CHƯƠNG I: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Truyền thống quí báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là:
A. Lòng nhân ái
B. Chủ nghĩa yêu nước
C. Tinh thần hiếu học
D. Cần cù lao động
2. "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Đây là nhận định của Hồ Chí Minh đối với phong trào nào?
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào Đông Du
C. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
D. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
3. "Chẳng khác nào cầu xin giặc rủ lòng thương". Đây là nhận định của Hồ Chí Minh đối với phong trào nào?
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào Đông Du
C. Phong trào Duy Tân
D. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
4. "Chấn hưng dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh". Đây là chủ trương cứu nước của phong trào nào những năm cuối thế kỷ XIX?
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào Đông Du
C. Phong trào Duy Tân
D. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
5. Tư tưởng học thuyết, tôn giáo nào ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Tư duy, hành động, ứng xử của Phật giáo và Hồi giáo
B. Tư duy, hành động, ứng xử của Hồi giáo và Ấn Độ giáo
C. Tư duy, hành động, ứng xử của Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo
D. Tư duy, hành động, ứng xử của Nho giáo và Thiên Chúa giáo
6. Đâu là truyền thống quý báu nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam và cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa vào trong tư tưởng của mình?
A. Lao động cần cù, sáng tạo
B. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống
C. Tinh thần quốc tế trong sáng
D. Trọng tình nghĩa
7. Yếu tố nào của thời đại chi phối sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn tự do cạnh tranh
B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước
C. Sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga
D. Sự thành công của cách mạng Tân Hợi
8. Hồ Chí Minh tiếp xúc với khẩu hiệu "Tự do – Bình đẳng – Bác ái" của cách mạng tư sản Pháp vào thời gian nào?
A. 1895
B. 1905
C. 1908
D. 1910
9. Hồ Chí Minh từ trần vào thời gian nào?
A. 9 giờ 45 phút ngày 2/9/1969
B. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969
C. 9 giờ 45 phút ngày 3/9/1969
D. 9 giờ ngày 1/9/1969
10. Tìm câu trả lời sai: Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã:
A. Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục
B. Đến khoảng gần 30 nước
C. Sống, làm thuê và tự học tại các nước Mỹ, Anh, Pháp
D. Đến Mátxcơva và dự Hội nghị quốc tế nông dân
11. Tìm câu trả lời sai: Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã:
A. Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục
B. Đến khoảng gần 30 nước
C. Sống, làm thuê và tự học tại các nước Mỹ, Anh, Pháp
D. Viết tác phẩm Đường cách mệnh
12. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Chủ nghĩa tư bản đang trong giai đoạn tư do cạnh tranh
B. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
C. Chủ nghĩa tư bản đang trong giai đoạn hình thành
D. Chủ nghĩa xã hội đang trong giai đoạn phát triển
13. Tìm điểm nhầm lẫn trong đoạn viết sau: Một trong những nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp thu văn hóa phương Đông. Cụ thể là:
A. Tư tưởng vị tha của Phật giáo
B. Giá trị văn hóa tiến bộ thời Phục Hưng
C. Tư tưởng tam dân của Tôn Dật Tiên
D. Những mặt tích cực của Nho giáo
14. Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở những ngôi trường nào
A. Trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh
B. Trường Dục Thanh Phan Thiết
C. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế
D. Trường Quốc học Huế
15. "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". Câu nói trên ở trong văn kiện nào?
A. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
B. Bản thông cáo đặc biệt ngày 4-9-1969
C. Lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
D. Di chúc
16. Ngoại ngữ nào được Hồ Chí Minh học đầu tiên?
A. Tiếng Anh
B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Hán
D. Tiếng Nga
17. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?
A. Đấu tranh vì tự do dân chủ
B. Phù hợp với điều kiện nước ta
C. Chống phong kiến
D. Tư tưởng hòa bình
18. Mục đích chính Hồ Chí Minh muốn ra nước ngoài là gì?
A. Xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào
B. Xem nước Pháp và các nước khác học như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào
C. Xem nước Pháp và các nước khác văn minh như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào
D. Xem nước Pháp và các nước khác tiến bộ như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào
19. Văn hóa của quốc gia nào ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh trước khi Người ta đi tìm đường cứu nước?
A. Văn hóa dân chủ, tiến bộ của Nhật Bản
B. Văn hóa dân chủ, tiến bộ của Pháp
C. Văn hóa dân chủ, tiến bộ của Nga
D. Văn hóa dân chủ, tiến bộ của Trung Quốc
20. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?
A. Phương pháp làm việc biện chứng
B. Bản chất khoa học
C. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để
D. Bản chất cách mạng
21. Chọn câu trả lời đúng
A. Từ 1890 - 1911: tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản
B. Từ 1911 - 1920: tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
C. Từ 1921 - 1930: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
D. Từ 1930 - 1945: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển
22. Chọn câu trả lời đúng
A. Trước 1911 : hình thành tư tưởng cứu nước và chí hướng cứu nước
B. Từ 1921 - 1930: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
C. Từ 1930 - 1945: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển
D. Từ 1945 - 1969: tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
23. Tháng 7 - 1920, Hồ Chí Minh đọc tác phẩm nào của Lênin?
A. Tác phẩm Làm gì
B. Sơ thảo lần thứ nhất
C. Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc
D. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
24. Trong những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tiền đề nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Tinh hoa văn hoá dân tộc
B. Tinh hoa văn hoá nhân loại
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin
D. Tất cả các tiền đề trên
25. Ai là người thầy đầu tiên và ảnh hưởng lớn đến hình thành nhân cách Nguyễn Tất Thành ?
A. Phan Bội Châu
B. Vương Thúc Quý
C. Nguyễn Sinh Sắc
D. Lê Văn Miến
26. Việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III) tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước chuyển biến:
A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin
B. Từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp
C. Từ người yêu nước trở thành người cộng sản
D. Tất cả các phương án trên
27. Ai gợi ý cho Nguyễn Tất Thành về phương hướng tìm đường cứu nước qua câu nói sau đây "muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp, phải học tiếng Pháp"?
A. Nguyễn Sinh Sắc
B. Phan Bội Châu
C. Hoàng Thông
D. Nguyễn Quý Song
28. "Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" là câu Bác Hồ nói về chủ trương cứu nước của ai?
A. Nguyễn Trường Tộ
B. Bùi Viện
C. Phan Bội Châu
D. Nguyễn Ánh
29. "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" là câu Bác Hồ nói về chủ trương cứu nước của ai?
A. Phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn
B. Phan Văn Trường
C. Phan Châu Trinh
D. Nguyễn Thế Truyền
30. Lý do chính của việc Nguyễn Ái Quốc đến Pháp?
A. Để học nghề
B. Để tìm hiểu văn minh Pháp
C. Để vận động nhân dân Pháp ủng hộ cách mạng Việt Nam
D. Vì nguồn gốc mọi đau khổ của nhân dân Việt Nam là ở tại "chính quốc"
31. "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là co đường giải phóng chúng ta". Câu trên được trích dẫn từ tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
A. Đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
B. Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin
C. Lênin vĩ đại
D. Cách mạng Tháng Mười và con đường giải phóng thuộc địa
32. "Luận cương của Lênin về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu". Ai là tác giả của nhận định trên?
A. Trường Chinh
B. Phạm Văn Đồng
C. Lê Duẩn
D. Nguyễn Văn Linh
33. "Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi"
Ai là tác giả của những câu thơ trên?
A. Huy Cận
B. Tố Hữu
C. Chế Lan Viên
D. Sóng Hồng
34. Thử thách về mặt lập trường tư tưởng mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phải vượt qua trong giai đoạn 1930 - 1945 là thử thách gì?
A. Bị đế quốc cầm tù
B. Đời sống khổ cực của người cách mạng trong điều kiện hoạt động bí mật
C. Quan điểm "tả khuynh" của Quốc tế Cộng sản thời kỳ đó
D. Bị bệnh hiểm nghèo
35. Năm nào Đảng ta trở lại với tư tưởng của Hồ Chí Minh trong Chính cương, sách lược vắn tắt?
A. Năm 1935
B. Năm 1936
C. Năm 1939
D. Năm 1941
36. Thời gian nào ghi dấu Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài?
A. Ngày 28 - 1 - 1940
B. Ngày 28 - 1 - 1941
C. Ngày 28 - 1 - 1942
D. Ngày 28 - 1 – 1943
37. Hội nghị lần thứ mấy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Hội nghị lần thứ Sáu
B. Hội nghị lần thứ Bảy
C. Hội nghị lần thứ Tám
D. Hội nghị lần thứ Chín
38.
A. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
B. Lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên Chúa giáo
C. Lòng nhân ái, đức hy sinh của Hồi giáo
D. Toàn bộ tư tưởng Nho giáo
39. Đâu là giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc mà Hồ Chí Minh đã kế thừa để hình thành nên tư tưởng của mình?
A. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
B. Những mặt tích của Nho giáo
C. Tư tưởng vị tha của Phật giáo
D. Lòng bác ái của Thiên Chúa giáo
40. Một trong những giá trị của văn hoá phương Đông được Hồ Chí Minh tiếp thu để hình thành tư tưởng của mình là:
A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
B. Những mặt tích cực của Nho giáo
C. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
D. Truyền thống hiếu học của người Việt Nam
II. CÂU TRẢ LÒI NGẮN
1. Gia đình Bác Hồ có nhiều anh chị em: chị gái tên Nguyễn Thị Thanh, anh trai tên Nguyễn Sinh Khiêm và cậu em trai tên là gì? (Nguyễn Sinh Nhuận)
2. Tên của người thầy có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh là gì? ( Nguyễn Sinh Sắc)
3. Người gián tiếp tác động đến việc tìm đường cứu nước của Bác Hồ, ông có câu nói: "Muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải học chữ Pháp". Ông là ai? ( Ngyễn Qúy Song)
4. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào học ở trường tiểu học Đông Ba - Huế. Chỉ một năm Nguyễn Tất Thành đã hoàn thành chương trình tiểu học và được đặc cách thi vào ngôi trường nào ? (Quốc học Huế)
5. Tên của ngôi trường Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911? ( Dục Thanh)
6. Nguyễn Tất Thành đến Sài Gòn đầu năm 1911, trọ tại nhà một người quen của cụ Nghè (nay là số 185/1 đường Cô Bắc). Cho biết tên của cụ nghè đã giúp sức Nguyễn Tất Thành thời gian này? (Trương Gia Mô)
7. Cái tên nào của Bác Hồ gắn liền với sự kiện ông Nguyễn gửi yêu sách đến Hội nghị Vecxay? (Nguyễn Ái Quốc)
8. Khi đến Nga, Nguyễn Ái Quốc tham dự các Hội nghị quan trọng: Đại hội Quốc tế Nông dân, Đại hội Quốc tế Thanh niên và đặc biệt là đại hội nào nữa diễn ra năm 1924. (Đại hội VII Quốc Tế Cộng Sản)
9. Để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1925, ở Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tổ chức nào? (Hội việt nam cách mạng thanh niên)
10. Tên của tác phẩm được cơ quan tuyên truyền của Hội liên hiệp bị áp bức xuất bản năm 1927? ( Đường Kách Mệnh)
11. Tên của tác phẩm được Bác Hồ viết bằng thể thơ lục bát và được xuất bản năm 1943? (Lịch sử nước ta)
12. Trên đường trở lại Trung Quốc để liên lạc với đại diện của phe Đồng Minh chống phát xít (1941), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là gì? ( Hồ Chí Minh)
13. Trong thời gian ở tù, Bác Hồ đã làm thơ. Sau này các bài thơ của Bác được tập hợp lại và in thành sách gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán. Tên của tập sách đó là gì? ( Nhật ký trong tù)
14. Người cùng với Nguyễn Ái Quốc thảo Bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Vécxay, ngoài Phan Châu Trinh ra còn một người nữa có tên là gì? (Phan Văn Trường)
15. Bí danh của Bác Hồ khi hoạt động ở Thái Lan là gì? (Thầu Chín)
16. Tổ chức yêu nước mà Bác Hồ thành lập ở Thái Lan có tên là gì? ( Hội thân ái Việt Nam)
17. Bí danh của Bác Hồ khi tham gia quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, quân hàm của Bác là thiếu tá? ( Hồ Quang)
18. Đâu là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
Chủ nghĩa Mac - Lênin
19. Hồ Chí Minh đánh giá cao nhất yếu tố nào trong giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam? (Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước)
20. Hoàn thành đoạn trích sau: "Dân tộc ta, nhâ dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro