ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LỚN NHẤT CỦA NIKE LÀ NINTENDO
Việc BTS không thường xuyên xuất hiện trên các chương trình truyền hình như các thần tượng khác không phải là gì cố chấp với chủ nghĩa thần bí. BTS khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn và bắt đầu với việc giao lưu với những người hâm mộ. Bởi vì những người hâm mộ của BTS đa phần là ở độ tuổi thanh thiếu niên, nên họ tập trung giao lưu ở diễn đàn trên mạng là chính. Ngay đến cả những việc riêng tư của các thành viên cũng được đăng tải trên mạng họ thu nhập những ý kiến của người hâm mộ và trò chuyện cùng với những thành viên. Những nội dung truyền thông dần được tích lũy, những người hâm mộ cũng trau dồi nhiều kinh nghiệm từ BTS hơn, việc giao lưu giữa những người hâm mộ bằng chiếc cầu nối từ những nội dung được biên tập lại lớn dần, và khả năng hoạt động của bộ phận người hâm mộ trở thành một vòng tròn phát triển. Hoạt động của những người hâm mộ ngày càng tốc độ và gắn kết chặt hơn thì sức mạnh để bảo vệ BTS cũng ngày một lớn mạnh. Căn nguyên của nguồn sức mạnh hậu thuẫn BTS trên những sân khấu thế giới cũng chính là đến từ sự can thiệp của người hâm mộ (thời gian và sự nỗ lực).
Điều này cũng tương tự như nền tảng trung tâm của kinh doanh thời kỳ hiện đại. Con người càng đổ nhiều thời gian và nỗ lực thì lại càng bị lệ thuộc vào nền tảng. Hãy cùng tìm hiểu về định hướng người tiêu dùng của Nike, cũng có liên quan với điểm này.
Nike - doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao hàng đầu thế giới để xác định những đối tượng cạnh tranh mới chính là Apple, Sony, Nintendo để kịp thời ứng phó trong thời điểm tốc độ tăng trưởng của thị trường bắt đầu chậm lại. Quan sát cách khách hàng sử dụng thời gian rãnh rỗi thì việc khách hàng dạo gần đây lựa chọn chơi video game hay những trò giải trí một cách tích cực và dễ dàng hơn là thể thao đã đẩy Nike vào thế cạnh tranh. Nike đã xác định rằng các hoạt động chiếm thời gian giải trí theo quan điểm của khách hàng chính là đối thủ cạnh tranh và cũng xác định được các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên điều này. Kết quả, đối thủ cạnh tranh được phát hiện là các video game của Nintendo.
Chiếm được thời gian rãnh rỗi của khách hàng là việc không thể trong môi trường kinh doanh học nền tảng hiện đại, và kết quả là khi nào đó mới có thể sinh ra được lợi nhuận. Trường hợp của BTS cũng tương tự như thế. Nếu như có được thời gian và sự nỗ lực của những người hâm mộ thì một lúc nào đó sẽ xuất hiện thành quả và thu về được lợi nhuận. Trong môi trường kinh doanh học nền tảng của thời kỳ hiện đại, cần phải giành lấy được thời gian rảnh của khách hàng. Còn lợi nhuận hóa là vấn đề về sau. Bởi vì BTS đã tạo ra những nội dung giải trí không liên quan trực tiếp đến âm nhạc, còn Nike thì hậu thuẫn những hoạt động thể thao đa dạng, lôi cuốn được sự quan tâm của khách hàng. Kết quả cả hai ví dụ này đều đã thành công trong việc thu được sự nỗ lực và thời gian của khách hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro