn quốc dẫn đến việc nhu cầu mua tăng trưởng một cách mạnh mẽ.
Sau một khoảng thời gian dài ở giai đoạn xâm nhập, tủ lạnh kim chi chậm rãi tiến vào thị trường, nhưng rồi sức mua cũng không được lan truyền rộng rãi. Điều này có nghĩa là mặc dù thị trường đã nóng lên toàn diện, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có cơ hội để mở rộng. Trong nhiều trường hợp ở giai đoạn xâm nhập, nếu sự lan truyền không thể mở ra một bước ngoặt đặc biệt thì sẽ không thể vượt qua được giai đoạn hố ngăn mà lụi tàn dần. Điểm quan trọng ở giai đoạn này là đạt được khối lượng tới hạn để có thể vượt qua hố ngăn. Để có thể đặt chân vào thị trường tăng trưởng thì phải vượt qua được khối lượng tới hạn. Khối lượng tới hạn cũng quan trọng không kém gì nhóm khách hàng dẫn đầu xu hướng.
Ở thị trường nhạc Pop ngoại quốc, K-Pop đã giậm chân ở giai đoạn thâm nhập trong một khoảng thời gian rất dài. Như những ví dụ được nhắc đến ở trên, K-Pop dần gia nhập vào thị trường quốc tế ấy nhờ những fan nhiệt huyết chứ gần như không phải do một ca khúc hit nổi tiếng nào cả. Bí quyết để vượt qua được hố ngăn của BTS là nhờ việc vượt qua được khối lượng tới hạn thông qua sức mạnh lớn lao bắt nguồn từ fandom ARMY. Khối lượng tới hạn không đơn giản chỉ là số lượng khách mua hàng, mà là số lượng tiêu dùng của cả một tập thể (tổng số lượng khách mua hàng x số lượng tiêu dùng trên đầu người). Nhóm khách hàng thiểu số này đã trở thành những fan cứng sau khi xem được hàng loạt nội dung của BTS tràn ngập trên mạng. Đối với nhóm khách hàng thiểu số mạnh mẽ mạng lưới trực tiếp, BTS đã trở thành một chủ đề nóng hổi. Nhờ sự truyền miệng của nhóm fan cứng ban đầu mà BTS dần được công chúng biết đến, và như vậy họ đã vượt xa mốc khối lượng tới hạn của nhóm người dùng đầu tiên trong giai đoạn thâm nhập.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro