Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

BT KTQT3

Bài 2: Cho mô hình thương mại như sau:

ĐVT: Sản phẩm/giờ (h)

Quốc gia

Sản phẩm Mỹ Nhật

Xe máy 6 1

Vi tính 4 2

a- Hãy xác định lợi thế so sánh của từng quốc gia và khung giới hạn tỷ lệ trao đổi sản phẩm giữa hai quốc gia đó?

b- Giả sử mỗi quốc gia đều sử dụng 1000 giờ lao động cho sản xuất 2 loại sản phẩm trên. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất và tiêu dùng của từng quốc gia đó?

c- Giả sử mỗi quốc gia đều sử dụng thời gian 1000 giờ cho sản xuất 2 sản phẩm trên. Trong đó Mỹ sử dụng 80% sản xuất hàng lợi thế, Nhật sử dụng 10% sản xuất mặt hàng bất lợi thế và Mỹ và Nhật trao đổi với nhau mặt hàng lợi thế với tỷ lệ 3000 hàng Mỹ đổi 500 hàng của Nhật.

Hãy xác định khối lượng sản xuất và tiêu dùng tối đa của Mỹ và Nhật trước và sau trao đổi đối với cả 2 mặt hàng trên?.

Trả lời:

Từ bảng số liệu trên với ĐVT sản phẩm/giờ ta có chi phí lao động (giờ lao động) để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm như sau:

ĐVT: Giờ lao động (h)/sản phẩm

Quốc gia

Sản phẩm Mỹ Nhật

Xe máy 1/6 1

Vi tính 1/4 1/2

a- Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, để xác định 1 quốc gia có lợi thế so sánh về mặt hàng nào đó khi và chỉ khi thoả mãn bất đẳng thức:

Chi phí sản xuất sản phẩm A (QG X) Chi phí sản xuất sản phẩm B (QG X)

--------------------------------------------- < ---------------------------------------------

Chi phí sản xuất sản phẩm A (QG Y) Chi phí sản xuất sản phẩm B (QG Y)

Thì Quốc gia X có lợi thế so sánh (tương đối) sản xuất sản phẩm A;

và Quốc gia Y có lợi thế so sánh (tương đối) sản xuất sản phẩm B.

Áp dụng công thức trên, qua số liệu cho thấy Mỹ cần ít số giờ lao động hơn so với Nhật để sản xuất ra cả hai mặt hàng xe máy (XM) và vi tính (VT), thế nhưng điều này sẽ không cản trở thương mại cớ lợi giữa hai nước. Tuy Mỹ có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức lợi thế về sản xuất XM lớn hơn mức lợi thế về sản xuất VT, được thế hiện qua bất đẳng thức:

Chi phí sản xuất xe máy (Mỹ) = 1/6 Chi phí sản xuất vi tính (Mỹ)= 1/4

-------------------------------------------- < ------------------------------------------

Chi phí sản xuất xe máy (Nhật) =1 Chi phí sản xuất vi tính (Nhật)= 1/2

↔ 1/6 < 2/4

Cho nên Mỹ có lợi thế so sánh về mặt hàng XM và Nhật có lợi thế so sánh về mặt hàng VT.

Như vậy mặc dầu cả XM và VT ở Mỹ được sản xuất với hiệu quả tuyệt đối cao hơn, nhưng VT lại là mặt hàng mà nước này có mức bất lợi tương đối.

* Khung giới hạn tỷ lệ trao đổi:

- ở Mỹ: 6 XM đổi 4 VT → tỷ lệ TĐ = 6/4

- ở Nhật: 1 XM đổi 2 VT → tỷ lệ TĐ = 1/2

→ Khung giới hạn tỷ lệ trao đổi sản phẩm XM/VT giữa 2 quốc gia như sau:

1 XM (Mỹ) 6

---- < ------------- < ----

2 VT (Nhật) 4

b- Trước khi trao đổi:

Giả sử trong điều kiện tự cung tự cấp, tức là trong điều kiện không có trao đổi quốc tế. Cả 2 nước sử dụng 1.000 giờ lao động để sản xuất 2 sản phẩm XM và VT. Lúc đó việc phân bổ số giờ lao động theo các phương án sản xuất XM và VT ở Mỹ và Nhật như sau:

Đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Nhật đối với 2 mặt hàng XM và VT như sau:

XM Mỹ XM Nhật

6.000

1.000

4.000 VT

2.000 VT

Trong điều kiện tự cung, tự cấp (đóng cửa không có trao đổi) thì Mỹ và Nhật chỉ có thể tiêu dùng những gì mà mình có thể làm ra. Vì vậy trong trường hợp đóng cửa, không có trao đổi giữa 2 nước thì Đường giới hạn khả năng sản xuất ở mỗi quốc gia chính là Đường giới hạn khả năng tiêu dùng của nước đó.

* Sau khi trao đổi:

XM Mỹ XM Nhật

Đường giới hạn khả năng SX & TD trước khi trao đổi của Mỹ.

Đường giới hạn khả năng SX & TD trước khi trao đổi của Nhật.

1.000

6.000

Đường giới hạn khả năng SX & TD sau khi trao đổi của Mỹ.

Đường giới hạn khả năng SX & TD sau khi trao đổi của Nhật.

2.000 VT

4.000 VT

c- Cả 2 quốc gia đều sử dụng 1000 giờ lao động để sản xuất 2 sản phẩm trên. Trong đó Mỹ sử dụng 80% giờ lao động để sản xuất hàng lợi thế (XM), Nhật sử dụng 10% giờ lao động để sản xuất hàng bất lợi thế (XM). Và 2 nước thực hiện trao đổi thương mại với tỷ lệ 3.000 hàng Mỹ đổi 500 hàng Nhật (6/1).

* Trước khi có trao đổi:

- Đối với Mỹ:

+ Dành 80%h lao động để sản xuất và tiêu dùng XM:

1.000 giờ lao động x 80% = 800 giờ lao động.

+ Dành 20%h lao động để sản xuất và tiêu dùng VT:

1.000 giờ lao động x 20% = 200 giờ lao động.

- Đối với Nhật:

+ Dành 10%h lao động để sản xuất và tiêu dùng XM:

1.000 giờ lao động x 10% = 100 giờ lao động.

+ Dành 90%h lao động để sản xuất và tiêu dùng VT:

1.000 giờ lao động x 90% = 900 giờ lao động.

Ta có số lượng sản phẩm XM và VT trước khi có trao đổi là:

ĐVT: Sản phẩm

Quốc gia

Sản phẩm Mỹ Nhật

Xe máy 4.800 100

Vi tính 800 1.800

Vi tính 800 1.800

→ Trước khi trao đổi mức sản xuất và tiêu dùng của:

- Mỹ: 4.800 XM và 800 VT.

- Nhật: 100 XM và 1.800 VT.

* Sau khi có trao đổi: 3.000 hàng Mỹ đổi 500 hàng Nhật.

ĐVT: Sản phẩm

Quốc gia

Sản phẩm Mỹ Nhật

Xe máy 4.800 -3.000

1.800 100 +3.000

3.100

Vi tính 800 +500

1.300 1.800 -500

1.300

→ Sau khi trao đổi mức sản xuất của : (được thể hiện qua bảng trên với số nghiêng đậm)

- Mỹ: 4.800 XM và 800 VT.

- Nhật: 100 XM và 1.800 VT.

và sau khi trao đổi mức tiêu dùng của:

- Mỹ: 1.800 XM và 1.300 VT.

- Nhật: 3.100 XM và 1.300 VT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ktqt3