Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG III: TTHCM VỀ CHỦ NGHĨA XH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XH Ở VN

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Trong lịch sử dân tộc thời cận đại và hiện đại, các con đường cứu nước nào đã được các lực lượng yêu nước lựa chọn, nhưng không thành công?

A. Khuynh hướng dân chủ tư sản và tiểu tư sản

B. Khuynh hướng phong kiến và nông dân

C. Khuynh hướng tiến bộ và cách mạng

D. Khuynh hướng phong kiến và tư sản

2. Trong lịch sử dân tộc thời cận đại và hiện đại, theo Hồ Chí Minh, nếu như cứu nước thành công, thì dân tộc Việt Nam sẽ xây dựng chế độ xã hội nào?

A. Chế độ phong kiến hoặc chế độ nông dân

B. Chế độ tư sản đại nghị hoặc chế độ nông dân

C. Chế độ phong kiến hoặc chế độ tư sản đại nghị

D. Chế độ nông dân hoặc chế độ tư sản đại nghị

3. Hồ Chí Minh đã viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết và ấm no trên quả đất" trong tác phẩm nào?

A. Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria

B. Đường cách mệnh

C. Báo cáo Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ

D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam

4. Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học trước hết từ yêu cầu nào?

A. Kết quả của việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin

B. Phát triển tất yếu của thời đại

C. Trách nhiệm của người cộng sản

D. Tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam

5. Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh tìm thấy trong lý luận Mác - Lênin sự thống nhất biện chứng nào?

A. Giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người

B. Giữa tính thời đại và tính khoa học

C. Giữa thuộc địa và chính quốc

D. Giữa dân chủ và nhà nước

6. Trên phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội xuất phát từ quan điểm nào của C. Mác và Ph. Ănghen?

A. Quy luật phát triển khách quan của lịch sử nhân loại

B. Sự mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản

C. Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người

D. Sứ mệnh lịch sử giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội của giai cấp vô sản

7. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ những phương diện nào?

A. Văn hóa và đạo đức

B. Khát vọng giải phóng dân tộc; đạo đức và văn hóa

C. Khát vọng giai phóng dân tộc và văn hóa

D. Khát vọng giải phóng dân tộc và thời đại

8. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội

B. Khoa học - kỹ thuật

C. Kinh tế phát triển cao

D. Nâng cao đời sống nhân dân

9. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam và cũng là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

A. Chủ chủ nghĩa xã hội

B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

C. Không có gì quý hơn độc lập, tự do

D. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

10. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ đâu?

A. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam

B. Tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết và tinh thần lạc quan yêu đời của dân tộc Việt Nam

C. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần lạc quan, tinh thần cần cù, dũng cảm của dân tộc Việt Nam

D. Tinh thần yêu nước, tinh thần hội nhập và tinh thần lạc quan yêu đời của dân tộc Việt Nam

11. Trước khi tiếp cận chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh đã từng biết tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai của phương Đông thông qua tư tưởng, giá trị nào?

A. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam

B. Tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng tư sản Pháp

C. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên

D. Thuyết đại đồng của Nho giáo

12. Cơ sơ thực tiễn nào đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Chế độ ruộng công ở Việt Nam; kết quả của các cuộc cách mạng trên thế giới và hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô

B. Sự áp bức dã man của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa và kết quả của các cuộc cách mạng trên thế giới

C. Cách mạng tư sản Mỹ (1776), cách mạng tư sản Pháp (1789) và cách mạng tháng Mười Nga (1917)

D. Cách mạng Minh Trị của Nhật Bản (1866 - 1869) và cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911)

13. Cơ sơ lý luận nào đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam

B. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái, tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam; thuyết đại đồng của Nho giáo và chủ nghĩa xã hội khoa học

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

D. Tư tưởng khai sáng của châu Âu và chủ nghĩa xã hội khoa học

14. Theo C. Mác và Ph. Ănghen, đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Xóa bỏ giai cấp và xóa bỏ áp bức bóc lột

B. Xóa bỏ chế độ tư hữu và xóa bỏ chế độ người bóc lột người

C. Xóa bỏ chế độ tư hữu và xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội

D. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột và tạo điều kiện cho con người phát triển mọi khả năng sẵn có của mình

15. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ các học thuyết nào của chủ nghĩa Mác - Lênin?

A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về đấu tranh giai cấp

B. Học thuyết về giá trị thặng dư và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

C. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

D. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết về giá trị thặng dư

16. Chọn cụm từ thích hợp để hoàn chỉnh câu trích sau đây của Hồ Chí Minh: "... là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội".

A. Chủ nghĩa cá nhân

B. Chủ nghĩa đế quốc

C. Quan liêu, tham nhung

D. Chủ nghĩa cơ hội

17. Đoạn trích sau đây được trích dẫn từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh: "Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân".

A. Đường cách mệnh (1927)

B. Đạo đức cách mạng (1958)

C. Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960)

D. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)

18. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về các mặt nào?

A. Văn hóa và giải phóng con người

B. Kinh tế và chính trị

C. Khoa hoc và kỹ thuật

D. Khoa học và văn hóa

19. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nào?

A. Khoa học và kỹ thuật

B. Khoa học và tiến bộ

C. Nhân văn, đạo đức, văn hóa

D. Khoa học và văn hóa

20. Nhân dân Việt Nam xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh là tuân thủ theo quy luật phát triển nào của dân tộc Việt Nam?

A. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

B. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

C. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

D. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

21. Chọn cụm từ phù hợp thay thế các dấu ba chấm để làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh trong đoạn trích sau đây: "... là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là một điều kiện bảo đảm vững chắc, đồng thời là mục tiêu cho ...".

A. Độc lập dân tộc

B. Sự lãnh đạo của Đảng

C. Đoàn kết dân tộc

D. Liên minh công nhân - nông dân - trí thức

22. Hồ Chí Minh khẳng định sự phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam trong tác phẩm nào hay văn kiện nào?

A. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ (1924)

B. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

C. Đường cách mệnh (1927)

D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

23. Hồ Chí Minh khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v., làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con" trong tác phẩm nào?

A. Thường thức chính trị (1953)

B. Nói chuyện tại Lớp Hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị Sư phạm (1956)

C. Bài nói tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện (1967)

D. Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc (1967)

24. Chọn cụm từ thể thiện đúng quan điểm Hồ Chí Minh trong câu nói sau: "Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm ...".

A. Dần dần

B. Quyết liệt

C. Chắc chắn

D. Đến đâu chắc đến đó

25. Trong đoạn trích: "Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v., làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con", Hồ Chí Minh đề cập đến hình thức phân phối nào dưới chủ nghĩa xã hội?

A. Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế

B. Phân phối dựa trên mức đóng góp nguồn lực

C. Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội

D. Phân phối bình quân

26. Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" trong bài nói hay bài viết nào?

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

B. Tuyên ngôn độc lập (1945)

C. Trả lời các nhà báo nước ngoài (1946)

D. Di chúc (1969)

27. Theo Hồ Chí Minh, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh nào?

A. Sức mạnh nhân dân

B. Sức mạnh thời đại

C. Sức mạnh khoa học - kỹ thuật

D. Sức mạnh vật chất

28. Chọn cụm từ phù hợp thay thế dấu ba chấm trong đoạn văn sau: "Hồ Chí Minh nhấn mạnh đặc điểm đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ, nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là ..., do Đảng Cộng sản lãnh đạo".

A. Sự thống nhất các giai tầng trong xã hội

B. Liên ninh các giai cấp, tầng lớp trong xã hội

C. Liên minh công - nông - trí thức

D. Liên minh các lực lượng

29. Theo Hồ Chí Minh, mọi quyền lực trong xã hội xã hội chủ nghĩa đều tập trung ở đâu?

A. Trong tay nhân dân

B. Trong sự lãnh đạo của Đảng

C. Trong sự quản lý của Nhà nước

D. Trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

30. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm trong câu sau: "... là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa".

A. Nhân dân

B. Đảng Cộng sản

C. Nhà nước

D. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

31. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của yếu tố nào?

A. Con người

B. Văn hóa

C. Đạo đức

D. Khoa học - kỹ thuật

32. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có sức sản xuất luôn luôn phát triển dựa trên sự phát triển nền tảng nào?

A. Khoa học - công nghệ

B. Vật chất - kỹ thuật

C. Quản lý xã hội

D. Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất

33. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có sức sản xuất luôn luôn phát triển dựa trên nền tảng khoa học - kỹ thuật. Vậy sức sản xuất được đề cập ở đây là:

A. Khoa học và công nghệ

B. Công cụ lao động

C. Tư liệu sản xuất

D. Lực lượng sản xuất

34. Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

A. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

B. Công bằng và hợp lý

C. Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

D. Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu

35. Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu tổng quát của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

A. Công bằng và hợp lý

B. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

C. Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

D. Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu

36. Trong phát biểu: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội", Hồ Chí Minh đã vạch ra mục tiêu gì của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Mục tiêu cụ thể

B. Mục tiêu tổng quát

C. Mục tiêu chung

D. Mục tiêu định hướng

37. Hồ Chí Minh đề cập đến mục tiêu của cách mạng Việt Nam: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" trong tác phẩm nào?

A. Ba mươi năm hoạt động của Đảng

B. Bài nói chuyện với Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình

C. Bài nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ Miền núi

D. Di chúc

38. Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có các dấu hiệu cơ bản nào?

A. Công - nông nghiệp hiện đại; khoa học - kỹ thuật tiên tiến

B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; cơ cấu kinh tế vùng

C. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động; công bằng và hợp lý

D. Công - nông nghiệp hiện đại; khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần; đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện

39. Hồ Chí Minh nói: "Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế" trong tác phẩm nào?

A. Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) (1962)

B. Bài nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước (1962)

C. Bài nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ Miền núi (1962)

D. Nói chuyện tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 1962 và bàn về công tác lãnh đạo và tổ chức thi đua năm 1963 (1962)

40. Theo Hồ Chí Minh, phương châm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?

A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

B. Dân tộc, khoa học, đại chúng

C. Xã hội chủ nghĩa về nội dung, dân tộc về hình thức

D. Soi đường cho quốc dân đi

41. Hồ Chí Minh cho rằng mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Khoa học - công nghệ

B. Sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại

C. Con người

D. Liên minh công - nông - trí thức

42. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết là mặt nào?

A. Chính trị

B. Tư tưởng

C. Đạo đức

D. Tri thức

43. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có ... xã hội chủ nghĩa, muốn có ... xã hội chủ nghĩa phải gột rửa ... cá nhân chủ nghĩa.".

A. Tinh thần

B. Ý thức

C. Đạo đức

D. Tư tưởng

44. Hồ Chí Minh viết nội dung sau đây trong tác phẩm nào: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa"?

A. Nói chuyện với cán bộ, công nhân trên công trường xây dựng ba nhà máy xà phòng, cao su, thuốc lá ở Hà Nội (1959)

B. Bài nói tại Hội nghị Cán bộ Công đoàn (1959)

C. Nói chuyện với cán bộ và sinh viên Việt Nam ở Mátxcơva (1959)

D. Nói chuyện tại Nông trường Quân đội An Khánh (1959)

45. Hồ Chí Minh nói nội dung sau trong tác phẩm nào: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa"?

A. Nói chuyện với cán bộ, công nhân trên công trường xây dựng ba nhà máy xà phòng, cao su, thuốc lá ở Hà Nội (1959)

B. Bài nói tại Hội nghị Cán bộ Công đoàn (1959)

C. Nói chuyện với cán bộ và sinh viên Việt Nam ở Mátxcơva (1959)

D. Nói chuyện tại Nông trường Quân đội An Khánh (1959)

46. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh lời nói của Hồ Chí Minh: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng ... xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa".

A. Tinh thần

B. Tư tưởng

C. Đạo đức

D. Ý thức

47. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển ..., nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội".

A. Tri thức khoa học

B. Ý thức xã hội

C. Đường lối, chính sách của Đảng

D. Chủ nghĩa Mác - Lênin

48. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Người luôn gắn phẩm chất ... với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó "... là tinh thần, chuyên môn là thể xác"".

A. Đạo đức

B. Tư tưởng

C. Tâm hồn

D. Chính trị

49. Hồ Chí Minh cho rằng động lực quan trọng và quyết định nhất của quá trinh cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?

A. Con người

B. Nhân dân lao động

C. Công - nông - trí thức

D. Con người, nhân dân lao động, mà nòng cốt là công - nông - trí thức

50. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

A. Cong người

B. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân

C. Tri thức, phẩm chất đạo đức

D. Công - nông - trí thức

51. Theo Hồ Chí Minh, cơ quan nào đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân trong hệ thống chính trị nước ta?

A. Đảng Cộng sản

B. Nhà nước

C. Mặt trận Tổ quốc

D. Các đoàn thể chính trị - xã hội

52. Theo Hồ Chí Minh, nhân tố nào là hạt nhân trong hệ động lực của quá trinh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

A. Con người, nhân dân lao động, mà nòng cốt là công - nông - trí thức

B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Sự quản lý của nhà nước

D. Đại đoàn kết dân tộc

53. Bên cạnh việc chỉ ra các động lực, Hồ Chí Minh còn lưu ý trở lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người coi trở lực nào là "bệnh mẹ" đẻ ra hàng loạt bệnh khác trong xã hội?

A. Tham ô, lãng phí

B. Quan liêu

C. Chủ nghĩa cá nhân

D. Tư túng

54. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định cần phải kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực giữ vai trò quyết định. Vậy, ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất quan điểm đó của Hồ Chí Minh?

A. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

B. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh

C. Không có gì quý hơn độc lập, tự do

D. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

55. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định có những con đường nào quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

A. Một con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

B. Hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp

C. Có ba con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp, quá độ gián tiếp và quá độ của các nước có nền kinh tế lạc hậu

D. Có nhiều con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

56. Theo Lênin, điều kiện quan trọng để một nước có nền kinh tế lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Có giai cấp vô sản

B. Có chính đảng của giai cấp vô sản

C. Có đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo

D. Có liên minh công - nông

57. Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Con đường đó thể hiện Hồ Chí Minh vận dụng lý luận nào của chủ nghĩa Mác - Lênin?

A. Hình thái kinh tế - xã hội

B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

C. Đấu tranh giai cấp

D. Cách mạng không ngừng

58. Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là gì?

A. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc khác nhau

B. Các thế lực thù địch cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta

C. Quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới

D. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

59. Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm nào chi phối và làm cơ sở nảy sinh các mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

A. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc khác nhau

B. Các thế lực thù địch cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta

C. Quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới

D. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

60. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước, theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta

B. Mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới

C. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

61. Vì sao Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

A. Quá trình cải biến chính trị để thiết lập chế độ làm chủ của nhân dân lao động

B. Quá trình cải biến nền kinh tế lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại

C. Quá trình cải biến kinh tế và chính trị

D. Quá trình cải biến mọi mặt đời sống xã hội

62. Hổ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những nội dung lớn nào?

A. Xây dựng nền tảng vật chất và các tiền đề cho chủ nghĩa xã hội; cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

B. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất mới; xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

C. Xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta

D. Xây dựng nền tảng vật chất; xây dựng các thiết chế xã hội xã hội chủ nghĩa

63. Trong tác phẩm nào, Hồ Chí Minh đã coi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc chiến đấu khổng lồ của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam?

A. Thường thức chính trị

B. Diễn văn khai mạc Lớp học Lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc

C. Ba mươi năm hoạt động của Đảng

D. Di chúc

64. Vì sao Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính chất tuần tự, dần dần của thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Đây là quá trình khó khăn, phức tạp

B. Đây là quá trình có nhiều thế lực cản trở, chống phá

C. Đây là quá trình đòi hỏi phải thận trọng, phải chuẩn bị chu đáo

D. Đây là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của của toàn Đảng, toàn dân

65. Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình khó khăn, phức tạp?

A. Đây là một thử thách vô cùng to lớn đối với Đảng ta, dân tộc ta

B. Đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội; Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm; các thế lực phản động luôn tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta

C. Đây là quá trình thay đổi từ tồn tại xã hội đến ý thức xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng

D. Đây là quá trình tiếp tục đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới

66. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình phức tạp và khó khăn, Hồ Chí Minh có lưu ý gì đối với cán bộ, đảng viên?

A. Phải bình tĩnh và kiên quyết

B. Phải dĩ bất biến ứng vạn biến

C. Phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn

D. Phải học hỏi kinh nghiệm các nước anh em

67. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh chỉ ra nội dung quan trọng nhất là gì?

A. Xây dựng các thể chế xã hội chủ nghĩa

B. Đấu tranh giai cấp

C. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

D. Đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

68. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập đến cơ cấu của nền kinh tế như thế nào?

A. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nhiệp - thương nghiệp

B. Cơ cấu kinh tế với nền khoa học - kỹ thuật hiện đại

C. Cơ cấu kinh tế nông thôn - thành thị, kinh tế miền núi với miền xuôi

D. Cơ cấu ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ

69. Hồ Chí Minh đề cập nội dung cơ cấu kinh tế nhiều thành phần rõ nhất trong tác phẩm nào?

A. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)

B. Những bước tiến của các hợp tác xã thủ công nghiệp (1960)

C. Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960) và Di chúc (1969)

D. Thường thức chính trị (1953) và Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1959)

70. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị bao gồm những vấn đề gì?

A. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; củng cố và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất

B. Củng cố và tăng cường liên minh công nhân, nông dân và trí thức; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội

C. Xác lập vị thế của nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội

D. Xác lập sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

II. CÂU TRẢ LỜI NGẮN

1. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm của Hồ Chí Minh: "Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triến tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường (Cách mạng vô sản) ".

2. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm của Hồ Chí Minh: "Mục tiêu giải phóng dân tộc theo theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống (ấm no, tự do, hạnh phúc )".

3. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh câu nói của Hồ Chí Minh: "Chỉ có (chủ nghĩa Cộng Sản) mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết và ấm no trên quả đất".

4. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác - Lênin từ lập trường của một người (yêu nước) ".

5. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự (bổ sung) cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội".

6. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc (giải phóng) dân tộc Việt Nam".

7. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh tìm thấy trong lý luận Mác - Lênin sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và (giải phóng con người)".

8. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện (đạo đức) , hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mác-xít, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội".

9. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện (văn hóa)".

10. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Quá trinh xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền (văn hóa) mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống (văn hóa) tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa (văn hóa) thế giới".

11. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh: "Mục tiêu của cách mạng Việt Nam và cũng là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là (độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội)".

12. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Nhân dân Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh cũng tức là tuân theo quy luật phát triển của dân tộc (Việt Nam).".

13. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa xã hội như một xã hội phong phú, hoàn chỉnh. Trong xã hội đó, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu (giải phóng con người)".

14. Điền cụm (với ba từ) thích hợp vào dấu ba chấm: Hồ Chí Minh đã nói về nguyên tắc phân phối (theo kết quả lao động) trong câu trích dẫn: "Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v., làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con".

15. "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" được trích trong bài nói hay bài viết nào của Hồ Chí Minh? (Trả lời các nhà báo nước ngoài)

16. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Theo Hồ Chí Minh, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh (thời đại)"

17. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm trong câu sau: "Theo Hồ Chí Minh, mọi (quyền lực) trong xã hội xã hội chủ nghĩa đều tập trung trong tay nhân dân".

18. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm trong câu sau: "(Nhân dân) là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa".

19. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm trong câu sau: "Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của (khoa học - kỹ thuật)"

20. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có sức sản xuất luôn luôn phát triển dựa trên nền tảng khoa học - kỹ thuật. Vậy, sức sản xuất mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là gì? ( lực lượng sản xuất)

21. Hồ Chí Minh đề cập đến mục tiêu của cách mạng Việt Nam: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" trong tác phẩm nào? (Di chúc)

22. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh câu nói của Hồ Chí Minh: " (công nghiệp và nông nghiệp) là hai chân của nền kinh tế".

23. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Hồ Chí Minh cho rằng mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là (con người)".

24. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: "Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết là mặt (tư tưởng)".

25. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có(tư tưởng) xã hội chủ nghĩa, muốn có(tư tưởng) xã hội chủ nghĩa phải gột rửa (tư tưởng) cá nhân chủ nghĩa".

26. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh lời nói của Hồ Chí Minh: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng (tư tưởng) xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa".

27. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển (chủ nghĩa Mac- Lenin), nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội".

28. Điền cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh quan điểm Hồ Chí Minh trong nội dung sau: "Người luôn gắn phẩm chất (chính trị) với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó "(chính trị) là tinh thần, chuyên môn là thể xác"".

29. Theo Hồ Chí Minh, cơ quan nào đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân trong hệ thống chính trị nước ta? (Nhà nước)

30. Bên cạnh việc chỉ ra các động lực, Hồ Chí Minh còn lưu ý trở lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người coi trở lực nào là "bệnh mẹ" đẻ ra hàng loạt bệnh khác trong xã hội? (chủ nghĩa cá nhân)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tthcm