Chú giải
Chú giải
Ábraham: theo Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, là tổ phụ của dân Do Thái và Ả Rập. Cuộc đời của Ábraham được ký thuật trong chương 11-15 sách Sáng thế ký trong Cựu Ước.
Ady: Ady Endre (1877-1919), một trong những nhà thơ lớn của Hungary đầu thế kỷ 20.
Alexandros Đại đế (tức Alexandros III, Megas Alexandros, 356 TCN-323 TCN): vua của Vương quốc Macedonia (336-323 TCN), được xem là một trong những vị tư lệnh thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết thời bấy giờ.
Arany László (1844-1898): nhà thơ, nhà sưu tầm văn học dân gian Hungary, con trai thi hào Arany János, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết thơ Anh hùng ảo ảnh (A délibábok hőse).
Arany: Arany János (1817-1882), nhà thơ lãng mạn lớn của Hungary, dịch giả, bạn thân của Petőfi Sándor.
Attila (Etele, khoảng 406-453): lãnh chúa vĩ đại của những người Hun (Hung) ở châu Âu, thống trị một đế chế khổng lồ từ Trung Âu tới bờ biển Đen, từ sông Duna tới biển Baltic, trong khoảng thời gian từ năm 434 cho tới khi mất.
Babits: Babits Mihály (1883-1941): nhà văn, nhà thơ, dịch giả Hungary.
Bach: Johann Sebastian Bach (1685-1750), nhà soạn nhạc người Đức, nghệ sĩ chơi đàn organ và clavico nổi tiếng. Ngày nay ông được xem như một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ nền âm nhạc sau này của nhân loại.
Bajza József (1804-1858): nhà thơ, nhà phê bình văn học, chính khách Hungary.
Baudelaire: Charles Pierre Baudelaire (1821-1867), một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp trong thế kỷ 19.
Ben Jonson (1572-1637): nhà thơ, diễn viên, nhà viết kịch Anh thời kỳ Phục hưng, cùng thời với William Shakespeare, rất nổi tiếng với các vở kịch hài hước, châm biếm, đặc biệt là Volpone, The Alchemist và Batholomew.
Berzsenyi: Berzsenyi Daniel (1776-1836), nhà thơ, một trong những thi sĩ mâu thuẫn nhất của văn đàn Hungary đương thời.
Beyle: Marie-Henri Beyle (1783-1842), được biết đến với bút danh Stendhal, nhà văn Pháp thế kỷ 19. Ông được biết đến với kỹ năng phân tích nhân vật sắc sảo và là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện thực.
Bismarck: Otto Eduard Leopold von Bismarck (1815-1898), thái tử Bismarck, một trong những chính khách Âu châu lớn nhất thế kỷ 19, thủ tướng Prussia từ 1815- 1898, đóng góp rất nhiều cho công cuộc thống nhất nước Đức, từ năm 1867 là thủ tướng Liên bang Bắc Đức, từ năm 1871 trở thành Thủ tướng Vương quốc Đức.
Blaise Cendrars (tên thật là Frédéric Louis Sauser, 1887- 1961): nhà thơ, nhà văn Pháp gốc Thụy Sĩ.
Blasco Ibáñez: Vicente Blasco Ibáñez (1867-1928), nhà tiểu thuyết hiện thực, viết kịch bản và đạo diễn điện ảnh Tây Ban Nha.
Börne: Ludwig Börne (1786-1837), nhà báo, nhà văn Đức gốc Do Thái, sống nhiều năm ở Paris, trong Cách mạng Pháp ông trở thành lãnh tụ của giới trí thức lưu vong.
Brehm: Alfred Edmund Brehm (1829-1884), nhà khoa học tự nhiên, nhà văn Đức, tác giả của Thế giới các loài thú (1863-1869).
Brueghel: Jan Brueghel Cha (1568-1625), họa sĩ nổi tiếng người Flanders, sinh tại Brỳsel (Bỉ).
Byron: George Gordon Noel Bryon (1788-1824) nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Anh.
Caesar: Gaius Julius Caesar (100 TCN-44 TCN), lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Casanova: Giovanni Giacomo Casanova (1725-1798), người Ý, nổi tiếng về tính cách đa tình, hào hoa, trở thành biểu tượng của nam tính mạnh mẽ, của khả năng chinh phục phụ nữ. Ông còn là nhà văn, nổi tiếng với tập hồi ký trên bốn nghìn trang, là nguồn tư liệu phong phú về lịch sử, lối sống, phong tục, thời trang, tình dục châu Âu thế kỷ 18.
Céline: Louis Ferdinand Céline (1894-1961), nhà văn Pháp, có những tư tưởng không phù hợp với chính quyền và có những sáng tác chống Cộng kịch liệt song vẫn được đánh giá rất cao nhờ những suy nghĩ nghiêm túc về chiến tranh, về văn chương. Là nhà văn đầu tiên dám chống lại những điều cấm kỵ của ngôn ngữ văn học, ông đưa ngôn ngữ hàng ngày, cả tiếng lóng, từ ngữ dân gian vào văn viết.
Cervantes: Miguel de Cervantes y Saavedra (1547-1616), tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha. Ông được biết đến nhiều nhất với bộ tiểu thuyết hai tập Don Quixote de la Mancha, được coi như tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học phương Tây, và là tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha.
Cestius: Lucius Cestius Pius (thế kỷ I TCN), nhà hùng biện La Mã, sống cùng thời với August.
Chekhov: Anton Pavlovich Chekhov (1860-1904), nhà văn, nhà viết kịch Nga nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới với thể loại truyện ngắn.
D'Israeli: Isaac D'Israeli (1766 - 1848), nhà văn, học giả Anh, thân sinh của thủ tướng Anh Benjamin D'Israel.
Da Vinci: Leonardo di ser Piero da Vinci (1452-1519), họa sĩ, nhà điều khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý thời kỳ Phục hưng.
Dekobra: Maurice Dekobra (1885-1973), nhà báo, nhà văn, dịch giả Pháp.
Descartes: René Descartes (1596-1650), triết gia, nhà khoa học, nhà toán học Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.
Dickens: Charles John Huffam Dickens (1812-1870), bút danh "Boz", tiểu thuyết gia Anh nổi tiếng nhất thời Nữ hoàng Victoria. Charles Dickens được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất viết bằng tiếng Anh.
Duvernois: Henri Duvernois (1875-1937), nhà văn, nhà viết kịch Pháp, ông còn là tác giả nhiều kịch bản phim và opera.
Eckermann: Johann Peter Eckermann (1792-1854), nhà thơ Đức, nổi tiếng với tác phẩm Conversations with Goethe (Những cuộc đàm đạo với Goethe).
Edward VIII (1894-1972): Vua Anh và Ireland, năm 1936 tự nguyện thoái vị để được sống với người mình yêu - một phụ nữ Mỹ ly dị chồng nên không được hoàng gia Anh chấp nhận.
Epicurus (341-270 TCN): triết gia Hy Lạp, chủ trương đề cao khoái lạc và coi thế giới là sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử.
Euripides (485-406 TCN): nhà thơ, nhà viết kịch, một trong ba kịch tác gia lớn của Hy Lạp thời cổ đại.
Flaubert: Gustave Flaubert (1821-1880), nhà văn Pháp, một trong những bậc thầy của thể loại tiểu thuyết tâm lý.
Florian Geyer (khoảng 1490-1525): nhà quý tộc, hiệp sĩ, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đức đầu thế kỷ 16, sau này khi chạy trốn bị chính những người nông dân khởi nghĩa giết chết. Ông là nguyên mẫu cho một nhân vật trong vở kịch cùng tên của Hauptmann.
Fox, Charles James (1749-1806): chính khách Anh, người đi tiên phong của Chủ nghĩa tự do thế kỷ 19.
France: Anatole France, tên thật là François-Anatole Thibault (1844-1924), nhà văn Pháp, đoạt giải Nobel Văn học năm 1921.
Franz Kafka (1883-1924): nhà văn Czech viết bằng tiếng Đức, sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Praha, khi đó thuộc Đế chế Áo - Hung, một trong những nhà văn lớn của thế kỷ 20. Ông mất năm bốn mươi tuổi, nhưng văn nghiệp của ông có tầm ảnh hưởng lớn đến văn học phương Tây.
Freud: Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud, 1856-1939), nguyên là bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học.
Gárdonyi: Gárdonyi Géza (1863-1922), nhà văn, nhà thơ Hungary, tác giả của nhiều tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng đã được dịch sang tiếng Việt như Những ngôi sao thành Eger, Tâm hồn bí ẩn.
Gide: André Paul Guillaume Gide (1869-1951), nhà văn Pháp, là một trong những nhà văn xuất sắc của thế kỷ 20, đoạt giải Nobel Văn học năm 1947.
Gigardi: Gigardi József: chủ của một nhà máy sản xuất mũ nổi tiếng Hungary trước kia, tên ông được đặt cho một loại mũ (mũ Gigardi).
Gil-Robles: José María Gil-Robles y Quiñones (1898-1980), chính khách nổi tiếng trước và trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, thủ lĩnh của phong trào Liên minh Tây Ban Nha vì quyền tự trị.
Giraudoux: Jean Giraudoux (1882-1944), nhà văn, nhà viết kịch Pháp, để lại nhiều vở kịch rất xuất sắc mang tính thời đại cao.
Goethe: Johann Wolfgang von Goethe (1858-1928), nhà văn, nhà thơ nhà viết kịch vĩ đại Đức.
Gogol: Nikolai Vasilievich Gogol (1809-1852), nhà văn Nga, mặc dù nhiều tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng bởi di sản và sự nuôi dưỡng của Ukraina, nhưng ông viết bằng tiếng Nga và cách viết của ông bị cuốn theo truyền thống của văn học Nga.
Goncourt (Anh em nhà Goncourt): Edmond de Goncourt (1822-1896) và Jules de Goncourt (1830-1870), hai nhà văn sáng tác theo trường phái tự nhiên Pháp, để lại thành tựu quan trọng trong nền văn học Pháp thế kỷ 19.
Greco: El Greco (1541-1614), danh họa, kiến trúc sư Tây Ban Nha, người gốc Hy Lạp, thời Phục hưng.
Habakuk: nhà tiên tri người Do Thái cổ (Hebrew), sống vào thế kỷ thứ 7 TCN.
Hamsun: Knut Hamsun (tên thật là Knud Pedersen, 1859- 1952), nhà văn Na Uy đoạt giải Nobel Văn học năm 1920. Trong Thế chiến II ông hợp tác với phát xít Đức và khi chiến tranh kết thúc, ông bị xử tội phản quốc vào năm 1947, nhưng không phải ngồi tù vì bị bệnh tâm thần.
Hannibal: con trai của Hamilcar Barca (247-183 TCN) tướng lĩnh và nhà chiến thuật quân sự người Carthage. Hannibal sống trong suốt thời kỳ rối loạn tại Địa Trung Hải, khi Roma (rồi Cộng hòa Roma) thiết lập quyền lực tối cao với các cường quốc như Carthage, Vương quốc Macedonia, Syracuse và cả Đế chế Seleucid. Hannibal là tướng lĩnh nổi tiếng nhất người Carthage.
Hauptmann: Gerhart Johann Robert Hauptmann (1862- 1946), nhà văn, nhà viết kịch Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1912.
Herczeg Ferenc (1863-1954): nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch Hungary, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, tổng biên tập tuần báo văn học Thời mới (Új ídök).
Hölderlin: Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770- 1843), nhà thơ Đức.
Homer (khoảng thế kỷ thứ 8 TCN): nhà thơ Hy Lạp, tác giả của hai sử thi Iliat và Odyssey.
Horatius: Horatius Cocles, anh hùng thời La Mã cổ đại, còn gọi là "Horatius một mắt", người từng trấn giữ cây cầu Pons Sublicius trên sông Tiber chống lại quân đội Etruscan.
Horatius: Quintus Horatius Flaccus (65 TCN-8), nhà thơ La Mã.
Hüvelyk Matyi (Ngón Cái): tên một nhân vật tí hon trong truyện cổ tích, tương tự nhân vật Tom Thumb trong các truyện kể dân gian Anh.
Huxley: Aldous Leonard Huxley (1894-1963), nhà văn người Anh di cư đến Mỹ và sống ở Los Angeles cho đến khi mất vào năm 1963, là thành viên của gia tộc Huxley nổi tiếng.
Huxley: Thomas Henry Huxley (1825-1895), nhà giáo, nhà sinh học người Anh.
Ibsen: Henrik Johan Ibsen (1828-1906), nhà viết kịch Na Uy, thời trẻ từng làm trợ lý dược sĩ.
Isaiás: nhà tiên tri Judea (vùng phía Nam của nước Palestine cổ), sống vào thế kỷ thứ 8 TCN.
Jacobsen: Jorgen-Frantz Jacobsen (1900-1938), nhà văn nổi tiếng nhất của Faroe Islands. Ông viết bằng tiếng Đan Mạch, sau đó người ta mới dịch sang tiếng Faroe.
Jeremiás: nhà đại tiên tri Israel ở thế kỷ 6-7 TCN, tên ông được đặt cho một cuốn trong Kinh Thánh.
Jókai Mór (1825-1904): nhà văn, nhà viết kịch lớn của Hungary thế kỷ 19, một trong những tiểu thuyết gia được đọc nhiều nhất ở Hungary.
Joyce: James Augustine Aloysius Joyce (tiếng Ireland: Seamus Seoighe; 1882-1941): nhà văn và nhà thơ biệt xứ Ireland, được đánh giá là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Ulysses (1922).
József Attila (1905-1937): nhà thơ vô sản lớn của Hungary đầu thế kỷ 20.
Juhász Gyula (1883-1937): nhà thơ lãng mạn lớn đầu thế kỷ 20 của thi đàn Hungary, đã sống nhiều năm ở thành phố Szeged.
Justh Zsigmond (1863-1894): nhà văn Hungary, sống nhiều năm ở Paris, có quan hệ rộng rãi với giới văn nghệ sĩ và chính khách Pháp.
Kant Immánuel (1724-1804): triết gia người Đức, giáo sư trường đại học Königsberg, người khai sinh ra Chủ nghĩa Lý tưởng Đức.
Katherine Hepburn: Katherine Houghton Hepburn (1907- 2003), nữ diễn viên huyền thoại của điện ảnh Mỹ, bốn lần đoạt giải Oscar.
Kazinczy: Kazinczy Ferenc (1759-1831), nhà văn, nhà thơ, người đứng đầu phong trào đổi mới ngôn ngữ Hungary, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (1830).
Knigge: Adolph Freiherr von Knigge (1752-1791), nhà văn, nhà báo, kịch tác gia người Đức, nổi tiếng với tác phẩm viết về phương cách ứng xử với con người (Der Umgang mit Menschen, 1788).
Kogutowicz Manó (1851-1908): nhà làm bản đồ, người sáng lập ra ngành đồ bản học Hungary và thành lập Viện Bản đồ Budapest đầu tiên vào năm 1890.
Kosztolányi: Kosztolányi Dezsö (1885-1936), nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình văn học Hungary, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Nero, nhà thơ bạo chúa.
Kotzebue: August Friedrich Ferdinand von Kotzebue (1761- 1819), nhà văn, nhà viết kịch Đức.
Krúdy: Krúdy Gyula (1878-1933), nhà văn, nhà báo Hungary, cũng là bậc thầy xuất sắc của văn xuôi Hungary đầu thế kỷ 20.
Kuprin: Aleksandr Ivanovich Kuprin (1870-1938), nhà văn, phi công, nhà thám hiểm Nga.
Lâm Ngữ Đường: (Lin Yutang, 1895-1976) nhà văn, nhà ngôn ngữ học Mỹ gốc Trung Quốc, tác giả cuốn My Country and my People (Đất nước tôi và nhân dân tôi, 1936).
Linberg: Charles Augustus Linberg (1902-1974), phi công Mỹ gốc Thụy Điển, người đầu tiên bay vượt Đại Tây Dương, từ New York tới Paris trong 32 giờ rưỡi vào năm 1925.
Liszt: Liszt Ferenc (Franz Liszt, 1811-1886), nhạc sĩ Hungary, một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn hàng đầu của thế kỷ 19. Ông cũng là một trong những nghệ sĩ dương cầm vĩ đại nhất mọi thời đại.
Lope de Vega (còn có tên là Félix Lope de Vega y Carpio hoặc Lope Félix de Vega Carpio, 1562-1635): nhà viết kịch Baroque, nhà thơ Tây Ban Nha.
Lovik Károly (1874-1915): nhà văn, nhà báo Hungary, ông còn là một chuyên gia nổi tiếng về ngựa.
Lucienne Boyer (1903-1983): nữ ca sĩ lừng danh người Pháp, ca khúc nổi tiếng nhất của bà là Parlez-moi d'amour.
Lukrécia: Lukrécia Borgia (1480-1519), con gái của Rodrigo Borgia, người sau này trở thành Giáo hoàng Alexander VI. Ông đã gả con gái cho nhiều người có thế lực để phục vụ tham vọng quyền lực của mình.
Maeterlinck: Maurice Polidore Marie Bernhard Maeterlinck (1862-1949), nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học Bỉ, giải Nobel Văn học năm 1911.
Mallarmé: Stéphane Mallarmé (1842-1898), nhà thơ, nhà phê bình văn học Pháp.
Manet: Édouard Manet (1832-1883), họa sĩ Pháp, một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ các tác phẩm liên quan tới các chủ đề về cuộc sống hiện đại. Ông được coi là một trong những nhân vật then chốt trong sự chuyển giao từ trường phái hiện thực tới trường phái ấn tượng.
Martialis: Marcus Valerius Martialis (sinh khoảng giữa năm 38 và 41 sau CN - mất giữa năm 102 và 104 sau CN), nhà thơ gốc Tây Ban Nha viết bằng tiếng Latin, nổi tiếng với 12 tập Epigram ấn hành tại Roma từ năm 86 đến 103 sau CN.
Maugham: William Sommerset Maugham (1874-1965), nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, nhà viết kịch người Anh.
Maupassant: Henri René Albert Guy de Maupassant (1850- 1893), nhà văn Pháp, nổi tiếng với thể loại truyện ngắn.
Max Planck: Max Karl Ernst Ludwig Planck (1858-1947), nhà vật lý nổi danh người Đức, được xem là cha đẻ của cơ học lượng tử, đoạt giải Nobel Vật lý năm 1918.
Menelik: Menelik II (1844-1914), hoàng đế Ethiopia, một trong những hoàng đế được nhắc nhiều đến trong lịch sử, trong thời gian cai trị, ông chủ trương hạn chế chiến tranh, duy trì hòa bình.
Milton: John Milton (1608-1674), nhà thơ, chính khách Anh, một trong những tác giả lớn nhất văn học thời kỳ Baroque. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập sử thi Thiên đường đã mất (Paradise lost, 1667).
Montherlant: Henry de Montherlant (1895-1972), nhà văn, nhà viết kịch Pháp.
Mozart: Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.
Mozes (1280-1160 TCN): nhân vật trong Kinh Thánh, người đã dẫn dắt dân tộc Do Thái thoát khỏi Ai Cập.
Müller: Hermann Müller (1876-1931), sinh tại Manheim, chính khách của đảng Dân chủ Xã hội Đức, hai lần giữ chức Thủ tướng Đức (1920, 1928-1930).
Murillo: Bartolomé Esteban Murillo (1617-1682), họa sĩ, một trong những gương mặt quan trọng nhất của hội họa Baroque Tây Ban Nha.
Nadar (tên thật là Gaspard-Félix Tournachon, 1820-1910): nhà nhiếp ảnh, nhà biếm họa, nhà báo, nhà văn Pháp. Ông đã để lại nhiều bức ảnh chân dung rất giá trị của các nhân vật nổi tiếng đương thời.
Nepomuki: Nepomuki Szent János (tiếng Séc: Svatý Jan Napomucký): trong thời kỳ 1340-1350 là thần hộ mệnh của nước Séc, được phong Thánh năm 1729.
Nietzsche: Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900), nhà triết học, nhà văn, nhà thơ Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học.
O'Neill: Eugene Gladstone O'Neill (1888-1953), nhà viết kịch Mỹ bốn lần đoạt giải Pulitzer (1920, 1922, 1928, 1956) và giải Nobel Văn học năm 1936. O'Neill là người khỏi xướng trường phái kịch tự nhiên của Mỹ.
Ortega y Gasset: José Ortega y Gasset (1883-1955), triết gia trường phái tự do của Tây Ban Nha trong nửa đầu thế kỷ 20, khi Tây Ban Nha thay đổi từ chế độ quân chủ sang nền cộng hòa, đến độc tài.
Puganini: Niccolò (hay Nicolò) Paganini (1782-1840), nghệ sĩ violin, viola, guitar và nhà soạn nhạc người Ý. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử.
Pascal: Pascal Blaise (1623-1662), nhà triết học, toán học và vật lý học người Pháp.
Pavlov: Ivan Petrovich Pavlov (1849-1936), nhà tâm lý học, sinh lý học, thầy thuốc người Nga, giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 1904.
Péguy: Charles Péguy (1873-1914), nhà văn, nhà thơ Pháp.
Petőfi: Petőfi Sándor (1823-1849), nhà thơ lãng mạn cách mạng lớn của Hungary, linh hồn của cuộc đấu tranh vì tự do dân tộc.
Poe: Edgar Allan Poe (1897-1948), nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ, nhà phê bình người Mỹ, được coi là ông tổ của tiểu thuyết trinh thám, hình sự.
Praxiteles (370-325 TCN): nhà điều khắc Hy Lạp cổ đại.
Proust: Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (1871- 1922), nhà văn lớn người Pháp, được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất (À la recherche du temps perdu). Tạp chí Time từng bầu chọn Đi tìm thời gian đã mất đứng thứ tám trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại.
Puskin: Aleksandr Sergeyevich Puskin (1799-1837), đại thi hào, nhà văn, nhà viết kịch Nga, có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.
Rákoczi: Rákoczi Ferenc II (1676-1735), lãnh chúa vùng Transylvania (thuộc Rumani ngày nay), là lãnh tụ cuộc đấu tranh giành tự do của nhân dân Hungary chống lại triều đình Habsburg (Áo) trong thời gian 1703-1711.
Ráth Mór (1829-1903): nhà kinh doanh và xuất bản sách Hungary, mở công ty buôn bán sách ở Pest từ năm 1857, nơi sau này trở thành nơi gặp gỡ thường xuyên của các chính khách và văn nghệ sĩ Hungary trong những năm cuối thế kỷ 19.
Renard: Pierre-Jules Renard (1864-1910), nhà văn Pháp, thành viên Viện Hàn lâm Goncourt.
Renoir: Pierre-Auguste Renoir (1941-1919), họa sĩ Pháp, nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cách trường phái biểu hiện.
Richard I (1157-1199): vua của Anh quốc và Đế quốc Angevin từ 6-7-1189 đến khi băng hà. Trước khi lên ngôi, ông đã được mệnh danh là Richard "Sư Tử Tâm", bởi tài lãnh đạo quân sự kiệt xuất. Khi mới mười sáu tuổi, Richard lãnh đạo quân đội của ông dẹp tan các cuộc nổi loạn ở Poitou chống lại phụ vương Henry II của Anh. Richard còn là tổng tư lệnh Thiên Chúa giáo trong cuộc Thập tự chinh thứ ba sau cuộc khởi hành của Philippe Auguste, và đã thành công trong cuộc chiến chống lại đối thủ Hồi giáo là Saladin.
Rilke: Rainer Maria Rilke (tên đầy đủ: René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke, 1875-1926), nhà thơ người Áo (viết bằng tiếng Đức), một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20.
Rimbaud: Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891), nhà thơ Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng, là nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới văn học và nghệ thuật hiện đại.
Robespierre: Maximilien Marie Isidore de RobeSpierre (1758-1794), một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp 1789. Ông đã góp phần xây dựng nền chuyên chính dân chủ, đỉnh cao của Cách mạng Tư sản Pháp, do đó bị những người phản cách mạng căm thù và đưa ra xử tử ngày 28-7-1794 tại Paris khi mới ba mươi sáu tuổi.
Rostand: Edmond Rostand (1868-1918), nhà văn, nhà thơ lãng mạn Pháp.
Saint Augustinus: Aurelius Augustinus (còn gọi là Augustine thành Hippo hoặc Thánh Augustine; 354-430), một trong những nhân vật quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của Cơ Đốc giáo phương Tây. Ông được Giáo hội Công giáo phong thánh và công nhận là Tiến sĩ Hội thánh. Trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant), nhiều người xem nền thần học Augustine là một trong những nhân tố khởi nguyên của hệ tư tưởng lập nền móng cho cuộc Cải cách Kháng Cách, đặc biệt là trong giáo ly cứu rỗi và ân điển.
Saint Franz (1181-1226): tên thật là Giovanni di Bernardone, người sáng lập ra dòng thánh Francisco, là thần bảo hộ của nước Ý, của các loài vật, các nhà buôn và môi trường thiên nhiên.
Saint Genovéra (422-502): sinh tại Nanterre, vùng phụ cận Paris, bà mất năm 80 tuổi, là thánh phù hộ cho Paris. Nhà thờ nơi bà yên nghỉ sau này được cải tạo thành Pantheon (đền thờ các vĩ nhân của nước Pháp), những di vật bà để lại được lưu giữ trong nhà thờ Saint- Etienne-du-Mont.
Sarah: Sarah Bernhardt (1844-1923), tên thật là Henriette Rosine Bernard, nữ nghệ sĩ sân khấu Pháp. Được mệnh danh là giọng ca vàng hay "la divine" và đánh giá là một trong những nữ nghệ sĩ lớn nhất của thế kỷ 19.
Savonarola: Girolamo Savonarola (1452-1498), cha cố dòng Đa-minh và người đứng đầu Florence, chống lại văn hóa Phục hưng, khét tiếng vì cho đốt sách và phá hủy những gì ông cho là nghệ thuật vô đạo đức.
Schiller: Johann Christoph Friedrich Schiller (1759-1805), nhà thơ, nhà viết bi kịch và triết gia người Đức. Ông được xem như là nhà viết bi kịch có tầm quan trọng nhất và cùng với Goethe, Wieland và Herder, là những đại diện quan trọng nhất của phong trào Văn học cổ điển Weimar.
Schopenhauer: Arthur Schopenhauer (1788-1860), triết gia người Đức, nổi tiếng nhất với tác phẩm Thế giới như là ý chí và biểu tượng. Schopenhauer là người đã đồng thời phản bác cũng như mở rộng tư duy triết học của Immanuel Kant về cách mà chúng ta trải nghiệm thế giới.
Scott: Robert Falcon Scott (1868-1912), đại tá Hải quân Hoàng gia Anh. Đoàn thám hiểm do ông chỉ huy là đoàn thứ hai đặt chân lên Nam Cực ngày 17-1-1912, nhưng tất cả đã hy sinh trên đường trở về.
Strachey: Giles Lytton Strachey (1880-1932), nhà văn, nhà phê bình văn học Anh, người đã sáng lập ra hình thức văn học tiểu sử trong đó kết hợp nội tâm, cảm xúc với chất trí tuệ. Tiểu sử Queen Victoria đã được tặng giải James Tait Black Memorial năm 1921.
Swinburne: Algernon Charles Swinburne (1837-1909), nhà thơ Anh, chịu ảnh hưởng chủ yếu của Shelley và Keats.
Szent István (975-1038): vị vua đầu tiên của Hungary, có công lập ra nước Hung Công giáo, được phong thánh ngày 19-8-1083. Sau này Hungary lấy ngày 20-8 là ngày Lễ Thánh Szent István để tưởng niệm ông.
Szép Ernő (1884-1953): nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch Hungary.
Talma: François-Joseph Talma (1763-1826), diễn viên bi kịch nổi tiếng của Pháp.
Theodore Dreiser: Theodore Herman Albert Dreiser (1871- 1945), nhà văn, nhà báo Mỹ, rất nổi tiếng với tác phẩm Sister Carrie (1912).
Thomas de Quincey (1785-1859): nhà văn Anh, rất nổi tiếng với tác phẩm Lời thú tội của một kẻ nghiện hút người Anh (Confessions of an English Opium-Eater - 1821), là một trong những tác phẩm đầu tiên miêu tả chuyện nghiện hút từ giác độ một con nghiện.
Thomas Mann: Paul Thomas Mann (1875-1955), nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1929, được coi là nhà văn lớn nhất của Đức thế kỷ 20.
Tisza István (1861-1918): bá tước, chính khách, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, từng hai lần là thủ tướng Hungary dưới thời Đế chế Áo-Hung.
Tolstoy: Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910), tiểu thuyết gia Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hòa bình, nhà cải cách giáo dục... Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với các kiệt tác Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina.
Tömörkény: Tömörkény István (1866-1917), nhà văn, nhà báo, nhà dân tộc học, khảo cổ học Hungary.
Tompa: Tompa Mihály (1817-1868), nhà thơ Hungary, một trong những đại diện quan trọng nhất của trường phái văn học dân gian-dân tộc, là mục sư Tin Lành, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.
Török Gyula (1888-1918): nhà văn, nhà báo Hungary, mất năm mới ba mươi tuổi, để lại bốn tiểu thuyết được đánh giá có vị trí quan trọng trong văn học Hungary đầu thế kỷ 20.
Tóth Árpád (1886-1928): nhà thơ, dịch giả Hungary.
Turgenev: Ivan Sergeyevich Turgenev (1818-1883), nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga 19. Tiểu thuyết Cha và con của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỷ 19.
Umberto: I. Umberto (1844-1900), vua Ý từ năm 1878, bị sát hại ngày 29-7-1900.
Unamuno: Miguel de Unamuno y Jugo (1864-1936), nhà viết tiểu luận phê bình, nhà văn, nhà thơ viết kịch bản và triết gia Tây Ban Nha.
Undset: Sigrid Undset (1882-1949), nữ nhà văn Na Uy đoạt giải Nobel Văn học năm 1928.
Utrillo: Maurice Utrillo (tên thật là Maurice Valadon, 1883-1955), họa sĩ nổi tiếng người Pháp, con trai của danh họa Suzanne Valadon.
Vajda: Vajda János (1827-1897), nhà thơ Hungary.
Valéry: Paul Valéry (1871-1945), nhà thơ, triết gia, nhà phê bình văn học người Pháp.
Velázquez: Diego Rodríguez de Silva y Velázquez (1599- 1660), danh họa Tây Ban Nha gốc Bồ Đào Nha, chủ yếu vẽ chân dung các nhân vật trong triều đình Phillip IV và các tranh về đề tài tôn giáo.
Verdi: Giuseppe Fortunino Francesco Verdi (1813-1901), nhà soạn nhạc Ý. Ông xuất hiện vào cuối giai đoạn Lãng mạn với các vở opera nổi tiếng như Rigoletto, Otello hay Aida.
Verhaeren: Émile Verhaeren (1855-1916), tên đầy đủ là Émile Adolphe Gustave Verhaeren, sinh tại tỉnh Anvers của vùng Flandre, Bỉ, mất tại Rouen, Pháp, là một nhà thơ theo trường phái tượng trưng chủ nghĩa.
Verlaine: Paul-Marie Verlaine (1844-1896), nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ 19, được coi là ông tổ của trường phái thơ ấn tượng.
Verne: Jules Gabriel Verne (1828-1905), nhà văn Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.
Vieuxtemps: Henri François Joseph Vieuxtemps (1820- 1881), nhà soạn nhạc và nghệ sĩ violin nổi tiếng của Bỉ.
Villon: François Villon (tên thật là Franẹçois de Montcorbier hoặc François des Loges - sinh khoảng năm 1431 hoặc 1432, mất khoảng sau năm 1463, trước năm 1491) là nhà thơ lớn cuối cùng của thơ ca Trung đại Pháp, tác giả của thi phẩm lớn Testament (Chúc thư). François Villon còn nổi tiếng là một tên đạo chích, một kẻ lãng du, là nhà thơ thiên tài của nhiều bài thơ nổi tiếng.
Viotti: Giovanni Battista Viotti (1755-1824), nghệ sĩ violin, nhà soạn nhạc người Ý, từng là giám đốc nhà hát opera Paris và London.
Virginia Woolf (họ thời con gái là Stephen, 1882-1941): nhà tiểu thuyết nữ và tùy bút gia người Anh, một trong những tác giả lớn của văn học hiện đại thế kỷ 20, nổi tiếng với tiểu thuyết Bà Dollowvay (Mrs. Dolloway).
Vörösmarty: Vörösmarty Mihály (1800-1855), một trong những nhà văn, nhà thơ lãng mạn lớn nhất Hungary thế kỷ 19.
Werfel: Franz Werfel (1890-1945), sinh tại Praha, nhà văn nhà thơ, nhà viết kịch Áo gốc Bohemia.
Wilder: Thornton Niven Wilder (1897-1975): nhà văn, nhà viết kịch Mỹ. Cây cầu của San Luis Rey là tiểu thuyết thứ hai của ông, giúp ông đoạt giải Pulitzer năm 1928.
Wilhelm (Kaiser Wilhelm): ở đây nói đến các Hoàng đế Wilhelm I (1797-1888), trị vì Vương quốc Đức từ 1871-1888 và Wilhelm II (1859-1941), trị vì Đế chế Đức từ 1888-1918.
Zola: Émile Francois Zola (1840-1902), nhà văn, nhà phê bình văn học theo trường phái tự nhiên của Pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro