Bộ đề 1
KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG
Để I/1
Câu 1 :những tính chất ký thuật của đất ảnh hưởng đến công tác thi công đất ?
trả lời :
những tính chất đó là : trọng lượng riêng , độ ẩm , độ dốc tự nhiên , độ tươi xốp ,lưu tốc cho phép ,cấp đất ,....
- trọng lượng riêng của đất : là trọng lượng riêng của 1 đơn vị thể tích đất
γ = G / V { kg/cm3 ; t/m3 }
G : trọng lượng đất { kg ; t }
V : thể tích đất { cm3 ; m3 }
+ γ thể hiện độ rắn chắc của đất
+ γ càng lớn -> chi phí thi công cang cao
- độ ẩm của đất : tỷ lệ tínhtheo % của nước chứa trong đất
ω = [G-G○ /G○ ] ∙100%
G ;G○ : trọng lượng tự nhiên và trọng lượng khô của mẫu thí nghiệm
+ Đất ướt quá hay khô quá đều làm cho thi công khó khăn
+ 3 loại : đất ướt co > 30 %
đất dẻo 5% ≤ ω ≤ 30 % ( dễ làm nhất )
đất khô ω ≤ 5 %
- độ dốc tự nhiên của đất :
+ ký hiệu : i
+ định nghĩa : là góc ln của mái dốc khi ta đào { với đất nguyên dạng } hay khi đổ đống { đất đắp } mà ko gây sụt lở cho đất .
+ i ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào , đất đắp .Biết i mới đưa ra được phương án thi công phù hợp
i = tg α = H/B
H : chiều cao hố đào { mái dốc }
B : chiều rộng mái dốc
- Độ tơi xốp : là tính chất cuả đất thay đổi thể tích trước và sau khi đào
= { V-V○/ V○ }∙100%
V○ : là thể tích của đất nguyên thể
V : thể tích cảu đất sau khi đào lên
-có 2 hệ số tơi xốp
+ : độ tơi xốp của đất đào lên chưa đầm nén
+ : độ tơi xốp khi đất đã được đầm nén
đất càng rắn chắc độ tơi xốp càg lớn , đát xốp rỗng độ tươi xốp nhỏ ,có khi mang giá trị âm
- Lưu tốc cho phép : là tốc độ tối đa của dòng chảy mà ko gây xói lở đất . đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao
- Khi công trình gắp dòng chảy có tốc độ lớn ta phải tìm cách giảm tốc độ dòng chảy để bảo vệ công trình hoặc ko cho dòng chảy có tác dụng trực tiếp lên công trình
- Cấp đất : là cách phân loại đất dựa trên mức độ khó dễ khi thi công
- Cấp đất càng cao càng khó thi công , mức độ chi phí lao độg máy móc càng lớn
Câu 2 :
Đào đất bằng máy đào gầu dây { nguyên lý hoạt động , đặc tính kỹ thuật ,phạm vi sử dụng } ?
trả lời :
-Đặc tính kỹ thuật ,nguyên lý hoạt động :
+ tay cần dài ,gầu có thể tăng nên phạm vi đào đất lớn
+ máy đào gầu dây thường đứng cao và sâu ,dù hố có nước vẫn đào được
+ năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận và gầu nghịch cùng dung tích vì dây cáp mềm quăng gầu , đố đất ko có động cơ bằng tay cứng của 2 máy trên
- phạm vi sử dụng :
+ dùng khi hố đào ngập sâu trong nước . Đào được hố máng nứoc bùn ,nền ko ổn định
+ chiều sâu hố đào từ 10 -> 20m ;khoảng cong gầu R = 20- >40%
+ Dùng khi đất đào lên chỉ cần đổ thành đống
Câu 3: Chức năng các bộ phận của ván khuôn { ván nẹp ,văng ,giằng ,cột chống ,nêm ...} ?
trả lời :
+ Ván khuôn có chức năng làm khuôn đúc định hình cho bê tông khi bê tông còn chưa đông kết, đảm bảo các kích thước thiết kế của các cấu kiện
+ Nẹp : đối với các cấu kiện lớn thì ván khuôn được ghép từ nhiều các ván nhỏ để đảm bảo các kích thước cấu kiện , khi đó nẹp có tác dụng liên kết các tấm lại với nhau , động thời chịu tải trọng cùng ván khuôn
+ Xà gồ : như một dầm đơn giản chịu tải trọng trực tiếp từ ván khuôn sàn ,giúp ván khuôn sàn không bị mất ổn định khi thi công
+ Cột chống : Giúp chuyền tải trọng từ khuôn ván ,xà gò xuống đất ,cũng đảm bảo cho xà gồ ,ván đáy dầm không bị võng
+ Giằng : có tác dụng làm cho cột chống ko bị mất ổn định ngang ,giúp tạo thành hệ cột chống với khả năng chịu tải trọng tốt hơn
+ Nêm : Giúp chúng ta có thể linh hoạt thay đổi chiều cao cột chống trong khi thi công , đồng thời cho phép tháo lắp ván khuôn dễ dàng à nhanh chóng
Câu 4 :Kỹ thuật đặt cốt thép vào ván khuôn ?
Trả lời :
Có 3 phương pháp :
+ Đặt từng thanh : từng thanh cốt thép đặt vào khuôn sau đó mới thực hiện hàn ,buộc để tạo thành khung của kết cấu .Phương pháo này ko cần dùng nhiều phương tiện vận chuyển nhưng tốn nhiều công ,và nguy hiểm khi làm việc trên cao
+ Đặt từng phần : Cốt thép được buộc thành từng phần sau đó đưa vào khuôn mới thực hiện liên kết các bộ phận đó lại với nhau .phương pháp này giảm được 1 phần công nhân nhưng vẫn phải chuyền cốt thép vào khuôn bằng tay nên vẫn nguy hiểm nhất là khi khối lượng cốt thép lớn
+ ĐẶt toàn bộ : Cốt thép được hàn ,buộc hoàn toang tạo thành khung lưới ngay tại xưởng cốt thép ,sau đó được đưa lên đặt vào khuôn ,người ta chỉ bổ xung một vài chi tiết liên kết chúng với nhau .Pp này giảm lao động tại công trường đến mức tối thiểu ,nhưng đòi hỏi có phương tiện vận chuyển năng .lắp tương ứng
Câu 5 : Kỹ thuật đổ bê tông móng ,cột dầm :
trả lời :
Những yêu cầu cần chú ý khi đổ bê tông :
Trước khi đổ bê tông càn phải nhiêm thu kiểm tra ván khuôn , cốt thép ,hệ thống sàn thao tác .phải làm sạch ván khuôn ,cốt thép ,sửa chữa các khuyết tật nếu có .
Tưới nước ván khuôn để ván khuôn ko hút nứoc xi măng { nếu dùng ván khuôn gỗ }
Khi đổ lớp bê tông lên lớp vữa kho đã đổ trước thì phải làm sạch mặt bê tông ,tưới vào đó nước hồ xi măng rồi mới đổ bê tông mới vào
Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ bê tông liên tục trong 1 ca , 1 kíp
Những nguyên tắc và biện pháp đổ bê tông :
+ Nguyên tắc 1 :Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng người ta ko chế chiều cao đổ bê tông không được vượt quá 2.5m để bê tông ko bị phân tầng .
Để đảm bảo nguyên tắc này khi đổ bê tông có chiều cao lớn hơn 2%m người ta sử dụng các biện pháp sau : dùng ống vòi voi .Dùng máng nghiêng {móng }Dùng lỗ chờ sẵn {cột }
+ Nguyên tắc 2 : Đổ bê tôg từ trên xuống để nâng cao năng suất lao động .Khi đổ bê tông dầm ,vữa bê tông được trút từ vị trí cao hơn miệng dầm ,khi đổ bê tông cột .vữa bê tông phải để cao hơn cửa đổ và đỉnh cốp qua cột .Khi đổ và đầm ko được để các phương tiện thi công va chạm vào cốt thép ,ván khuôn .
+ Nguyên tắc 3 :Khi đổ bê tồng phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông .
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khi đổ bê tông ko đi lại trên các kết cấu bê tông vừa đổ xong
+ Nguyên tắc 4 : Khi đổ bê tông các khối lớn ,các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp .Chiều dày và dt mỗi lớp được xác định dựa vàp bán kính ảnh hưởng và năng suất của loại máy đầm sủ dụng . Đối với đầm thủ công chiều dày mỗi lớp 10-15cm so với chiều dày của đầm . Đầm bản chiều dày lớp bê tông đổ từ 25-30 cm .
{ hình vẽ } { H 10.10 trang 171 S.ktxd1 }
Đề I / 2
Câu 1 :phân cấp đất trong xây dựng cơ bản { mục dích , ý nghĩa ,phân cấp theo thi công thủ công ,thi công cơ giới }
trả lời :
* mục đích , ý nghĩa của việc phân cấp đất trong xây dựng :
- Để chọn phương án thi công và dụng cụ thi công hợp lý
- làm cơ sở thanh quyết toán công trình ,lập phương án tiền khả thi
- để biết mức độ khó khăn khi đào đất
- để có kế hoạch huy động vốn xấy lắp , để xác định thời gian thi công
* phân cấp theo thi công thủ công: dựa vào dụng cụ thi công đất : quốc xẻng ,xà beng , quốc chim ...
- đất phù xa , đất bồi , đất màu , đất đồi xụt lở ...dùng xẻng xúc dẽ dàng
- đất cát pha thịt ,thịt pha cát ,cát pha sét , đất màu ẩm ướt nhưng chưa đển trạng thái dính dẻo : dùng xẻng cait tiến ấn nặng tay
- đất sét pha thịt , set pha cát set cát vàng hay trắng , đất đen , đất mùn có lẫn cát sỏi ...dùng xẻng cải tiến
- đất đen , đất mùn , đất thịt , đát set pha thịt ...bị ngập nước ,mất dính nhưng chưa thành bùn ....dùng mai sắn được
-đất thịt , đất set , đất nâu rắn chắc dùgn quốc
- đất đồi lẫn sỏi , đất mặt đường đá dăm ...dùgn quốc chim lưỡi nhỏ
- đất lẫn đá tảng dùng xà beng choàng búa
* phân cấp đấttheo thi công cơ giới : phân loại đất theo cụ thể rừng loại máy thi công
- thoe máy đào gầu thuận ,gầu dây ,gầu nghịch ,gầu ngoạm { gọi chung là máy đào 1 gầu } đất đựoc chia làm 4 nhóm
+ Nhóm I : lớp đất có cây cỏ mọc , ko lẫn rễ cây và tảg đá
+ Nhóm II : ĐẤt có sỏi sạn lẫn đá to
+ Nhóm III : Đất sét vỡ từng mảng
+ Nhóm IV đất set cứng từng lơp lẫn đá thạch cao
- phân theo máy ủi : đất được chia làm 3 nhóm
+ nhóm I : lớp đất cỏ mọc
+ nhóm II : sỏi sạn ko có đất đá
+ nhóm III : đất sét nặng vỡ từng mảng
- phân theo máy cạp : đất được chia làm 3 nhóm
+ nhóm I : Lớp cỏ mọc ko lãn dễ đá
+ Nhóm II : đất sét ướt mềm ko lẫn đá dăm
+nhóm III : đất sét nặng ,vỡ từng mảng
Câu 2 :Đào đất bằng máy đào gầu nghịch { cá sơ dồ vận hành ,năng suất } ?
Trả lời :
*các sđ vận hành :
-đào dọc : phường tiện máy di chuyển dọc theo hố đào . áp dụng với chiều rộng hố đào ≤ 3m . { có hình vé }
-Đào ngang : áp dụgn khi chiều rộng hố đào > 3m . Hố đào rộng ta chia thành những khoang đào nhỏ hơn { có hình vẽ }
*năng suất :năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận cùng dugn tích gầu .khi đào dọc có thể đầo sâu tới 4-5 m . khi đào ngang đào dc chiều rộng hố ko lớn ,do máy đứng trên cao và thường cùng độ cao với ôtô chuyển đất nên ôtô ko bị vướng víu
câu 3 :cấu tạo ván khuôn móng đơn ,móg băng ?
trả lời :
+ ván thành móng được cấu tạo từ 1 hay nhiều tấm khuôn được liên kết lại với nhau nhờ nẹp ván thành ,số lượg phj thuộc vào chiều cao cuar thành móng { chiều cao lớn hơn chiều cao của mong 5-10cm }dọc theo chiều dài ván thành người ta bố trí các khung đỡ { thanh chống thiên và gỗ định vị } vói khoảng cách nhằm tính toán hợp lý nhàu chịu các áp lực ngang do vữa bê tông còn ướt gây ra và những hoạt tải phát sinh trong quá trình đổ bê tong như : áp lực dầm , áp lực do đổ bê tông .
+ nếu móng gồm nhiều bậc thì bậc trên lại dựa vào bậc dưới và cũng dc liên kết với các điểm cố định xung quanh
+ Ván khuôn có móng có cấu tạo giống ván khuôn cột gồm 4 tấm khuôn được liênkết lại với nhau nhờ đinh và gồn cổ móng .gông cổ móng vừa làm nhiệm vụ liên kết các ván khuôn lại với nhau vừa là gối tựa cho ván khuôn chịu áp lực ngang do vữa bê tông tươi và các loại tải sinh ra trong quá trình đổ bê tông .
Cấu tạo ván khuôn cột bao gồm : 4 hoặc nhiều mảng ghép lại với nhau bằng nẹp gỗ ,Giữa các mảnh .ván khuôn liên kết với nhau thành hình dàng kết cấu nhờ gông cột .Khoảng cách giữa các gông và chièu dày ván thiết kế chống lực xo ngang .phía châncột chừa cửa nhỏ để vệ sinh, đầu cột được chừa để ghép ván dầm .khi cột cao hơn 2.5 m phải chừa cửa để đổ be tông khoảng giữa .
Câu 4 : Các nội dung khi nghiệm thu cốt thép :
trả lời :
Trước khi đổ bê tông phải tiến hành nghiệm thu cốt théo với các nội dung sau :
+ Chủng laọi théo và sự phù hợp của việc thay đổi cốt thép so với thiết kế
+ công tác gia côgn cốt thép : cắt ,uốn ,làm sạch cốt thép .
+ hình dáng ,kích thước của cốt thép .số thanh .khoảng cách giữa các thanh so với thieết kế
+ sự thíhc hợp của các con kê tạo lớp bảo vệ cốt thép : Kích thước vật liệu chế tạo .mật độ { ko đc lớn hơn 1m 1 con kê }
+ độ ổn định của cốt thép trong khuôn : ổn đinhj của các thanh thép .giữa các lớp thép , à toàn bộ cốt thép trong khuôn
+ các hồ sơ cần có khi nghiệm thu thép : các bản vẽ thiết kế co ghi đẩy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi côgn và kèm theo biên bản về quyết định thay đổi
+ các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép mối hàn và chất lượng gia công cốt thép
+ các biên bản thay đổi cốt thép trên côgn trường so với thiết kế
+ các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia côgn và lắp dựg cốt thép
+ nhật ký công trình
Câu 5 :bảo dưỡng bê tông ,sửa chữa các khuyết tật sau khi đổ bê tông ?
trả lơi:
baỏ dưỡng : Qui trình bão dưỡng
- Bê tông mới được đỏ xong phải dc che ko để ảnh hưởng bới mưa nắg và dc giữ ẩm thường xuyên
- Trong mùa nóng hoặc khô sau khi đổ bê tông xong phải đổ ngay lên lơp mặt một lớp giữ độ ẩm {bao tải thấm nc ,cát ẩm .. }
- Sau đó phải liên tục tưới nc giữ ẩm , thời gian tưới nước và số lần tưới nc trongngày phụ thược vào từng loại bê tong và điều kien môi trường thicông
- Hai ngày đầu cứ sau 2h tưới 1 lần .lần đàu tưới khii đổ bê tông 4-7h .những ngày sau khoang 3-7h tưói 1 lần tuỳ theo nhiệ đọ ko khí
+ xi mang pocnang 7 ngay dem
+ xi mang õit nhom 3 ngay dem
Viẹc di lại trên be tong cho phep khi be tog dat 24 kg /cm3 {mua he 1-2 ngay ,mua dong 3 ngay }
khuyết tạt và khắc phục :
1 : các hiện tượng rỗ bê tông :
+ rỗ ngoài :rỗ ngoài lớp bảo vệ của be tông
+ rỗ sâu : rỗ qua lớp cốt thép chịu lực
+ rỗ thấu suốt : rỗ xuyên qua kết cấu ,mặt nó trông thấy mặt kia.
Nguyên nhân gây rỗ:
Do đầm không kỹ , nhất là lớp bê tông giữa cốt thép chịu lực và ván khuôn. Do vữa bê tông bị phân tầng khi di chuyển
Do vữa bê tông trộn không đều
Do bán khuôn thép không kín khít làm chảy mất vữa xi măng
Biện pháp sửa chữa:
Đối với rỗ mặt: Dùng xà beng que sắt hoặc bàn chải rửa sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó dùng vữa bê tông sỏi nhỏm, mác cao hơn mác thiết kế trát lại và xoa phằng mặt.
Đối vớí rỗ sâu: Dùng đục sắt và xà beng cậy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó ghép ván khuôn đổ bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn mác thiết kế, đầm chặt
Đôí với rỗ thấu suốt trước khi sửa chữa cần chống đỡ kết cấu, sau đó ghép ván khuôn và đổ bê tông mác cao hơn mác thiết kế và đầm kỹ. Có thể dùng bơm vữa bê tông để đổ bê tông.
2.Hiện tượng trắng mặt bê tông
Nguyên nhân: Do không bảo dưỡng, bảo dưỡng ít, xi măng bị mất nước
Sưả chữa: Đắp bao tải, cát hoặc mùn cưa, tưới nước thường xuyên từ 5-7 ngày ( hiệu quả không cao chỉ đạt cao nhất là 50% cường độ thiết kế)
3. Hiện tượng nứt chân chim:
Khi tháo ván khuôn, trên bề mặt bê tông có những vết nứt nhỏ, phát triển không thep phương nào như vết chân chim
Nguyên nhân: Không che mặt bê tông mới đổ, làm cho khi trời nắng to nước bốc hơi quá nhanh, bê tông co ngót làm nứt
Sửa chữa: Dùng nước xi măng quýet và trát lại, sau phủ bao tải tưới nước bảo dưỡng
Đề I/3
Câu 1: Cách xác định kích thước công trình đất , nguyên tắc tính toán khối lượng công tác đất
Trả lời:
*Cách xác định:Đối với những công trình bằng đất như đường xá, mương máng mặt nền thì lấy kích thước tính toán khối lượng đúng bằng kích thước công trình. Còn đối với các công trình phục vụ công trình khác như: Hố móng, đường hầm thì kích thước tính toán phụ thuộc vào dụng cụ, máy móc thi công
*Nguyên tắc tính toán
-Tính toán lượng công tác đất dựa vào các công thức hình học thông thường ( Hình trụ, hộp, nón......) Ta chỉ việc áp dụng các công thức có sẵn
-Đối với những hình khối không đúng dạng hình học ta phải đưa về những cách tính gần đúng, sao cho sai số nằm trong phạm vi cho phép. Đôi khi một công trình phải chia ra làm nhiều hình khối đẻ tính mới đạt được độc chính xác mong muốn.
Câu 2: Đào đất bằng máy đào gầu dây( các sơ đồ vận hành năng suất )
Trả lời:
*Sơ đồ vận hành ( hình vẽ)
*Năng suất : thấp hơn máy đào gầu thuận và gầu nghịch cùng dung tích. Vì dây cáp mềm quăng gầu không cơ động bằng tay cứng của 2 loại máy trên
Câu 3 : Cấu tạo ván khuôn cột, kỹ thuật và trình tự lắp dựng ( Hình 8.5/120)
Trả lời:
*Cấu tạo ván khuôn cột :bao gồm 4 hoặc nhiều mảng ván ghép lại với nhau bằng nẹp gỗ. Giữa các mảng ván khuôn liên kết lại với nhau thành hình dạng kết cấu bằng hệ thống gông. Khoảng cách giữa các gông và chiều giầy của ván được thiết kế chống lực xô ngang.
-Phía chân cột được chừa cửa nhỏ để làm vệ sinh. Trên đầu cột được chừa để ghép ván khuôn dầm.
*Kỹ thuật :
-Khi thiết kế ván khuôn các cột có chiều cao h > 2.5m thì phải chừa cửa để đổ bê tông ở mảng giữa
-Gông có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại
-Sử dụng hệ gông bằng kim loại có nhiều dạng khác nhau. Trong thi công người ta hay sử dụng loại gông này vì nó có nhiều ưu điểm, dùng nó có thể thay đổi được tiết diện cột bằng cách rút chốt mới ra hoặc co lại
*Trình tự lắp dựng: Trước khi đổ bê tông cần phải thiết kế và sản xuất ván khuôn
Câu 4: Khái niệm về bê tông, yêu cầu chất lượng đối với vữa bê tông ?
Trả lời:
*KN : Bê tông là 1 loại đá nhân tạo được tạo thành từ hỗn hợp ( Cát, đá , sỏi , nước, xi măng và phụ gia nếu có). Đặc tính của bê tông là chịu nén rất tốt và chịu kéo rất kém. Khắc phục bằng cách đặt cột thép vào bê tông.
*Yêu cầu chất lượng.
-Vữa bê tông phải để trộn đều, đảm bảo đủ thành phần đúng cấp phối.
-Thời gian trộn, vận chuyển. đổ đầm bê tông phải ngắn nhất. Có nghĩa thời gian hoàn tất các quá trình này phải ngắn hơn thời gian ninh kết của xi măng
-Vưã bê tông sau khi trộn xong phải đảm bảo được những yêu cầu của thi công : Độ sụt, độ chảy, các góc, cạnh của ván khuôn.
+ Đối với các khối bê tông lớn không có hoặc ít cốt thép, độ sụt của vữa từ 2 -4 cm, thời gian đầm là 15- 25 giây
+ Đối với cột, dầm , sàn, độ sụt là 4-6 cm, thờì gian đầm là 12-15 giây.
+ Đối với các kết cấu bê tông có nhiều cốt thép thì độ sụt phải là từ 6-8 cm, thời gian đầm từ 10-12 giây
Câu 5: Kỹ thuật đầm bê tông bằng cơ giới ( các loại máy đầm, đặc tính , kỹ thuật đàm)
Trả lời:
Khi khối lượng bê tông lớn , trong điều kiện công trưòng có điện , có máy đầm, các loại đầm được sử dụng trong thi công là:
+ Đầm chấn động trong (Đầm dùi)
+ Đầm chấn động ngoài (Đầm cạnh )
+ Đầm mặt (Đầm bàn)
*Đầm chấn động trong (Đầm dùi)
-Đầm luôn phải để hướng vuông góc với mặt bê tông , nêú kết cấu nằm nghiêng mới để đầm nghiêng theo.
-Nếu bê tông đổ làm nhiều lớp thì đầm phải cắm được 5-10 cm vào lớp bê tông đã đổ trước
-Chiều dày của lớp bê tông đổ để đầm không được vượt quá ¾ chiều dài của đầm.
-Thời gian đầm phải tối thiểu trong khoảng 15-60s
-Khi đầm xong 1 vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc tra đầm xuống từ từ .
-K/c giữa 2 vị trí đầm phải nhỏ hơn 2Vo, với Vo là bán kính ảnh hưởng của đầm thường lấy từ 1 - 1.5 Vo
*Đầm mặt (đầm bàn)
-Dùng để đầm bê tông các kết cấu xây dựng, đổ liền khối, hoặc các kết cấu lắp ghép có bề mặt lớn. Và chiều dầy từ 3-35 cm. Chiều dầy tối ưu để sử dụng đầm mặt là 3- 20 cm
Phải khống chế thời gian đầm cho từng loại kết cấu và từng loại đầm
-Khoảng cách giữa 2 vị trí đầm liền nhau phải được chồng lên nhau khoảng từ 3-5cm
Đầm treo(Đầm chấn động ngoài)
-Đây là laọi đầm bê tông mà người ta treo vào ván khuôn. Khi đầm với sức chấn động của đầm làm rung cả ván khuôn và bê tông, Nhờ lực rung này mà bê tông tư nền chặt vào nhau. Muốn đầm được bê tông thì yêu cầu bê tông phải đủ vững chắc
-Áp dụng trong trường hợp : Chỉ dùng cho những kết cấu có chiều dầy lớp bê tông mỏng , hoặc là trong các nhà máy bê tông . Hệ thống đầm này gắn vào hệ thống ván khuôn trên các bàn rung
Đề I /4
Câu 1: Tính klượng công trình đất có dạng hình khối ( hố móng đống đất.....)
Trả lời: ( Hình vẽ)
-Để xđ klượng và công tác đất trong trường hợp này người ta tiến hành như sau:
Giả sử ta vẽ dạng hình khối có hình dáng và kích thước như hình vẽ: Đáy là hình chữ nhật có cạnh a x b. Mặt trên của CT cũng là HCN có cạnh c x d. Chiều cao lấy trung bình là h, ( Coi đáy và mặt của công trình song song nhau)
-Để tính gần đúng thể tích của hình này ta chia nó làm 9 khối hình học cơ bản như hình
-V Khối đất được xđ theo công thức:
V= V1+ 2V2 + 2V3+ 4V4.
Trong đó:
V1 = abH ; V2= ½ H ( d-b/2)a
V3= ½ H ( c-a/2)b ; V4= ½ H ( c-a/2)( d-b/2)
V = 4/6 ( ab+ ( c-a) ( d+ b) + dc)
Câu 2 Đào đất bằng máy cạp (đặc tính kỹ thuật, Phạm vi sử dụng) ?
Trả lời
*Đặc tính kỹ thuật:
Là loại máy có kích thước trọng lượng tương đối nhỏ, làm việc độc lập.
Máy cạp vừa đào vừa chuyển đất đến nơi đắp hoặc đem để đến nơi khác, được dùng phổ biến cho những Ct Thuỷ lợi lớn và ctrình giao thông theo tuyến.
-Máy cạp không leo được dốc lớn nên chỉ đào được móng nông
-Máy đào được đất cấp 1, cấp 2. Đối với cấp 3 & 4 cần phaỉ xới tơi trước khi cho máy làm việc
-cự ly hoạt động của máy phụ tuộc vào dugn tích của gầu
+máy nhỏ { q ≤ 3m3 } : cự ly hoạt động có hiệu quả nhỏ hơn hpặc bằng 300m
+ q = 6 -> 6,5 m3 -> cự ly hoạt động có hiệu quả là 400m
+ q = 8 -> 10 m3 -> cự lyhoạt động ≤1000m
- máy cạp có 2 loại : + máy kéo dùng nỏ móc
+ máy tự hành
* phạm vi áp dụng : thường áp dụng xây dựng đô thị ,trog công nghiệp, trong công trình thuỷ lợi : máy cạp để đào kênh , đấp đập đất ...
câu 3 :cấu tạo ván khuôn dầm đơn { cả cột chống , đỡ giáo }
Trả lời :
Cấu tạo ván khuôn dầm gồm 3 mảng gỗ ván, hoặc kim loại liên kết với nhau, chiều dày của các tấm ván thường là 2.5 cm; Ván đáy dày hơn thường là 3 cm . Mặt bên của các tấm thành thường để chừa sẵn các cửa để đón các dầm phụ.
Đối với dầm có kích thước > 60 cm Ngoài cấu tạo các bộ phận như trên còn dùng các thanh thép giằng trong chống phình ván( có hình vẽ)
Câu 4. Xác định thành phần mẻ trộn
Thành phần mẻ trộn bao gồm: xi măng , đá dăm và nước, cát
Xi măng : thành phần chính trong bê tông nó được sản xuất trong nhà máy, việc chuẩn bị xi măng chỉ là xác định khối lương cho mỗi mẻ trộn và mỗi một kết cấu
-Cát : dùng để trộn bê tông phaỉ là cát vàng sạch, ít lẫn tạp chất. nếu cát bẩn phải được rửa sạch trước khi trộn bê tông
-Đá: dùng trong bê tông là đá xay hoặc đá đập tay. Kích thước của đá dùng trong công tác bê tông dùng theop mác bê tông yêu cầu và chiều dầy của kết câú. Đá có nhiều loại như đá 1x2, 2x4. 4x6 và mạt đá. Đá dùng để trộn bê tông phải là đá sạch đá già, tuyệt đối không được dùng đá non hoặc đá đã bị phong hoá không đảm bảo độc cứng cần thiết cho bê tông
-Nước: Dùng để trộn bê tông phải là nước sạch không được dùng nước bẩn nước cống nước có độ PH cao
Câu 5 đầm bê tông ( bản chất của đầm bê tông, cách đầm bê tông bằng thủ công ) ?
Tlời:
*Bản chất của đầm bê tông : đầm bê tông là đảm bảo cho bt đồng nhất , chắc, đặc, không co hiện tượng rỗng bên trong và rỗng bên ngoài , tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép
*Đầm bê tông bằng thủ công: Áp dụng khi Klưọng btông ít hoặc không có máy đầm
-Đầm thủ công chất lương btông không tốt bằng đầm cơ giới vì độ chắc đặc trong bê tông kém hơn , muốn chất lượng mác bê tông bằng đầm máy thì lượng xi măng phải tăng lên từ 10 -15 %
-Dụng cụ : Các đoạn thép tròn, xà beng , đầm gang, đầm sắt nặng từ 6-10 Kg
Cách đầm : Sau khi bê tông đã đổ vào khuôn dùng bàn xoa xoa phẳng mặt , or dùng thước gỗ gạt phẳng, dùng các dụng cụ kể trên đầm kỹ, Đầm thứ tự hết chỗ này đến chỗ khác không bỏ sót. Nếu khối btông phải đổ thành nhiều lớp thì nên thọc sâu đầm xuống lớp dưới một khoảng 3-5 cm để tạo sự dính kết tốt giữa các lớp bê tông với nhau
- Đối với các góc, cạnh or chố ken dày cốt thép thì dùng que sắt hay xà beng xọc kỹ không để sót.Đối với kết cấu mỏng or dài như cột dầm thì trong quá trình đầm phải dùng gỗ gõ mạnh ngoài ván khuôn.
-đầm thủ công đến khi thấy vữa bê tông ko lún xuống nữa, nước trong bê tông nổi lên bề mặt là được. Nếu lúc naỳ tiếp tục đầm nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến clượng của bê tông
Đề I/5
Câu 1 Tính klượng Ctrình đất chạy dài
Những Ctrình bằng đất như nền đường mương máng là những Ctrình chạy dài. Những Ctrình loại này thường có kích thươc thứ 3 > 2 kích thước kia rất nhiều. Để tính toán khối lượng laọi ctrình này người ta chia ctrình ra làm nhiều đoạn , trong mỗi đoạn chiếu cao thay đổi ko đáng kể
Gsử cân tính klượng công trình đất có dạng như hvẽ
+ nếu : l < 50m ; │ h2 -h1│≤ 0,5m
o V1 = (F1 +F2 ) /2 } .l
Ftb .l =V2
V2 < V< V1
+ nếu : l > 50 m ; │h2 -h1│> 0,5m
=> V = [ Ftb + m(h2-h1)2 / 12] * l
Với : F1, F2 : tiết diện của 2 mặt bên
F tb: tiết diện của mặt trung bình
L : Chiều dài ctrình
h1, h2: Chiếu cao đáy bé và đáy lớn
m: độ thoải mái dốc
Câu 2: Đào đất bằng máy cạp ( Các số đo vận hành năng suất )
Trả lời:
Sơ đồ vận hành
-Sơ đồ Elip ( hvẽ): Là sơ đồ vòng kín đào chạy dọc công trình. Mỗi chu kỳ gồm một lần xúc đất , 2 lần quay 180 độ tại quảng dốc.đi theo 1 chiều thì bộ phận bánh xe chóng bị hư hỏng, do đó phải thay đổi hứơng chuyển động
-Sơ đồ hình số 8: Gồm 2 lần xúc đất , đổ đất và lên xuống theo chiều xiên không dốc lắm. Và như thế vòng quay thay đổi chiều, bộ phận bánh xe lâu hư hỏng.
-Sơ đồ số 8 dẹt là biến dạng khác của sơ đồ số 8 trên tại chỗ đào và đổ đất. Máy cạp vẫn chạy thành vòng kín nhưng nối nhau thành những đường thắng dài. Người ta sử dụng sơ đồ này vừa đào vừa đổ đất
-Trong trường hợp đổ đất sang hai bên or đào đất ở hai bên đổ vào giữa thì áp dụng sơ đồ 8 zích zắc
Trường hợp phải bóc lớp đất thực vật trên mặt nền ctrình đem đổ di nơi khác, áp dung sđồ hình con thoi. Nghĩa là trong 1 ckỳ có 2 lần xúc đất 2 lần đổ đất
*Năng suất : Pt = ( 3600.z.q.Ks.Kt)/(Tck.Kl)
trong đó :
Pt: năng suất thực của máy( m3/h)
Kl : độ tơi ban đầu của đất
Kt: Hệ số sdụng thời gian ( Lấy từ 0.8 - 0.9)
Ks: Hệ số đâỳ gàu ( 0.8)
Z: số giờ làm việc trong 1 ca
q : dung tích gàu (m3)
Tck= l1/v1+ l2/v2+ l3/v3+ l4/v4+ to(s)
Với l1,l2, l3, l4 là quãng đường cạp, vận chuyển , rải , trở về của máy
v1,v2,v3,v4: tốc độ máy tương ứng với các đoạn đường l1,l2,l3,l4
to: thời gian thao tác của thợ máy
Câu 3 Cấu tạo ván khuôn dầm chính liền sàng( cả hệ cột chống đà giáo)
Trả lời: ( hvẽ)
-Ván khuôn dầm : gồm 3 mảng gỗ ván or kloại liên kết với nhau; chiều dài cuả các tấm ván thành là từ 2-2.5 cm. Ván đáy dày hưon thường là 3cm
-Ván khuôn sàn: đc tạo thành bởi các tấm gỗ riêng lẻ liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, kích thước của chúng bằng diện tích 1 phòng các mảng ván này được đặt trên hệ xà gồ bừng gỗ or bằng kloại dưới xà gồ được chống đỡ = hệ thống cột chống. Toàn bộ hệ ván khuôn, cột chống dầm sàn cần đc giữ ổn định trong suốt qtrình thi công nó phải chịu đc mọi tải trọng
Câu 4 Kỹ thuật trộn bê tông thủ công
Yêu cầu kỹ thuật : đảm bảo phải trộn đều về thành phần
Phải đạt y/c với vữa btông (đủ tphần , đủ tỷ lệ cấp phối thời gian trộn nhỏ hơn thời gian cho phép)
Phương Pháp:
a chuẩn bị : sân trộn bê tông có kthước tối thiểu là 3x3 m2. Sân phải đc don dẹp bằng phẳng ko ngấm nc. Sân có thể lát bằng gạch or lát tôn. Sân trộn phải có mái che mưa nắng. Tất cả các vliệu cát, đá , xi măng đã chuẩn bị quanh sân
b. Trình tự trộn : đổ cát vào sân, trộn cát và xi măng trc khi cát xi măng đều màu thì tiếp tục cho đá vào. Khi cho đá vào ximăng cát, vừa cho vừa đảo đến khi đồng đều dùng xẻng quốc đảo thì cho 1 phần nc vào. Cho từ từ lượng nc còn lại vào hốn hợp và trộn đêù
Câu 5 Mạch ngừng trong thi công bê tông toàn khối( lý do, nguyên tắc để mạch ngừng, Vị trí mạch ngừng ở các loại cấu kiện )
Trả lời:
*,Lý do: Khi tc bê tông toàn khối 1 trong những yêu cầu quan trọng là phải tc liên tục. Tuy nhiên mà nhiều t/hợp phải ngừng 1 thời gian nào đó. Nếu thời gian ngừng nằm trong giới han cho phép thì đc coi là tạm ngừng. Nếu thời gian ngừng quá giới hạn đc coi là mạch ngừng
*Nguyên tắc để mạch ngừng:
-chờ cho btông đạt 25kg/cm3 mới đc đổ tiếp
-Trước khi đổ phải đục nhẹ bỏ hết lớp bê tông xốp
-Dùng nc rửa sạch mach ngừng
-Đổ 1 lớp bê tông đá nhỏ ở khu vực mạch ngừng sau đó đổ và đầm bê tông theo y/c kỹ thuật
*Vị trí mạch ngừng:
-Ở dầm và sàn : Phải để ở nơi có lực cắt nhỏ, ở nơi có tiết diện thay đổi, ranh giới giữa các kết câú nằm ngang và thằng đứng
- Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, mạch ngừng ở vị trí ¼ của mạch phụ
-Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính . m/n ở vị trí 1/3 or 2/3 nhịp dầm chính
Ở móng cột , dầm mạch ngừng giữa móng và cột, giữa cột và dầm, giữa dầm và sàn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro