Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG IV: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy luật ra đời của Đảng: "Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930" trong tác phẩm nào?

A. Thường thức chính trị (1953)

B. Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960)

C. Bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội (1961)

D. Nói chuyện tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1961)

2. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?

A. Yêu nước, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin

B. Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật

C. Xuất thân từ nông dân, có bản chất cách mạng, "trí thức hóa" giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ

D. Ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong dân cư, có mối liên hệ máu thịt với nông dân, trình độ thấp

3. Theo Hồ Chí Minh, gia cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít nhưng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách cách mạng của dân tộc, vì sao?

A. Giai cấp có tinh thần yêu nước, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin

B. Giai cấp xuất thân từ nông dân, có bản chất cách mạng, "trí thức hoá" giai cấp mạnh mẽ

C. Giai cấp có tinhh thần cách mạng, có mối liên hệ máu thịt với nông dân, có khả năng đoàn kết các lực lượng khác trong xã hội

D. Giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất; giai cấp kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật; giai cấp thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin

4. Vì sao phong trào yêu nước là một yếu tố không thể thiếu đối với việc thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Phong trào yêu nước có anh hưởng cực kỳ to lớn đối với tiến trình của dân tộc; phong trào yêu nước thu hút đông đảo mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội

B. Phong trào yêu nước tạo nên các phong trào khác trong xã hội; phong trào yêu nước thu hút đông đảo mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là lực lượng trí thức

C. Phong trào yêu nước có lực lượng đông đảo là nông dân; phong trào yêu nước tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin; có lực lượng trí thức

D. Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc; phong trào yêu nước và phong trào công nhân có chung một mục tiêu; giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân; trí thức là lực lượng thúc đẩy cho sự kết hợp giữa các yêu tố

5. Hồ Chí Minh viết: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi" trong tác phẩm nào?

A. Đường cách mệnh (1927)

B. Thường thức chính trị (1953)

C. Đạo đức cách mạng (1958)

D. Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960)

6. Anh/chị cho biết Hồ Chí Minh nội dung sau trong tác phẩm nào: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy"?

A. Đường cách mệnh (1927)

B. Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930)

C. Phong trào cách mạng ở Đông Dương (1931)

D. Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản (1940)

7. Hồ Chí Minh nói về lợi ích của Đảng: "Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác" trong tác phẩm nào?

A. Thường thức chính trị (1953)

B. Đạo đức cách mạng (1958)

C. Bài nói tại Hội nghị Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên Giáo Trung ương (1959)

D. Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An (1960)

8. Hồ Chí Minh nói về lợi ích của Đảng: "Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác" trong tác phẩm nào?

A. Thường thức chính trị (1953)

B. Đạo đức cách mạng (1958)

C. Bài nói tại Hội nghị Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên Giáo Trung ương (1959)

D. Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An (1960)

9. Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố nào?

A. Phong trào công nhân

B. Phong trào nông dân

C. Phong trào yêu nước

D. Chủ nghĩa Mác - Lênin

10. Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng ta phải "giữ chủ nghĩa cho vững" thực chất là vấn đề gì?

A. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng

B. Giữ vững và tăng cường tư tưởng trong Đảng

C. Giữ vững và tăng cường chính trị trong Đảng

D. Giữ vững và tăng cường chủ nghĩa Mác - Lênin trong Đảng

11. Theo Hồ Chí Minh, yếu tố quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng là gì?

A. Số lượng thành phần giai cấp công nhân trong Đảng

B. Trình độ học vấn của đảng viên trong Đảng

C. Hệ tư tưởng của Đảng - chủ nghĩa Mác - Lênin

D. Sự tích cực của các đảng viên trong Đảng

12. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh một nội dung Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm "Đường cách mệnh": "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là ...".

A. Chủ nghĩa Lênin

B. Chủ nghĩa Mác

C. Chủ nghĩa Mác - Lênin

D. Chủ nghĩa cộng sản

13. Hồ Chí Minh đã chỉ ra ba nguy cơ có thể dẫn đến suy thoái, biến chất của một đảng cầm quyền là gì?

A. Từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin; sai lầm về đường lối; chủ nghĩa cá nhân

B. Rơi vào chủ nghĩa cơ hội, bè phái; phai nhạt lý tưởng; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ

C. Quan liêu, tham nhũng; không giữ nghiêm kỷ luật; từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin

D. Sai lầm về đường lối; chủ nghĩa cá nhân; quan liêu xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng

14. Hồ Chí Minh đề cập nội dung sau trong tác phẩm nào: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính."?

A. Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa (1947)

B. Đời sống mới (1947)

C. Cán bộ và đời sống mới (1947)

D. Sửa đổi lối làm việc (1947)

15. Hồ Chí Minh nói về bản chất của Đảng trong tác phẩm nào: "Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"?

A. Sửa đổi lối làm việc (1947)

B. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)

C. Thường thức chính trị (1953)

D. Bài nói tại Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khoá I, Kỳ họp thứ ba (1953)

16. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Đảng mang bản chất giai cấp công nhân

B. Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân

C. Đảng mang bản chất giai cấp công nhân và Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam

D. Đảng của nhân dân và dân tộc Việt Nam

17. Hồ Chí Minh nói về điều gì về Đảng trong nội dung sau: Cách mệnh "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy"?

A. Vai trò lãnh đao của Đảng

B. Vị trí của Đảng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam

C. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng

D. Bản chất cách mạng của Đảng

18. Theo Hồ Chí Minh, phương thức cầm quyền của Đảng ta là gì?

A. Do các tổ chức khác đề cử

B. Do quy định của pháp luật

C. Thông qua hoạt động bầu cử

D. Do Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền

19. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền khi nào?

A. Từ khi được thành lập, 1930

B. Từ sau khi cách mạng tháng Tám thành công, 1945

C. Từ sau khi Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, 1954

D. Từ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất hoàn toàn, 1975

20. Nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

A. Nền tảng tư tưởng của Đảng - chủ nghĩa Mác - Lênin; mục tiêu của Đảng - chủ nghĩa cộng sản; Đảng tuân thủ các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

B. Số lượng thành phần giai cấp công nhân trong Đảng; cách thức tổ chức và hoạt động của Đảng

C. Đường lối chính trị của Đảng; niềm tin của nhân dân dành cho Đảng, kỷ luật nghiêm minh của Đảng

D. Đảng thường xuyên tự xây dựng và chỉnh đốn tổ chức của mình; cán bộ, đảng viên luôn gắn bó mật thiết với nhân dân

21. Chọn cụm từ thích hợp nhất thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh khẳng định: xây dựng Đảng là ... tồn tại và phát triển của Đảng".

A. Phương thức

B. Điều kiện

C. Quy luật

D. Cơ sở

22. Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng như thế nào?

A. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc

B. Đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng đan tộc Việt Nam; vượt qua được các cản trở của các thế lực thù địch

C. Sự nghiệp cách mạng luôn vận động, phát triển; Đảng là một thực thể xã hội; đây là cơ hội đề cán bộ, đảng viên phấn đấu, rèn luyện

D. Củng cố hàng ngũ của Đảng; đòi hỏi của tổ chức chính trị cầm quyền

23. Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta là đảng của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

A. Bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất dân tộc Việt Nam

B. Đảng là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất và là lực lượng lãnh đạo Mặt trận

C. Bản chất đó được hình thành từ lịch sử vận động và phát triển của dân tộc Việt Nam

D. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc; thành phần của Đảng không chỉ là giai cấp công nhân, mà còn các giai cấp, tầng lớp khác

24. Hồ Chí Minh đã nêu toàn bộ cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã tuân thủ nghiêm ngặt học thuyết đảng giai cấp vô sản kiểu mới của ai?

A. Của C. Mác và Ph. Ăngghen

B. Của chủ nghĩa Mác

C. Của Lênin

D. Của Quốc tế II

25. Cơ sở nào đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta?

A. Hồ Chí Minh thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

B. Hồ Chí Minh tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin

C. Hồ Chí Minh nắm vững học thuyết về vai trò quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin

D. Hồ Chí Minh là người yêu nước tìm thấy con đường cách mạng cho dân tộc

26. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân, mà còn bắt nguồn từ đâu?

A. Ý thức chính trị - tư tưởng

B. Nông dân

C. Các tầng lớp nhân dân lao động khác

D. Trí thức

27. Chỉ ra đáp án sai, trong các các đáp án sau:

A. Hồ Chí Minh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và "Anh hùng giải phóng dân tộc"

B. Hồ Chí Minh đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế

C. Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyên Đảng ta

D. Hồ Chí Minh không phái là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam

28. Từ những năm 1920 trở đi, để thành lâp Đảng, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị gì?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam

B. Đào tạo đội ngũ cán bộ đầu tiên của Đảng

C. Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và báo Thanh niên

D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong phong trào cách mạng Việt Nam

29. Chọn cụm từ thích hợp để hoàn chỉnh nội dung sau đây được trích từ tác phẩm "Đường cách mệnh" của Hồ Chí Minh: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là ..."

A. Chủ nghĩa quốc tế vô sản

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin

C. Chủ nghĩa Mác

D. Chủ nghĩa Lênin

30. Hồ Chí Minh nói Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là tổ chức tự thân có nghĩa là gì?

A. Đảng là tổ chức trung thành với lợi ích của dân tộc

B. Đảng là tổ chức có tôn chỉ, mục đích rõ ràng

C. Đảng là tổ chức mang bản chất giai cấp công nhân

D. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản

31. Phương thức cầm quyến của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Thông qua bầu cử đại biểu quốc hội

B. Thông qua tổ chức bộ máy nhà nước

C. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền

D. Thông qua giáo dục, thuyết phục

32. Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng lãnh đạo, nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Do đó, ...

A. Đảng phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân

B. Nhân dân là lực lượng đông đảo, là chủ thể của lịch sử

C. Đảng phải tỏ rỏ khả năng lãnh đạo của mình

D. Đảng phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất trong Mặt trận

33. Hồ Chí Minh dặn dò Đảng ta: "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân" trong tác phẩm nào?

A. Đường cách mệnh

B. Thường thức chính trị

C. Ba mươi năm hoạt động của Đảng

D. Di chúc

34. Khi cầm quyền, đối tượng lãnh đạo của Đảng là gì?

A. Quần chúng nhân dân

B. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

C. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

D. Nhà nước và quần chúng nhân dân

35. Để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, toàn Đảng phải quán triệt quan điểm chỉ đạo nào của Hồ Chí Minh?

A. Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết; Đảng lãnh đạo bằng giáo dục, thuyết phục; Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân; thực hiện sự kiểm tra, giám sát của Đảng; vai trò tiên phong của đội ngũ đảng viên

B. Mọi đảng viên phải thống nhất tư tưởng trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và quán triệt đường lối chính trị của Đảng

C. Đảng phải tuân thủ các nguyên tắc: Tập trung dân chủ, đoàn kết – thống nhất, kỷ luật nghiêm minh

D. Đảng phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; nêu cao tinh thần quốc tế vô sản

36. Hồ Chí Minh viết: "Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng" trong tác phẩm nào?

A. Sửa đổi lối làm việc

B. Thường thức chính trị

C. Đạo đức cách mạng

D. Di chúc

37. Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo xã hội thông qua lực lượng nào?

A. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

B. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội

C. Nhà nước của dân, do dân và vì dân

D. Cán bộ, đảng viên của Đảng

38. Hồ Chí Minh chỉ rõ những nội dung thể hiện Đảng là người đày tớ trung thành của nhân dân là gì?

A. Cán bộ, đảng viên: Phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; có trí thức khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; biết tuyên truyền, vận động, lôi cuốn quần chúng

B. Đảng phải nói được tiếng nói của nhân dân từ trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách

C. Đảng phải thường xuyên tự phê bình trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân

D. Đảng phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng

39. Đảng là người lãnh đạo, là người đày tớ của nhân dân, theo Hồ Chí Minh, đều chung mục đích gì?

A. Khẳng định vai trò của Đảng đối với xã hội

B. Vì dân

C. Thể hiện Đảng cầm quyền

D. Thực hiện lợi ích của Đảng

40. Hồ Chí Minh đã viết về vấn đề quyền lực nhà nước: "làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người" trong tác phẩm nào?

A. Đường cách mệnh

B. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng

C. Sử đổi lối làm việc

D. Thường thức chính trị

II. CÂU TRẢ LỜI NGẮN

1. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh tư tưởng Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và (phong trào yêu nước) đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930".

2. Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi" được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào? (đạo đức cách mạng)

3. "Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác" được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào? (đạo đức cách mạng)

4. Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố nào so với luận điểm của Lênin về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước phương Tây? (phong trào yêu nước)

5. Hồ Chí Minh đề cập nội dung sau trong tác phẩm nào: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính."? (sửa đổi lối làm việc)

6. Điền cụm từ thích hợp nhất thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh khẳng định: xây dựng Đảng là (quy luật) tồn tại và phát triển của Đảng".

7. Hồ Chí Minh đã nêu toàn bộ cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã tuân thủ nghiêm ngặt học thuyết đảng giai cấp vô sản kiểu mới của ai? (Lênin)

8. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau đây được trích từ tác phẩm "Đường cách mệnh" của Hồ Chí Minh: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là (chủ nghĩa Lenin)"

9. Thay thế dấu ba chấm bằng cụm từ thích hợp để hoàn chỉnh lời nói của Hồ Chí Minh: "Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được (địa vị lãnh đạo)"

10. Thay thế dấu ba chấm bằng cụm từ thích hợp để hoàn chỉnh lời nói của Hồ Chí Minh: Đảng "phải xứng đáng là người lãnh đạo, là (người đầy tớ) thật trung thành của nhân dân"

11. Hồ Chí Minh viết: "Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng" trong tác phẩm nào? (sửa đổi lối làm việc)

12. Đại hội nào của Đảng đã đề cập nội dung xây dựng đảng về đạo đức một cách đầy đủ và toàn diện như tư tưởng Hồ Chí Minh? (đại hội XII)

13. Hồ Chí Minh đã viết nội dung sau trong tác phẩm nào: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân"? ( Di chúc)

14. Hồ Chí Minh viết nội dung sau trong tác phẩm nào: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam"? ( Đường Cách Mệnh)

15. Hồ Chí Minh đã khẳng định nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta là gì? (chủ nghĩa Mac-Lenin)

16. Điền cụm từ thích hợp vào vị trí dấu ba chấm trong nội dung sau: "Theo Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải tránh (giáo điều) , đồng thời chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của của chủ nghĩa Mác - Lênin".

17. Đại hội nào của Đảng đã đề cập Đảng ta vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa thể hiện bản chất dân tộc một cách đầy đủ như tư tưởng Hồ Chí Minh? (đại hội VII)

18. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh luận điểm của Hồ Chí Minh: "Một đảng chân chính cách mạng phải có (đạo đức)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tthcm