Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 1 - C2


Chương 2

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú.. phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Sau gần 10 năm, đến năm 1427 quân Minh chính thức về nước, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thay mình làm bài Bình Ngô đại cáo bố cáo cho thiên hạ biết về việc quân Minh đã giảng hòa, rút quân về nước, Nam Bắc thôi việc binh đao, thiên hạ đại định.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, đại xá thiên hạ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê. Lê Lợi đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học.. làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.

Nguyễn Trãi là một trong những trung thần đắc lực của Lê Thái Tổ, trải qua bao gian lao, năm 1438 ông quyết định từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, nhưng vẫn quan tâm tới chính sự.

* * *

Lần tiếp theo mở mắt ra làm người, Nguyễn Ngọc Hân phát hiện mình không thể nhúc nhích, cố mở to mắt, chớp chớp đủ cách nhưng vẫn không thể nhìn rõ xung quanh. Nguyễn Ngọc Hân rơi vào khủng khoảng, không thể kiềm chế được rơi nước mắt, càng khóc càng to.

Thật ra đây là một phản ứng bình thường. Bất cứ người nào đang yên đang lành bỗng nhiên rơi vào trạng thái như thế thì đều hoang mang cả, nói gì một học sinh cấp 3 được bao bọc từ nhỏ như Nguyễn Ngọc Hân.

Đầu nàng là một mảnh màu xám, không thể tập trung suy nghĩ bất cứ chuyện gì, chuyện gì nghĩ cũng không ra. Nguyễn Ngọc Hân biết đây không phải mình, nhưng không phải chỗ nào thì nàng lại không giản thích được, cũng không tập trung suy nghĩ được. Xung quanh nàng có tiếng nói chuyện nhưng nàng nghe không rõ, một đứa trẻ sơ sinh cũng không thể tỉnh táo lâu, nghe mấy tiếng rì rầm được một lúc thì Nguyễn Ngọc Hân lại chìm vào giấc ngủ.

Cứ như thế vài tháng trôi qua, Nguyễn Ngọc Hân có thể nghe rõ những tiếng rì rầm hơn, nhưng thị lực vẫn rất tệ. Tuy có thể nhìn thấy những mảng màu sắc nhưng như người cận nặng, không thể nhìn rõ cái gì với cái gì. Cũng trong khoảng thời gian đó Nguyễn Ngọc Hân đã nhìn thấy mẹ của mình, bởi vì thị giác tệ hại, nàng vẫn chưa nhìn được rõ ràng, nhưng có lẽ thật sự tồn tại cái gọi là linh tính mẫu tử, Nguyễn Ngọc Hân khá chắc chắn đâu là mẹ mình. Đó là một người phụ nữ dịu dàng, hay nhìn chằm chằm nàng rất lâu, mỉm cười từ ái. Cha nàng cũng đã xuất hiện, khá nhiều lần, ông có vóc người lớn hơn, mỗi lần ôm nàng thì râu của ông lại quẹt quẹt qua lại trên mặt nàng, rất ngứa.

Vừa nhắc đến cha, cha của Nguyễn Ngọc Hân liền xuất hiện, một bóng dáng màu xanh lá cây mát mắt oai nghiêm đĩnh đạc đi vào phòng. Cha nàng vừa xuất hiện thì mẹ nàng liền thoát khỏi trạng thái đăm chiêu, tươi tắn ôm nàng đứng dậy đón, đồng thời ra hiệu cho các tỳ nữ lui ra.

Nguyễn Trãi hôm nay rất cao hứng, tập thơ của ông vừa được một tiểu thiếp có hiểu biết là Nguyễn Thị Lộ cho rất nhiều ý tưởng.

- Cho ta bế con bé nào. Hôm nay nó có khóc nhiều không? – Vừa nói ông vừa ôm lấy Nguyễn Ngọc Hân, râu ông lại quẹt quẹt trên mặt nàng.

- Huyên rất ngoan, không hề khóc một chút nào, bình thường đói bụng hay tiêu tiểu đều chỉ ậm ừ vài tiếng, không hề quấy khóc, nếu không phải đôi mắt con bé quá lanh lợi thiếp còn tưởng nó bị ngốc – mẹ nàng tự hào kể. Kiếp này tên nàng là Nguyễn Thị Huyên.

- Đúng là con gái ta. – Nguyễn Trãi nói thế xong lại nghĩ nghĩ đến mấy đứa nhỏ ông từng gặp không khóc thì quấy suốt ngày, cảm thấy rất đắc ý. Năm nay ông đã 62 tuổi, ở tuổi này mà còn nặn được một đứa con ngoan ngoãn như vậy, quả thực là lộc trời.

Những ý tưởng trong lòng Nguyễn Trãi, Nguyễn Ngọc Hân cũng là Nguyễn Huyên đương nhiên không biết, nếu không nàng sẽ cười thật to. Một đứa bé sơ sinh sẽ ngoan ngoãn không quấy khóc, sạch sẽ không nhả dãi, lúc nào cũng giương một đôi mắt to tròn ngập nước, hai tay mũm mĩm ngắn ngủn quơ quơ đòi bế?

Ha ha ha.

Mơ đi!

Nếu không phải thật ra linh hồn của nàng đã 17 tuổi thì không có cái viễn cảnh tươi đẹp đó đâu. Nguyễn Thị Huyên tuy không nhớ được nhiều, nhưng nàng hiểu muốn sống tốt thì phải được cha mẹ yêu thương, tình cảm phải được bồi đắp càng sớm càng tốt chứ không tự sinh ra bao giờ. Vì vậy từ khi có ý thức, Nguyễn Thị Huyên quyết định phải nịnh bợ cha mẹ thật tốt. Mà quả thật Nguyễn Thị Huyên cũng rất thành công, hai vị phụ mẫu trong nhà này đều bị nàng lừa đến nội tâm mềm nhũn, cưng chiều nàng như trân bảo.

- Trong cung mật báo Hoàng Thượng có ý định vi hành, không dùng hành cung – trêu chọc con gái nhỏ xong, Nguyễn Trãi quay sang nói với người thiếp ông tin tưởng nhất Trần Thị Thanh Hà, dòng dõi tôn thất Trần Nguyên Đán, cũng là mẹ của Nguyễn Thị Huyên, câu hỏi mang theo hàm ý thăm dò.

- Vậy là... hoàng thượng muốn đi bí mật sao? Có phải người muốn đến chỗ nương nương? – Trần Thị nói mà trong lòng tràn đầy lo lắng, dù sao thì năng lực của vị sủng phi trong cung kia cũng không phải cao bình thường.

- Thánh ý khó suy, nhưng hoàng tử cũng đã ra đời khỏe mạnh, có lẽ đến lúc nên đón nương nương về cung rồi. – Nguyễn Trãi đăm chiêu. Thế cục trong cung đang là hai phe giằng co, loạn thành vũng nước đục, hoàng tử Lê Tư Thành vốn sinh ở quê ngoại, bây giờ đưa về cung chưa chắc đã là chuyện tốt.

- Thiếp nghĩ có lẽ đây cũng là một chuyện tốt – thấy vẻ mặt của Nguyễn Trãi, Trần Thị an ủi – hậu cung đang giằng co, vị sủng phi kia quá kiêu ngạo, có thể nương nương về cung sẽ áp chế bớt ngạo khí của vị kia? Tuy vị kia là sủng phi nhưng nương nương cũng không kém, còn có tứ hoàng tử.

Nguyễn Trãi vướt chòm râu lưa thưa, đoạn thở dài:

- Mùa xuân năm sau người sẽ vi hành, đành vậy, nước đến đá ngăn.

Nghe đoạn đối thoại của hai vị phụ mẫu, Nguyễn Thị Huyên lặng lẽ cười thầm. Quả nhiên đầu thai là một bộ môn nghệ thuật mạo hiểm, may mà nàng đầu thai đúng. Nghe đi, nương nương, rồi hoàng tử, rồi hoàng thượng, trời ơi đó là những nhân vật tầm cỡ như thế nào cơ chứ? Chắc chắn gia đình nàng cũng thuộc hàng rất gì và này nọ rồi.

Nếu là một người hiểu biết lịch sử thì nghe đoạn đối thoại trên sẽ biết ngay đây là giai đoạn nào, đáng tiếc Nguyễn Ngọc Hân trước kia nổi tiếng lười học, cộng thêm bây giờ mang bộ não nhỏ bé, nhất thời không thể nghĩ nhiều, ngáp ngáp hai cái lại ngủ mất.

* * *

Thời gian đối với một đứa trẻ mà nói thì chẳng có nghĩa lí gì hết, chẳng mấy chốc Nguyễn Thị Huyên gần một tuổi. Hiện tại nàng chỉ có một nhiệm vụ duy rất là ngồi chờ đến tiệc sinh thần.

Vài tháng qua nàng dần nhớ lại nhiều chuyện hơn, hiểu tình cảnh của nàng là xuyên không, tuy rằng kiến thức lịch sử của nàng không ra gì nhưng cũng biết người cha Nguyễn Trãi của nàng là ai. Trọng điểm là nếu nàng nhớ không nhầm thì Nguyễn Trãi dính tới một vụ án oan hạ độc vua bị tru di tam tộc. Điều làm nàng buồn bực nhất là nàng không nhớ chính xác thời gian khi nào vua đến nghỉ, chuyện này nếu không xác định sớm là hậu quả khôn lường.

Nhắc đến người cha này, Nguyễn Thị Huyên nhiều lúc cảm thấy rất cạn lời. Nguyễn Trãi cảm thấy Nguyễn Thị Huyên là một đứa trẻ đặc biệt, nên bên cạnh yêu thương thì cũng tiến hành dạy dỗ từ rất sớm. Mặc dù Nguyễn Thị Huyên mới một tuổi. Bình thường, cha mẹ khi nói chuyện với những đứa trẻ học nói thì sẽ hỏi là "con gọi cha đi" hoặc "con gọi mẹ đi", nhưng ở gia đình này thì không. Câu hỏi nàng nhận được nhiều nhất là "con có thể đọc theo ta không?" và sau đó là một loạt những cái từ hán việt mà Nguyễn Ngọc Hân 17 tuổi cũng chẳng thể hiểu nổi. Đối với những lúc như thế, Nguyễn Thị Huyên thật sự muốn nói "buông tha cho tôi đi", đáng tiếc hình tượng nàng xây dựng không thể sụp đổ, chỉ có thể mỉm cười tiếp nhận.

Nguyễn Thị Huyên nhớ là sau khi ở ẩn thì Nguyễn Trãi đã không còn màng thế sự nhưng nghe những đoạn đối thoại của cha mẹ mình thì nàng hiểu đó chỉ là những gì sử sách ghi lại, thực tế ông vẫn còn liên quan rất nhiều đến các sự kiện trong triều, thậm chí trong cả nội cung, đặc biệt có một vị nương nương tên húy là Ngô Thị Ngọc Dao, mẫu phi của tứ hoàng tử Lê Tư Thành.

Hoàng tử Lê Tư Thành, nàng biết người này.

Sau nội loạn, Lê Tư Thành chính là vị vua đưa đất nước này lên đỉnh cao phong kiến, vua Lê Thánh Tông.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro