Bài toán biện luận
LOẠI 1: BIỆN LUẬN CÁC KHẢ NĂNG XẢY RA ĐỐI VỚI CHẤT BAN ĐẦU ĐÃ CHO
Đây là dạng toán thường gặp khi chất ban đầu đã cho chưa xác định được cụ thể tính chất hoá học (thuộc nhóm chức hoá học nào, là kim loại hoạt động hay kém hoạt động. . .) nên ta phải xét từng khả năng có thể xảy ra với chúng
Bài 1: Trộn CuO với 1 oxit kim loại hoá trị 2 theo tỉ lệ số mol là 1: 2 được hỗn hợp A. Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4gam A nung nóng thu được hỗn hợp B. Để hoà tan hết B cần 40ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít NO duy nhất (đktc).
a, xác định kim loại hoá trị 2 trên
b, Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu nếu phản ứng đạt hiệu suất 100%.
ĐS: Mg, 50%
Bài 2: (Học viện quân Y phía nam 1995)
Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ no đơn chức chứa các nguyên tố C, H, O tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được 1 muối và 1 rượu.
Đun nóng lượng rượu trên với H2SO4 đặc nóng ở 170oC được 369,6ml anken ở 27,3oC và 1atm.
Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A ở trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng thêm 7,75 gam.
xác định công thức phân tử 2 chất hữu cơ trong A
ĐS: CH3COOC3H7 và CH3COOH
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hiđrocacbon X thu được 8,8gam CO2 và 1,8g H2O.
a/ Xác định công thức phân tử của X biết khối lượng phân tử của X không lớn hơn 80đv.C
b/ Nếu X làm mất màu dung dịch nước Br2 ở điều kiện thường và tạo ra sản phẩm chứa 18,09% C về khối lượng . Hãy xác định công thức phân tử của X.
ĐS: C6H6
Bài 4: X,Y là kim loại hoá trị 2 và hoá trị 3. Hoà tan hết 7 g hỗn hợp X, Y bằng HNO3 đặc nóng thu được 14,56lít NO2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng với HCl dư, sau phản ứng thu được 1,6g một chất rắn không tan và 6,72 lít khí H2 (đktc).
a. xác định X và Y.
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .
ĐS: Cu và Al
Bài 5: Có một hỗn hợp gồm 1 oxit kim loại hoá trị 2 và một oxit kim loại hoá trị 3 với tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2.
Chia 3,32g hỗn hợp này thành 2 phần bằng nhau
- Nung nóng phần 1 trong 1 ống sứ rồi cho CO dư đi qua thu được 12,1g một chất rắn.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thấy sau phản ứng còn lài 8g 1 chất rắn không tan
xác định công thức 2 oxit đa dùng. Cho hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
ĐS: ZnO và Fe2O3
Bài 6: A là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, mỗi chất chứa không quá 3 nguyên tử C trong phân tử. Dẫn 6,72 lít khí A (đktc) qua bình đựng Br¬2¬ dư thấy khối lượng bình tăng 8,2g và không thấy khí thoát ra khỏi bình.
a/ Tìm công thức phân tử các chất trong A.
b/ Tìm % khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp .
ĐS: C2H2 và C3H6C
2H2 và C3H4
C2H2 và C2H4
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A bằng một lượng O2 dư. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm 44,44% CO2; 22,22% hơi H¬2O, còn lại là O2 dư (theo thể tích).
a/ Tìm công thức của A biết 1 mol A cháy hết tạo thành không quá 15mol CO¬2 và H2O.
b/ A có khả năng cộng hợp với Bt2 cho sản phẩm cộng chứa 36,36% C về khối lượng . Tỉm công thức phân tử đúng của A.
c/ Từ A điều chế được một loại polime rất phổ biến trong đời sống, suy ra cấu tạo của A. Đọc tên.
ĐS: stiren
Bài 8: A, B là các hợp chất hữu cơ có công thức lần lượt là C2H4¬O2 và C3H6O2 đều tác dụng được với NaOH.
Khi cho cùng một số mol mỗi chất tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thi muối thu được từ A có khối lượng bằng 17/24 lượng muối thu được từ B.
a/ xác định công thức cấu tạo của A và B.
b/ Viết các phương trình phản ứng .
ĐS: HCOOCH3 và C2H5COOH
Bài 9: A là hỗn hợp gồm 2 hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 được 8,8g CO2 và 5,4g H¬2O
- Phần 2 phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M cho dung dịch B chứa 1 muối và 1 rượu.
a. xác định công thức 2 chất hữu cơ đã cho.
b. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
ĐS: CH3COOH và CH3OH
Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn 4,7g một muối nitrat của kim loại M thu được 2g một chất rắn
a/ Định công thức muối đã dùng.
b/ Viết 5 phương trình phản ứng khác nhau để điều chế muối đã cho.
ĐS: Cu(NO)2
DẠNG 2: BIỆN LUẬN CÁC KHẢ NĂNG XẢY RA ĐỐI VỚI CÁC CHẤT TẠO THÀNH TRONG PHẢN ỨNG.
Khi đầu bài cho chất tạo thành trong phản ứng chưa xác định được rõ tính chát hoá học rõ ràng như: là kim loại hoạt động hay kém hoạt động, là oxit kim loại đứng trước hay sau nhôm, là hiđrocacbon chưa no thuộc dãy đồng đẳng nào ?.... Gặp dạng này ta cũng phai chia từng ttường hợp có thể xảy ra đối với chất chưa xác định được khả năng phản ứng để giải rồi chọn trường hợp phù hợp.
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO¬3 (tỉ lệ mol 1: 1) bằng dung dịch HCl. Lượng khí CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch A. Thêm BaCl2 vào dung dịch A thu được 39,4g kết tủa.
a/ xác định kim loại R.
b/ Tính % các muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu.
ĐS: FeCO3 58%
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 3,2g một kim loại hoá trị 2 vào axit H2SO4 đặc nóng. Lượng khí SO¬2 sinh ra được hấp thụ hết bởi 0,45l dung dịch NaOH 0,2M cho dung dịch chứa 6,08g muối. Xác định kim loại nói trên.
ĐS; Cu
Bài 3: Cho 23,9g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 tác dụng với 100g dung dịch H2SO4 loãng chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B và 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được3g muói khan, còn nung chất rắn B đến khối lượng không đổi được 20,3g chất rắn C và V lít CO2 ở 819oC và 1 atm.
a/ Tính nồng độ % dung dịch H¬2SO4 đã dùng.
b/ Khối lượng chất rắn B là bao nhiêu.
c/ Xác định V.
d/ Nếu hỗn hợp ban đầu có tỉ lệ số mol của MgCO3 và RCO3 là 1: 2, hãy xác định kim loại R.
ĐS: 7,35% 23,6g 6,72 l Ba
Bài 4: Nhiệt phân hoàn toàn 166g hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 thu được V lít CO¬2 (đktc). Cho V lít CO2¬ này hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 1,5 mol NaOH, sau đó cho thêm BaCl2¬ dư thấy tạo thành 118,2g kết tủa. Tính % khối lượng mỗi muối cacbonat ban đầu.
ĐS: 5,06% và 94,96%
Bài 5: Nung 8,08g một muối A thì thu được sản phẩm khí và 1,6g hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí trên đi qua 200g dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì vừa đủ và thu được dung dịch muối có nồng độ 2,47%. Tìm công thức phân tử muối A biết khi nung số oxi hoá của kim loại trong A không đổi.
ĐS: Fe(NO3)3.9H2O
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 4g hiđrocacbon A ở thể khí trong điều kiện thường rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 275ml dung dịch Ca(OH)2¬ 1M thu được 25g kết tủa.
a. Tìm công thức phân tử của A.
b. A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1: 1 trong điều kiện thích hợp cho 1 dẫn xuất clo với hàm lượng clo là 70,3%. Tìm cấu tạo của A. Đọc tên.
ĐS: a/ CH4 hoặc C3H4 b/ Mêtan.
DẠNG 3: BIỆN LUẬN XEM CHẤT PHẢN ỨNG ĐÃ HẾT CHƯA
Mục đích của phép toán biện luận này là xem xét khi cho hỗn hợp các chất A, B, C ...tác dụng với chất X thì các chất A, B, C...đã phản ứng hết với X chưa, hay chỉ phản ứng được một phần vì X dùng không đủ.
Đặc trưng để nhận ra bài toán này là:
- Đề không cho X đã dùng dư (vì nếu X dùng dư và hiệu suất phản ứng đạt 100% thì A, B, C... đã tác dụng hết với X).
- Đề không nói rõ "Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A, B, C... " hay "cho A, B, C ...phản ứng hoàn toàn với..." (vì nói như vậy nghĩa là A, B, C... đã tác dụng hết với X) mà chỉ nói "cho hỗn hợp A, B, C... tác dụng với một lượng X...".
Nói chung dạng biện luận này khá phổ biến trong các bài toán hoá học và thường được giải quyết dễ dàng nhờ phép biến đổi bất đẳng thức, phép loại suy, phép phản chứng.
Bài 1: Cho 4,58g hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng 85ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 6g chất rắn D. Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 5,2g chất rắn E.
a/ Viết toàn bộ phản ứng xảy ra.
b/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
ĐS: 28,38% 36,68% 34,94%
Bài 2:Cho 0,774g hỗn hợp Zn và Cu vào 500ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,04 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X nặng 2,288g.
a. Chứng tỏ rằng chất rắn X không phải hoàn toàn là Ag.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
c. Tính khối lượng các kim loại trong chất rắn X.
ĐS: a/ 0,39g Zn và 0,384g Cu
b/ 2,16g Ag và 0,128g Cu
Bài 3: Cho 9,2g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với 100ml dung dịch H2SO4 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng đem cô cạn được 13,6g muối khan.
a/ Tìm % khối lượng mỗi muối.
b/Chất rắn thu được ở trên cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư thu được 9,6g Cu. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
ĐS: 44,11% MgSO4 39,1% Mg
Bài 4: Cho 5,2g hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 6M, được 2,688 lít H¬2 (đktc). Sau đó thêm tiếp 400ml dung dịch HCl 1M và đun đến khi khí H¬2 ngừng thoát ra. Lọc tách chất rắn B.
Cho B tác dụng hết với HNO3 loãng thu được dung dịch C và 0,672 lít NO (đktc)
Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Nung kết tủa D ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được chất rắn E.
a/ Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.
b/ Tính khối lượng chất rắn E.
ĐS: 47,3% 11% 41,7% hoặc 3% 55,3% 41,7%
LOẠI 4: BIỆN LUẬN TRONG GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
Đây là dạng biện luận thường gặp nhất trong các bài toán hoá học có biện luận do số ẩn số nhiều hơn số phương trình có trong hệ
Dạng này ta thường dùng các phép biện luấn sau:
- Phép kẻ bảng nhằm tìm nghiệm phù hợp, thường dùng trong các bài toán về kim loại chưa rõ hoá trị; các bài toán có phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các khối lượng nguyên tử ; các bài toán có phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa số C của phân tử hợp chất hữu cơ; hoặc số C với số nhóm chức có trong 1 hệ chất hữu cơ...
- Phép dùng bất đẳng thức kẹp nhằm chặn trên và chặn dưới một giá trị đang cần xác định (như khối lượng nguyên tử của 1 kim loại; số nguyên tử C trong phân tử một chất hữu cơ) thường dùng khi số mol chất phản ứng không xác định được là bao nhiêu.
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 11,7g một kim loại cần dùng 180ml dung dịch HCl 2M. Xác định kim loại đã dùng.
ĐS: Zn
Bài 2: Khi hoà tan cùng 1 lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thì thu được khí NO và khí H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Biết khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. Xác định kim loại R.
ĐS: Fe
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no, mạch hở A cần dùng 4 mol O¬¬2. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của A. Đọc tên.
ĐS: C3H8O2
Bài 4: Cho 11,7g một kim loại hoá trị 2 tác dụng với 350 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xong thấy kim loại vẫn còn dư. Cũng lượng kim loại này nếu tác dụng với 200ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng xong thấy axit vẫn còn dư. Xác định kim loại nói trên.
ĐS: Zn
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 0,5g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị 2 bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lit khí H¬2 (đktc). Xác định kim loại hoá trị 2 đã dùng.
ĐS: Be
Bài 6: Hoà tan 4,25 g một muối halogen kim loại kiềm vào nước. Dung dịch thu đượccho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 14,35g kết tủa.
a/ Viết phương trình phản ứng ở dạng tổng quát .
b/ Xác định muối đã dùng.
ĐS: LiCl
Bài 7: Hoà tan 19,75g một muối hiđrocacbonat vào nước. Dung dịch thu được cho tác dụng với H2SO4 vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng được 16,5g muối sunfat trung hoà.
a/ Tìm công thức muối trên.
b/ Trong bình kín dung tích 2,8 lit chứa 3,95g muối trên. Nung bình để muối bị phân huỷ hoàn toàn rồi giữ bình ở 300oC thì áp suất trong bình là bao nhiêu.
ĐS: NH4HCO3 2,517 atm
Bài 8: (ĐH bách khoa thành phố HCM – 95)
Công thức tổng quát của một oxit kim loại A là AxOy. Xác định kim loại A biết trong oxit nói trên tỉ lệ khối lượng của A so với O bằng 7: 3.
ĐS: Fe2O3
Bài 9: Hoà tan m g một kim loại bằng H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan. Xác định kim loại nói trên.
ĐS: Mg
Bài 10: Hoà tan hết 16,2g một kim loại chưa rõ hoá trị bằng 5 lit dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp A nặng 7,2g gồm NO và N2.
a/ Tìm kim loại nói trên.
b/ Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 sau phản ứng.
Đs: Al 0,3%
Bài 11: Biết rằng dung dịch chứa 8,7g một muối halogenua kim loại kiềm khi phản ứng với lượng dư AgNO3 tạo ra 18,8g kết tủa. Xác định công thức muối đã dùng.
Đs: LiCl
Bài 12:
Để trung hòa 2,36g một axit hữu cơ A cần 80 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a/ Xác định công thức phân tử của axit nói trên.
b/ Viết công thức cấu tạo của axit đã cho, đọc tên biết nó có mạch cacbon thẳng
c/ Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) điều chế axit trên từ xiclobutan.
Đs: C2H4(COOH)2
Bài 13: 1,16g một axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Xác định công thức cấu tạo của axit biết khối lượng phân tử của nó nhỏ hơn 150 đv.C.
Đs: C2H2(COOH)2
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 13,92g một oxit sắt bằng dung dịch HNO3 12,6% thu được 448 ml NO (đktc).
a/ Tìm công thức oxit sắt nói trên.
b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 tối thiểu cần dùng.
c/ Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 1 chất rắn có khối lượng bằng 303/58 khối lượng oxit sắt để dùng. Xác định công thức chất rắn nói trên.
Đs: Fe3O4 Fe(NO¬3)3.9H2O
Bài 15: Hoà tan hoàn toàn 5g hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,25g hỗn hợp muối khan.
a/ Tính tổng số mol 2 oxit đã dùng.
b/ Nếu biết tỉ lệ khối lượng phẩn tử 2 oxit đã dùng là 4: 3 hãy tìm công thức phân tử của 2 oxit và tính % theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp.
Đs: 0,15 Li2O và MgO
Bài 16: X gồm 2 rượu no A, B mạch hở có cùng số C trong phân tử. Chia 14,7g X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với Na được 1,68 lít H2 (đktc).
- Phần 2 đốt cháy hoàn toàn được 14,85 g CO2.
a/ Tìm công thức phân tử của A và B biết MA: MB = 1,5: 1,9
b/ Nếu không biết tỉ lệ khối lượng phân tử giữa A và B hãy trình bày cách xác định công thức phân tử của chúng.
Đs: C3H8O2 và C3H8O
Bài 17: Cho 2 rượu đơn chức A, B trong đó M¬a – MB = 42. Nếu cho một lượng như nhau A và B tác dụng hoàn toàn với Na thì thu được các thể tích H2 theo tỉ lệ tương ứng là 37: 16 (đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A và B.
Đs: CH3OH và C4H9OH
DẠNG 5: BIỆN LUẬN TÌM CÁC CHẤT LIÊN TIẾP TRONG DÃY ĐỒNG ĐẲNG HOẶC KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ THUỘC 2 CHU KÌ LIÊN TIẾP
Dùng phương pháp công thức trung bình: quy hỗn hợp về một chất đại diện duy nhất, do vậy các phản ứng xảy ra dung dịch với hỗn hợp xem như chỉ xảy ra đối với riêng chất đại diện này. Trong phương pháp công thức trung bình các số liệu về hỗn hợp như số mol, khối lượng, thể tích xem như là số liệu riêng của chất đại diện.
Bài tập: Hoà tan 28,4g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được 10 lít khí (54,6oC và 0,8604 atm) và dung dịch X.
a/ Tính tổng số gam các muối trong dung dịch X.
b/ Xác định 2 kim loại trên nếu chúng thuộc 2 chu kì liên tiếp.
c/ Tính % mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
d/ Hấp thụ toàn bộ CO2 ở trên vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 được 39,4g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2.
Đs: CaCO3 và MgCO3
DẠNG 6: BIỆN LUẬN ĐỂ TÌM CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
BIỆN LUẬN ĐỂ TÌM CÔNG THỨC CẤU TẠO CHẤT HỮU CƠ
Có những hợp chất hữu cơ chỉ biết được công thức nguyên. Từ công thức nguyên này học sinh phải biện luận tìm ra công thức phân tử. Cách biện luận thường dựa theo hai phương pháp:
• Phương pháp tính số liên kết
Số liên kết trong CxHyOzNtClu¬ =(2x+2-y-u+t)/2
• Phương pháp chuyển công thức nguyên thành thành công thức chứa nhóm chức cần xác định.
Theo phương pháp này ta tách từ công thức nguyên một số các nguyên tử thích hợp làm thành nhóm định chức cần xác định. VD: công thức nguyên của một axit la (C2H3O2)n có thể viết thành C2nH3nO2n hay CnH2n(COOH)n → n=2
Về biện luận tìm công thức cấu tạo học sinhphải dựa vào các phản ứng của chất hữu cơ hoặc thưồng gặp hơn trong các bài hoàn thành sơ đồ phản ứng, là dựa vào phản ứng và các sản phẩm phản ứng của chát hữu cơ dang cần xác định công thức.
VD Để hoàn thành sơ đồ (thực chất là tìm công thức cấu tạo của A):
A + 3NaOH → B + C + 2NaCl + H2O
B + NaOH → CH4 + Na2CO3 ĐK: CaO và to
C + HCl → HCOOH + NaCl
Biết A không tráng gương, tỉ lệ mol A, B, C là 1:1:1, học sinh cần phải dựa vào hai phản ứng cuối để xác định B, C từ đó biện luận tìm cấu tạo A
Đs: CHCl2OCOCH3
Bài 1: Ba chất A, B, C có cùng công thức phân tử C3H8O. Khi cho mỗi chất đi qua bình đựng CuO nung nóng thì A biến tành A1 có khả năng tráng bạc. B biên thành B1 không có khả năng tráng bạc, còn C không đổi. Viết công thức cấu tạo của A, B, C, A1, B1
( ĐH luật TP HCM 1995)
ĐS A : CH3CH2OH; B: CH3CH(OH)CH3; CH3OCH3
Bài 2: CT nguyên của một axit hữu cơ no, mạch hở có dạng (C2H3O2)n. XĐ công thức cấu tạo của axit biết axit này mạch thẳng. Đọc tên.
Cách 1: C2nH3nO2n. Axit no nên có số liên kết bằng số nhóm COOH, tức là có n liên kết : n = (2.2n +2+ 3n)/2 → n=2.(Axit succiric)
Cách 2: CnH2n(COOH)n. Vì axit no nên:
Số H + số nhóm chức = 2. 2n + 2→ n=2→ C4H6O4 (với cách 2 không cần điều kiện no, đơn chức mạch hở vẫn tìm được kết quả).
Bài 3: (ĐH Luật Hà Nội)
A là một dẫn xuất của benzen, có công thức cấu tạo là C7H9NO2¬ phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi cho một mol A tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ được 144g muối khan. Xác định công thức cấu tạo của A.
Đs: C6H5¬–COONH4
Bài 4: Một hợp chất hữu cơ X mạch thẳng, công thức phân tử là C3H10¬O2¬N2. X tác dụng với dung dịch KOH tạo NH3, còn tác dụng với HCl tạo muối amin bậc 1. Viết công thức cấu tạo X.
Đs: NH2CH¬2CH2COONH4 hoặc CH3-CH(NH2)-COONH4
http://giaoanmau.com/giao-an/boi-duong-mot-so-ky-nang-bien-luan-tim-cong-thuc-hoa-hoc-cho-hoc-sinh-gioi-18016/
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro