Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NẾU BTS PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG?

       Dựa vào nền tảng liên kết của fandom thanh thiếu niên châu Á nay đã trở thành bệ phóng của BTS, sức ảnh hưởng đã lan truyền đến cả nhóm khách hàng với độ tuổi tương tự ở châu Âu và Mỹ. Đó là những người đã di cư đến Mỹ, những người đi du học và những người thuộc nhóm thiểu số ở xã hội Mỹ. Họ là những người đang bị phân biệt đối xử một cách tệ bạc mà người khác khó lòng nhận ra, nhờ đó mà văn hóa của BTS có thể dễ dàng được lan truyền.

       Sản phẩm được mở rộng theo chu kỳ tiếp nhận của khách hàng (xem hình phía dưới). Đây là thứ tự của việc "bắt chước" đã được giải thích ở trên. Thứ tự mở rộng sức ảnh hưởng luôn cố định và trình tự ấy không bao giờ đảo ngược. Theo từng giai đoạn tiếp nhận của khách hàng mà chiến lược marketing cũng thay đổi. Không phải cứ bỏ một số tiền bằng nhau để mua một món đồ như nhau tức là khách hàng sẽ giống nhau. Năng lực của các chuyên gia marketing sẽ được phát huy ở đây. Nhìn chung, người làm marketing thường phân loại khách hàng theo phân khúc Địa lý - nhân chủng học như khách hàng lớn tuổi, khách hàng nữ hay khách hàng giàu có nhưng cách phân loại này mới chỉ ở bề mặt. Trước kia, cách phân loại này cũng hiệu quả đến một mức độ nhất định nhưng hiện tại, khoảng cách giữa nhân chủng học và xu hướng mua hàng đang ngày một lớn hơn. Mối tương quan giữa giới tính, độ tuổi, khả năng tài chính và mua hàng rất thấp cho nên ở thế hệ này, phân loại bề mặt không còn khả dụng nữa.

       Ngay khi một sản phẩm được phát hành thì sẽ được tiếp nhận theo thứ tự Nhóm cải cách > Nhóm người dùng đầu tiên > Nhóm số đông chấp nhận sớm > Nhóm số đông chấp nhận trễ > Nhóm lạc hậu.

       Mục tiêu của việc phân tích khách hàng là để bán được hàng. Để bán được hàng thì phải tìm hiểu tại sao khách hàng lại chọn mua sản phẩm thì mới có thể đưa ra giải pháp được. Thứ ta cần tìm hiểu không phải là độ tuổi, giới tính hay tiềm lực tài chính mà là khuynh hướng cũng như lý do trọng tâm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Hãy nhìn nhận về việc phân loại khách hàng dựa theo khuynh hướng cũng như đặc điểm dẫn đến hành động nằm trong chu kỳ tiếp nhận sản phẩm của khách hàng.

       Nhóm cải cách là nhóm khách hàng luôn thử thách sử dụng sản phẩm mới. Chỉ cần là sản phẩm mới ra thì nhóm khách hàng này sẽ không quan tâm đến giá trị của sản phẩm mà luôn tìm tòi trước tiên cũng như nghiên cứu sản phẩm một cách triệt để hay khoe khoang với người khác. Đối với thần tượng K-Pop thì nhóm cải cách là nhốm sẽ quan tâm tìm hiểu, sẽ nghe nhạc và giới thiệu họ cho mọi người xung quanh. Nhóm khách hàng đã hưởng ứng concept Hip-hop chính thống của BTS nằm trong nhóm này. Có thể nhìn nhận nhóm khách hàng này giống như người dùng thử nghiệm beta bên mảng game hay bệnh nhân thử nghiệm lâm sàng. Xu hướng chạy theo cái mới thường xuất hiện ở nhóm khách hàng với nhu cầu quá lớn (tâm trạng như mắc một căn bệnh nan y hay như chết đuối vớ được cọc). Họ là nhóm khách hàng mì ăn liền sẽ chỉ hưởng ứng ở giai đoạn đầu. Sự trung thành của họ rất thấp vì họ luôn muốn tìm nhóm nhạc thần tượng mới để tìm hiểu.

       Nhóm người dùng đầu tiên là nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm với thái độ quan tâm đến giá trị cũng như trải nghiệm ở mức độ nhất định. Nhóm khách hàng này không để tâm mấy đến giá thành sản phẩm mà sẽ mua ngay khi thấy sản phẩm đáng tiền. Họ bao gồm những người dẫn đầu xu hướng với tiềm lực tài chính cao và có khuynh hướng tiến bộ, hay những minh tinh có tiếng nói trong giới truyền thông. Nhóm người dùng đầu tiên là nhóm người đồng cảm với âm nhạc BTS trong 2 đến 3 năm đầu ra mắt và cũng là những người bỏ tiền để mua các bài hát cũng như tham gia các hoạt động dành cho fan. Dù họ là những người đam mê âm nhạc chất lượng nhưng theo ý kiến chủ quan của bản thân thì họ cũng tự phân loại mình là những người theo đuổi dòng nhạc không được biết đến rộng rãi (non-mainstream). Nhóm người dùng đầu tiên cho rằng bản thân là những người đưa ra quyết định vì họ có trải nghiệm dày dặn. Lý do mà nhóm người dùng đầu tiên này vô cùng hứng thú khi món bánh Schneeballen (một món bánh đến từ Đức, khiến người ăn thích thú khi phải dùng cây búa nhỏ đập vỡ bánh ra để ăn) được đưa vào các trung tâm thương mại ở Hàn Quốc là vì họ muốn có "trải nghiệm về thức tráng miệng mới."

       Nhóm số đông chấp nhận sớm là nhóm khách hàng đại chúng bắt xu hướng khá nhanh. Họ muốn trở thành nhóm người dùng đầu tiên nhưng không đủ tiềm lực tài chính nên chỉ có thể ngưỡng mộ nhóm ấy. Nhóm này nhạy cảm với thương hiệu, giá thành cũng như chất lượng sản phẩm và cân nhắc mua một cách kỹ lưỡng, hợp lý theo tiêu chuẩn sử dụng của người dân bình thường. Những sản phẩm ấy được tin tưởng là đã vượt qua mọi vòng kiểm duyệt và bắt đầu nhanh chóng được bày bán cho công chúng.

       Trong nhóm số đông chấp nhận sớm, những người đứng ở hàng đầu tiên và muốn lan truyền xu hướng cho công chúng được gọi là "sneezer".

       Sneezer vốn có nghĩa là "người hắt xì hơi" nhưng trong ngành marketing, cụm từ ấy miêu tả nhóm người lan truyền xu hướng đến những người xung quanh. Sneezer là những người kỹ tính nhất và cũng là người đón nhận xu hướng trong nhóm số đông chấp nhận sớm. Trước kia các thần tượng K-Pop vốn kiếm tiền được nhờ tính chất âm nhạc, ngoại hình hay chất lượng MV nhưng vì lợi nhuận mà giới hạn vài đồng trả phí trên các trang nghe nhạc hay chương trình phát sóng, do đó không thể chinh phục được các sneezer. Trong khi đó BTS chiếm trọn cảm tình từ các sneezer bằng cách cho phép họ nghe những ca khúc chất lượng và xem các chương trình phát sóng hoàn toàn miễn phí, và đó chính là nền tảng cho sự bùng nổ.

       Nhóm số đông chấp nhận trễ là nhóm khách hàng bảo thủ trong công chúng, phản ứng muộn với sản phẩm. Nhóm khách hàng này không muốn chạy theo xu hướng nhưng khi mọi người xung quanh họ dần thay đổi thì họ cũng bị ép buộc phải mua theo vì áp lực xã hội. Họ cũng là nhóm người không quan tâm các xu thế hiện hành mà chỉ tin dùng và làm theo những gì người khác làm. Ban đầu họ không quan tâm đến các sản phẩm được ưa chuộng nhưng nếu đại đa số ai cũng sử dụng sản phẩm ấy thì họ cũng sẽ mua một món bình thường nhất. Dù sao thì nhóm khách hàng này cũng có tiền lực tài chính vừa phải nên họ sẵn sàng chi trả cho một mức giá "bình thường". Mối quan hệ lớn nhất của những người thuộc nhóm này là "chỉ cần làm như người ta là được vì mình ghét bị bỏ lại". Đối với một thương hiệu mà họ chỉ cần mua một lần và tin tưởng thì họ là những người có lòng trung thành mãnh liệt và được phân loại là con bò hái ra tiền (nguồn lợi nhuận chắc chắn).

       Nhóm lạc hậu là nhóm không quan tâm hay phản ứng gì về xu hướng. Tuy nhiên nhóm này có khuynh hướng tiêu dùng giống với nhóm người dùng đầu tiên. Họ chỉ mua những sản phẩm mà theo họ là mang lại lợi ích và giá trị cho bản thân một cách rõ ràng. Mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ tiếp nhận sản phẩm của khách hàng khác nhau cho nên, nhóm người dùng đầu tiên đối với sản phẩm này có thể là nhóm lạc hậu đối với sản phẩm khác. Ví dụ như một khách hàng là người dùng đầu tiên của những sản phẩm công nghệ sẽ mua bộ loa có chức năng trí thông minh nhân tạo, nhưng đối với âm nhạc của BTS đang trở nên thịnh hành thì người đó thuộc nhóm lạc hậu, vì đến cùng họ cũng không mảy may quan tâm hay mua hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #1234